Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jos. Hoàng Mạnh Hùng

THÁNH GIUSE - NHỮNG BƯỚC CHÂN KHÔNG MỎI
Tháng 3 hàng năm được Giáo Hội dành trọn để tôn kính Thánh Giuse. Một vị thánh được tôn vinh là Thánh Cả nhưng ta lại được biết rất ít về cuộc đời của Ngài. Là vị cha nuôi của Chúa Cứu Thế, các sách Tin Mừng nhắc đến Ngài qua gia phả của Đức Giêsu rồi sau đó là những bước chân ra đi thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa.

MUỐI CHO ĐỜI
Theo quan niệm dân gian, muối là một thức ăn quan trọng không thể thiếu cho cuộc sống chỉ xếp sau gạo. Nó là gia vị cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể. Chính vì vậy, muối trở thành biểu niệm cho sự mặn mà, thủy chung trong quan hệ con người, thể hiện sự thắm thiết, mặn nồng của tình cảm đôi lứa (Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau). Muối là sự kết tinh của trời đất, màu trắng của muối tượng trưng cho sự sạch sẽ, tinh khiết. Vị mặn của nó chống xú uế, xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới.

TẠ ƠN VÀ XIN LỖI
Những ngày cuối cùng của năm, bloc lịch mỏng dần và nhường chỗ cho những tờ lịch năm mới. Một năm lại trôi qua với biết bao ơn lành Chúa ban xuống trên ta. Dù trong cuộc sống cũng có không ít những thăng trầm, nhưng dường như mọi chuyện vẫn đâu vào đấy, cũng qua đi cách nhẹ nhàng. Nhưng như con thuyền đi trên dòng sông, không phải khi nào nước cũng thuận dòng để ta xuôi chèo mát mái. Có những khoảnh khắc, ta phải gắng sức vượt qua thác ghềnh. Có những quãng, tuy mặt sông phẳng lặng nhưng lại ẩn chứa những đợt sóng ngầm đầy nguy hiểm. Ít ra, cho đến giây phút này, ta vẫn còn được sống, được bình an, được vui hưởng thêm một khoảng thời gian nữa trên cõi đời.

BÌNH AN CHO NGƯỜI THIỆN TÂM
“Vinh Danh Thiên Chúa trên trời – Bình an dưới thế cho người thiện tâm.” (Lc 2, 1-14). Đó là câu hát ngợi ca của muôn vàn thiên thần trên trời trong đêm Chúa giáng sinh nơi máng cỏ hang lừa ở xứ Bê-lem. Qua bao thế kỷ và trên khắp hoàn cầu, Giáo Hội đã long trọng nhắc lại trong kinh Vinh Danh được xướng lên trong các lễ ngày Chúa Nhật (ngoài Mùa Vọng và Mùa Chay), trong các lễ trọng và lễ kính.

THẬP GIÁ ĐỜI VÀ THÁNH GIÁ PHÚC
Thập giá - là cách nói tắt chữ thập tự giá - là một dụng cụ hành hình tàn nhẫn thời đế quốc La Mã. Thông thường dùng để xử tử những người phản nghịch, dị giáo, nô lệ và những người không có quyền công dân của đế quốc Roma. Trong văn học phương Tây, thập giá tượng trưng cho sự đau khổ. Biểu tượng của cây thập giá đối với những người không có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô là một biểu tượng của sự chết, là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn: “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1 Cor 1,22-23)Thập giá, trong suy nghĩ của người trần mắt thịt là những khổ đau bất hạnh. Chính Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu cũng đã phải đổ mồ hôi máu khi nghĩ đến việc phải vác thập giá nên đã xin Chúa Cha : “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con.” (Lc 22, 42a).

SỐNG BÁC ÁI MÙA CHAY
Theo lịch phụng vụ Mùa Chay nhằm chuẩn bị lễ Vượt Qua. Phụng vụ Mùa Chay giúp cho dự tòng và các tín hữu cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo, còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tầy và việc sám hối (AC 27). Người Kitô hữu bắt đầu bước vào mùa Chay với thứ Tư Lễ Tro. Bình thường trong ngày này, nếu không tới nhà thờ để được xức tro thì những người có tâm hồn đạo đức sẽ cảm thấy áy náy, có lỗi với Chúa. Ngay cả những người không thường xuyên tới nhà thờ cũng cố gắng bắt đầu thể hiện mùa Chay bằng việc chịu tro.

CHÚT SUY TƯ TRONG HANG ĐÁ MỤC ĐỒNG
Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.

LẠM BÀN VỀ VIỆC LÀM BÁC ÁI
Theo Wikipedia, bác ái (tiếng Latinh: caritas), nghĩa là "tình yêu cao cả, rộng khắp", đôi khi cũng được gọi là đức mến. Theo thần học Kitô giáo được hiểu là "tình cảm để giữ mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa". Đối với nhà thần học Tôma Aquinô, bác ái "không chỉ là tình cảm đối với Thiên Chúa mà còn là tình cảm dành cho những người xung quanh chúng ta". Vì thế, ông nhận định rằng bác ái là nhân đức cao đẹp nhất trong ba nhân đức đối thần (gồm: đức tin, đức cậy và đức mến).

MỘT THOÁNG BÊN THỀM XUÂN HIỆP HÀNH
Mỗi năm vào Thu, lá cây bắt đầu đổi sắc vàng và rơi rụng. Đến mùa Đông thì cây trụi lá, trơ ra những cành khô khẳng khiu. Nhưng sự sống, sức sống vẫn còn tiềm tàng trong những cành khô ấy. Tàn Đông, cây cối căng tràn nhựa sống, đâm chồi nảy lộc khi Xuân về. Chúng ta sẽ được thấy những cành lá xanh mơn mởn, rồi những chùm hoa tỏa hương sắc ngạt ngào trong hương Xuân.

TRẦM TƯ CUỐI NĂM
Thời tiết Sài Gòn những ngày cuối năm có nắng nhẹ với không khí se se lạnh. Nhiều người đang vội vã hoàn tất những công việc của năm cũ và háo hức đón chào năm mới … nhưng khi nghỉ ngơi, tĩnh lặng thì dường như cũng có chút gì đó khựng lại, chùng chình, dùng dằng, níu kéo.

CHÚT CẢM NGHĨ MÙA NOEL 2021
Những ngày cuối năm, nghe như văng vẳng đâu đây khúc nhạc “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” như vỗ về an ủi lòng người với ước mong được hưởng một cuộc sống an bình, hạnh phúc.

TẢN MẠN TRONG NHỮNG NGÀY ĐẠI DỊCH
Hơn 4 tháng vắng tiếng chuông nhà thờ, những tiếng thánh ca, những tiếng kinh nguyện râm ran … mọi sinh hoạt cộng đồng tưởng như bị ngưng hẳn khi mọi người “ở đâu yên đấy” lẩn quẩn trong vòng vây của những kẽm gai, tôn chắn. Từng con phố, ngõ hẻm, nhà cửa … mọc lên những tấm biển đỏ kèm theo nhừng dòng chữ: “Khu vực cách ly, không được ra vào”, “Khu vực phong tỏa, không phận sự miễn vào”, “ Gia đình có F0 đang cách ly, điều trị tại nhà”, ….

SỐNG VÀ CHẾT
Cuộc sống mong manh của con người cứ đều đều trôi theo tháng ngày, ít ai đề ý. Chỉ khi đứng trước nấm mồ của người thân hoặc khi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của sự chết, người ta mới có những giây phút lắng lòng để suy tư về nó.

CHÚT SUY TƯ TRONG ”MÙA” GIÃN CÁCH
Những ngày giữa tháng Sáu, đại dịch Covid 19 lên tới cao điểm với sự lây lan khủng khiếp hơn sau những ngày trầm lắng. Còn nhớ, năm ngoái tết Canh Tý xong thì dịch bệnh mới bùng phát. Năm nay nó trở lại sớm hơn khiến cái tết Tân Sửu không được trọn vẹn và nó cứ gậm nhấm từ từ quỹ thời gian một cách dai dẳng với những chủng biến thể mạnh hơn những lần trước. Thành phố buộc phải từng bước thu hẹp lại sự tự do và rồi thực hiện giãn cách đợt 1 rồi đợt 2…

NÊN NHƯ TRẺ NHỎ
Khi những chiếc đèn lồng xanh đỏ lung linh trong các quán xá bên đường và những tiếng trống lân thì thùng vang lên báo hiệu một mùa Trung thu nữa lại đến, ước mơ được trở lại tuổi thơ như một chút chấm phá tràn về trong kí ức lãng đãng của mỗi người.

CẢM XÚC THÁNG SÁU
Mùa Hè đã đến từ những ngày tháng Năm với tiếng ve sầu kêu rỉ rả. Những chú ve với vòng đời ngắn ngủi cố gắng ngân lên khúc hòa âm cuối trước khi tắt lịm trở thành những cái xác không hồn rụng rơi trên đất. Chợt giật mình thảng thốt.... Lại sắp hết nửa vòng tuần hoàn nữa, sao thời gian trôi đi nhanh thế! Mái tóc xưa xanh mướt giờ đã điểm sương muối để rồi mỗi năm Hè đến, những cảm xúc tháng Sáu lại trỗi dậy hòa lẫn vào thời tiết đất trời.

NHỮNG NGÀY VẮNG NHỮNG TIẾNG CHUÔNG
Những ngày cao điểm chống dịch covid-19, không gian bỗng im lặng tĩnh mịch lạ thường. Phần vì dân chúng hạn chế ra đường theo lời kêu gọi của chính quyền. Phần vì giáo dân Công giáo cũng theo lời mời gọi của giáo quyền không tụ tập đọc kinh, tham dự Thánh Lễ cộng đồng tại nhà thờ.

THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA
 Không khí Giáng Sinh đã tràn ngập khắp mọi nơi. Những con đường đêm với những dàn đèn nhấp nháy giăng kín làm ta có cảm tưởng như đang đi dưới bầu trời sao rực rỡ. Những máng cỏ, hang đá, cây thông …cũng đã được dựng lên để chuẩn bị cho ngày lễ hội lớn trong năm đối với người Công giáo và cả người không theo đạo. Người ta chuẩn bị tất bật vì nay đã là những ngày cuối cùng của mùa Vọng và chỉ vài ngày nữa lễ Giáng Sinh lại về trên khắp thế giới. 

SÁM HỐI
Sám hối là biết mình đã phạm tội nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi như thế nữa. Sám hối phải đi vào nội tâm để thay đổi não trạng của con người. “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,2). Tiếng hô của Gioan Tẩy Giả đã làm con người thức tỉnh, thay đổi não trạng, nhìn lại chính mình.

TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG
Trong xã hội hiện nay, người ta thường khuyên mỗi người phải cảnh giác: cảnh giác với những kẻ bất lương, lừa đảo, với thực phẩm bẩn, với môi  trường sống … Những phút giây mất cảnh giác thường khiến con người phải trả giá: lúc thì của cải không cánh mà bay, lúc thì sức khỏe bị tổn hại và nhất là có thể mất mạng sống như chơi.

[1] 1 2 3 4 [1/4]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!