|
Bài Viết Của Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
|
Kế hoạch làm ăn của Chúa Giêsu
Một trong những yếu tố quan trọng của người lãnh đạo, kinh doanh mở hàng hiệu là biết chọn đất để làm cơ sở, biết đặt tên cho thương hiệu của mình, rồi tìm mọi cách để quảng cáo, bên cạnh đó là tìm người cộng tác (đối tác làm ăn).Thời đại càng văn minh, người ta càng cạnh tranh mạnh về những yếu tố này. Chuyện làm ăn kinh tế vật chất là như thế. Bài Tin Mừng cho chúng ta thấy những nét tương tự nhưng ở phương diện khác. |
|
Chuyện tình Tôma và Lòng Thương Xót Chúa
Giữa lúc tâm trạng đang hoang mang, giao động, sợ hãi như vậy các môn đệ cần điều gì nhất? Thưa sự bình an. Bình an cả trong lẫn ngoài. Chúa Giêsu hiểu thấu tâm trạng này của các đồ đệ, nên quyết định hiện đến với các ông, đứng giữa phòng kín và nói ngay câu đầu tiên : 'bình an cho anh em'. Họ ngơ ngác không hiểu Chúa Giêsu vào bằng cách nào : Bẻ khoá? Chui kẽ hở? Rỡ mái nhà?! Lạ quá nhỉ. Một sự bất ngờ đáng hoài nghi nhưng cũng đầy sửng sốt mà không một vị tông đồ nào dám nói câu gì. |
|
Quà tặng độc nhất của Thiên Chúa
Đời sống của Thiên Chúa là đời song của tình yêu sâu thẳm. Bởi bản chất Ngài là tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa mãnh liệt đến nỗi phải tự phát sinh ra những ngôi vị khác để trao đổi tình yêu cho nhau. Vì vậy đã có cuộc sinh ra giữa ngôi Cha và Ngôi Con. Tương quan tình yêu giữa Cha và Con là Thánh Thần. Tương quan tình yêu giữa ba ngôi vị xoắn xít, khăng khít bằng sự hiệp nhất cực kỳ mạnh đến nỗi trở thành một mà thôi. Cho nên chúng ta có mau nhiệm một Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là mầu nhiem nền tảng, căn bản nhất của đức tin Kitô giáo. Từ đó phát sinh ra tất cả các mầu nhiệm khác trong đạo. |
|
ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA
Lời giới thiệu rất quan trọng của Gioan Tẩy giả về Chúa Giêsu với dân chúng : 'đây là Chiên Thiên Chúa. Đây là đấng xoá bỏ tội trần gian'. Câu nói này nhắc đến hình ảnh một con chiên trong lịch sử của dân Do thái ; họ thường sát tế chiên trong đền thờ Giêrusalem nhất là trong dịp lễ Vượt qua. |
|
Giàu có và Nước Trời
Tiền bạc, của cải vật chất đã ngấm vào xương thịt con người vì nó hấp dẫn lắm. Một đứa bé chưa đi học đã biết phân biệt đồng tiền lớn với đồng tiền nhỏ. Cụ già mù chữ lấy tay rờ rờ mà cũng phân biệt được các loại tiền! |
|
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Chỉ khi nào yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa đúng như Ngài dạy, chúng ta mới nhận ra nhau là anh em, biết nhận ra phẩm giá đích thực của nhau để biết trân trọng, quý mến dù con người đó là một thai nhi yếu ớt, một cụ già lọm khọm, một người mất trí, tàn tật. Sở dĩ, ngày nay người ta coi thường mạng sống của nhau là vì người ta không chịu nhận biết, tôn thờ, yêu mến Thiên Chúa. Sống như thế là mất quân bình. |
|
MẤY NÉT CHẤM PHÁ CHO LINH MỤC
Nói về việc đề cao linh mục, một người hỏi cha Gioan Maria Vianney: “Nhưng thưa cha xứ, tuy vậy có rất nhiều vị tử tế trong hàng giáo phẩm chứ? Ngài nói: ‘Bạn nói sao? dĩ nhiên là có nhiều người lương thiện giữa chúng tôi chứ. Nếu không có ở đó, lạy Chúa Trời cao cả, thì ở đâu mới có?’ Nhưng muốn dâng thánh lễ, phải là một Sêraphim. Nếu người ta biết được thánh lễ là gì người ta sẽ lăn ra chết đấy. Chúng ta chỉ có thể hiểu được hạnh phúc được dâng thánh lễ ở trên trời mà thôi. Hỡi bạn! nguyên nhân của mọi thảm hoạ và của sự sa sút nơi các linh mục là vì người ta không chú ý đến thánh lễ. |
|
MẤY CỤ GIÁM MỤC THẬT LÀ BUỒN CƯỜI !
Người giáo dân sẽ nghĩ như thế nào, khi Đức Giáo hoàng và các Đức Giám mục cãi nhau?! Thế mà HĐGM đầu tiên trên thế giới đã cãi nhau! Các đấng cãi nhau ngay ngoài đường về vấn đề quyền bính trước mặt Đức Giêsu, nhưng Ngài đã nín nhịn. Về tới nhà Ngài mới hỏi: “Dọc đường anh em bàn tán với nhau chuyện gì thế?” Chúa hỏi là ‘bàn tán’ cho nó nhẹ nhàng thôi, chứ thực ra là các cụ nhà mình vừa cãi nhau một trận cũng tương đối đấy! |
|
THẦY LÀ ĐƯỜNG LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG
Thực sự có nhiều phương tiện để đi đường. Có nhiều mục đích đi đường. Có những con đường đưa đến sự sống. Có những con đường đưa tới sự chết. Con đường vật chất để đi thì không có gì lạ. Nhưng con người là một con đường để cho người khác đi thì thật lạ. Con đường đó là Chúa Giêsu, vì chính Ngài tự khẳng định : "Thầy là đường là sự thật và là sự sống". |
|
SUY TƯ VỀ VĂN HÓA NGHỆ THỤÂT VÀ THỬ HƯỚNG TỚI MỘT LỐI MỤC VỤ
Văn hóa chính là nếp sống hằng ngày của một cá nhân hoặc cộng đồng. Văn hóa là cái gì bám rất sâu, rất chắc trong suy nghĩ và hành động của con người. Dứt bỏ một nếp sống văn hóa hay một nền văn hóa thực là khó. Ngược lại, chấp nhận một nếp sống mới, một nền văn hóa mới cũng thế. Ta chỉ có thể hiểu chung : 'phạm vi của văn hoá bao la rộng lớn, nó bao trùm lên mọi lãnh vực của đời sống, từ tiếng nói cho đến cách diễn tả, xử sự, phục sức, ăn uống vv... cho đến những phong tục tập quán liên quan đến cưới hỏi, ma chay, lễ hội,...' (Lm.Thiện Cẩm, Hội nhập văn hóa, tr. 145). |
|
ĐỨC GIÊSU QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI
Xã hội công nghiệp hoá, càng ngày càng lôi cuốn người ta vào công việc. Công việc làm người ta say sưa, đam mê vì kiếm ra tiền ai mà chả thích. Cũng vì thế người ta đang bị rơi vào tình trạng quá quan tâm tới công việc mà quên đi nhiều mối tương quan cơ bản cần thiết với Thiên Chua và với anh chị em xung quanh. Thậm chí có người say sưa công việc đến độ quên ăn quên ngủ và quên luôn cả …tắm rửa nữa ! |
|
Ý nghĩa của Thánh giá
Thánh Phaolô cũng đã từng nói lên cảm nghiệm này : "ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian" (Gl 6, 14). Thánh giḠtrong ý nghĩa thực sự không làm cho chúng ta vui mừng hãnh diện hoàn toàn. Chính Chúa Giêsu ở trong vườn Cây Dầu nghĩ đến phải vác thập giá đã xin Chúa Cha : “Lạy Cha, nếu Cha muốn xin cất chén này xa con” |
|
KHI CÁI CHẾT CẬN KỀ
Tôi sẽ phải làm gì khi cái chết cận kề ? Chắc chẳng mấy ai đang tự nhiên đặt ra câu hỏi ấy cho mình. Vì thực sự mình chưa biết cái chết đang cận kề. Nhưng thật ra lúc nào cái chết cũng đang cận kề rồi. Mình quá chủ quan hay quá lơ là nên không cần nghĩ tới thôi. |
|
ĐI TÌM PHƯƠNG PHÁP RAO GIẢNG TIN MỪNG
Thánh Phaolo bảo :"Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện ; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ,với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ" (2Tm 4, 2). Lập trường của giáo hội là không buông xuôi, thất vọng nơi cộng đoàn có những con người, phe nhóm chai lì, tổ chức bất hợp pháp, đêm ngày chìm trong tệ đoan, mặc dù biết chắc nguy hại đến tính mạng, khi dám lên tiếng bênh vực sự thật. Đó là sứ mệnh của hội thánh và mỗi kitô hữu. Thomas Mann nói : “Sự thật có hại còn quý hơn là sự lừa dối hữu ích”. |
|
CHẠY THEO CHIẾC BÓNG
Dù làm việc gì đi nữa cũng là đang chạy theo cái bóng. Cái bóng của sự hư vô. Cái bóng của sự phù vân. Cái bóng của sự hữu hạn. Cái bóng của sự mong manh giả tạo nơi vật chất tầm thường. Có cả cái bóng của sự ác và ma quỷ trong đó nữa. Những cái bóng này rất mạnh. Nó là một mãnh lực khủng khiếp lôi cuốn chúng ta như con thiêu thân vậy. Khi cắm đầu vào đi tìm nó trong những thực tại trên mình không biết là đang bị nó mua chuộc, thao túng mình mà có khi mình lại thấy sung sướng vì đang hăng say làm việc trong kết quả tốt thực sự. |
|
THEO Đức giê-su đi gieo giống
“Cung cách rao giảng của Đức Giêsu, không nói sống sượng như kẻ kiêu ngạo, ngài chỉ nói cách khiêm tốn và dịu hiền để ai có tai, có thiện tâm thì nghe rất thấm thía. Kẻ ác tâm, dã tâm, vô tâm chẳng bao giờ nghe được tiếng Ngài mà chỉ thấy chói tai quá!" |
|
THA HÓA QUYỀN LỰC
Có quyền cũng sướng thật. Tham quyền cũng để sướng hơn. Hầu hết là như vậy. Cũng có những trường hợp không như vậy. Bản chất con người là tham lam. Đố ai dám cãi việc này. |
|
SỐNG THEO THÁNH THẦN
Chúng ta cũng thường xuyên bị cám dỗ và thích mở ra những 'thị trường tự do' nơi cơ cấu bản thân. Tự do trong trí tưởng tượng chọn lựa mà quên ơn soi sáng của Thánh Thần. Tự do trong liên đới tình cảm để mơn trớn theo cảm tính, lấn lướt tình yêu của Thánh Thần. Tự do hành động và giao tiếp, đôi khi vượt rào không có sự can thiệp của Thánh Thần. Những 'thị trường tự do' ấy chắc hẳn không phải là hình thức "gió muốn thổi đâu thì thổi" nhưng là những hoạt động vắng bóng Thần Khí Chúa. Hoặc chẳng biết loại thần khí nào xúi giục mình, cũng giống các môn đệ khi đi ngang qua làng Samaria, bị Chúa Giêsu khiển trách (x. Lc 9, 51 - 55 ; 1 Ga 4,1). |
|
TRONG QUỸ ĐẠO TRUYỀN THỐNG
Thực sự, ai cũng có ít nhiều kỷ niệm với những truyền thống. Có thể là truyền thống của gia đình, làng nước, trường học, quê hương ; rộng hơn là dân tộc, đất nước. Như một thứ quy luật tự nhiên bắt người ta phải sống với nếu muốn sống còn thì phải gắn bó với truyền thống trong cái phạm vi nào đấy. Khách quan mà nói thì truyền thống là cái gì đó đang giữ gìn cho cuộc sống của ta để ta vẫn là ta trong xã hội hôm nay. Mặt khác, khuynh hướng con người luôn bị ảnh hưởng bởi những sự chi phối khách quan để rồi hình thành tư cách, cá tính và quan niệm sống của mỗi người. |
|
HÃY TẬP ĐÓN NHẬN TIẾNG NÓI CỦA NGÔN SỨ
Đừng xấu hổ về những cái xấu, cái yếu kém của mình. Ở đời ai cũng không muốn người ta xúc phạm đến chân lông mình. Nhất là những người có quyền, có chức, có địa vị trong đạo ngoài đời. Kinh nghiệm cho thấy càng lắm chức nhiều quyền càng sợ hãi bị chê bai, góp ý. |
|
[1]
1 2
3 [2/3] |