Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Lời mở đường - "Kho nấu" cuộc đời

Chương một - Đối thoại là một tiến trình sáng tạo

Chương hai - Nắm vững mục đích, tối hậu của Đối thoại

Chương ba - Ưu tiên số một cần đặt lên hàng đầu khi đối thoại : Biết mình, biết người

Chương bốn - Lắng nghe và gọi ra ánh sáng

Chương năm - Xây dựng một quan hệ Tình Người bình đẳng và đồng hành

Chương sáu - Đối thoại là tương tức và tương sinh

Lời nói cuối - Một danh hiệu khác của đối thoại là thứ tha

Sách Tham Khảo

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Đối Thoại Một quê hương Tình Người
Chương một - Đối thoại là một tiến trình sáng tạo

Những lần đi nói chuyện đó đây  về đề tài Đối thoại, tôi đã ghi  nhận nhiều loại câu hỏi khác nhau, có khi xung khắc và đối kháng lẫn nhau.

Khi tôi trình bày những thái độ bên trong hay là lối nhìn của người đối thoại, thính giả thường đặt câu hỏi về kỹ năng hay là "cách làm" khách quan, khoa học.

Khi tôi giới thiệu một số động tác cần thiết, họ thường chất vấn về mục đích và yêu cầu của công việc đối thoại.

Bao nhiêu sách vở hoặc tài liệu về đối thoại  cũng chỉ đặt trọng tâm vào một khía cạnh nhất định. Tác giả nầy bàn về chân tướng hoặc căn cước của con người đối thoại. Tác giả khác nêu lên những điều kiện hoặc môi trường của tác phong đối thoại. Đối với một số tư tưởng gia, đối thoại chỉ có thể đề cập, khi con người chấp nhận tương quan giữa mình và Thượng đế. Nói cách khác, đối thoại phải là cung cách của con người có một đời sống tâm linh dồi dào, vững mạnh, khao khát học hỏi và thăng tiến.

R. Dilt là một trong những số tác giả tiên phong đã vun đắp những nền móng vững vàng và phong phú cho "Chương trình sinh hoạt thần ngữ" 1. Để đào sâu một vấn đề theo tác giả nầy chúng ta không thể không khai quật sáu từng lớp ý nghĩa khác nhau :

1 Dilts R.- Des outlils pour l‘ Avenir - Brouwer Paris, 1995 tr. 83

Tầng lớp một : Vấn đề ấy thuộc về ai? Căn cước hoặc chân tướng của họ phải  như thế nào?

Tầng lớp hai  : Người ấy đeo đuổi những mục đích hoặc giá trị nào ? Điều quan trọng cho người ấy là gì? Họ có những "Tin tưởng" nào ? Động lực nào thúc đẩy họ đi tới, hành động, thực hiện ?

Tầng lớp ba    : Người ấy làm những gì ? Họ có những hành động nào ?

Tầng lớp bốn  : Người ấy làm thế nào ? Họ có những kỹ năng gì ?

Tầng lớp năm : Người ấy làm trong những điều kiện hoặc môi trường nào, xét về mặt thời gian, không gian ?

Tầng lớp sáu  :  Khi sống và hành động như vậy, họ thuộc cảnh vực nào? Họ có những quan hệ thế nào với Trời Đất, Vũ trụ ? Đời sống tâm linh của họ gồm có những cơ sở nào ?  

 Sáu câu hỏi : Sáu bình diện khảo sát :

1- Ai ?

2- Để làm gì ? Tại sao ?

3- Cái gì ?

4- Cách nào ?

5- Ở đâu, khi nào ?

6- Với ai, Nhờ ai ?

Trong lãnh vực đối thoại, để có thể khai thông mọi đường đi nẻo về, chúng ta không thể né tránh một trong sáu câu hỏi trên đây. Đối thoại, nói khác đi, là một con đường xa xôi, bao gồm rất nhiều giai đọan. Chỉ có khả năng đối thoại, những ai có thể sáng suốt trả lời : Tôi bắt đầu ở đâu ? Tôi tiếp tục đi tới hay là thay đổi hướng đi ? Khi nào tôi dừng lại ?

Biết như vậy là làm chủ tình thế, bằng cách phân biệt minh thị :

Một : Cái gì có thể thay đổi ?  Và để thay đổi, tôi sẵn sàng, can đảm nhận diện và đối diện tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời.

Hai : Cái gì không thể hay chưa có thể thay đổi ?  Thái độ của tôi lúc bấy giờ là bình tâm, thanh thản, chấp nhận và đón nhận.

Ba :  Ngày ngày học tập, tôi luyện, lắng nghe, biết nhìn để phân biệt cái gì có thể và cái gì không thể. Người xưa gọi khả năng ấy là minh minh đức nghĩa là ngày ngày đốt sáng lên ngọn đèn Đức sáng hoặc tuệ năng của mình.

Trong tinh thần và lăng kính ấy, đối thoại chính là khai thông và đốt sáng lên ngọn đèn ý thức về bản chất và ý nghĩa "làm Người" của

mình, khi chúng tiếp xúc và trao đổi với người anh chị em hai bên cạnh, trước mặt.

Đối thoại như vậy, theo lối trình bày và giải thích của Stephen R. Covey 2, là một tiến trình phát xuất từ bên trong nội tâm của con người. Rồi từ đó, tiến trình ấy lan trải ra bên ngoài và thấm đậm nhuần nhuyễn mọi quan hệ tiếp xúc và trao đổi giữa người với người. Đối thoại như vậy không phải là sở hữu, tôi có. Một cái gì thêm vào từ ngoài, như một chiếc áo, một lớp phấn son. Đối thoại thực sự là hiện hữu, làm nên bản chất của đời tôi. Đó là "mai cốt cách, tuyết tinh thần". Là tinh hoa của con người toàn diện. Để thấm thấu và nhuần nhuyễn kiến giải của tác giả St. Covey, chúng ta cần hiểu rõ : bên trong là thực chất, căn cước, chân tướng, diện mạo, tư cách. Và bên ngoài là kỹ năng tinh nhuệ : biết cách làm, muốn làm và có khả năng làm một cách dễ dàng, khéo léo, tự nhiên. Nếu có thực chất mà chưa có khoa học kỹ thuật, đối thoại không mang lại kết quả như lòng mong ước : có ý định nhưng hẹn nay hẹn mai, khó bắt tay vào việc. Khi làm thì làm lung tung, lộn xộn, không thu đạt kết quả.

Trái lại, có kỹ năng đạt chỉ tiêu mà thiếu chiều sâu nội tâm, chúng ta chỉ làm con "múa rối" trước mắt bá nhân bá tánh. Làm trong điều kiện như vậy,

 Covey St. R - Les sept habitudes - First, Paris 1991

chúng ta sẽ phá hoại hơn là vun đắp. Triệt tiêu hơn là gieo trồng !  

Đối thoại vừa có bên trong, vừa có bên ngoài. Bên trong là nội lực, chí hướng, hoài bão. Bên ngoài là kỷ năng, khoa học kỷ thuật, "biết làm" một cách thuần thục, tự nhiên, dễ dàng khéo léo.

 

 Nói cách khác, tiến trình đối thoại - từ trong ra ngoài, từ đầu chí cuối - bao gồm bảy bước đi:

Bước thứ nhất là sáng tạo.

Bước thứ hai là xác định mục đích tối hậu.

Bước thứ ba là phân biệt và đặt lên hàng đầu cái gì là ưu tiên trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.

Bước thứ bốn là lắng nghe, tìm hiểu, khai sáng những cơ cấu nội tâm : Một cách đặc biệt, chúng ta ý thức về những thành kiến, kiến lập đang len lõi nằm vùng.

Bước thứ năm là Đồng hành, chia sẽ, bằng cách nuôi dưỡng lập trường Người thắng Ta thắng.

Bước thứ sáu là tương tức, tương sinh.

Bước thứ bảy là tôi luyện, đổi mới mỗi ngày, từ lối nhìn bên trong, đến tác phong bên ngoài, bằng cách hoá giải những tình cảm xúc động.

Chương một nầy đặt trọng tâm vào bước đầu tiên là khả năng sáng tạo và đáp ứng.

1- Sáng tạo trong lãnh vực tư duy

Ngày nay, trong địa hạt tâm lý, xã hội và triết học, các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau, thường phân biệt hai cấu trúc hoặc mô hình tư tưởng :

- Cấu trúc một là tư tưởng một chiều, độc lộ

- Cấu trúc hai là tư tưởng đa phương, đa diện, linh động, mềm dẽo và đầy tính sáng tạo.

Cấu trúc độc lộ chỉ đi theo một con đường duy nhất. Lắm khi đó là một lối mòn có sẵn từ bao nhiêu năm. Những lối nói "xưa bày nay làm", "cha mẹ đặt đâu con ngồi dấy" hay là "ngựa chạy đường cũ" diễn tả khuynh hướng bám sát, lệ thuộc vào thói quen, trong lề lối tư tưởng một chiều nầy.

Để biện minh cho lối tư duy độc lộ, nhiều người tung ra những trái hoả mù gây"lo sợ" dưới những danh hiệu "đao to búa lớn như truyền thống chính quy...". Và những ai cổ võ đổi mới, sáng tạo...đều bị phê phán và gắn cho nhãn hiệu là "phản bội, lầm lạc, xét lại, thiếu lập trường dứt khoát, thiếu ý thức về giai cấp...".

Phải chăng vì "sợ", chúng ta khép kín mọi cửa lòng, dập tắt mọi ngọn lửa sáng tạo nơi mình và nơi kẻ khác ?

Để minh họa hai cấu trúc tư duy nầy, David Molden đưa ra ví dụ sau đây 3 : "Trước một trò chơi lắp ráp một hình nổi vào một mẫu lõm, như một khối vuông 4 cm/4 cm vào một lỗ tròn có đường kính 3 cm, mỗi người trong chúng ta sẽ giải quyết như thế nào ?"                                       

 

 

 

 

   ***

3 MOLDEN D - Managing with the power of NLP  - F. Times, London 1996, tr. 5. 

Cách giải quyết thứ nhất là đầu hàng và diễn tả tình trạng bất lực của mình : "Tôi không làm được, bởi vì hình vuông lớn hơn hình tròn".

Cách giải quyết thứ hai là cưỡng chế, cố ép hình khối đi vào trong mẫu hình tròn, bằng cách sử dụng một cái búa đập mạnh vào khối vuông. Cuối cùng, khối vuông bị tan vỡ và mẫu tròn cũng biến dạng.

Cách giải quyết thứ ba là vội vã, đơn phương thay đổi thích ứng. Với những phương tiện có sẵn ở dưới tầm tay, chúng ta gọt đẽo cho hình khối nhỏ lại. Hay là chúng ta nới rộng đường kính của mẫu tròn.

Tuy nhiên, với những cố gắng vượt tầm của chúng ta, hai yếu tố hình khối và mẫu tròn sẽ không thể nào ăn khớp với nhau một trăm phần trăm.

Cách giải quyết vội vã "làm cho có làm" được người Mỹ thích gọi là "quick-fix" càng gia trọng vấn đề hơn là chữa trị. Đó là một "loại mì ăn liền" hay là xoa dầu cù là.

Cách giải quyết thứ bốn là quan sát, bỡ ngỡ, hiếu kỳ, suy nghĩ, đặt câu hỏi, tham vấn những người chung quanh chúng ta, bạn bè cũng như cha mẹ, những người có kinh nghiệm. Trước khi quyết định, chọn lựa, chúng ta khảo sát một cách thanh thản và bình tâm nhiều con đường khác nhau, nhiều lối giải quyết có khi mâu thuẫn với nhau. Chúng ta mở lòng, đón nhận, học tập.

Mỗi năm ít nhất một lần tôi trở về thăm viếng quê hương. Từ Lausanne, Thụy sĩ về Sàigòn, dù muốn dù không tôi không thể chọn lựa một con đường duy nhất. Ngoài xe lửa, xe đò, xe taxi, máy bay...đến một lúc nào đó, tôi phải dừng chân, đi bộ, bước vào nhà, có khi phải ngang qua những con hẻm bùn lầy, nước đọng. Dù sau nầy, khi đất nước văn minh, giàu mạnh, tôi sẽ chẳng bao giờ có thể dùng máy bay, hoả tiễn đi thẳng vào nhà. Xa lộ không thể đi qua mọi thôn xóm...sân bay không thể xây dựng trước cửa nhà của mỗi người.

Trong tinh thần và lăng kính ấy, tư tưởng độc lộ, độc diễn không thể thích ứng với cuộc sống làm người. Nhiều khi chúng ta phải "đồng qui", nghĩa là tập hợp lại, cùng nhau nhìn về một hướng. Khi khác, chúng ta phải cho phép  tư tưởng có điều kiện và cơ hội "ly tán" hay là "trăm hoa đua nở". Mỗi người có quyền phát huy con đường riêng tư, độc đáo của mình. Hoa hồng không thể giống hoa sen. Hoa mai không có hương vị và ý nghĩa như hoa lan. Đất nước sẽ nghèo nàn và chán ngấy làm sao, nếu mỗi nhà chỉ được phép trồng hoa thọ trong mảnh vườn của mình ! Tai họa cho quê hương, nếu mọi người

phải mang đồng phục, bất kỳ loại đồng phục nào : Đen hay nâu, đỏ hay vàng !

Dù ngày ngày sử dụng những phương tiện giao thông như máy bay, xe lửa...đến một lúc nào đó, hay một nơi nào đó, tôi phải đi bộ ! 

Chán ngấy và tai họa cho quê hương, nếu mỗi nhà chỉ được phép trồng hoa thọ... cho dù hoa ấy được "tôn phong" làm biểu tượng của Đất Nước !

 

 

2- Sáng tạo

trong lãnh vực quan hệ

Xuyên qua những nhận định, minh họa và giải thích trên đây, sáng tạo là gì ? Sáng tạo phát xuất từ đâu ?

Thứ nhất, sáng tạo là đặt mình vào vị trí của nhiều người, có khả năng nhìn như họ, cảm như họ và có thể chọn lựa cách làm và hành động của họ...Khi tôi ở trên, tôi có khả năng đồng sự với người dưới.

Khi tôi làm người dưới, bầu trời cao cả vẫn có mặt trong quả tim nhỏ bé của tôi.

Khi tôi ở ngoài, mắt tôi vẫn có khả năng xuyên thấu nhiều tầng lớp của nội tâm.

Khi tôi ở trong, cuộc đời riêng tư của tôi không bị sương mù bao phủ hay là muốn che đậy một vài ngõ hẻm làm ăn bất lương thiện.

Khi tôi được thương, tôi không lợi dụng tình thương để đòi hỏi, sai khiến, áp đặt những ý đồ, những chương trình của cá nhân tôi. Sở dĩ tôi được thương phải chăng chỉ vì tôi đang ở vị trí của một người phục vụ ?

Khi người đời ghét tôi, thay vì buồn bực, trả đũa, tôi hãy can đảm nhìn lại mình : cái gì đang thực sự dễ ghét trong con người của tôi. Từ đó, thay vì đòi hỏi kẻ khác đổi mới kiến giải và tâm tình, chính tôi là người đầu tiên phải chuyển ghét thành thương. Chuyển như vậy trong lời nói, việc làm là lẽ đương nhiên. Còn hơn thế nữa, chính con người toàn diện của tôi phải lột xác : lột xác trong lối nhìn, kiến giải, từ tiêu cực bước qua tích cực. Từ nghi kỵ bước qua tín nhiệm. Từ phê phán bước qua thứ tha, tôn trọng, đồng hành, chia sẻ.

Tôi cũng còn lột xác tâm tình và xúc động : Từ lo sợ, xao xuyến, băn khoăn, tôi trở thành con người an bình, hạnh phúc thanh thản. Tin vào mình. Tin vào người. Tin vào sự sống đang vươn lên trong chồi non.

Chỉ với những điều kiện nội tâm nầy, khả năng sáng tạo mới bừng lên, như bình minh thoát ra khỏi vùng tăm tối.

Thứ hai, sáng tạo như vậy đồng hóa với chọn lựa, quyết định, sau khi phát hiện nhiều con đường, nhiều giải pháp, nhiều ý kiến, nhiều kiến giải. Trong tư tưởng độc lộ, không có chọn lựa như thế.

Lối nhìn toàn diện - còn được gọi là Hiện Lượng, trong tâm lý Phật giáo 4, có nghĩa là đánh giá, nhận thức đầy đủ về thực tại - theo thuyết cấu trúc 5, chỉ được thu đạt, khi có sự đóng góp chân thành và hữu hiệu của nhiều người, biết ngồi lại trao đổi với nhau, tôn trọng nhau, lắng nghe nhau.

Trong tinh thần và ý nghĩa ấy, không thể có quyết định, nếu không có chọn lựa. Tuy nhiên, ý kiến hoặc kiến giải phát xuất từ một vài người trong giai đoạn khảo sát, đã trở thành kiến giải của toàn thể, của chúng ta; sau giai đoạn quyết định. Cho nên trong mỗi công cuộc đối thoại, không có nổ lực đầy tính sáng tạo, nhằm chuyển

4 Nhất Hạnh - Duy Thức Học -  Lá Bối Sceaux, France

5 SENGE P.M - The 5th Discipline -  Century, London, 1992

biến cái tôi nhỏ bé, hẹp hòi, thiển cận... thành chúng ta đại lượng, bao dung, khao khát cùng với nhau học hỏi. Giúp nhau xích lại gần chân lý...

Không có nổ lực học hỏi ấy, không bao giờ và không thể nào có đối thoại thực sự. Nói khác đi, đối thoại không đặt cơ sở trên nguyên lý nhị nguyên: Tao hơn - mầy thua, tao có lý -  mầy phi lý, tao mạnh - mầy yếu. Tuy nhiên, vì thân phận và điều kiện làm người, chúng ta sẽ chẳng bao giờ nắm bắt chân lý toàn diện. Khi chọn lựa và quyết định, chúng ta có thể sai lầm. Trở lui, xét lại là vấn đề thường tình. Sai lầm lúc bấy giờ không còn là một sai lầm vĩnh viễn. Nhưng đó là một bài học, một bậc thầy. Một bàn đạp cần thiết để vươn lên, thăng tiến. Sợ xét lại, cấm xét lại, chúng ta chỉ tạo nên trong mình hoặc nơi người những nhân cách hủ hóa, vong thân, còi cọt, cằn cỗi hay là ngụp lặn trong gian dối và bịa đặt.

Cũng vì ý hướng nầy, phương pháp "Chương trình sinh hoạt Thần ngữ" nhắc nhở chúng ta:

"Khi không thành đạt và kết sinh hoa trái hãy có gan đứng lên thực hiện một điều khác hoàn toàn mới lạ".

Thiếu cung cách nầy, ngày ngày chúng ta chỉ ngụp lặn trong thất bại và lầm lỡ. Chúng ta thiếu khả năng mở mắt rút tỉa bài học, từ một kinh nghiệm khổ đau trong cuộc đòi. Từ một lầm lỡ đương nhiên thuộc thân phận làm người.

Cuốn phim "Tác phong gây rối loạn" (Disturbing behavior) cũng cung ứng cho mỗi người trong chúng ta một bài học tương tự :

 "It doesn’t matter if you are not perfect...You will be".

 Hiện tại, bạn chưa là người hoàn hảo. Chuyện ấy bình thường thôi. Điều quan trọng chính là bạn đang trên đường đi tới, trở nên hoàn hảo ! Làm người !

Tìm cho mình con đường đi tới... Thoát ra khỏi vòng mê cung hận thù, thiên kiến, chia rẽ, kỳ thị, tranh chấp... phải chăng bước đầu tiên ấy của đối thoại cũng đang kích thích khả năng và tài nguyên sáng tạo có sẵn trong tâm hồn của mỗi người ? Khi sáng tạo như vậy, chúng ta đang dấn bước trên con đường làm người. Đồng thời chúng ta cũng đang tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ khác làm người như chúng ta, với chúng ta. Sáng tạo như vậy là làm chủ cuộc đời. Đối nghịch với sáng tạo là làm nạn nhân, lệ thuộc, khoán trắng cho người khác đặc quyền lớn lao là tạo nên hạnh phúc cho đời tôi. Tôi chỉ ngửa tay chờ đợi, cầu xin. Không ! Chính Em là tác giả của đời Em. Chính Em là nguyên nhân kiến dựng hạnh phúc cho mình :

"Ánh mắt Em là cả một bầu trời;

"Bàn tay Em huyền nhiệm thấu từng mây;

"Bước chân Em gieo hạnh phúc mỗi ngày;

"Quả tim Em là nguồn suối không cạn vơi".  

Sáng tạo:

- Khả năng đặt mình vào vị trí của những người đối diện

- Khả năng chọn lựa, quyết định, sau khi khám phá nhiều con đường khác nhau

- Không có nỗ lực học hỏi, không thể nào có đối thoại thực sự

- Khả năng làm chủ cuộc đời của chính mình, không khoán trắng cho ai có toàn quyền làm nên hạnh phúc của đời mình... cho dù họ là cha mẹ, người tình...

 

 3- Sáng tạo là nhìn với ba cặp mắt, ở ba vị trí khác nhau

Để cụ thể hoá nhu cầu và khả năng sáng tạo trong địa hạt đối thoại, tâm lý ngày nay đề nghị chúng ta kỹ thuật tập nhìn với con mắt thứ ba 6.

Con mắt số một đại diện lập trường hoàn toàn chủ quan của "Tôi". Tôi nhìn tôi từ bên trong, ở vị trí một người trong cuộc, một diễn viên với bao nhiêu xúc cảm và xúc động, với những biến chuyển về mặt sinh lý hoá như tim đập, ngột thở, đứng ngồi không yên.

Con mắt thứ hai đại diện lập trường khách quan của người ở ngoài, trước mặt. Tôi cố quyết đặt mình ở vị trí khán giả để nghe cho rõ. Để thấy cho sâu. Tôi sở hữu hoá "khung qui chiếu" của người đối diện, thay vì phê phán, tấn công, tự vệ...

6 Nguyễn Văn Thành - Phát Huy Nhân Lực - Tình Người - Lausanne 1998, tr. 139. 

Con mắt thứ ba đại diện một nhân vật vừa ở trên tôi, vừa ở trong tôi. Vừa là tôi, vừa là người đối diện. Nhân vật ấy nắm bắt được mặt chìm, mặt nổi, mặt trắng, mặt đen, mặt nam, mặt nữ của sự kiện... Nhân vật ấy còn mang danh hiệu "Toàn đồ", một con mắt thấy được trăm mặt của thực tại, trong đó có quá khứ, hiện tại và tương lai. Người ấy thấy tôi trong những sức nặng ù lì, té ngã, vật chất. Đồng thời, người ấy có khả năng hình dung tôi, sau bao nhiêu chặng đường tôi luyện, vươn lên. Người ấy vừa là cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau, sinh tôi ra làm người. Người ấy là anh em, bạn bè, thiết thân, có khả năng bao bọc, che chở tôi, như một người tình tươi mát, đơn sơ của lần gặp gỡ đầu tiên. Chỉ biết cho ra, hơn là chờ đợi, đòi hỏi đặt điều kiện...

Trong bất kỳ nỗ lực đối thoại nào, bao lâu chúng ta chưa vươn tới làm con mắt thứ ba, làm "toàn đồ", chúng ta chưa thực sự đối thoại. Chúng ta chưa sáng tạo.

Biết được điểm hẹn cuối cùng ấy và cưu mang nó trong nội tâm như một bào thai của Tình yêu gặp gỡ, phải chăng đó là tiếng gọi thúc giục chúng ta lên đường, sáng tạo ? Bao lâu chưa có gan sáng tạo một "toàn đồ" như vậy, chúng ta hãy khoan tự hào chúng ta yêu thương đồng bào, yêu thương quê hương, yêu thương anh chị em như chính mình.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!