|
|
Bài Viết Của Francis Assisi Lê Đình Bảng
|
VỀ LƯU PHƯƠNG, XỨ MẸ
Con đứng lặng giữa phương đình lộng gió Bốn phía ngân reo, mạch đá lặng thầm Trong mắt ngời, hơi thở ấm nghìn năm Trong đắm đuối, ngỡ hồn xanh rêu cũ |
|
NGHE TIẾNG CHIM HÓT Ở BỜ RÀO
Nghe con chim lích rích ở bờ rào Thoáng trong mình, một cảm giác nao nao Nửa ngây ngất, nửa chênh chao, hớn hở Mỗi đầu ngày, với niềm vui nho nhỏ Là bình an, mình được Chúa giữ gìn Tay hữu Ngài, mở cánh cửa bình minh Cho tôi thấy, suốt chiều dài, bóng xế |
|
BỒI HỒI KHÚC BI CA REQUIEM CHIÊU NIỆM CẦU HỒN: VĂN TẾ CÁC ĐẲNG
Văn tế là một thể văn biền ngẫu, thoát ly từ thể phú Đường luật, với nội dung kể công đức, tính hạnh của người được tế và bày tỏ lòng kính trọng, tiếc thương. Có thể viết văn tế bằng nhiều dạng khác nhau: Tán, Từ khúc, Thi ca hoặc văn xuôi (điếu văn); tùy hoàn cảnh và đối tượng. Tế sống, tế chết, tế thần thánh. Tuy nhiên dựa vào thực tế văn học Việt Nam, phổ biến nhất vẫn là các bài văn tế soạn theo qui luật Đường phú và văn tế viết bằng thể thơ song thất lục bát. So với thi phú truyện Nôm, ca ngâm thì số lượng các bài văn tế không nhiều. Song, nhờ chất lượng nội dung và giá trị về nghệ thuật hùng biện, mảng văn tế đã trở thành một trong những bộ phận hữu cơ khá đặc thù của dòng văn học Việt Nam cuối thế kỷ 18 và 19, kể cả trong sinh hoạt lễ tang, tưởng niệm, truy điệu, giỗ chạp thường nhật. Xin kể ra đây một vài kiệt tác điển hình: Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh (Nguyễn Du); Văn Tế Vua Quang Trung (Lê Ngọc Hân); Văn Tế Trận Vong Tướng Sĩ (Nguyễn Văn Thành); Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, Văn Tế Sĩ Dân Lục Tỉnh (Nguyễn Đình Chiểu); Văn Tế Võ Tánh Và Ngô Tùng Châu (Đặng Đức Siêu); Văn Tế Sống Vợ (Tú Xương) và Văn Tế Phan Chu Trinh (Phan Bội Châu). |
|
Thơ gửi người em quê lũ
Chuyện tôi kể, từ lá rau, hạt cải Chúa cho mọc lên, xúm xít cánh đồng Có mùi nhà quê, chợ búa, bãi sông Kẻ tưới, người gieo, bốn mùa tươi tốt |
|
NHỮNG MÙA TRĂNG TUỔI MỌN
Vào dịp Tết Trung Thu hằng năm, chúng tôi có cả một vòm trời lấp lánh những vì sao, là những trò chơi dân gian nhà quê, là thế giới rộn ràng những cung bậc và ngôn ngữ
...File kèm
|
|
TRONG TAY NGƯỜI THỢ GỐM
Nước trời, như mẻ lưới dăng ngoài biển Tôm cá đầy, đợi người ta kéo lên Thứ tươi ngon, chọn vào giỏ, để riêng Còn lại thì liệng ra ngoài, vứt bỏ |
|
LẠI…THAO THỨC VỚI NGƯỜI KHÔNG NGỦ
Chẳng ai biết sách vở của Cụ có bao nhiêu, nhiều hay ít, bao giờ, in ấn, phát hành thế nào. Lâu lắc và mịt mù quá. Chỉ rõ, hằng tuần, cứ mở tờ tuần báo CGvDT ra, đọc bài Lời Chúa của Cụ ở cái trang góc cố hữu, quen thuộc ấy. Người ta ví Cụ như một thầy khổ tu ẩn mình trên tầng tháp cổ. Cụ nghĩ và viết ra, là Lời Chúa, chứ còn gì. Nhớ mãi, ngày ra mắt bộ Thao Thức, 4, 5 quyển. Mấy nghìn trang dầy cộm, là vào tháng 2. 2007 khá đình đám. Bản thân Cụ chẳng muốn, nhưng độc giả bắt Cụ phải chiều lòng họ. Địa điểm tổ chức không ở Sài gòn, không phải một nơi đô hội dập dìu. Mà là toà Giám mục, thủ phủ của giáo phận Long Xuyên.
|
|
THÁNH GIÁ, LÀM SAO CON VÁC NỔI
Tuyết trời, mưa xuống, không về nữa Thấm đẫm vào tầng sâu, tốt tươi Để đất ra hoa, chồi lộc mới Và mùa màng hớn hở, sinh sôi
|
|
LỬA MẾN: ngọn lửa nung nấu lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Trong kho tàng ngôn ngữ riêng của nhà đạo mình, vẫn có đấy, một số từ ngữ rất đặc thù, chỉ có người trong nhà mới hiểu một cách trọn vẹn. Chẳng hạn: “đi đàng nhân đức, của nuôi phần rỗi, bõ ngãi trong nhà, của ăn đàng, làm chứng dối, bằng lòng chịu sự khó cho nên, nhịn nhục bằng lòng, vâng lời tối mặt, nhân đức khó khăn, khốn nạn, giữ mình sạch sẽ, mê dâm dục, viếng kẻ liệt lào, chối Chúa, mở dậy kẻ mê muội, chuộc kẻ làm tôi, ăn năn tội cách trọn, ăn mày các phép…”. Nhiều không sao kể hết. Đa phần, chúng nằm trong kinh sách đã có lịch sử mấy trăm năm, cụ thể là ngay từ khi đạo Chúa mới du nhập thế kỷ XVI, XVII. Nhưng trải qua va chạm, chung đụng với thế giới ngôn ngữ giao tiếp đời thường, với văn học nghệ thuật, đã có một gặp gỡ, trao đổi chung, bão hoà.
|
|
ĐỜI CON QUA NHƯ MÂY BAY
Một hôm, giữa trời đất mênh mang của La Vang. Tôi đã nghe những lời hát ấy vang lên. Giọng cao vút mà thanh khiết của một nữ tu hát solo. Tôi cứ tưởng, một ca khúc nào đó, của Tây phương. Nó lạ lắm. Trong ngần. Thánh thiêng. Không phải từ loài người. Mà từ một nơi chốn nào, rất xa, rất lạ. Từ một trời cao thẳm, không gợn mây. Từ một cõi khác. |
|
ĐẾN HẸN LẠI VỀ - DÂNG HOA ĐỨC MẸ
Một năm, hai tháng Đức Bà Một là hoa phượng,hai là Mân Côi
|
|
NHỮNG NGƯỜI BẮC KỲ NGÀY XƯA nay không còn nữa
Tôi đã có dân BẮC KỲ như thế trước 1950 Tôi đã viết rất nhiều về Bắc Kỳ, chửi có, khen có, trách có và vừa đấm vừa xoa cũng có. Nhưng khác với những lần trước, đây sẽ là một bài rất nhẹ nhàng và thơ mộng. Tôi biết, mới đọc tới đây thì bạn nghĩ tôi sẽ châm biếm cái gì đó về Bắc Kỳ hay chửi xéo gì đó. Nhưng tôi cam đoan, tôi không hề. Tôi muốn các bạn nghe về dân Bắc Kỳ ngày xưa.
|
|
Sự kỳ diệu của ngôn ngữ thi ca - Mời bạn cùng đọc BÀI NHÃ CA THÁNG GIÊNG
(Đọc bài thơ Bài Nhã ca tháng Giêng của Francis asisi Lê Đình Bảng) Bùi Công Thuấn *** Mời bạn cùng đọc BÀI NHÃ CA THÁNG GIÊNG
|
|
Trường ca TỰ TÌNH KHÚC
Con vào nhà Đức Chúa Trời Nhớ, quên. Còn, mất. Đã rơi rụng nhiều Xét mình, còn chẳng bao nhiêu Để làm lưng vốn mang theo, sống đời |
|
CHÚA NHẬT LỄ LÁ - NÉM ĐÁ - PHỤC SINH
Từ Chúa Nhật lễ Lá đến Chúa Nhật Phục Sinh - thời gian tuy vắn vỏi chỉ
diễn ra trong 7 ngày – nhưng lại được coi như đỉnh điểm của Phụng vụ, vì bước
vào “tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa
Giêsu” được gọi là Tuần Thánh. Chúa Nhật Lễ Lá ở xứ đạo làng quê tôi
thiêng liêng, đông vui, sầm uất lắm. Người người, nhà nhà, hàng xứ,
hàng tổng cơm nắm cơm gói, lặn ngòi ngoi nước, bảo nhau về dự lễ. Có
cả một “Festival-ngày hội lá dừa”
rất đặc trưng, đáng ghi vào sử sách. Tôi nghĩ, rừng cây ôliu của Do
Thái chẳng thấm vào đâu, làm sao sánh được với cây dừa bạt ngàn của
Việt Nam tôi? Cây dừa, lá dừa, hoa dừa, quả dừa, nước dừa, cùi dừa,
dầu dừa, mứt dừa, kẹo dừa và cả gáo dừa, xơ dừa, xác dừa đã đi
vào đời sống thủ công, mỹ nghệ, vào lễ nghi cúng kiếng tế tự và cả
trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Hóa ra, cái sáng kiến rất
chân chất nhà nông mà độc đáo xửa xưa của giáo sĩ Đắc Lộ đã chuyển
tải được một nội dung hội nhập văn hóa . Nó vừa thuận ý trời
(Phụng vụ), lại vừa đẹp lòng người (thổ ngơi, kinh tế, thời vụ). |
|
Trường ca NẾP NHÀ NAZARETH
Hãy đến cùng Giuse Làng quê Nazareth Những chiều Đông giá rét Đêm bão tuyết Bethlem |
|
Đọc thơ tình yêu Lê Đình Bảng - Bùi Công Thuấn
Mời bạn đọc bài thơ CHUYỆN HOA XOAN MÙA THƯƠNG KHÓ Francis Assisi Lê Đình Bảng.
|
|
KINH CẦU LỄ TRO MÙA CHAY
Có những lúc, đói lả người, run rẩy Thèm gié lúa non, bứt trộm ven đường Vài hạt thôi, cho miệng đỡ nhạt hơn Chuyện con kiến, quá tầm thường, vụn vặt
|
|
HIỆN TƯỢNG LỤC BÁT TRONG THI CA VIỆT NAM
Các nhà nghiên cứu về Việt Nam học, về văn hóa Việt Nam đã có một tiếng nói chung khi đưa ra nhận định khá lý thú này: “Việt Nam là đất nước của thi ca”. Có nghĩa, bẩm sinh người Việt mình đã là thi sĩ (Natus poetà). Một nhận định khác có vẻ căn cơ hơn: “Văn hóa gốc nông nghiệp trọng âm, trọng tình cảm, tất yếu có khuynh hướng thiên về thơ. Văn hóa gốc du mục trọng dương, trọng lý trí, tất yếu dẫn đến khuynh hướng thiên về văn xuôi”. Thống kê trên hai tập Từ Điển Văn Học cho thấy, trong 198 mục từ tác phẩm văn học phương Tây thì có 43 thơ và 115 văn xuôi (tỷ lệ văn xuôi 78,3%). Còn trong 95 mục từ tác phẩm văn học Việt Nam thì đã có tới 69 thơ và 26 văn xuôi (tỷ lệ thơ 72,6%). Nói một cách khác, thi ca đã bao trùm, phủ bóng lên dòng văn học Việt Nam, từ thể loại dân gian truyền khẩu cho đến lịch triều bác học thành văn. Đại để là các trường hợp: Trê Cóc, Trinh Thử, Nhị Độ Mai, Bần Nữ Thán, Nữ Tú Tài, Bích Câu Kỳ Ngộ, Ngọa Long Cương Vãn, Tư Dung Vãn, Tự Tình Khúc, Ai Tư Vãn, Hoa Tiên Truyện, Mai Đình Mộng Ký, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm, Quan Âm Thị Kính, Kim Thạch Kỳ Duyên, Sơ Kính Tân Trang, Đoạn Trường Tân Thanh, Lục Vân Tiên…
|
|
TẢN MẠN CHUYỆN RỒNG… RẮN LÊN MÂY
Trong thế giới muôn hình muôn vẻ của “giống má”, có lẽ chỉ có con Rồng là lạ hoắc, chẳng rõ ngọn ngành nó ra làm sao. Khi hư khi thực, lúc ẩn lúc hiện, vừa dữ tợn, vừa hiền khô. Chẳng hiểu Rồng xuất hiện trên trái đất này từ đời thuở nào và đến nay có còn rơi rớt chút gì về tông tích không? Chỉ biết một cách rất ư hàm thụ rằng nó thuộc diện biểu động vật V.I.P-… kể cả lớp hậu duệ bảy mươi bảy đời của nó là “Khủng long” tuyệt chủng từ khuya - những con vật mang hình thù, diện mạo cổ quái, đến nỗi chỉ nghe nói thì người ta đã khóc thét lên. Cũng may, tàn dư hậu tích của chúng chỉ còn là những bộ xương cồng kềnh vô hồn được trưng bày trong các phòng thí nghiệm động vật hoặc giả được máy móc hóa để dàn dựng mua vui cho đám trẻ con hiếu kỳ trong thể loại phim hoạt hình. Đến như sách thánh Khải Huyền mà còn phải đặc tả: “Đó lá một con Rồng lớn, toàn thân đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba tinh tú trên trời mà quăng xuống đất. Rồi con Rồng đứng chực sẵn trước mặt người phụ nữ sắp sinh con, để khi bà hạ sinh xong là nó nuốt chửng ngay đứa con của bà” (KH 12,1). |
|
[1] 1
2
3
4 [1/4] |
|