Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Bài Viết Của
Francis Assisi Lê Đình Bảng
BỒI HỒI KHÚC BI CA REQUIEM CHIÊU NIỆM CẦU HỒN: VĂN TẾ CÁC ĐẲNG
Thơ gửi người em quê lũ
NHỮNG MÙA TRĂNG TUỔI MỌN
TRONG TAY NGƯỜI THỢ GỐM
LẠI…THAO THỨC VỚI NGƯỜI KHÔNG NGỦ
THÁNH GIÁ, LÀM SAO CON VÁC NỔI
LỬA MẾN: ngọn lửa nung nấu lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
ĐỜI CON QUA NHƯ MÂY BAY
ĐẾN HẸN LẠI VỀ - DÂNG HOA ĐỨC MẸ
NHỮNG NGƯỜI BẮC KỲ NGÀY XƯA nay không còn nữa
Sự kỳ diệu của ngôn ngữ thi ca - Mời bạn cùng đọc BÀI NHÃ CA THÁNG GIÊNG
Trường ca TỰ TÌNH KHÚC
CHÚA NHẬT LỄ LÁ - NÉM ĐÁ - PHỤC SINH
Trường ca NẾP NHÀ NAZARETH
Đọc thơ tình yêu Lê Đình Bảng - Bùi Công Thuấn
KINH CẦU LỄ TRO MÙA CHAY
HIỆN TƯỢNG LỤC BÁT TRONG THI CA VIỆT NAM
TẢN MẠN CHUYỆN RỒNG… RẮN LÊN MÂY
BÀI NHÃ CA THÁNG GIÊNG
TỪ SILENT NIGHT HOLY NIGHT … ĐẾN ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG.
BÁO CHÍ CÔNG GIÁO VIỆT NAM HÀNH TRÌNH THẾ KỶ - MỘT THOÁNG NHÌN
HÁT TRÊN ĐỈNH TRỪƠNG SƠN
KINH SÁCH NGUYỆN GIỖ CẦU HỒN - MỘT DI SẢN ĐỨC TIN VĂN HÓA
THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC ĐÔI QUÊ
THƯ EM TÊRÊSA GỬI CHỊ PAULINE - Kính đâng Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu
BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG MƯỜI
TỪ KINH NHẬT MỘT “MAGNIFICAT” ĐẾN BÀI THƠ “LA VIERGE À MIDI”... VÀ...
VĂN CÔI THÁNH NGUYỆT TÁN TỤNG THI CA.
MỘT CHÚT TÌNH CỎ HOA
NHỮNG MÙA TRĂNG TUỔI MỌN
Bập bềnh trên sông bao la... rằm trung thu, nhớ Lm - nhạc sĩ Phương Linh
TÔI SẼ LÀM MƯA HOA HỒNG
TÔI CÓ LÀ CHI CŨNG NHỜ ƠN CHUÁ
CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ DI SẢN HÁN NÔM
TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU
Mẹ La Vang, Mẹ Giáo Hội Việt Nam
VỀ LAVANG, VỀ NHÀ MẸ TRĂM GIAN
MỘT CHÚT TÂM TÌNH CỎ HOA
Trường ca TỰ TÌNH KHÚC
Ở MỘT MIỀN QUÊ KHÁC
LẠI…THAO THỨC VỚI NGƯỜI KHÔNG NGỦ


francis assisi lê đình bảng.

Chẳng ai biết sách vở của Cụ có bao nhiêu, nhiều hay ít, bao giờ, in ấn, phát hành thế nào. Lâu lắc và mịt mù quá. Chỉ rõ, hằng tuần, cứ mở tờ tuần báo CGvDT ra, đọc bài Lời Chúa của Cụ ở cái trang góc cố hữu, quen thuộc ấy.  Người ta ví Cụ như một thầy khổ tu ẩn mình trên tầng tháp cổ.  Cụ nghĩ và viết ra, là Lời Chúa, chứ còn gì.  Nhớ mãi, ngày ra mắt bộ Thao Thức, 4, 5 quyển. Mấy nghìn trang dầy cộm, là vào tháng 2. 2007 khá đình đám. Bản thân Cụ chẳng muốn, nhưng độc giả bắt Cụ phải chiều lòng họ. Địa điểm tổ chức không ở Sài gòn, không phải một nơi đô hội dập dìu. Mà là toà Giám mục, thủ phủ của giáo  phận Long Xuyên. Đủ cả bá quan văn võ. Có Cụ GB Bùi Tuần, lúc ấy đã nghỉ hưu tại chỗ, ở khuất tịch trong cái phòng lặng lẽ, quen thuộc ấy.  Chủ toạ là đức thầy FX Trần Xuân Tiếu, giám mục đương nhiệm, cha tổng đại diện và rất đông các cha, các thầy và độc giả. Cụ còn khoẻ và tinh tấn lắm. Nhưng phải đi từ nhà hưu ra phòng khách của toà giám mục, là một cực hình.  Người già không thích chuyển dịch chỗ này, chỗ khác. Lại là người không ngủ mà. Lúc nào cũng tỉnh như sáo, biết hết mọi chuyện đấy. Đừng có tơ lơ mơ mà chết với Cụ. Chỉ cần lườm nhẹ một cái, là không xong rồi.

Đến với buổi ra mắt, chào hàng này, từ phía Sài gòn và cánh báo chí, có Cụ địa bạ học lão thành Nguyễn Đình Đầu. Có nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải và mấy ông bà bên Sài gòn Giải phóng và vài anh em giáo dân vô danh, đi ăn theo, chúng tôi: Anh Thể, anh Ami Quang và tôi cùng mấy tay mạnh thường quân hảo hớn giang hồ, thuê bao trọn gói một cái xe van chở sách cùng mấy thứ tế nhuyễn, lỉnh kỉnh. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, đã bán vèo một nghìn bộ. Khiếp quá. Cái xe về lại Sài gòn bỗng nhẹ tênh.

Thao Thức Cùng Thao Thức.

Theo mấy dòng chapeau quảng cáo thì Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt viết Lời Giới Thiệu. Cụ Kiệt, ở thời điểm ấy, nổi như cồn. Là một trong những nghĩa tử được thương yêu của lớp Khai Phá, một hiện tượng của chủng sinh Long Xuyên. Cụ viết thế này:” Không cần phải giới thiệu, mọi người cũng đã biết đức cha GB. Bùi Tuần. Gần nửa thế kỷ nay, Ngài đã là một cây bút quen thuộc, được nhiều người mộ mến…”. Và tôi, viết Bạt. Ai cũng bảo tôi liều. Con cưng của Cụ là đức Tổng Kiệt ngoài thủ đô Hà Nội vào đề kín kẽ, ruột thịt. Mình tay mơ, viết lách phất phơ. Tự nhiên, được giao nhiệm vụ viết mất hàng cuối sách. Tuy chỉ là ”nối điêu”, nhưng nghĩ cho cùng, liều thật. Ai đời, múa rìu qua mắt thợ? Thiên hạ còn thiếu gì tên tuổi lừng lẫy ? Trong đạo, ngoài đời. Sài gòn, Hà Nội? Vì thế, tôi đã rút ruột, nói hết trơn hết trọi mọi u ẩn, thao thức của Cụ rồi. Hỏi, còn gì để nói, để viết nữa đâu?

Từ ấy đến nay. Ở nước trong, cũng như nước ngoài, tôi đều dõi theo bước chân của Cụ. Rỉ rả, chậm rãi mà rốt ráo ra phết. Khi thì chân tơ kẽ tóc, dặn dò từng li từng tí. Cả một kho tàng, kinh nghiệm đạo đức, khôn ngoan. Không thiếu một thứ gì. Người gác cửa quá khứ mà. Già lão, yếu ớt lắm rồi. Chẳng ra khỏi căn phòng hưu trí buồn bã ấy bao giờ. Ấy thế mà biết hết đấy, mọi chuyện trên trời dưới đất, cùng hoả ngục nữa. Hằng tuần, Công giáo và Dân Tộc vẫn để dành cho Cụ một khoảng đất rộng, để ương gieo, trồng trọt, tưới tắm. Lời Chúa gửi mọi người. Thiên đàng địa ngục đôi quê. Nói với giáo dân. Nên thánh giữa đời thường. Có chạnh lòng xót thương không. Bền bỉ, trường kỳ mai phục. Vẫn chỗ ngồi không xê dịch ấy. Vẫn tấm gỗ kê làm mặt bàn ấy. Vẫn cây bút bi cạn mực ấy và mấy tờ giấy mỏng tang ấy. Xin lấy những bài mới nhất gần đây nhất, vẫn giọng điệu thân mật, dễ gần. Ngài thao thức với tình hình hiện nay trở nên phức tạp và nguy hiểm; mùa Xuân của tâm hồn;  cuộc đời là một chuỗi dài cảm tạ ơn Chúa; sống vâng phục thánh ý Chúa là hạnh phúc tuyệt vời; những gì Chúa đã làm cho tôi; biết khát khao Chúa; đi qua cửa hẹp; đi vào cõi sau; hãy đến mà xem; phục vụ người nghèo khổ; khắc ghi lời Mẹ nhắn nhủ; nén bạc năm qua; niềm vui của tôi. Và muôn đời,  vẫn muốn nhắc đi, nhắc lại mãi những mệnh lệnh của trái tim. Hãy đọc kỹ những nhắn gửi này:


Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc
Mở lòng ra với người nghèo
Kinh nghiệm truyền giáo
Đức tin cần việc làm kèm theo
Hãy tỉnh thức và cầu nguyện
Truyền giáo là ra khơi
Làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa
Đạo và đức
Cầu nguyện và hành động…
Làm chứng cho Đức Ky tô đến tận cùng trái đất…

Tôi thích nhất câu nói nửa khôi hài, nửa khuyên lơn của Cụ:” người bên lương thì… thiện mà người bên giáo thì… gian”. Hoá ra, thiên đàng địa ngục đôi quê, ai khôn thì về. Ai dại thì xa. Đêm về nhớ Chúa, nhớ cha. Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa linh hồn.

Tháng 11.2023 vừa rồi. Tôi về Sài gòn và xuống Long Xuyên.

Chẳng phải thăm thú gì. Nhưng cốt để ghé thăm Cụ và đức cha Tiếu, nghe đâu ốm đau và trình diện đức cha Toản lần đầu, kể từ ngày Ngài đội mũ, cầm gậy giám mục. Với tôi, Long Xuyên, Cái Sắn, Rạch Giá, Hà Tiên, Lộ Tẻ… vốn là những địa chỉ quá quen thuộc. Trên hành trình viết lách những xứ đạo miền sông nước Long Xuyên, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, tôi đã thuộc lòng đường đi lối về.  Mấy năm xa nhà. Mọi sự đều thay đổi. Long Xuyên trở nên chật chội hơn, đông đúc hơn. Thành phố tươi đẹp như một cô gái ăn diện thời trang. Cụ vẫn ngồi yên trong căn phòng đó, ngó ra phía tiếng động xe cộ bên ngoài. Tôi ghé thăm vào giấc xế chiều. Ở tỉnh lẻ, chiều xuống mau hơn. Tôi chăm chú đọc bản thảo một cuốn sách sắp in của Cụ để sẵn ở bàn nước. Rồi đây, sẽ còn nhiều, thật nhiều tác phẩm của Cụ. Thì ra, Cụ vẫn nhớ Bạt của tôi ở Thao Thức năm 2007. Cụ đưa cho tôi xem tấm hình chụp đã cũ: “Năm 1953 ở Hồng Koong. Đây là những cha giáo đã về Phan Rang, dạy bọn chủng sinh chúng tôi mấy năm lớp nhỏ. Tôi nhận ra ngay. Lúc ấy, Cụ là một chàng thanh niên trẻ măng ở giữa những người bạn còn phơi phới đương Xuân, chưa ai đỗ cụ: Bùi Tuần, Mai Chí Thành, Trần Thái Hiến và hàng ngồi là,  Lương Hoàng Kim, Nguyễn Duy Thản, Nguyễn Trinh Đức, Đinh An Khang, Đinh Bình Định. Tất cả đã ra đi. Hai người sau cùng, mới đây là linh mục Giuse Maria Trần Thái Hiến (1926-2024) và Cụ GB Bùi Tuần (1927-2024). Ôi, những người muôn năm cũ, nay còn đâu?

Nhớ mãi ngày 3.3.2017 đã tâm tình thế này với nghĩa tử Giuse Vũ Duy Thống, giám mục giáo phận Phan Thiết, khi mà chỉ hai ngày trước, khởi đầu Mùa Chay Thánh, cả giáo phận miền nắng gió phủ màu trắng khăn tang thay vì màu tím chủ đạo:” Con chết rồi, nhưng cha vẫn gọi con, như khi con còn sống. Cha tin con vẫn nghe được tiếng cha, bởi vì con đang ở bên Chúa. Còn cha cũng đang ở bên Chúa, tuy một cách khác, nên âm thầm gọi con.”

Đấy, Thao Thức mãi. Ôi, người không ngủ.

New Jersey những ngày để tang Cụ 27.7.2024.

Tác giả: Francis Assisi Lê Đình Bảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!