|
Bài Viết Của Jos. Hoàng Mạnh Hùng
|
Mônica - Hiền mẫu gia đình
|
|
MẸ VỀ TRỜI
Tháng 7 Âm lịch với những cơn
mưa dầm dề như nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ sướt mướt tiễn biệt, sau khi
được gặp nhau hằng năm vào đêm mùng 7. Đây cũng là thời gian các tín đồ Phật
giáo bước vào mùa báo hiếu với đỉnh cao là lễ Vu lan tổ chức vào giữa tháng. Vu
lan, còn được hiểu là lễ báo
hiếu,
là một trong những ngày lễ chính của
Phật giáo.
Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm
tháng 7 xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Đây là một đại lễ báo hiếu cha
mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt,
thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. |
|
LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU - TRÁI TIM TÌNH YÊU
Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng. Nó còn là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, là lòng nhân ái, là sự thông cảm sẻ chia đối với người khác như thánh Thomas Aquinas từng viết "tình yêu tạo ra điều tốt lành cho người khác". |
|
ĐIỆP KHÚC THÁNG SÁU
“Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu xin giúp đỡ con”. Mười lời nguyện Thánh Tâm Chúa Giêsu như điệp khúc lại ngân nga tràn ngập tâm hồn con khi tháng Sáu với lễ kính Thánh Tâm lại theo chu kỳ phụng vụ trở về. Như mặt đất mùa hè nóng ran chờ đợi những cơn mưa tưới mát, như cây cỏ hồi sinh sau những ngày nắng hạn. Con xin đến nương nhờ những giọt Máu và Nước đổ ra từ Thánh Tâm Chúa là nguồn Tình yêu rửa sạch và tái tạo mọi ngóc ngách khô khan trong tâm hồn. |
|
CHÚA VỀ TRỜI - CON ĐI
Ngày xưa lúc còn nhỏ, tôi thường hình dung cảnh Đức Giê-su đang bay lên giữa các tầng mây cùng muôn vàn thiên thần đàn hát tung hô rồi ngự bên hữu Chúa Cha vào ngày Lễ Thăng Thiên. Những người lớn ngày ấy thường ghẹo tôi giữa trưa ngày lễ ra nhìn lên trời rồi đọc chục kinh “thứ hai thì ngắm Ðức Chúa Giê-su lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời” thì sẽ thấy được Chúa lên trời! |
|
NHỚ THÁNG HOA ĐỨC BÀ
Người Công giáo Việt Nam vốn có lòng kính mến Đức Mẹ cách đặc biệt. Hầu như xứ đạo nào cũng có hang đá hoặc đài Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ để mọi người đều có thể “tâm sự nhỏ to” cùng Mẹ. Rồi những chuyến hành hương Đức Mẹ La Vang, Tà Pao, sông Mê Kông, … thậm chí xa xôi như Đức Mẹ Fatima, Lộ Đức (Lourdes), Mễ Du (Medjugorje)… đều thu hút đông đảo tín hữu tham gia; đủ thấy lòng tin của người Công giáo Việt Nam vào Đức Mẹ mãnh liệt đến chừng nào. |
|
LAO ĐỘNG
Tháng Năm với những ngày nắng gay gắt, nóng như nung vẫn chưa vơi. Thời tiết đã thực sự gây khó khăn cho cuộc sống và sản xuất của những người lao động, đặc biệt là những người phải làm việc nhiều dưới ánh mặt trời. Biết thế nhưng ngày ngày người ta vẫn phải gồng mình lao động đổ mồ hôi để biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho cuộc sống của mình. |
|
HOA LÒNG DÂNG MẸ
Những tiếng ve kêu râm ran trên tán lá vườn nhà bên sau cơn mưa rào, những cây phượng còn sót lại trong sân trường cũng bắt đầu nở hoa … báo hiệu mùa hè lại đến. Người Công giáo Việt Nam cùng Giáo hội hoàn vũ, lấy tháng Năm hằng năm dành riêng cho việc kính Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa thiên đình với tên gọi rất dân dã là Tháng Hoa. Các giáo xứ tưng bừng, rộn rã bước vào mùa dâng hoa kính Đức Mẹ với nhiều thể loại phong phú như rước kiệu, dâng hoa... tuỳ vào tập quán, điều kiện của mỗi địa phương. |
|
BÍ TÍCH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Năm 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày lễ phong thánh Thánh nữ Maria Faustina đã chính thức công bố Chúa nhật II Phục sinh sẽ được gọi là Chúa nhật kính Lòng Thương Xót Chúa. Ngài đã mô tả về Ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa như sau: “Theo một cách đặc biệt, đây là ngày Chúa Nhật dành để tạ ơn về lòng thương xót mà Thiên Chúa đã tỏ ra cho chúng ta trong suốt mầu nhiệm Phục Sinh của Người”. |
|
NIỀM TIN SỐNG LẠI
Con người ngày nay sống trong một thế giới duy lý, nặng tính kỹ thuật; đòi hỏi phải có sự hiểu biết rõ ràng trước khi đặt niềm tin vào con người, sự vật, hiện tượng nào đó. Nhưng tiếc thay xã hội đầy dẫy những giả-chân lẫn lộn: giả danh, giả nhân, giả nghĩa …. Thiết thân nhất là trong cuộc sống hàng ngày, nhiều loại hàng nhái, hàng giả lẫn lộn với hàng thật khiến người dùng rất khó phân biệt. Trước những hiện tượng đó, niềm tin của con người bắt đầu người chao đảo, chông chênh vì người ta không biết dựa vào đâu! |
|
CHÚA NHẬT PHỤC SINH: SỨ ĐIỆP VỀ NGÔI MỘ TRỐNG
Không gian và biến cố trở nên lắng xuống sau cái chết của Đức Giêsu, người vô tội. Từ bối cảnh đó, việc bà Maria Madalena ra mộ Chúa không nhằm mục đích cảm tính thực dụng, bởi vì việc tẩm thuốc thơm đã được hai người đàn ông thực hiện vào áp ngày Sa-bat. Bà đến mộ trong tư thế làm chậm đi sự chia cách với người chết. |
|
YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ
Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày cả Giáo hội hoàn vũ cùng nhau giữ chay, kiêng thịt để tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giê-su, thông phần đau khổ với Ngài và đặc biệt là để sám hối về những lần chúng ta đã hèn nhát, không dám tuyên xưng niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô là Đấng cứu độ. |
|
CHẾT ĐI - SỐNG LẠI
Sống trên cõi đời, ai cũng phải đi qua hai cửa ải là sinh và tử. Khi lọt lòng mẹ, cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc con người đang dần đi vào cửa tử, có người sớm, có người muộn. Cho nên “tham sống, sợ chết” là cái lẽ thường tình cho tất cả mọi sinh vật sống trên thế gian này. |
|
MẪU GƯƠNG GIUSE GIA TRƯỞNG
Ngày nay, khi nói đến từ “gia trưởng”, người ta thường nghĩ ngay đến một người đàn ông độc đoán, cứng nhắc, kiêu ngạo, áp đặt ý chí của mình lên người khác! Thật ra bản thân “gia trưởng” chỉ có nghĩa là người chủ gia đình. |
|
TIỀN CỦA
Sau những ngày nghỉ Tết, dòng người lại tấp nập trở về thành phố. Cuộc muu sinh lại tiếp tục vì các nhu cầu của đời sống. Ai cũng lo lắng sao cho có thể kiếm được thật nhiều tiền để thỏa mãn tối đa các nhu cầu sống. Hầu như mọi thứ trong đời sống vật chất đều có thể đánh đổi bằng tiền. |
|
NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN ẨM THỰC
Người sính chữ thường dùng từ “ẩm thực” (Hán-Việt) để chỉ việc ăn uống cho đỡ vẻ “phàm phu tục tử”. Ăn và uống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người ta có thể dùng một thúc uống nào đó khi ăn và khi uống (nhất là những thức uống có chất men) nhiều lúc cũng phải kèm theo ăn. Tuy vậy không phải hễ cứ ăn là phải uống mà không phải lúc nào uống cũng phải kèm theo ăn. |
|
LỘC THÁNH ĐẦU XUÂN
Khi bắt chước các sĩ phu, học trò thời xưa khai bút đầu Xuân, những suy tư được khai nhụy sau khi nhận lộc Thánh trong Thánh lễ Giao thừa như lại được tưới mát nở rộ trong những ngày đầu năm. Người Việt Nam chúng ta có tục “hái lộc” vào dịp đầu xuân: người ta hái về một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc sau khi lễ ở đền, chùa. Cành lộc non tượng trưng cho ơn trời giúp con người phát đạt thịnh vượng được đặt trước bàn thờ để cầu may, lấy phước. |
|
TẤM BÁNH TẠ ƠN NGÀY TẾT
Theo truyền thuyết Việt Nam, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". |
|
Kính nhớ Tổ Tiên ngày Tết
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Mùa xuân với cây cối đâm chồi nẩy lộc, với những cánh hoa lung linh khoe sắc trên cành cùng lũ ong bướm vờn bay trong nắng ấm... Vạn vật như được hồi sinh khiến lòng người ai ai cũng cảm thấy nôn nao, rạo rực trong dịp đổi mới toàn bộ của đất trời và muôn vật. Gió xuân thổi bùng lên niềm tin vào cuộc sống cùng niềm khát khao hạnh phúc và an vui của mỗi người. |
|
TẾT, MÙA CHAY VÀ CHAY TỊNH
Vạn vật luân chuyển theo tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông. Niên lịch phụng vụ của Giáo hội Công Giáo cũng theo chu kỳ khép kín. Mùa Vọng, mùa Giáng Sinh đã qua đi, mùa Thường niên tiếp nối, chúng ta đã bước vào mùa Chay Thánh với thứ Tư Lễ Tro. |
|
[1]
1
2 3
4 [3/4] |