Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
Bài Viết Của
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
DỌN ĐƯỜNG
KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN
HÔN NHÂN VÀ TRẺ EM
LINH MỤC TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA
ĐIỂM HẸN CỦA CHÂN LÝ ĐỨC TIN
CHỖ Ở
GIUSE ĐỊNH BỎ MARIA
Vươn tới sự phục vụ đích thực
NGÔN SỨ BỊ KHƯỚC TỪ
ĐỤNG VÀO CHÚA
Cảnh báo về vấn đề giữ vệ sinh
ĐỪNG SỢ
Đạo Tha Thứ
Trái tim không ngủ yên
Tiệc Cưới Con Vua
Chúa đi trên biển
Đi tìm địa chỉ nghỉ ngơi
ANH EM LÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN
Chúa Có Máu Ghen
Từ chuyện tình của Mátthêu
Kế hoạch làm ăn của Chúa Giêsu
Chuyện tình Tôma và Lòng Thương Xót Chúa
Quà tặng độc nhất của Thiên Chúa
ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA
Giàu có và Nước Trời
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
MẤY NÉT CHẤM PHÁ CHO LINH MỤC
MẤY CỤ GIÁM MỤC THẬT LÀ BUỒN CƯỜI !
THẦY LÀ ĐƯỜNG LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG
SUY TƯ VỀ VĂN HÓA NGHỆ THỤÂT VÀ THỬ HƯỚNG TỚI MỘT LỐI MỤC VỤ
ĐỨC GIÊSU QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI
Ý nghĩa của Thánh giá
KHI CÁI CHẾT CẬN KỀ
ĐI TÌM PHƯƠNG PHÁP RAO GIẢNG TIN MỪNG
CHẠY THEO CHIẾC BÓNG
THEO Đức giê-su đi gieo giống
THA HÓA QUYỀN LỰC
SỐNG THEO THÁNH THẦN
TRONG QUỸ ĐẠO TRUYỀN THỐNG
HÃY TẬP ĐÓN NHẬN TIẾNG NÓI CỦA NGÔN SỨ
ĐI TÌM PHƯƠNG PHÁP RAO GIẢNG TIN MỪNG

Thánh Phaolo bảo :"Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện ; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ,với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ" (2Tm 4, 2).

Lập trường của giáo hội là không buông xuôi, thất vọng nơi cộng đoàn có những con người, phe nhóm chai lì, tổ chức bất hợp pháp, đêm ngày chìm trong tệ đoan, mặc dù biết chắc nguy hại đến tính mạng, khi dám lên tiếng bênh vực sự thật. Đó là sứ mệnh của hội thánh và mỗi kitô hữu. Thomas Mann nói : “Sự thật có hại còn quý hơn là sự lừa dối hữu ích”. 

Thế giới đang bôi nhọ những giá trị căn bản của con người, bỏ qua giá trị đạo đức, tấn công bằng những đủ mọi cách, xem ra họ thắng thế. Đôi khi làm chúng ta nhụt ý chí, muốn đầu hàng hoặc đồng loã buông theo chiều gió. 

Chủ tịch Fidel Castro có lý khi viết : "Thực ra, điều chúng tôi cổ vũ là sự cự tuyệt, sự từ khước, sự thù ghét hệ thống, thù ghét bất công. Chúng tôi không cổ vũ sự thù ghét giữa người với người, vì thực ra con người là nạn nhân của hệ thống. Nếu phải chiến đấu chống hệ thống, ta hãy chiến đấu chống hệ thống. Nếu phải chiến đấu chống những con người đại diện cho hệ thống ta thù ghét, ta phải chống những con người đại diện cho hệ thống ta thù ghét . Tôi tin rằng ở đây không có sự mâu thuẫn với giáo lý của Thiên Chúa giáo" (Fidel và tôn giáo, CGDT, số 582 tr.7). Như quan điểm của Chúa Giêsu : ghét tội chứ không ghét người có tội. Ngài cũng khiển trách cơ chế, lề luật và giới lãnh đạo Do thái giáo giả hình, lì lợm trong nếp cũ của tội lỗi mà lại che đậy bằng những hình thức giả tạo bề ngoài giống mồ mả tô vôi. Quả vậy, con người đã tạo nên những phe nhóm đóng kín, bao bọc bằng những hàng rào thể lý, văn hoá và tâm lý. Mỗi nhóm đều tự phụ có nền văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo riêng của mình. Nhưng làm thế nào có thể đạp đổ những bức tường đã dựng lên bao  bọc những trái tim, những gia đình, những dòng tộc và dân tộc? Những bức tường này còn vững chắc hơn cả bêtông, xây trên nền sợ hãi.... 

“Paul Claudel là một người vô thần và sống bê tha. Chiều ngày lễ giáng sinh năm ấy, tình cờ ông bước vào nhà thờ Đức Bà thành phố Paris. Tiếng hát của ca đòan qua bài Mangificat trong buổi kinh chiều đã thực sự làm cho ông xúc động, rồi từ đó ông đã ăn năn sám hối quay về cùng Chúa và trở nên một nhà văn công giáo nổi tiếng” (Thánh nhạc ngày nay, số 1, tr. 15). Hay đại văn hào Don. Dostoievski (Liên xô cũ)  lúc sinh thời ghét đạo vì bao nhiêu áp bức tăm tối ; cuối đời ông đã sám hối và nói với vợ : “Tôi biết hôm nay tôi chết, hãy đốt nến sáng lên và đưa cho tôi một cuốn Tin mừng”. Giáo hội vẫn khẳng định : khoa học và đức tin không phản nhau. Khoa học phục vụ cho đức tin, và đức tin mở đường cho khoa học. Newton đã nói: “tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa ở đầu kính viễn vọng”. Nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới là người có đức tin như Newton, Ampère,… 

Vì vậy cần phải có nghệ thuật gieo rắc. Nghệ thuật đó là yêu thương. ĐHY Px. Nguyễn Văn Thuận nói : “Nghệ thuật yêu thương đó là yêu thương như Đức Giêsu. Nghệ thuật yêu thương đó là yêu thương như Mẹ Maria”. Và Mẹ Têrêxa Calcutta phát biểu : “Để yêu mến một người cần phải tiến tới gần người đó…Tôi không bao giờ săn sóc các đám đông mà chỉ săn sóc các con người cụ thể thôi” (Chúa mang cho con tình yêu, Roma 1979, tr.48). Yêu thương là cách loan báo Tin mừng tốt nhất. Đạo chúng ta là đạo yêu thương, bác ái. Hơn nữa, cũng cần phải nhìn trong viễn tựơng con người ngày càng tự do, tôn giáo ngày càng mở rộng, sợ tương lai không còn đoàn chiên cho mục tử coi sóc, yêu thương gần gũi hay chỉ còn những đoàn chiên, con chiên lạc lõng. Khi ấy con chiên lạc, người tội lỗi lại là ‘động vật quý hiếm’; mảnh đất hoang vu, cằn cỗi lại là những kho báu?! 

Kiên nhẫn gieo rắc những hạt giống yêu thương nhỏ mọn hằng ngày cho mọi người ở mọi môi trường mặc dù hôm nay chưa thấy kết quả gì cả, đó là việc cần làm ngay. Hạt giống ấy phải tốt thực sự và thể hiện một cách phong phú qua từng lời nói, hành vi cử chỉ của chúng ta. Luther King nói : "chúng ta học bay như chim trên trời, học bơi như cá dưới nước, nhưng lại chưa học sống với nhau như anh em". "Ai ghét anh em mình là kẻ sát nhân" (1Ga 3, 15).  

Không phải điều hay điều tốt chỉ nghiêng về tập thể, cộng đoàn, gia đình của tôi, anh chị em con cháu nhà mình,... cũng như hạt giống tốt mà chất đống lại nó sẽ thối mà phải được gieo vãi khắp nơi. Nên việc loại trừ đầu óc cục bộ, phe nhóm, quan điểm lập trường cá nhân bảo thủ, độc tài, độc đoán, độc tôn, độc địa là điều cần làm ngay trước khi gieo giống. Đấy là khâu dọn đất. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng ‘phát triển không bền vững’. Những phe nhóm, giáo phái, tôn giáo bắt ép Thiên Chúa thuộc về cá nhân, tập thể, vùng đất mình để tiêu diệt người khác không đồng quan điểm, tư tưởng, giáo lý với mình, cho nên có đấu tranh, chiến tranh tôn giáo, chiến tranh nóng,  cuộc chiến tranh lạnh... 

Nhiều khi chúng ta chỉ lo bảo vệ ‘công trình’, ‘lương thực’, ‘thuốc men’...mà không thông truyền,  loan báo những thứ đó cho ai thậm chí còn ngăn cản, gây khó khăn cho người khác. Hoặc nếu có thì dè dặt, bất đắc dĩ....vì sợ mất uy tín, danh dự, tiền bạc, sức khỏe, thời gian. Đó là hình thức làm cho hạt giống bị co cụm lại rồi bị bóp chẹt, chết yểu. Thực tế, giáo hội có thể bị tiếng bảo thủ, độc tài qua những con người để rồi không chấp nhận những cú đột phá, bứt phá ngọan mục trong cách diễn tả, biểu cảm, sáng tạo phát minh, qua mô mình và ngôn ngữ. Lịch sử giáo hội đã xảy ra, nhiều khi thì ra vạ rồi lại giải vạ; kết án rồi lại xin lỗi, trả lại danh dự cho người ta, (như nhà bác học Galilêô, như chuyện linh mục nổi tiếng Frate Savonarole là tu viện trưởng dòng Đaminh tại Florence ( người Ý) đã bị lột áo dòng rồi bị treo cổ và vứt vào dàn hỏa thiêu ngày 23/5/1498 vì bi kịch cá nhân với giáo hòang Alexandre VI mà sau hơn 500 năm, giáo hội làm hồ sơ phong thánh cho ngài (x. Cỏ dại ven đừơng V, Lm. Thiện Cẩm, tr. 170) hay vụ cha Anthony  Mello (tu sĩ dòng Tên, Ấn độ) bị tòa thánh lên án vì tư tửơng Đông – Tây khác nhau; và các thần học gia mới đây cũng vậy,  sau này giáo hội đã nhận ra sai lầm của mình chỉ vì bảo thủ, độc tài. 

Từ lâu rồi, nhà đạo mình vấp phải quan niệm ‘giữ đạo’ nên Lời Chúa  chỉ quanh quẩn trong môi trường giáo hội, phạm vi giáo xứ, cộng đòan mình không cho đi vào các lãnh vực trần thế, đó là điều mà Công Đồng Vatican II đã ước ao hơn 40 năm nay chưa đạt lắm. Con đường mòn ấy vẫn còn thấy có bóng dáng người đi gieo giống tiếp tục lảng vảng. Lệnh truyền của Đức Kitô : Hãy loan báo Tin Mừng khắp thế gian,…cho mọi lòai thọ tạo vì nó cũng ‘đang quằn quại mong chờ ngày được giải thóat  cùng với con cái Thiên Chúa’ xem ra vẫn còn là lý tưởng, sách vở nhiều hơn. 

Vô tình hay cố ý chúng ta trở thành kẻ cản trở, bưng bít Lời Chúa thay vì khai thông bế tắc, mở đường, tạo thuận lợi cho người khác. Isaia có đọan viết lạ lùng “Hỡi những người có phận sự nhắc nhở Đức Chúa, anh em đừng nghỉ ngơi. Cũng đừng để Đức Chúa nghỉ ngơi” (Is 62, 7). Kinh nghiệm thấy, rất tiếc có những hạt giống của Lời làm mất đi những con người, tập thể, phái đòan, khiến họ bức xúc, tức tối, sẵn sàng trả đũa người gieo hạt! Kể cả những lời trong giao tiếp làm tổn thương, xúc phạm, hay hàm ý xấu. Chỉ cần một chút ảnh hưởng của Lời Chúa cũng đủ làm cho người ta thay đổi cuộc sống. Lời Chúa thật phong phú. Lời Chúa mà cạn kiệt không khai thác được nữa thì không phải là lời hằng sống. Bên cạnh đó, Lời Chúa còn có thể đi vào ‘phần cứng’ của mọi lãnh vực trần thế, như : thơ ca, điện ảnh, hội hoạ, điêu khắc, khiêu vũ, kịch nghệ và các phương diện mỹ thuật khác. Tìm được người ‘tiếp thị’, ‘marketing' cho Lời Chúa để nó được thông truyền nhanh chóng hiệu quả, chính xác quả là hiếm. Một số hiệu sách ngoài đời bày bán sách Kinh thánh, truyện cuộc đời Đức Giêsu, phim tôn giáo, vv…Một cách nào đấy cộng tác vào việc hội nhập, gieo rắc Lời Chúa và giáo lý. Tất cả không ngoài ý Chúa. Thiên Chúa đang dùng họ làm người 'tiếp thị'. Tiếc là có những điều họ không nắm vững về đạo. Vậy nếu có những người am hiểu cùng tham gia, để len lỏi hướng dẫn họ gieo trong vùng đất ấy những hạt giống tốt trong ngành nghề : in ấn, đạo diễn, biên tập, phát ngôn viên, cố vấn ....có lẽ sẽ hiệu quả hơn nhiều. Vì “hạt giống gieo vào mảnh đất màu mỡ, sinh hoa kết quả dồi dào gấp trăm” (Tv 64). 

Nhận biết được sứ mệnh cao cả của mình là người được đặt lên để trở thành phát ngôn viên của Lời Chúa trong mọi môi trường, mọi tình huống với tha nhân, nên người tông đồ phải đem lại bình an và động viên người ta yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân dù lời ấy được nói trong tương quan xã giao bình thường, được gieo ở bất cứ đâu, với bất cứ ai. Cũng không được phân biệt hạng người để rồi đối xử với người ta theo kiểu quá cách biệt. 

“Thật vậy, Nước Thiên Chúa không cốt ở tài ăn nói, nhưng ở quyền năng Thần Khí” (1Cr 4, 20). Xác tín cơ bản ấy dẫn dắt cuộc đời người tông đồ trên hành trình gieo hạt giống. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói : “Thiên Chúa cần một tâm hồn tông đồ chứ không cần việc tông đồ”. Còn  Mẹ Têrêxa Calcutta trong lá gửi thư cho ĐHY Px.Nguyễn văn Thuận có viết: “điều quan trọng không phải là công tác đã thực hiện nhưng là mức độ tình yêu ta đã để vào mỗi công tác”. 

Vì vậy, cần phát hiện xem lọai ‘virus’ nào đáng sợ nhất đang phá huỷ âm thầm, phá hủy nhanh chóng tất cả mọi sự ta đầu tư tích trữ, xây dựng bấy lâu nay của ta.  Nói kiểu tu đức là tìm ra nết xấu cầm đầu. Và cũng giúp cho cộng đòan mình phát hiện, như Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn nói : “Thế nhưng trên thửa đất màu mỡ gia đình (cộng đòan, xã hội...) hôm nay, xuất hiện nhiều loại sâu rầy đe doạ sự tồn tại của những hạt giống ơn Chúa đó là các tệ nạn xã hội, nạn phá thai, bạo hành và li dị mỗi ngày phổ biến hơn. Tiến bước trên con đường của Chúa Kitô, gia đình không những trở nên thửa đất màu mỡ  cho Chúa gieo trồng các hạt giống ơn cứu độ, song gia đình còn trở nên thành trì kiên cố bảo vệ các hạt giống đó khỏi sự tàn phá của sâu rầy, của văn hoá sự chết" (Gia đình sống đạo, CGDT sè 1582, tr. 20). Đó là sứ mệnh của người tông đồ phải rao giảng cho người ta biết. 

Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn

Tác giả: Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!