Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa

MỘT CHỦ ĐỀ LUÔN CÓ TÍNH THỜI SỰ: MỤC TỬ (CN XVI TNB)
Khởi đầu phần Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XVI TN B, Giáo hội cho chúng ta nghe những lời đanh thép thật đáng sợ: “Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác, sấm ngôn của Đức Chúa” (Gr 23,1)… “Này Ta để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi…”(c.3). Các hành vi gian ác của các mục tử đã rõ ràng với lời nguyền rủa của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia. Đó là những mục tử làm cho đàn chiên tan tác vì chẳng lưu tâm gì đến đàn chiên. Đó là những mục tử chỉ biết lo cho bản thân, mãi mê kiếm tìm quyền lực, thu tích của cải. Các hậu quả mà chính vị mục tử gánh lấy có thể không xảy ra ở đời này nhưng chắc chắn không thể tránh được ở đời sau. Tuy nhiên, với chính đàn chiên thì hậu quả như nhãn tiền ở đời này. Đàn chiên tan tác, con thì gầy yếu, con thì bệnh tật, con thì bỏ mạng dưới móng vuốt của thú dữ rừng hoang… Chính vì lợi ích của đàn chiên do đó Thiên Chúa không thể không ra tay đúng lúc, đúng thời. Người sẽ loại bỏ các mục tử vô tâm và bất nhân ấy để rồi “sẽ cho xuất hiện các mục tử tốt lành”(c.4).

ĐỂ NUỚC TRỜI TĂNG TRƯỞNG
Dụ ngôn là một loại hình văn phong khá quen thuộc với người Do Thái, đặc biệt thời Chúa Giêsu. Dụ ngôn là một câu chuyện kể vốn được lấy trong đời thường. Ý của tác giả kể chuyện dụ ngôn thường nằm ở câu kết và có khi lại được gợi mở qua một hai chi tiết nào đó có vẻ nghịch thường, không hợp lý của câu chuyện.

HÃY YÊU ĐI RỒI SẼ BIẾT SỰ THẬT ( LỄ CHÚA BA NGÔI )
Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,13). Nhờ lời mạc khải của Chúa Kitô, chúng ta biết rằng Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi riêng biệt là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ một Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi. Tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Một mầu nhiệm vượt quá trí suy của nhân loại.

SỐNG MẦU NHIỆM CHÚA LÊN TRỜI (Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên)
Mùa Phục Sinh theo niên lịch Phụng vụ sắp kết thúc. Hội Thánh dẫn đoàn con đến với mầu nhiệm Chúa Thăng Thiên. Dĩ nhiên là Kitô hữu trưởng thành, hẳn chúng ta không còn ngây ngô nhìn lên khoảng không gian trên trời để tìm xem nơi Chúa đã về. Chúa về trời nghĩa là Chúa lấy lại vinh quang của một Thiên Chúa có từ đời đời với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Điều này được Thánh Kinh trình bày khi nói Chúa Kitô về trời ngự bên hữu Chúa Cha (x.Eph.1,20-21). Và chúng ta có thể nói rằng mầu nhiệm Chúa về trời như là một trong những điểm tới của nhiệm cục cứu độ.

YÊU THƯƠNG LÀ GÌ? (Chúa Nhật VI PS B)
Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chương, nghệ thuật, phim ảnh…và luôn mang tính thời sự. Tình của mỗi thời dường như mỗi vẻ và cách kiểu yêu của mỗi giới, mỗi người, thì mang mỗi sắc mầu, nhưng bản chất tình yêu thì trước sau như một. Biết rằng chúng ta phải yêu thương nhau nếu muốn sống như con người, thế nhưng thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).

ĐỂ SINH HOA KẾT TRÁI XUM XUÊ (Chúa nhật V PS B)
Đức cố giáo hoàng Phaolô VI đã từng nhấn mạnh rằng phát triển là hình thức truyền giáo của thời đại hôm nay. Phát triển bản thân, xã hội cũng như Giáo Hội là một đòi hỏi có tính tất yếu để sống còn. Kitô hữu chúng ta vốn quen thuộc với dụ ngôn “những nén vàng hay nén bạc” mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng (x.Mt 25,14-30; Lc 19,12-27). Không làm sinh lợi những gì chúng ta đã lãnh nhận là một thái độ không chỉ đáng trách mà còn đáng trừng phạt. Ngay đêm Tiệc ly, trước khi chịu tử nạn, Chúa Kitô đã khẳng định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16). Người còn nói rõ: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy”(Ga 15,8). Qua hình ảnh cây nho, Chúa Kitô cho ta thấy hai điều kiện không thể thiếu nếu muốn đơm hoa kết trái. Đó là gắn bó và cắt tỉa.

NHẬN DIỆN MỤC TỬ VÀ NGƯỜI CHĂN THUÊ
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Chiên Lành (Chúa Nhật IV Phục Sinh), cả Giáo Hội hướng đến việc cổ võ ơn thiên triệu trong bậc tu trì nói chung và cách riêng ơn gọi làm linh mục.  Có thể luận suy rằng khi người ta yêu sách phẩm hạnh cần có của một bậc sống thì mặc nhiên người ta khẳng định sự cao quý và cần thiết của bậc sống ấy.

LÀM CHỨNG NHÂN (Chúa Nhật III Phục Sinh B)
“Chính anh em là chứng nhân về những điều này”(Lc 24,48). Những điều này là những điều gì đây? Chúa Giêsu đã minh nhiên khẳng định: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24,47).

NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN (Chúa Nhật II Phục Sinh)
Hằng năm, vào Chúa nhật II mùa Phục Sinh, chủ đề đức tin lại được nhấn mạnh, đặc biệt qua bài Tin Mừng thánh Gioan tường thuật về dữ kiện thường được gọi là “sự cứng lòng tin” của tông đồ Tôma. Một trong những điều kiện cần thiết để đạt đến sự sống đời đời đó là đức tin. Nghi thức tiếp nhận anh chị em dự tòng cách nào đó khẳng định chân lý này. Là tín hữu Kitô, chúng ta dễ dàng chân nhận rằng đức tin tiên vàn là hồng ân do Chúa ban tặng. Tuy nhiên phía con người cần thiết phải có sự đáp trả. Để đáp trả hay nói cách khác là để tiếp nhận hồng ân Chúa ban tặng dĩ nhiên cần có một vài cơ sở hay nền tảng nào đó. Xin được chia sẻ một vài nền tảng mà con người thường dựa vào đó để đón nhận hồng ân đức tin.

MẦU NHIỆM TỘI LỖI DƯỚI ÁNH SÁNG CUỘC KHỔ NẠN VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ.
Vào tuần Thánh, Mẹ Hội Thánh dẫn đoàn tín hữu đi sâu dần vào trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa được tỏ bày qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô. Thập giá Chúa Kitô vừa mạc khải tình yêu cao cả của Thiên Chúa vừa vạch rõ bản chất cũng như mức độ xấu xa của tội lỗi nhân loại. Sau Công Đồng Vaticanô II các nhà luân lý không còn nhìn tội dưới lăng kính luật lệ để phân định tội nặng nhẹ, hầu phục vụ các linh mục giải tội khi làm thẩm phán mà trái lại đào sâu mầu nhiệm tội lỗi dưới ánh sáng của ơn cứu độ. Quả thật người ta chỉ có thể hiểu được tội là gì cách đúng nghĩa nhất trong tương quan với Thiên Chúa, đặc biệt qua mầu nhiệm cứu chuộc. Mặc dù cuốn sách giáo lý Hà Lan có đôi điều phóng thoáng, tuy nhiên chương nói về tội khi khẳng định tội chỉ được cứu xét và trình bày như một điểm đối trọng với ơn cứu độ thì rất thâm thuý. Chính Đức đương kim Giáo Hoàng lúc bấy giờ, Đức Phaolô VI đã từng nhận định:“Theo tôi, chương nói về tội phải được xếp vào các chương hay nhất; ảnh hưởng của chương này rất lớn. Không có gì trong nội dung nghiêm túc của đề tài này đã bị bỏ sót. Người ta đã hoàn toàn vượt qua được thứ luân lý phá hoại của khoa giải đố lương tâm, và đã đề nghị một thông điệp dứt khoát hoàn toàn mới” (Bernar Hearing- La théologie morale – Idées maitresses –Ch. V)

HỌC YÊU
“Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng, Lề luật của Ta” (Gr 31,33). Chắc hẳn Lề luật mà Thiên Chúa muốn khắc ghi vào tâm khảm dân của Người chính là Luật của tình yêu. Sau này chính Con Một Người nhập thể đã khẳng định rằng mọi lề luật và lời ngôn sứ gồm tóm trong điều này là anh em hãy làm cho tha nhân những gì anh em muốn tha nhân làm cho mình (x.Mt 7,12).

CHUYỆN THƯỞNG PHẠT (Chúa Nhật IV mùa Chay B)
Chúa hạ con xuống rồi Người lại nâng con lên. Chúa dìm con xuống hố sâu và Người lại nhấc con lên…Bàng bạc đâu đó cái ý tưởng này trong các lời ca, trong nhiều cái nhìn tu đức và cả trong một vài kiểu cách diễn tả của Thánh Kinh, đặc biệt là Cưụ Ước. Khi dân được tuyển chọn bất trung, phản bội, Thiên Chúa trừng phạt dân, thông thường bằng cách đày ải dân vào kiếp nô lệ ngoại bang để bày tỏ cơn thịnh nộ. Nhưng rồi sau đó Người lại giải thoát dân để bày tỏ lòng thương xót.

THANH TẨY “NHÀ THỜ” (Chúa Nhật III Mùa Chay B)
Các môn đệ Chúa Giêsu khi chứng kiến việc Thầy mình thịnh nộ trước sự kiện người ta biến đền thờ thành nơi buôn bán, đã nhớ lại lời Kinh Thánh: “Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. Một cơn thinh nộ đúng nghĩa bằng việc lấy dây làm roi đánh đuổi người buôn bán chiên bò, lật nhào bàn ghế và hất tung tiền của những người đổi bạc. Quả là to gan, nếu không là tên phạm thượng thì cũng là phường phá hoại. Cần phải nghiêm trị nếu không sẽ mất hết luật lệ, mất hết truyền thống, tôn ti…

CHUYỆN TÌNH THẬP GIÁ
Dư âm những ngày xuân chưa hết thì mùa Chay thánh lại về. Đoàn dân Chúa bước vào mùa thanh luyện, mùa chiến đấu “thiêng liêng”. Không ai phủ nhận sự thật này: Mùa chay thánh góp phần hình thành tâm tình đạo đức sâu lắng nơi người tín hữu Kitô cách đặc biệt hơn so với các mùa khác trong năm. Phải chăng nhờ cái bầu khí bên ngoài của các cuộc cử hành Phụng vụ? Xức tro? Phẩm phục màu tím? Các buổi ngắm nguyện hay cung điệu thánh ca trầm buồn? Có thể lắm. Tuy nhiên xét cho cùng thì điều làm cho tín hữu lắng đọng tâm tư cũng như tăng lòng sốt mến đó là sứ điệp tình yêu Thiên Chúa được nhấn mạnh trên cái phông nền là tội lỗi của con người. Và tình yêu ấy hiễn lộ cách rõ nét và hoàn hảo qua mầu nhiệm thập giá của Đức Kitô. Chuyện tình thập giá luôn còn đó tính thời sự cho con người, mọi thời. “Vì chúng ta, Đức Kitô đã tự hạ, sống vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá” (x.Pl 2,8).

CHƯỚC CÁM DỖ
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6,13). Đây là một trong những lời cầu của Kinh Lạy Cha mà chúng ta vốn thuộc nằm lòng và cũng thường xuyên đọc hằng ngày. Thiên Chúa không muốn và cũng không nỡ để bất cứ ai phải sa chước cám dỗ. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, kết hiệp với Thiên Chúa để yêu mến Người, nhận biết thánh ý Người mà thực thi. Có đó không ít người hễ cầu nguyện là chỉ biết cầu xin và thậm chí còn như muốn bắt Chúa làm theo ý của mình. Thiên Chúa đã biết rõ những gì chúng ta cần ngay trước khi chúng ta cầu xin. Đấng Cứu Thế dạy chúng ta cầu nguyện: “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” là để chúng ta biết rằng Thánh ý Cha trên trời muốn chúng ta phải cẩn trọng với các chước mưu cám dỗ của ma quỷ cũng như của những người xấu và những thế lực đen tối.

CHỮ TÌNH (Chúa Nhật II Mùa Chay B )
Tình yêu, hai tiếng thân quen mà rất khó diễn đạt. Chuyện cũng thường tình vì nhiều thi nhân đã từng hỏi: đố ai biết chữ tình là chữ chi chi? Mùa chay là mùa đặc biệt mời gọi đoàn tín hữu hoán cải ăn năn. Ăn năn hoán cải, không nguyên chỉ vì thấy sự xấu xa của kiếp tội đòi nhưng trên hết là vì cảm nhận mối tình bao la mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thấy sự xấu xa và bi đát của thân phận tội lỗi, để rồi quay bước trở về là điều chính đáng và hợp lý, nhưng chưa hẳn là sâu xa và lâu bền. Một sự hoán cải, trở về dựa trên niềm xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa mới thực sự là bền vững và sâu xa hơn nhiều. Giáo lý Công giáo đề cập đến hiện thực này khi phân biệt hai hình thức ăn năn tội đó là ăn năn tội vì Chúa và ăn năn tội vì mình. Để góp phần giúp chúng ta trở về cách trọn hảo hơn, xin được chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa qua các bài đọc của Chúa Nhật II Mùa Chay năm B này.

TIN MỪNG GIÚP HOÁN CẢI (Chúa Nhật I Mùa Chay B)
“Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”(Mc 1,1..). Nội dung lời rao giảng của Đấng Cứu Thế, Giêsu Kitô thật ngắn gọn mà rõ ràng và đủ đầy ý nghĩa. Đang bước vào Mùa Chay thánh, xin được sẻ chia đôi tâm tình liên hệ đến vế sau lời rao giảng của Chúa Kitô: “Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng. Thử hỏi rằng phải chăng nhờ ăn năn sám hối nên chúng ta tin vào Tin Mừng hay nhờ tin vào Tin Mừng nên chúng ta sám hối ăn năn?

LỄ MỒNG HAI TẾT
Có thể nói một trong những nét phân biệt giữa loài người với các loài vật đó là lòng thảo hiếu. Đây là đặc điểm trỗi vượt của loài người so với các loài hữu hình được Chúa dựng nên. Trong khi các loài vật càng lớn lên thì chúng như càng quên và càng không biết đến cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng chúng, thì trái lại, con người càng thêm tuổi thì càng gắn bó thiết thân với dòng tộc, tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Chính Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành đã khắc ghi vào bản thể nhân loại lẽ đạo hiếu. Và có thể nói rằng bất cứ dân tộc nào, ngôn ngữ nào, dù ở thời đại và hoàn cảnh nào thì cũng chân nhận sự bất hiếu là điều vô đạo và ai bất hiếu là kẻ không xứng đáng làm người. Để làm nổi rõ lẽ sống hay quy luật tồn tại và phát triển này, chính Thiên Chúa đã lề luật hóa đạo thảo hiếu như một đòi hỏi mang tính tất yếu. Ai thảo hiếu các đấng bậc sinh thành thì được chúc phúc và người vô thảo, bất hiếu thì sẽ bị trừng phạt. Thậm chí Chúa Giêsu khẳng định rằng các lễ vật dâng cho Thiên Chúa theo luật Corban của người Do Thái cũng không thể thay thế cho đạo hiếu thảo.

LỄ MINH NIÊN (Giáp Thìn)
Buổi sáng Minh Niên, một thời điểm thánh thiêng của dòng thời gian. Năm Quý Mão đã qua, năm mới Giáp Thìn vừa tới. Một thời gian mới với nhiều mộng ước. Tốt đẹp, cao cả có, quảng đại xả kỷ có thể nhiều và ích kỷ vụ lợi cũng không thiếu. Nhưng dù gì đi nữa thì một vài ngày đầu xuân rất cần phải là những ngày của sự may lành, ít là trong nguyện ước, dành cho nhau và cho chính bản thân mình. Hết đi tết tạ các ân nhân, các đấng bậc sinh thành hay đấng vị vọng trong đạo lẫn ngoài đời, thì lại đi chúc tuổi, mừng xuân nhau. Nhà thơ Tú Xương, một thi nhân nhiều tài và cũng không thiếu tật đã cất lời: 

TRÁNH NHƯNG KHÔNG TRỐN SỰ KHỔ ĐAU
Ông Gióp than thở: “Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao?…Gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.” (G 7,1-3). Vấn nạn đau khổ là vấn nạn muôn thuở của kiếp người. Không riêng gì các trang của sách Gióp, kho tàng văn chương của nhân loại từ cổ chí kim vẫn đầy dẫy các hình thái khổ đau của con người được trình bày, mô tả và mạn bàn. Nói đến chuyện đau khổ, bàn đến chuyện đau khổ qua các trang sách, các thước phim hay dòng nhạc trử tình ai oán thì như rất dễ thu hút lòng người. Có nhiều nguyên cớ tuy nhiên cần chân nhận lý do chung này: người ta thấy có chút đồng cảm nào đó, vì chính họ cũng khổ đau. Đồng bệnh thì tương liên, chuyện đời là vậy.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 [1/7]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!