Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Một đức tin tuyệt vời
Thiên Chúa muốn chúng ta hạnh phúc, Người mang hạnh phúc đến cho chúng ta, người đàn bà xứ Canaan hiểu điều đó đã tìm đến Chúa ! Bà muốn Chúa Giêsu nhìn đến nhu cầu bà xin cho con gái bà. Bà muốn Thiên Chúa thể hiện lòng nhân lành đối với con bà, lời van xin của bà mới đẹp làm sao : "Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi !" (Mt 15, 22) Bà coi Chúa Giêsu  là Đấng Messia.

Maria Mẹ đầy ơn phúc
Vâng Đức Maria là đấng đầy ơn phúc, Mẹ là người diễm phúc. Bài Tin Mừng theo thánh Luca Thánh lễ vọng chiều nay được Giáo hội dùng, dìu chúng ta về với tước hiệu Đức Maria đầy ơn phúc. Người việt ta vẫn thường nói : "Phúc đức tại mẫu", nghĩa là theo quan niêm truyền thống, con cái được thừa hưởng điều tốt lành, may mắn từ người mẹ, do cách ăn ở cư xử, sự gương mẫu, cách giáo dục của người mẹ mà ra. Người mẹ chính là thầy dạy đầu tiên của việc hình thành nhân bản nơi đứa con. Chẳng thế, George Herbert đã viết một câu rằng: "Một bà mẹ tốt thì giá trị hơn cả trăm ông thầy!"

Hy vọng vì có Mẹ được Chúa ân thưởng về Trời
Con rồng trong sách Khải Huyền được mô tả như là mầm mống của sự chết chóc vì nó đứng « rình người nữ sắp sinh con để nuối lấy đứa trẻ » (Kh 12, 4). Với từ ngữ và hình ảnh tượng trưng, sách Khải Huyền còn gợi lên cuộc chiến lâu dài giữa sự sống và sự chết, giữa Satan với Đức Kitô và Giáo hội của Người. Người sẽ toàn thắng. Chúng ta biết, cuộc chiến giữa sự sống và sự chết, giữa sự thiện và sự ác là không cùng. Con người dù tiến bộ đến đâu đi chăng nữa, vẫn luôn mang trong mình sự mỏng giòn.

Hãy an tâm vì luôn có Chúa
Chúa nhật vừa qua, chúng ta nghe thánh Matthêu thuật lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều (x. Mt 14, 13-21), tiếp theo là biến cố Chúa biến hình trên núi (x. Mt 17, 1-9) và hôm nay chúng ta nghe tiếp Chúa Giêsu đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ (x. Mt 14, 22-33).

Ai nấy đều được ăn no nê
Một thế giới huynh đệ đại đồng là lý tưởng con người hằng mơ ước. Phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá (Mt 14, 17) cho năm ngàn người cùng ngồi trên một thảm cỏ ăn no hôm nay vẫn thật thức thời.

Hãy làm mọi sự để có được Nước Trời
Một điều vô tiền khoáng hậu như thế được ký kết trong một giấc mộng  tại Gabaon giữa một bên là Thiên Chúa, bên kia là Salomon, Thiên Chúa phán : "Đây Ta ban cho ngươi điều ngươi xin … đến nỗi trước ngươi không có ai giống ngươi, và sau ngươi không có ai bằng ngươi" (1V 3, 12).

Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt
Thật vậy, chỉ trên mặt đất mới có chỗ cho lúa và cỏ lùng mọc lên, chỉ trong cuộc sống nhân trần mới có bột cần chất men, nên ở trên Thiên Đàng, chỉ có Thiên Chúa là tất cả mọi sự trong mọi người.

Hãy là đất tốt, để hạt giống Lời Chúa sinh nhiều bông hạt
Mặc khải cho biết, khổ đau đi vào thế giới như là hậu quả của tội lỗi "không thể tránh khỏi"; cũng như trái cấm trong vườn Êđen, vì một lời nói dối, khiến con người chống lại Lời sáng tạo, gây nên sự hỗn loạn, sau cùng cả và nhân loại bị hủy diệt. Chỉ có Thiên Chúa, Lời sáng tạo, mới có thể can thiệp để cứu chuộc con người (x. Rm 8) và tái lập trật tự hài hòa đã được thiết lập ngay từ thuở ban đầu. Chúa phán: " lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác "(Is 55, 11). 

Mang ách của Chúa, sẽ gặp được bình an
Sống trong một thế giới mà người nghèo, kẻ yếu, người bị áp bức luôn phải lo lắng, vật lộn với cuộc sống đầy vất vả. Không những thế, họ còn bị đồng loại chất lên vai những gánh nặng trong khi những người kia lại chẳng buồn đưa lấy một ngón tay để nhấc những gánh nặng ấy. Lời mời gọi của Đức Giêsu “hãy đến với Ta” thật ý nghĩa và đầy nguồn an ủi cho những ai vất vả mang gánh nặng nề. Đến với Chúa Giêsu, gánh nặng sẽ vơi đi, mang ách của Người ta sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng, vì ách của Chúa là ách của tình yêu và tha thứ.

Hai chứng nhân lịch sử tử đạo; Phêrô và Phaolô
Ngày 29 tháng 6, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cùng lúc tôn kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Các ngài là hai cột trụ của Giáo hội phổ quát Chúa Kitô, và theo Truyền Thống, Giáo hội không bao giờ mừng vị này mà bỏ vị kia, nhưng luôn mừng kính và biết ơn đối với hai chứng nhân vĩ đại của Chúa Kitô, vừa đồng thời là một lời tuyên xưng long trọng về một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền.

Con mới là bao thai, mắt Ngài đã thấy (Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả 24.06)
Thánh Augustinô nói : “ Giáo hội có thói quen lấy ngày qua đời của các vị thánh để mừng kính, vì đó là ngày sinh nhật của các thánh trên Trời. Riêng thánh Gioan Baotixita được miễn trừ khỏi qui luật bình thường đó, vì ngài đã được thánh hiến ngày từ trong lòng mẹ trước khi sinh ra, nhờ sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô trong lòng Đức Maria Trinh Nữ Rất Thánh khi thăm Bà Thánh Isave, từ đó Giáo hội tin rằng Gioan Tẩy Giả đã được thánh hoá trong dạ mẹ nhờ sự hiện diện của Chúa Kitô. Đó là lý do Giáo hội cử hành lễ sinh nhật của ngài ”.

Này là Mình Thầy… Này là Máu Thầy hiến tế vì anh em
Theo truyền thống từ thế kỷ XIII, vào ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Lễ này do Đức Ubanô IV thiết lập ngày 11 tháng 8 năm 1264 còn gọi là lễ của Chúa, lễ Mình Máu Thánh Chúa. Vì hôm nay, Giáo hội không chỉ cử hành lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Festum Corporis Christi, mà còn rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài : « Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê » (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền công khai rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Chúa Kitô là ơn cứu độ cho toàn thế giới.

Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần
 Sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và uy quyền bằng nhau. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa.

Những Người Rao Giảng Tin Mừng Ðầy Thánh Thần (Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống)
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến,  lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến. (Ca tiếp liên)  Lời cầu nguyện trên đây được Giáo hội tha thiết dâng lên Thiên Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu để Người đoái thương đổ tràn Thánh Thần xuống trên Giáo hội và trên mỗi người chúng ta.

Lạy Cha, xin hãy làm vinh hiển Con Cha
Khi đến giờ Ðức Giêsu qua khỏi thế gian này để về cùng Đức Chúa Cha, Người phán cùng các môn đệ nhiều điều. Người nói với họ về niềm tin, tình yên và lòng mến (Ga 12, 44-50; 14, 1-6). Người trấn an các ông bằng cách để lại bình an cho họ, truyền dạy họ mến thương nhau, đồng thời kết hợp với Người như cành nho với thân nho, ở lại trong tình yêu của Chúa Cha (Ga 14; 15). Và nhất là Người hứa xin Chúa Cha ban cho các môn đệ "Đấng Phù Trợ khác " (Ga 14, 16) để ở với các ông luôn mãi.

Chúa lên Trời, ta hãy mến yêu những sự trên Trời.
 Hôm nay, Chúa lên Trời, chúng ta hướng tâm hồn lên với Chúa, và trông đợi Người lại đến như lời đã hứa trước khi về Trời, để Người ở đâu chúng ta cũng ở đó. Vì thế, chúng ta hãy nuôi dưỡng lòng ái mộ những sự trên Trời, để cũng được cả xác lẫn hồn về trời với Chúa. Đây là niềm vui lớn lao và tràn đầy hy vọng khi chúng ta hướng về tương lai trên hành trình dương thế. Toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả. Nội dung chứa đựng trong những lời sau : "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong... ". Và sau đó " Người lên Trời " (x. Cvtđ 1, 1- 11).

Yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy
Câu hỏi đặt ra : ở trung tâm của mùa Phục sinh thật là vui, sao lại gợi lên những giờ đen tối chất chứa nỗi buồn ? Trước ngày lễ Ngũ Tuần, nghĩa là trước khi loan báo Tin Mừng cho Muôn Dân, tại sao lại cho chúng ta chứng kiến sự sợ hãi của các môn đệ ? Có lẽ vì bản văn giới thiệu Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Vấn nạn vẫn còn đó. Chúng ta hãy cố gắng từng bước theo di ngôn của Chúa Giêsu.

Hãy tin vào Thiên Chúa
 Theo nguồn tin của Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới (WMO: World Meteorological Organization) nói hôm Thứ Năm (27/01/2011). Các lớp băng ở Bắc Cực tan thêm và bởi thời tiết cực đoan khiến trái đất này đang nóng dần lên. Có một số khác lại cho rằng trái đất đang lạnh đi, ngày 06/01/2014 cơn bão Hercules đi qua khu vực phía bắc Mỹ khiến nhiệt độ nơi này xuống thấp kỷ lục trong vòng 20 năm -31 độ C ở Chicago, thậm chí đến -60 độ C tại một số thành phố làm 13 người chết, gần 3.000 chuyến bay bị hủy. Ngày 7/1, 50 bang nước Mỹ đều có nhiệt độ dưới 0 độ C vào một thời điểm. Ngay tại Sapa, Việt Nam có tuyết phủ nhiều ngày.

Vững tin vào Thiên Chúa, không xao xuyến
 Sắp từ giã Thầy yêu quí, tâm trạng các môn đệ không khỏi " xuyến xao", vì họ hiểu rằng con đường Thầy đi qua sẽ là cái chết ; và có lẽ họ lo cho sự sống của chính mình. Chúa Giêsu trấn an họ : " Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy " (Ga 14, 1). Người mời gọi họ hãy tin vào Thiên Chúa là Chúa của Israel, Đấng đã cứu dân Ngài vượt qua Biển Đỏ, nay hãy tin vào Người, Người cũng sẽ cứu họ vượt qua dòng nước của sự chết. Khi nói thế, Chúa Giêsu không chỉ quả quyết rằng cái chết không thể cầm giữ được Người nữa, Người còn cho các môn đệ biết Người sẽ làm một cuộc xuất hành với các ông là mở lối đi cho dân mới của Thiên Chúa.

Ta đến để chúng được sống, và sống dồi dào
 "Đức Chúa phán thế này: Này Ta chống lại các mục tử, Ta sẽ đòi lại chiên Ta nơi tay chúng " (Ez 34, 10). Các mục tử đã làm gì để Thiên Chúa nổi giận và đòi lại chiên đây? Qua miệng ngôn sứ Ezêkiel, Thiên Chúa còn nói mạnh hơn nữa : "Ta sẽ không để chúng chăn chiên Ta nữa. Các mục tử sẽ không còn được chăn nuôi lấy mình chúng nữa. Ta sẽ giựt lấy chiên khỏi mõm chúng, khiến chiên Ta không còn là mồi ngon cho chúng ăn thịt nữa " (Ez 34, 10).

[1] 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 [26/28]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!