|
|
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng
|
THÁNH GIA
Chúa Giêsu là Ngôi Lời hiện hữu từ đời đời. Ngài đã hạ xuống thế làm người và sống trong một gia đình có cha có mẹ. Chúng ta gọi là Thánh Gia Thất. Chúa Giêsu đã chấp nhận kiếp người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Chúa đã đi vào thời gian và không gian của lịch sử nhân loại. Chúa Giêsu đã dùng 33 năm để hoàn tất sứ mệnh mà Chúa Cha đã trao phó. Ba mươi ba năm là một khoảng thời gian ngắn so với đời đời, nhưng là thời gian hồng ân Thiên Chúa đã viếng thăm và chia sẻ phận người. Đức Maria và thánh Giuse đã được thông phần vinh dự của Chúa Con. Ngàn đời mọi người sẽ khen Mẹ có phúc và thánh Giuse là người cha công chính: Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con (Hc 3,2). |
|
(Nguốn Ánh Sáng) Lễ CHÚA GIÁNG SINH.
Xin Kính Chúc Quý cha, Quý Tu sĩ Nam Nữ & Quý Ông Bà và Anh Chị Em Mùa Giáng Sinh An Vui và May Lành. |
|
MẦU NHIỆM (CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG)
Mầu nhiệm Nhập Thể được giữ kín từ đời đời, nay được tỏ bày cho nhân loại. Trong lịch sử Do-thái cũng như lịch sử ơn cứu độ, Vua Đavít và vua Salômôn trị vì dân Do-thái ở Giêrusalem khoảng năm 1020-930 B.C. Khi đã dẹp yên loạn lạc vây quanh, dân chúng sống trong cảnh thái bình và an cư lạc nghiệp. Vua Đavít ngự trong cung điện sang trọng bằng gỗ bá hương nhưng Hòm Bia Chúa vẫn lưu giữ trong Lều Tạm bằng da. Chúng ta biết rằng Hòm Bia chứa đựng Manna và bia đá khắc ghi Mười Giới Răn. An cư trong miền Đất Hứa, vua Đavít đã gợi ý với tiên tri Nathan, xây một Đền Thờ để Hòm Bia Chúa và nơi Chúa hiện diện với Dân Ngài. |
|
SỰ SÁNG (CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG)
Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng là Chúa Nhật vui mừng. Đốt lên cây nến thứ ba màu hồng của Vòng Hoa Mùa Vọng. Màu hồng là màu của sự hy vọng vì ơn cúu độ đã gần kề. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay khơi dạy niềm hy vọng cứu độ trong dân thánh. Sau bao nhiêu năm lưu đầy xa xứ, dân Chúa chọn đã khổ sở vì làm tôi đòi, mất quyền tự do thờ phượng và bị ép buộc từ bỏ lề luật của Chúa. Nay Dân được giải thoát trở về Giêrusalem xây dựng lại đền thờ và thanh tẩy tâm hồn. Các tiên tri đã gióng lên lời an ủi là ơn cứu độ đã gần kề. Mọi người hãy ăn năn sám hối đón nhận lời hứa ban Đấng Cứu Độ.
|
|
DỌN ĐƯỜNG
Để thực hiện bất cứ một chương trình hay một công trình nào cần phải chuẩn bị. Để tác thành vũ trụ trong thời gian, Thiên Chúa đã quan phòng cho mọi thụ tạo hiện hữu cách lạ lùng. Vạn vật tiệm tiến phát triển qua thời gian. Để đi vào chương trình cứu độ loài người, Thiên Chúa đã đi vào lịch sử của con người trong thời gian và không gian. Thiên Chúa đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời từng bước theo sự phát triển và nhận thức của con người. Ngài hướng dẫn lịch sử của một dân tộc được tuyển chọn trong chương trình Cứu độ. Từ tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob kéo dài cả 2000 năm, cho tới Đấng Cứu Thế xuất hiện. Thiên Chúa là Alpha và Ômega, là cội rễ và là cùng đích. Ngài là chủ thời gian. Mọi loài thụ tạo được tác thành trong thời gian và không gian giới hạn. |
|
THỨC TỈNH CẦU NGUYỆN
Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng của niên lịch Phụng Vụ, Năm B. Lời đầu tiên Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ: Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào (Mc 13,33). Lời của Chúa luôn là Lời hướng dẫn và cảnh tỉnh đời sống chúng ta. Đôi khi chúng ta cảm thấy chán ngấy vì sự nhắc nhở phải tỉnh thức luôn. Biết rồi, nói mãi! Giáo hội như người mẹ luôn luôn yêu thương và quan tâm đến con cái mình. Giáo hội đã trung thành dùng Lời Chúa trong Kinh Thánh để mời gọi chúng ta hãy đi trong đường lối của Chúa. |
|
CHÚA CHIÊN
Chúng ta cử hành Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ (A). Giáo Hội mừng kính trọng thể Lễ Chúa Kitô Vua, Vua các Vua, Chúa các Chúa. Chúa Giêsu Kitô là Chúa Chiên Lành. Người Kitô hữu rất quen thuộc với những từ ngữ nhà đạo, như con chiên, đoàn chiên, chiên sát tế, chiên hy sinh và chiên gánh tội… Khi cử hành thánh lễ mỗi ngày, chúng ta tuyên xưng: Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con. Dân Do-thái xưa thường dùng con chiên để đem đi sát tế dâng lễ toàn thiêu và đền tội. Họ dùng máu chiên rảy trên bàn thờ và trên toàn dân để thánh hiến. Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa đã tự nguyện dâng mình làm lễ hiến tế trên thập giá để đền tội cho muôn dân. |
|
TÍNH SỔ (CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN.)
Sách Phương Ngôn (còn gọi là sách Châm Ngôn) diễn tả hình ảnh một người vợ tài đức vẹn toàn. Nàng lo toan cần mẫn trong công việc cửa nhà rất chu đáo. Nàng yêu thương và chăm lo cho chồng con. Với lòng bác ái từ bi: Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó và giơ tay hướng dẫn người bần cùng (Pn 31, 20). Nàng quí giá hơn ngọc ngà châu báu muôn vàn. Nàng mang lại niềm an vui và hạnh phúc cho gia đình. Trong vai trò là vợ, là mẹ và là người phụ nữ, nàng lo liệu mọi việc trong nhà và ngoài xã hội một cách chăm chỉ. Đời sống nội tâm của nàng thể hiện một niềm tin mạnh mẽ trong sự kính sợ Thiên Chúa: Duyên dáng thì giả dối và nhan sắc thì hão huyền. Người phụ nữ kính sợ Chúa, sẽ được ca tụng (Pn 31, 30). Nàng nhận diện giá trị đích thực của người phụ nữ không hệ tại ở nhan sắc chóng tàn phai, nhưng là cái tâm trinh trong vẹn tuyền. Nàng đáng được ca ngợi! |
|
TỈNH THỨC
Ơn khôn ngoan là ơn sủng của Chúa Thánh Thần. Ngày xưa, vua Sôlômon chỉ xin Thiên Chúa cho được ơn khôn ngoan để phân biệt phải, trái và xét xử dân cho công bằng chính trực. Chúa đã ban cho vua được ơn khôn ngoan và mọi ơn cần thiết nữa. Người đời thường nói: Khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét. Người khôn ngoan là người học biết được lý lẽ ở đời. Biết đường đi nước bước. Biết sự giới hạn của mình. Càng hiểu biết về chính mình thì càng khôn. Chưa chắc người biết nhiều sự ở đời đã là người khôn. Người khôn là biết những gì mình cần phải biết, gọi là trí tuệ. Biết hướng nhìn lên trời cao, nhìn xuống và biết quan sát vạn vật chung quanh. Người khôn nhận biết được nguồn gốc, ý nghĩa và cùng đích của vũ trụ muôn loài và con người. |
|
THỰC HÀNH
Truyện kể: Vào một ngày kia, có người đàn ông đi dạo trong khu vườn rộng, suy tư sâu lắng và phản hồi. Ông đứng ngạo nghễ trước một cầy sồi to lớn, gẫm suy về những trái cây sồi nhỏ tí bám chung quanh cành cây và kìa, một cơn gió thoảng qua, có một vài trái rơi rụng xuống. Rồi ông ngó sang hàng rào bên cạnh, đó là một vườn bí rợ rộng có giây bí leo khắp nơi. Bỗng dưng, ông có một tư tưởng nghĩ rằng: Tạo Hóa rõ thật lầm lẫn! Tại sao một trái bí to bám vào một giây bí leo nhỏ tẽo và trái sồi nhỏ tí lại đeo trên cây sồi to lớn thế? Điều này không hợp lý. Và rồi, một làn gió mạnh thổi qua, một trái sồi nhỏ rời cành rớt xuống. Trái sồi rơi ngay trên đỉnh đầu ông ta. Ông ta chợt tỉnh và mỉm cười: “Sau tất cả, có lẽ Đấng Tạo Hóa ở trên đỉnh cao của mọi sự”. |
|
LỄ CÁC LINH HỒN (2 tháng 11).
Đời sống con người giống như lữ hành trên một chuyến xe lửa với những trạm dừng và thay đổi tuyến đường. Khi sinh ra, cùng với cha mẹ chúng ta bước lên xe lửa. Mong rằng cha mẹ chúng ta sẽ cùng đồng hành bên cạnh. Tuy nhiên, tới một trạm nào đó, cha mẹ phải xuống khỏi xe lửa và rời chúng ta đi trong đơn côi. Các trạm kế tiếp, có nhiều người bước lên xe lửa. Họ là bạn bè, anh chị em, thân hữu và cả người yêu trong đời. Xe tiếp tục chạy, sẽ có nhiều người ra khỏi xe và để lại chỗ trống. |
|
SỐNG ĐẠO (CÁC THÁNH NAM NỮ).
Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng Mầu Nhiệm Hiệp Thông trong dân thánh. Mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ bao gồm tất cả các thánh đang được hưởng vinh phúc bên Chúa. Họ là những người đã giặt áo trong Máu Con Chiên |
|
ĐỨC ÁI
Người Kitô hữu phải luôn là người bước tới. Khi dừng chân là chúng ta đang tụt hậu và bị lỗi thời. Mọi sự trên trời, dưới đất đều đang di động và lòng người luôn đổi thay hướng tới. Cuộc sống sinh hoạt của con người trên thế giới không đồng đều như nhau. Sự khác biệt về gia cảnh giúp mọi người thể hiện lòng bác ái và nâng đỡ nhau trong đời sống. Ngay từ những buổi sơ khai, trong xã hội loài người đã có sự đối xử chênh lệch giữa kẻ giầu người nghèo, kẻ sướng người khổ và người làm chủ kẻ làm tôi. Ngoài việc đối xử công bằng, con người cần có đức ái yêu thương chia sẻ với nhau. Vì trong cuộc sống của mỗi người có nhiều những éo le và sự cố khó lường. Người ta nói: Nghèo lại mắc cái eo. Đôi khi những sự khó xảy ra dồn dập, cái khó khăn này kéo theo cái khó khác, họa vô đơn chí là thế.
|
|
THIÊN CHÚA
Không phải tự nhiên mà trí khôn loài người có thể nhận biết về Thiên Chúa. Trải qua muôn thế hệ, con người vẫn còn lần mò tìm kiếm về nguồn chân, thiện, mỹ. Trên thế giới còn rất nhiều người chưa nhận biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa. Khái niệm về một Đấng Tối Cao hay Thượng Đế rất là đa dạng. Mỗi tôn giáo có các quan niệm khác nhau về Thượng Đế. Các niềm tin tôn giáo cổ thời lưu lại cho chúng ta một kho tàng quí báu trong công việc suy tư tìm kiếm nguồn cội. Hình như có bao nhiêu tôn giáo là có bấy nhiêu cách giải thích về sự hiện hữu của Tạo Hóa. |
|
TIỆC MỪNG
Sống trên đời, ai cũng muốn được ăn ngon mặc đẹp. Trừ một số những vị chân tu tự nguyện ăn uống kham khổ để tu thân, luyện tính hoặc kiêng khem để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đa số dân lao động chỉ mong muốn được hằng ngày dùng đủ. Việc ăn uống đáp ứng nhu cầu thể xác và cũng mang lại niềm vui tinh thần. Nghe tiên tri Isaia loan báo về bữa tiệc, ai nấy đều vui mừng phấn khởi. Bữa tiệc thịnh soạn là dấu chỉ của sự sung túc và vui hưởng phước lộc. Tiệc đã dọn sẵn sàng, ai cũng có thiệp mời đến tham dự bữa tiệc vui này, nhưng cuối cùng đã có một số người tìm lý do riêng tư để từ chối. Vì họ có nhiều lý do và nghĩ rằng những công việc khác quan trọng hơn. |
|
THẤT TRUNG
Dân Do-thái khi đã an cư lạc nghiệp nơi vùng Đất Hứa, họ gia công làm việc để gầy dựng cuộc sống. Chấm dứt thời gian lữ hành ăn Manna, thịt chim cút và uống nước suối. Giữa vùng đất sỏi đá, họ đã dùng sức lao động để chuẩn bị những mảnh vườn trồng nho mầu mỡ. Có lẽ nhiều người trong chúng ta không quen thuộc với hình ảnh vườn nho, dàn nho hay cây nho nặng trĩu trái ngọt. Tiên tri Isaia ví von dân Do-thái như vườn nho được chăm tưới. Người chủ trồng loại nho tốt trong vườn, nhưng kết qủa dàn nho chỉ sinh ra toàn trái nho dại. Isaia ngụ ý nói về đời sống bất trung của dân Do-thái. Một dân tộc được Thiên Chúa yêu thương, chăm sóc và bảo vệ ân cần, nhưng rồi dân chúng chứng nào cứ tật đó. Họ đã từ bỏ giáo huấn của Chúa để chạy theo lối sống của các dân ngoại. |
|
HỐI LỖI
Kinh Thánh là một kho tàng vô giá bảo toàn tất cả những điều Thiên Chúa mạc khải về sự khôn ngoan, các giá trị về đức tin, luân lý đạo đức và ân sủng cứu độ. Thiên Chúa đã chọn gọi các tổ phụ, các tiên tri, tư tế và thầy dậy để ban truyền huấn lệnh và đường lối chính trực. Toàn bộ Kinh Thánh được hình thành trải qua cả ngàn năm, tỏ bày sự khôn ngoan thương trí của Thiên Chúa. Các ngôn sứ và đặc biệt một số tác giả của sách Huấn Ca, sách Khôn Ngoan, Châm Ngôn và Thánh Vịnh… đã chia sẻ những trải nghiệm sống đức tin qua các biến cố thời đại. Khi thời gian đã mãn, Chúa Giêsu xuống trần đi rao giảng, Ngài đã khai mở một kho tàng ân sủng và con đường chính thật dẫn vào Nước trời. Trong tất cả các sách vở suy niệm, giảng giải, chia sẻ và các giáo huấn luôn nói lên những lời lẽ tích cực tốt đẹp, khuyên dạy và hướng thiện.
|
|
AN BÀI
Lướt qua một số nguồn thống kê trên mạng lưới hoàn cầu, chúng ta có một cái nhìn tổng quát về tình trạng cuộc sống của con người trên thế giới. Con số thống kê có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng giúp chúng ta có một cái nhìn sơ khởi. Trên thế giới hiện nay, có chính thức là 196 quốc gia (bao gồm cả Taiwan). Dân số trên thế giới, theo thống kê mới nhất là có trên 8 tỉ 045,311,447 triệu người. Số trẻ em ước tính là 2 tỉ 200 triệu. Có khoảng trên 1 tỉ người người sống trong sự nghèo khổ thiếu thốn nhiều phương tiện và còn hơn 1 tỉ 600 triệu người chưa có hệ thống điện nước. Tổng số tài sản lợi tức giầu có của 85 người giầu nhất, tương đương với tài sản của nửa số người nghèo trên thế giới. Về dân số, (geolive.com) nước Trung Quốc đông dân nhất có khoảng trên 1 tỉ 425 triệu và nước Việt Nam đứng vào hàng thứ 14 đông dân là trên 98 triệu 858 ngàn. Nước nhỏ bé và ít dân nhất là Holy See (Vatican) có 799 người. |
|
THA THỨ
Chúa Giêsu đã dậy các tông đồ và chúng ta một Kinh cầu nguyện rất ngắn, nhưng gói trọn mọi tâm tình. Hằng ngày, chúng ta đọc Kinh Lạy Cha: Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Trong lời kinh có sự ca ngợi, chúc tụng, cảm tạ, phó thác, xin ơn hồn xác, đền tạ và tuyên hứa. Chúng ta cầu Chúa tha thứ những món nợ tinh thần đối với Chúa, với tha nhân và với chính mình. Tha thứ là xóa bỏ. Tha thứ là quên lãng và bỏ qua. Sự tha thứ thuộc lãnh vực tâm linh đi vào căn cốt tận cõi lòng. Tha thứ ngoài môi miệng chỉ là hình thức, bằng mặt chứ không bằng lòng. Phải có đời sống nội tâm mạnh mẽ, chúng ta mới có thể thắng vượt những sự thù ghét oán hận để tha thứ cho nhau. Người đời thường đối xử với nhau một cách gọi là công bằng: Ăn miếng trả miếng hay là mắt đền mắt, răng đền răng. Nếu chúng ta cứ ngồi đó để tính toán hơn thiệt và ác giả ác báo, |
|
TRÁCH NHIỆM
Truyện kể: Một du khách đang rảo qua khu danh lam thắng cảnh ở Thụy Sĩ, ông dừng lại trước hàng rào của một khu vườn hoa đẹp đẽ bao quanh một lâu đài. Người làm vườn mừng rỡ và đón chào. Họ nói chuyện với nhau về các loài hoa. Ông du khách hỏi: Cụ ở đây bao lâu rồi? Thưa, được 24 năm. Cụ đã gặp chủ nhân được mấy lần rồi? Tôi đã gặp 4 lần và lần cuối cách đây ba năm. Vậy ông ta có thường liên lạc với cụ không? Thưa không. Vậy ai trả lương cho cụ? Viên quản gia của ông chủ. Người quản gia có năng tới đây không? Tôi chưa hề gặp ông ta, chúng tôi liên lạc bằng thơ từ thôi. Thế thì ai thưởng lãm cảnh đẹp này, mà cụ phải mất công chăm sóc kỹ lưỡng như vậy? Ô, thưa ông, tôi chu toàn trách nhiệm của mình và tôi làm như chủ tôi sẽ đến ngày hôm nay, ngay bây giờ. Ngoài ra chính khi làm đẹp khu vườn của ông chủ, vợ chồng tôi cũng được vui hưởng cảnh đẹp. |
|
[1]
1
2
3 4
5
6
7
8
9
10 [4/56] |
|