Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Vui Mừng Vì Được Chúa Xót Thương
(" Mừng vui lên … - Lætare) là chủ đề của Chúa nhật  IV Mùa Chay. Từ phụng vụ lễ ca cho đến màu sắc phụng vụ, tím chuyển sang hồng, màu của bình minh, đánh dấu nửa chặng đường sám hối, nay Giáo hội tạm dừng để chuẩn bị tốt hơn niềm Phục Sinh. Nghỉ để cảm tạ Chúa vì những gì ta đã làm, xin Chúa ban thêm nghị lực để bước tiếp những chặng cuối.

Giờ Chầu Thánh Thể: 24 giờ cho Chúa Năm Thánh Lòng Thương Xót
Để sống tốt Mùa Chay Năm Thánh, đặc biệt cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa và thực thi lòng thương xót đối với tha nhân. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta dành ​​"24 giờ cho Chúa" để cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, đón nhận ý Chúa, và quyết tâm thực hành ước muốn của Đức Thánh Cha là xóa bỏ sự thờ ơ, ngài viết: “Chúng ta đừng sa vào thái độ thờ ơ lãnh đạm … đừng rơi vào trong thói quen đánh mất cảm xúc…” (x.Misericordiae Vultus số 15).

Nhận Ra Lòng Chúa Xót Thương Và Hoán Cải
Phụng vụ hai Chúa nhật đầu Mùa Chay cả ba năm A, B, C đều trùng hợp nhau ở đề tài sự lựa chọn của Chúa Giêsu trước tên cám dỗ, và Chúa biến hình. Bước vào Chúa nhật thứ III Mùa Chay năm C, bài Tin mừng chú trọng đến đề tài "hoán cải" với lời kêu gọi cảnh tỉnh. Lời cầu nguyện của các Giáo phụ dạy chúng ta thưa : "Lạy Chúa, xin thương con, vì con là kẻ có tội !"

Chúa biến hình, xin cho con được ơn biến đổi
Bước vào Chúa nhật thứ hai Mùa Chay, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm biến cố biến hình của Chúa Giêsu, một mầu nhiệm vĩ đại. Lịch sử cho thấy ba Tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê là những tấm gương sám hối suốt Mùa Chay dẫn chúng ta tới Đại lễ Phục Sinh, khi chúng ta cử hành cuộc chiến thắng của tinh thần trên thể xác, của ơn cứu chuộc trên tội lỗi.

Noi Gương Chúa Giêsu Để Chiến Đấu
 Lễ Tro, với nghi thức truyền thống bỏ Tro lên đầu, khai mạc Mùa Chay Thánh. Ba việc phải làm là : ăn chay, cầu nguyện và bố thí, vì nó diễn tả ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu.

MÙA CHAY THÁNH, MÙA TẬP LUYỆN CHIẾN ĐẤU THIÊNG LIÊNG
Hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất: chúng ta là những con người yếu đuối, tội lỗi; thứ hai: Thiên Chúa là Người Cha giàu lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban cho chúng ta sức mạnh với tình thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới tha nhân. Đó là ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh.

MỒNG HAI TẾT KÍNH NHỚ TỔ TIÊN
Ngày Mồng Hai Tết, Giáo hội dạy chúng ta dâng tấm lòng thành, kính nhớ tổ tiên : “Ca tụng các bậc cha ông của chúng ta đã sống qua các thời đại” (Hc 44, 1, 10-15). Quả thật, có được ngày đầu năm hoan hỷ vui xuân, làm sao chúng ta lại quên công, bỏ nghĩa các bậc tiền nhân được, chúng ta là phận cháu con đã và đang thừa hưởng gia tài ân đức các ngài để lại, nên phải ‘kể lại sự khôn ngoan của các ngài’ để noi theo, các ngài đã giữ các Điều Răn của Chúa, cháu con cũng phải một mực trung thành. Như thế, dòng dõi các ngài mới trường tồn vạn đại. (x. Hc 44, 1, 10-15 )

Phó Thác Và Tin Tưởng Vào Chúa (SUY NIỆM LỄ MỒNG MỘT TẾT NĂM BÍNH THÂN)
Thế là năm cũ Ất Mùi, trong Thập Nhị Địa Chi gọi là năm Dê đã qua, năm mới với tên là Bính Thân, tức năm Khỉ hay còn gọi là Khởi vừa đến. Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật, thuộc loài có vú, sinh con, có 4 chân như : Trâu, Bò, Ngựa, Dê, Chó, Mèo v.v, nhưng hai chân trước có thể biến thành tay, ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, đẽ bắt chước loài người. Vì thế Khỉ được người huấn luyện để biểu diển trong những  đoàn  xiếc  cùng với  Voi, Chó, Ngựa  mà  chúng ta thường thấy, nhất là trong film Tarzan. Khỉ, có họ với Đười Ươi, Vượn, Vượn, Di hầu, Mộc Hầu, Tề Thiên Đại Thánh tức Tôn Ngộ Không v.v. Khỉ, có Khỉ đột, Khỉ lọ nồi, Khỉ bạc má. Thuốc làm từ Khỉ rất tốt, nên  con người giết Khỉ nấu cao. Có thứ gọi là Não Hầu tức Óc Khỉ chữa bệnh loạn óc, tê liệt và bán thân bất toại.

Thiên Chúa Chúc Phúc Cho Ai Có Lòng Thương Xót (THÁNH LỄ GIAO THỪA NĂM 2016)
Lẽ đất trời có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Và đây là giây phút thiêng liêng và tuyệt đẹp, trời đất giao hòa, âm dương đan dệt vào nhau, mỗi người đều cảm thấy như có một cái gì đó thôi thúc, nhưng cũng có một cái gì đó níu kéo lòng ta, chúng ta đang ở vào thời khắc cũ giao lại, mới đón lấy, năm cũ sang năm mới.

SUY NIỆM THÁNH LỄ TẤT NIÊN
 Vào dịp tạ ơn cuối năm, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu cảm tạ và chúc tụng Thiên Chúa vì những hồng ân đã nhận lãnh trong năm qua, đồng thời xét mình và kiểm điểm những gì xảy ra trong năm 2015. Ngài nói : “Giờ này đây, chúng ta cần đặc biệt tập trung vào những dấu chỉ Thiên Chúa đã ban, để cảm nghiệm cụ thể sức mạnh tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta không thể quên bao nhiêu ngày ghi đậm bạo lực, chết chóc, đau thương khôn tả của bao người vô tội, những người tị nạn buộc lòng phải rời bỏ quê hương, những con người nam nữ và trẻ em không còn gia cư nhất định, thiếu lương thực và kế sinh nhai. Dầu vậy cũng có bao nhiêu cử chỉ tốt lành, yêu thương và liên đới diễn ra trong những ngày tháng của năm cũ, mà không được các bản tin tức nói tới! Không thể để cho quyền lực sự ác che khuất những dấu chỉ tình thương ấy. Sự thiện luôn chiến thắng, cho dù có lúc sự thiện xem ra yếu ớt và âm thầm” (Bài giảng Kinh Chiều cuối năm 2015). Vì thế chúng ta phải dâng lời cảm tạ Chúa.

Lòng Thương Xót Chúa Biến Đổi Con Người
 Chủ đề nổi bật hơn cả trong Chúa nhật thứ V mùa Thường niên là "ơn gọi". Chúa gọi Isaia (x. Is 6, 1-2a. 3,8), Phêrô (x. Lc 5,1-11) và Phaolô (1Cr 15,1-11). Cả ba đều thú nhận mình bất xứng, nhưng họ đã tin tưởng vào lòng thương xót và tha thứ, nhất là quyền năng của ơn thánh Chúa và sự đáp trả cách quảng đại của con người. Quả là lòng xót thương của Thiên Chúa biến đổi con người.

Ánh Sáng Chiếu Soi Muôn Dân (Lễ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thánh)
Cách đây bốn mươi ngày, chúng ta đã hân hoan cử hành lễ Chúa Cứu Thế giáng sinh. Hôm nay chúng ta mừng ngày Chúa Cứu Thế được Thân Mẫu và thánh Giuse dâng vào Đền Thánh, đưa chúng ta đi từ Mầu Nhiệm Nhập Thể đến Mầu Nhiệu Cứu Chuộc của Đấng Cứu Thế. Ngôi Lời, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra và sống trong xã hội loài người, bị luật lệ loài người chi phối, theo Luật Môisen (x. Xh 13, 11-13); "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa" ( Lc 2, 23 ) đó là lý do Hài Nhi Giêsu được dâng cho Thiên Chúa...

CHÚA GIÊSU, VỊ THẦY THUỐC CAO TAY ĐẦY LÒNG THƯƠNG XÓT
Nếu như Chúa nhật III Thường niên, Chúa Giêsu thực hiện lời ngôn sứ đã loan báo về mình, thì bước vào Chúa nhật IV, Chúa Giêsu tiếp tục thi hành sứ vụ Thiên sai, Danh tiếng Chúa lan truyền khắp nơi, Chúa chữa lành những người bị quỉ ám, làm cho người mù được sáng mắt, người què đi được, người điếc nghe được, người câm nói được, nhìn chung là vui mừng và sung sướng; mọi người đều ...thán phục Người ; các thần ô uế phải vâng lệnh Người.

Ngài Xức Dầu Cho Tôi, Sai Tôi Đi…
 Sau khi tỏ mình ra dần dần bằng các phép lạ tại Cana (x. Ga 2,1-12), Galilêa và Giêrusalem (Ga 2, 23). Chúa chọn thêm một số môn đệ, rồi cùng với các ông trở về Capharnaum, Người bắt đầu giảng dạy tại đây. Ngày Sabát đầu tiên Chúa vào hội đường Nagiarét đọc sách và giảng dạy ở đó, khiến mọi người chăm chú lắng nghe và không ngớt lời ca tụng  (Lc 1, 1-4).

HỄ NGƯỜI BẢO GÌ, THÌ PHẢI LÀM THEO
Sau khi chịu phép rửa xong, Gioan Tiền Hô giới thiệu cho mọi người biết Chúa Giêsu là "Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian"; tiếp đến có ba môn đệ là : Anrê, Phêrô và Philipphê đã bỏ tất cả mọi sự mà đi theo người; thầy có trò, tất cả cùng được mời đi dự tiệc cưới, chính tại Cana phép lạ đầu tiên xảy ra, khiến nước hóa thành rượu, nhờ sự can thiệp của Rất Thánh Trinh Nữ Maria (x. Ga 2, 1-12).

Chúa chịu phép rửa, ta hãy xin ơn sống xứng đáng là con cái Chúa
 Để cứu rỗi nhân loại, dù vô tội, Chúa Giêsu đã đặt mình vào hàng ngũ các tội nhân, mang trên mình tội lỗi của thế nhân. Hành động khiêm nhường và tự hủy này được Chúa Cha chứng dám : " Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha" (Lc 3, 22). Cùng với Đức Giêsu, Chúa Thánh Thần xuất hiện dưới hình chim bồ câu đậu xuống trên Người, để chỉ cho chúng ta tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh mà chúng ta sẽ thấy diễn ra tương tự nơi biến cố Chúa Biến Hình.

LỄ HIỂN LINH, LỄ CỦA ÁNH SÁNG
Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa không những chỉ xuống thế làm người trên mặt đất này, mà còn để cho con người nhìn thấy ; Người không chỉ có sinh ra, nhưng còn để con người biết đến và thờ lạy. Đây là sự thật nhãn tiền được biểu lộ trong ngày lễ Hiển Linh, ngày Chúa tỏ mình ra cách rõ nhất mà hôm nay chúng ta mừng kín

THÁNH MARIA ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI
Tám ngày sau lễ sinh nhật của Đức Giêsu Chúa chúng ta, Giáo hội mời gọi con cái mình cử hành lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.

GIA ĐÌNH LÀ KIỆT TÁC CỦA THIÊN CHÚA
Hôm nay chúng ta cùng nhau cử hành lễ kính Thánh Gia Thất, trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, và Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình vừa kết thúc với đề tài “Ơn gọi và sứ mệnh của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới”. Mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh cũng là mừng Gia Đình Thánh, nơi Người sinh sống.

LÒNG THƯƠNG XÓT NHẬP THỂ (Suy Niệm Lễ Ban Ngày)
“Lòng Thương Xót nhập thể”. Câu chủ đề trên gợi lên cho chúng ta những câu hỏi: Con người là gì? Tại sao Thiên Chúa làm người? Tại sao Thiên Chúa làm điều đó?

[1] 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [20/28]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!