Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Đan Vinh, HHTM
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Đan Vinh, HHTM

CHU TOÀN SƯ VỤ TIỀN HÔ CHO CHÚA
Bài Tin Mừng hôm nay tập trung vào mặc khải diệu kỳ của cái tên Gio-an trong nghi lễ cắt bì và đặt tên cho con trẻ. Bà con láng giềng tụ tập trong ngày này đã được chứng kiến sự lạ lùng ấy. Rồi việc ông Da-ca-ri-a được khỏi bệnh câm khiến mọi người có mặt đều bở ngỡ và đặt dấu hỏi về sứ mệnh của con trẻ sau này. Sau đó Gio-an đã vào sống trong hoang địa cho đến khi thi hành sứ mệnh tiền hô giúp dân Do thái nhận biết Đấng Thiên Sai là Đức Giê-su Na-da-rét.

TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG VÀ QUYỀN NĂNG CỦA CHÚA
Đức Giê-su chứng tỏ quyền năng trên gió bão biển khơi, tượng trưng cho thế lực của ma quỉ chống lại Thiên Chúa. Người đã dùng lời quyền năng dẹp yên sóng gió để củng cố đức tin yếu kém của các môn đệ. Đồng thời cũng giúp các ông kiên vững niềm tin khi gặp thử thách bách hại sau này.

SỨC SỐNG MẦU NHIỆM CỦA NƯỚC THIÊN CHÚA
Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su dùng nhiều dụ ngôn để giảng dạy cho dân chúng về Nước Thiên Chúa mà Người sắp thiết lập. Cụ thể trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su đưa ra hai dụ ngôn là hạt lúa và hạt cải để diễn tả về sự hình thành và phát triển của Nước Thiên Chúa: Ban đầu hạt lúa được người nông dân gieo trên ruộng đất rồi sau đó, hạt lúa tự mọc lên thành cây lúa và tới mùa ra bông kết trái được nhiều bông hạt. Hạt cải tuy nhỏ bé nhất trong các hạt, nhưng sau một thời gian nó sẽ trở thành một cây cải cao lớn nhất, đến nỗi chim trời có thể đến làm tổ dưới bóng của nó.

ĐÁP LẠI TÌNH CHÚA BẰNG VIỆC THỰC THI TÌNH NGƯỜI
Lòng sùng kính Thánh Tâm là sự tôn kính đặc biệt đối với tình yêu của Chúa Giê-su, hiện thân tình yêu vô cùng của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với loài người. Đức Giê-su cũng đã biểu lộ tình yêu tột cùng với các môn đệ nên trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Người đã lập bí tích Thánh Thể để biến tấm bánh không men dùng trong bữa tiệc chiên trở thành Thân Mình của Người sắp bị nộp vì tội lỗi nhân loại. Rồi Ngừoi cũng đọc lời truyền phép để biến chén rượu nho trong bữa Tiêc Ly trở thành chén Máu thánh của Người sắp đổ ra để đền tội cho nhân loại. Bí tích Thánh Thể biểu lộ tình yêu của Chúa Giê-su, được diễn tả cách rõ nét khi trên cây thập giá, Đức Giê-su còn bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn trúng trái tim và Máu cùng Nước đã chảy ra từ vết thương này, như đồ đệ Gio-an đã làm chứng đã nhìn thấy và ghi chép trong sách Tin Mừng (x. Ga 19,34-35). Máu và Nước đó đã tuôn trào để tẩy rửa tội lỗi của loài người và cũng để ban ơn cứu độ và giao hòa loài người với Thiên Chúa.

HIỆP THÔNG VỚI CHÚA ĐỂ CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ VỚI THA NHÂN
Trước cuộc tử nạn và phục sinh, Đức Giê-su đã lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc Chiên Vượt Qua của đạo Do thái, hầu thiết lập một Giao ước Mới giao hòa nhân loại với Thiên Chúa và ban ơn cứu độ cho loài người thay cho Giao ước Cũ thời Mô-sê.

HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ NOI GƯƠNG CHÚA BA NGÔI
Với trí khôn tự nhiên, lòai người chúng ta chỉ nhận biết có Đấng Tạo Hóa là Đấng tạo thành vũ trụ vạn vật và an bài mọi sự cho trật tự và ngày càng tiến hóa nên hòan thiện hơn. Tuy nhiên chính nhờ Chúa Giê-su mặc khải mà lòai người chúng ta mới biết về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Vậy mặc khải nói gì về mầu nhiệm này? Vai trò của mỗi Ngôi thế nào trong công trình sáng tạo vũ trụ vạn vật và ban ơn cứu độ lòai người? Các nhà thần học đã dùng những hình ảnh nào để diễn tả về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi hầu giúp chúng ta lãnh hội được phần nào về mầu nhiệm quan trọng này? Cuối cùng các tín hữu chúng ta phải sống mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ra sao?

THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG VÀ SAI ĐI LOAN BÁO TIN MỪNG
Chúa Giê-su Phục Sinh hiện đến mang lại cho các môn đệ sự bình an (c.19) và niềm vui (c.20). Sau đó Người sai các ông đi (c.21a), như chính Chúa Cha đã sai Người (c.21b). Cuối cùng, để giúp các ông chu toàn sứ mạng, Người đã thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông (c.22), nhờ đó các ông có quyền tha thứ hay cầm giữ tội của người ta tùy theo họ tin hay không tin vào lời rao giảng của các ông (c.23).

CON ĐƯỜNG THEO CHÚA LÊN TRỜI HÔM NAY
Đức Giê-su trước khi về trời đã trao cho các Tông đồ tiếp tục sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, để ai tin và chịu phép rửa thì được trở nên con Thiên Chúa và được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giê-su. Còn những kẻ không tin thì sẽ bị kết án là bị loại khỏi Nước Trời. Chúa còn hứa hỗ trợ các tông đồ bằng việc ban quyền làm phép lạ Sau đó Chúa Giê-su đã được rước lên trời. Còn các Tông đồ thì đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi với sự trợ giúp của Người.

THỰC HÀNH YÊU THƯƠNG CỤ THỂ TRONG CUỘC SỐNG
Sau khi trình bày về dụ ngôn cây nho và cành nho ám chỉ liên hệ mật thiết giữa Đức Giê-su với các môn đệ, Đức Giê-su tiếp tục trình bày về sự hiệp thông giữa các môn đệ với nhau. Người ban cho họ một điều răn mới là “phải yêu thương nhau giống như Người đã yêu”. Người coi tình yêu ấy chính là dấu hiệu môn đệ thực sự của Người.

HIỆP THÔNG VỚI CHÚA - ĐIỀU KIỆN ĐỂ SINH NHIỀU HOA TRÁI
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sự hiệp thông với Đức Giê-su là điều kiện để Đức Tin của các môn đệ phát sinh hoa trái. Cũng như cành nho kết hiệp mật thiết với thân cây mới có thể sinh hoa kết quả thế nào, thì các tín hữu cũng phải kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su và hiệp thông với nhau thì mới làm vinh danh cho Thiên Chúa và góp phần cứu rỗi tha nhân.

NÊN MỤC TỬ NHÂN LÀNH NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊ-SU
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã tự ví mình như vị Mục Tử nhân lành. Sự nhân lành của người Mục Tử được biểu lộ qua 3 hành động sau: Một là biết rõ từng con chiên và cũng được chiên nhận biết và đi theo. Hai là quan tâm đến cả đoàn chiên, nhất là những con chiên bị đau ốm, thương tích hay đi lạc đàn. Ba là sẵn sàng thí mạng mình đương đầu với sói rừng để bảo vệ đoàn chiên.

NÊN CHỨNG NHÂN CỦA MẦU NHIỆM PHỤC SINH
Bài Tin Mừng của Thánh Lu-ca thuật lại sự kiện Đức Giê-su Phục Sinh hiện ra lần thứ ba với các tông đồ tại nhà Tiệc Ly. Trước hết, Người củng cố đức tin của các ông đang nhát sợ vì tưởng gặp ma, bằng cách cho họ xem tay chân của Người bằng xương thịt, và ăn uống trước mặt các ông. Sau đó, Người giúp các ông hiểu những lời Kinh Thánh tiên báo về cuộc khổ nạn và sự Phục Sinh của Đấng Ki-tô đã ứng nghiệm nơi Người. Cuối cùng Người trao sứ mệnh cho các ông là đi rao giảng sự ăn năn để được ơn tha tội, và làm chứng cho Chúa về những điều mắt thấy tai nghe.

TỪ KHÔNG TIN ĐẾN VỮNG TIN VÀ LOAN TRUYỀN ĐỨC TIN
Tin Mừng Gio-an hôm nay tường thuật hai lần Đức Giê-su hiện ra với các tông đồ. Cả hai lần đều vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần và cách nhau một tuần lễ. Lần đầu Tô-ma vắng mặt, và lần sau có ông hiện diện. Khi hiện ra lần thứ hai, Đức Giê-su đã thỏa mãn đòi hỏi của Tô-ma đòi được “mắt thấy tai sờ”. Khi được Chúa Phục Sinh hiện ra, lập tức Tô-ma đã có đức tin và đã tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !”. Sau đó, Đức Giê-su đã động viên các tín hữu về sau là những người chỉ có đức tin bởi nghe: “Phúc thay những người không thấy mà Tin!”.

ÔNG ĐÃ THẤY VÀ ĐÃ TIN
Gio-an viết Tin mừng nhằm mục đích “Để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Ga 20,31). Riêng đoạn Tin mừng hôm nay, Gio-an cho thấy Đức Giê-su thực sự đã từ cõi chết sống lại như Người đã báo trước

CÙNG CHÚA CHIẾN THẮNG SỰ CHẾT
Bài Tin Mừng tường thuật mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Giê-su đã được thiên thần loan báo trước tiên cho ba người phụ nữ khi họ đi ra mồ tứ sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần để xức thuốc thơm ướp xác Thầy. Thiên thần đã ra lệnh cho các bà phải trở về loan báo Tin Mừng ấy cho các môn đệ của Đức Giê-su và nhắn tin là họ hãy trở về xứ Ga-li-lê để gặp Người tại đó.         

PHỤC SINH VINH QUANG NGANG QUA TỬ NẠN THẬP GIÁ
Phụng vụ Lễ Lá hôm nay gồm hai phần: Rước Lá (x Mc 11,1-11) và Thánh Lễ với Tin Mừng về cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su (Mc 14,1-15,47)

CON ĐƯỜNG QUA ĐAU KHỔ VÀO TRONG VINH QUANG
Việc dân Do Thái suy tôn khi đón rước Đức Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem và việc dân ngoại đến xin gặp mặt là dấu hiệu tiên báo đã đến “Giờ” Đức Giê-su được tôn vinh. Được tộn vinh nghĩa là được vào trong vinh quang qua khổ nạn thập giá, giống như hạt lúa chỉ phát sinh được nhiều hạt lúa khác sau khi trải qua một quá trình tự hủy trong ruồng đất. Đức Giê-su qua cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh, để ban ơn cứu độ cho loài người, và đến ngày tận thế Người sẽ đến lần thứ hai để phán xét và tiêu trừ ma quỷ cùng những kẻ theo chúng vào hỏa ngục đời đời.

PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NHẬN ĐƯỢC ƠN THA THỨ TỘI LỖI?
Khi nói chuyện với ông Ni-cô-đê-mô, Đức Giê-su đã mặc khải về tình thương cứu độ của Thiên Chúa như sau: Để cứu chuộc thế gian đang sống trong bóng tối sự chết, Thiên Chúa đã sai Con Một giáng trần làm Đấng Thiên Sai. Nhờ chấp nhận cái chết đau thương trên thập giá để đền tội thay và giao hòa loài người với Thiên Chúa.

THANH LUYỆN TÂM HỒN NÊN ĐỀN THỜ ĐÍCH THỰC CỦA THIÊN CHÚA
Với lòng nhiệt thành yêu mến Thiên Chúa, Đức Giê-su không thể chấp nhận được cảnh bát nháo diễn ra nơi Đền Thờ của Chúa Cha. Người đã biểu lộ uy quyền của Con Thiên Chúa bằng việc dùng roi xua đuổi bọn con buôn cùng với tiền bạc, chiên bò, chim câu của họ... ra khỏi Đền Thờ. Người tẩy uế Đền Thờ của Chúa Cha và khẳng định rằng: Từ nay việc thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa sẽ phải được cử hành trong Đền Thờ Mới là thân xác Phục Sinh của Người và trong lòng các tín hữu, thay sự thờ ph

LỜI CHÚA - PHƯƠNG THẾ HỮU HIỆU GIÚP ĐỔI MỚI TÂM HỒN
Sau khi cho các môn đệ biết về việc Người sắp lên Giê-ru-sa-lem để chịu chết và ngày thứ ba sẽ sống lại, Đức Giê-su muốn củng cố lòng tin của các ông đang bị giao động, bằng cách đưa 3 môn đệ thân tín là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an lên núi cao. Tại đây, Người biến hình trước mặt các ông, rồi có lời Chúa Cha xác nhận Người là Con yêu dấu. Có Mô-sê và Ê-li-a hiện ra đàm đạo về cuộc khổ nạn Người sắp trải qua. Như vậy, việc biến hình cho thấy cuộc khổ nạn của Đức Giê-su là do thánh ý của Chúa Cha và cũng nhằm khích lệ tinh thần của các môn đệ, giúp các ông kiên vững lòng tin khi phải chứng kiến cuộc khổ nạn của Người sau này.

[1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [8/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!