Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Riêng tôi tự nhủ: phải chăng thời đại và sứ vụ của Đức Phanxicô dù chỉ trong một tuần ngắn ngủi thôi cũng đủ dự báo về một Lễ Hiện Xuống Mới trong lòng Giáo hội?

Biến hình là hiến mình
Mùa Chay chỉ thực sự có ý nghĩa khi mỗi người chúng ta để cho Chúa biến đổi đời sống mình. Biến hình là hiến mình. Chúa biến hình nhằm giúp chúng ta ý thức rằng vinh quang mà Chúa tỏ hiện hôm nay sẽ trở nên trọn vẹn khi Người chấp nhận cuộc Khổ nạn, chấp nhận thập giá để cứu rỗi nhân loại. Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi biến đổi khi biết chấp nhận một cuộc thanh tẩy tâm hồn, tránh xa những cạm bẫy tội lỗi, những tư lợi nhỏ nhen ích kỷ hầu có thể đón nhận ơn thánh Chúa.

Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Đối với dân Dothái, hoang địa không chỉ là nơi con người đến gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa mà còn là nơi- thông qua những thử thách, trắc nghiệm lòng trung tín của họ đối với Người. Chính vì thế, dân Dothái xưa phải trải qua 40 năm trường trong hoang địa, Môsê trải qua 40 ngày đêm, không ăn không uống, trên núi Xinai để đón nhận Thánh Luật và nay, Chúa Giêsu cũng trải qua 40 đêm ngày chay tịnh, chịu cám dỗ để thực thi công trình cứu chuộc.

Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Mùa Vọng chỉ thật sự có ý nghĩa khi mỗi người chúng ta biết chạy đến với Chúa, không ngừng xin Chúa củng cố, nâng đỡ niềm tin; đồng thời xin Chúa hoá giải những hoang mang lo lắng trong cuộc sống nhân sinh để giữ vững niềm tin, ngõ hầu không một chướng ngại, thử thách nào có thể làm chúng ta “vấp ngã vì danh Chúa Kytô”.  

Anh em hãy sám hối
Nhìn vị Tiền hô của Thiên Chúa qua cung cách ăn mặc (mặc áo lông lạc đà, thắt dây da), qua cách sống (ăn châu chấu và mật ong rừng) cũng như lời rao giảng hùng hồn kêu gọi con người hãy trở về với Thiên Chúa, khiến cho không ít người có ấn tượng khá mạnh mẽ về ông. Vâng, Gioan Tẩy Giả không chỉ rao giảng bằng lời mà còn thể hiện qua lối sống khổ hạnh, tiết chế. Chính vì thế, khi nghe ông rao giảng, từ khắp nơi, người ta kéo đến với ông để thú tội, để chịu phép rửa, để xin ông một lời khuyên cho đời sống của họ. Đến đây, chúng ta thấy Gioan Tẩy Giả còn là một vị lương y về tâm linh tài ba khi ông “chẩn đoán và bốc thuốc” chính xác cho từng con bệnh. Ông mạnh mẽ lên án những người Pharisêu và Sađốc; ông không ngần ngại gọi họ là “nòi rắn độc chạy trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa”; nhưng đồng thời, ông cũng nhẹ nhàng ân cần khuyên họ “hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối”.

Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Mùa xuân mới của năm Phụng vụ được khai mở bằng Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng. Năm Phụng vụ A cũng là năm Giáo hội mời gọi con cái mình bước theo hành trình với Chúa Kytô dưới ánh sáng Tin mừng theo Thánh Mátthêu- một người thu thuế và cũng là một Tông đồ nhiệt thành của Chúa.

Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Mừng lễ Chúa Kytô, Vua vũ trụ là dịp nhắc nhớ chúng ta biết rằng chúng ta có một vị Vua trên muôn vua là chính Đức Kytô. Vương quyền của Chúa Kytô không cai trị bằng sức mạnh, bằng những quân binh hùng tráng nhưng bằng trái tim, bằng tình yêu. Ngai vàng của Ngài không gì khác hơn chính là cây thập giá sần sùi khô cứng và mũ triều thiên của Người chính là vòng gai quấn trên đầu. Và cuối cùng công dân của Người là hết những ai biết chấp nhận thử thách gian lao, hy sinh chính mình vì anh em, vì đồng loại.

Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tận thế là điều không thể tránh khỏi, nhưng việc Đền thờ bị phá huỷ, bị bình địa không hẳn là ngày tận thế như nhiều người lầm tưởng. Mặt khác, không chỉ có mỗi dấu chỉ về sự sụp đổ của Đền thờ, nhân loại sẽ phải đối mặt với những thăng trầm, biến động của lịch sử , nhiều dấu chỉ thời đại như ngôn sứ giả, chiến tranh loạn lạc, động đất, nổi loạn, ôn dịch, đói kém,… cũng như sự bách hại xảy đến. Thế nhưng dù tất cả những dấu chỉ thời đại ấy cứ lần lượt xuất hiện đúng như Chúa Giêsu loan báo, thì đó cũng chưa hẳn đã là ngày tận thế. “Những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định rõ ràng như vậy. Vấn đề ở chỗ, chúng ta phải đối diện với những thực tại này như thế nào.

Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Chúa Giêsu khẳng định đời sống mai sau hoàn toàn không giống như đời sống mà người Pharisêu chủ trương, bởi nó khác lạ và không giống như bất kỳ một kiểu mẫu nào trên thế gian này. Đó là đời sống hiệp thông hoàn toàn với Thiên Chúa, đời sống của những “con cái Thiên Chúa”, con cái của thế giới mới và sự sống mới. Đó là đời sống của những người công chính, được Thiên Chúa ban thưởng vinh quang để đời sống của họ tựa như những thiên thần, ngày đêm phụng sự và ngợi khen tôn vinh Thiên Chúa.

Gặp gỡ và biến đổi
Tên gọi Dakêu có nghĩa là “người thanh liêm”- xem ra có vẻ mâu thuẫn với chính con người cũng như công việc hiện tại của ông, nhưng đó lại là sự thật. Vâng, thánh sử Luca đã không ngần ngại liệt kê lý lịch đầy bất hảo của ông- ít nữa trước mắt người Dothái: “Đứng đầu người thu thuế và là người giàu có”. Rõ ràng Dakêu là quan thu thuế, mà không chỉ là quan thu thuế bình thường, ông là đại quan, là “đầu sỏ” của những tên thu thuế, bóc lột dân đen để làm lợi cho đế quốc Rôma. Thế nên, sự giàu có của ông cũng là điều dễ hiểu. Đó là sự giàu có không do công sức của mình mà phần lớn xuất phát từ những trò ma mãnh trong ngành mà có. Vì lẽ đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Dakêu bị dân chúng Dothái khinh bỉ, bị tẩy chay và cho là kẻ ô uế.

Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Theo các nhà Kinh thánh, có lẽ Chúa Giêsu ngay từ bé cũng đã được nhóm người này dạy dỗ về giáo lý và cầu nguyện trong những dịp lễ hội diễn ra tại hội đường Dothái. Tuy nhiên, với thời gian, phần lớn trong số họ đã sống “biệt phái” theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó. Mẫu người Pharisêu cầu nguyện mà Chúa Giêsu đưa ra hôm nay là một điển hình.

Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
 Viên quan toà bất chính trong Tin mừng, cách nào đó, cũng có thể là “ông tổ” của những người có chức có quyền nhưng bạo ngược, hống hách, xem trời bằng vung,… đầy dẫy trong xã hội ngày nay. Chỉ một câu duy nhất, Chúa Giêsu đã thâu tóm toàn bộ tính cách hống hách và bạo ngược của viên quan này. Ông ta không chỉ phách lối khinh khi, kênh kiệu với người đời, ông còn lên mặt cả với Thiên Chúa, chẳng mảy may kính sợ Người. Là quan toà, lẽ ra ông phải ra sức bênh vực kẻ nghèo khổ đặc biệt là những bà goá - được Kinh thánh xem như là mẫu người cần được che chở, thế mà ông chẳng đếm xỉa gì những lời van nài của bà.

Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp mỗi người chúng ta tự vấn, suy xét xem đã bao lần chúng ta quên tạ ơn Thiên Chúa, quên cám ơn đồng loại khi đón nhận những hồng ân của Thiên Chúa cũng như sự giúp đỡ từ phía người anh em. Chúng ta biết là trong tương quan với con người, hai tiếng cám ơn – tự bản chất, chả thêm được gì cho người ban ơn, nhưng nó làm tăng giá trị nhân bản của người thụ ơn.

Đức tin và sự phục vụ
Trước hết, đức tin không phải là kết quả được mang lại do quá trình học hỏi hay hấp thụ những kiến thức sẵn có, mà là ơn Chúa ban nhưng không cho con người. Nhưng đồng thời, đức tin còn là việc con người đáp trả lại sáng kiến đó của Thiên Chúa. Chúng ta để ý cụm từ “đáp trả lại sáng kiến của Thiên Chúa” chứ không phải là bắt Thiên Chúa làm theo ý muốn của mình như đã xảy ra rất nhiều trong tâm thức của người tín hữu. Vâng, nhiều khi chúng ta viện đến đức tin để “ép buộc” Thiên Chúa làm phép lạ theo sở thích của riêng mình.

Tội hờ hững với đồng loại
Thế giới hôm nay vẫn còn đó những Ladarô đói nghèo, bệnh hoạn và tật nguyền. Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta chứng kiến không ít những hình ảnh đáng thương ấy. Vấn đề ở chỗ chúng ta có nhìn thấy những con người khốn khổ ấy để ra tay cứu giúp hay chúng ta vẫn lạnh nhạt đến hững hờ như nhà phú hộ trong Tin mừng hôm nay. Người quản gia trong Tin mừng được xem là bất lương mà còn biết làm bạn với những Ladarô nghèo khổ để họ đón anh vào nơi ở vĩnh cửu, còn chúng ta thì sao…?

Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Trong quyền hạn của mình, người quản gia tiến hành sửa lại văn tự vay của con nợ. Tất cả các con nợ đều được giảm một số nợ rất lớn, có số nợ được giảm đến 50% và như thế đối với họ, đại ân nhân ở đây không ai khác ngoài người quản gia … sắp bị giảm biên chế! Vấn đề chúng ta thắc mắc là, tại sao người quản gia này lại dám sửa lại văn tự nợ với số lượng lớn như vậy? Phải chăng anh ta “thụt két” gia chủ để mua lấy tình cảm của những con nợ? Chúng ta có thể hiểu thế này. Số nợ lớn được giảm đó rất có thể không dính dáng gì đến số tài sản của gia chủ mà chỉ là số “lương bỗng” người quản gia được hưởng. Với cách làm này, người quản gia đã hy sinh phần lợi của mình để mua lấy tình cảm con nợ. Như vậy là, người quản gia trong Tin mừng không chỉ tiêu xài phung phí tài sản của gia chủ mà còn có những hành vi thao túng, bóc lột người nghèo quá mức.

Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Có thể nói trong ba dụ ngôn mà giáo hội muốn mỗi người chúng ta suy chiêm, dụ ngôn người cha nhân hậu là một tuyệt tác rất riêng của thánh sử Luca. Vì thế, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về dụ ngôn tuyệt tác này.

Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Chúng ta biết, trên hành trình về Giêrusalem, không chỉ có Chúa Giêsu và các môn đệ mà còn có khá đông dân chúng đi theo Người. Đây không chỉ là hình ảnh của các môn đệ hiện tại mà còn là hình ảnh các môn đệ trong tương lai của Chúa. Trong bối cảnh đó, Chúa Giêsu dạy họ về những điều kiện cần có để trở nên môn đệ Người. Rất thẳng thắn, Chúa Giêsu nói với dân chúng về hai điều kiện tiên quyết cho hết những ai muốn đi theo Người. Hai điều kiện được gói gọn trong hai động từ, đó là “dứt bỏ” mọi sự và “vác” thập giá bước theo Chúa Giêsu.

Những thực khách đích thực…
Thật thế, những ai tham dự vào bàn tiệc nước Thiên Chúa không hệ tại cách đánh giá bên ngoài hay mình có những lợi thế hơn người như tiền tài, danh vọng,… mà là hệ tại ở tình yêu thương của Thiên Chúa.

Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hôm nay, toàn thể Giáo hội long trọng mừng Lễ Đức Maria vinh hiển hồn xác về trời. Từ sau tín điều Đức Maria hồn xác lên trời được Đức giáo hoàng Piô XII định tín ngày 1.11.1950, niềm vui mừng và hy vọng hướng về tương lai, hướng về cuộc sống mai sau của tất cả chúng ta lại có thêm cơ sở để tin tưởng và phó thác trong tình yêu Thiên Chúa. Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta khám phá vì sao Đức Maria lại được Thiên Chúa ưu tuyển và ban muôn đặc ân tuyệt vời như thế.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 [1/7]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!