Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

ÔI ! ĐẸP THAY BAO VIỆC CHÚA LÀM
Theo Hiến Chế Mặc Khải của công đồng Vaticano II, Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa nói với loài người để mặc khải cho họ về chính Thiên Chúa, về tình thương, sự an bài săn sóc, ý định và chương trình cứu độ của Người. (Dei Verbum 25). Đề cập đến Kinh Thánh , thánh Augustinô đã không tiếc lời nói : "Thánh Kinh là bức thư tình mà Thiên Chúa gửi cho chúng ta là bạn hữu của Người" (Augustino, Enarr in Ps 90).

Lề Luật là dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta nhận ra rằng, giữa bao nhiêu phong tục tập quán của loài người còn có những Luật Lệ của Thiên Chúa. Lề Luật ấy là yếu tố nòng cốt của Do thái giáo cũng như Kitô giáo, nơi Lề Luật, chúng ta tìm thấy sự hoàn hảo trong tình yêu (x. Rm 13,10). Và Lề Luật của Thiên Chúa không phải là một gánh nặng hay sự gò bó đối với con người, đúng hơn Lề Luật là hồng ân quý giá, vì nó chứng tỏ thấy tình yêu của Thiên Chúa là Cha luôn gần gũi với con người là thần dân của Chúa, cùng với họ viết lên một lịch sử tình yêu.

Lời Ban Sự Sống Đời Đời
Khởi đi từ tình mục tử ấp ủ đoàn chiên bơ vơ không người chăn dắt (x. (Mc 6, 30-34), Chúa Giêsu đã "chạnh lòng thương", làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng (x. Ga 6, 1-15). Từ của ăn vật chất, Chúa gợi lên trong họ sự khát vọng trường sinh, muốn được họ phải đi tìm Chúa, tin vào Chúa, ăn chính thịt và uống máu Chúa là bánh hằng sống từ Trời xuống (x. Ga 6, 16-60).

Muốn Sống Đời Đời Hãy Ăn Bánh Giêsu
Khởi đi từ việc thấy đám đông dân chúng theo mình, Chúa Giêsu đã "chạnh lòng thương", làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi sống họ. Họ được ăn bánh no nê nên tiếp tục tìm kiếm và đi theo Chúa. Vì không hài lòng với ý tưởng ấy, Chúa trách họ : "Các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê" (Ga 6, 26). Sau lời trách, Chúa gợi lên nơi lòng họ sự khát vọng tìm kiếm thay vì của ăn hay hư nát, thì hãy tìm kiếm lương thực trường tồn là chính Chúa (x. Ga 6). Khát vọng sống trường sinh nổi lên trong họ, Chúa mạc khải cho họ luôn : "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời" (Ga 6, 51).

Mẹ Về Trời, Xin Cho Con Được Về Trời Với Mẹ
Con rồng trong sách Khải Huyền được mô tả như là mầm mống của sự chết chóc vì nó đứng « rình người nữ sắp sinh con để nuối lấy đứa trẻ » (Kh 12, 4). Với từ ngữ và hình ảnh tượng trưng, sách Khải Huyền còn gợi lên cuộc chiến lâu dài giữa sự sống và sự chết, giữa Satan với Đức Kitô và Giáo hội của Người. Chúng ta biết, cuộc chiến giữa sự sống và sự chết, giữa sự thiện và sự ác là không cùng. Con người dù tiến bộ đến đâu đi chăng nữa, vẫn luôn mang trong mình sự mỏng giòn.

ÔI ! MẸ ĐẦY ƠN PHÚC
"Kính mừng Maria đầy ơn phúc" (Lc 1, 28 ). Đó là lời đầu tiên của Sứ Thần Gabriel chào Đức Trinh Nữ. Hôm nay từ miệng của một người nữ thích giả đang nghe Chúa Giêsu  giảng cũng cất cao giọng nói : "Phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú" ( Lc 11, 27 )

Sẽ Trường Sinh Nếu Ăn Bánh Giêsu
Ngoài sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc, con người ở mọi nơi mọi thời vẫn hằng khao khát sống sống trường sinh bất lão. Vì khát khao vậy, nên người ta ra công tìm mọi cách để kéo dài sự sống bao nhiêu có thể. Hôm nay, Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta một thứ lương thực trường tồn là chính Chúa: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời” (Ga 6, 51). 

Hãy Tìm Bánh Hằng Sống Giêsu
Phúc Âm chương 6 Tin Mừng Gioan được đưa vào giữa năm phụng vụ, làm gián đoạn Tin Mừng Marcô đang được đọc trong mùa thường niên B. Khởi đi từ việc thấy dân chúng theo mình rất đông, Chúa Giêsu đã "chạnh lòng thương", làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Họ theo Chúa vì cái bụng, Chúa không hài lòng nên trách móc : "Các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê" (Ga 6, 26). Chúa gợi lên cho họ lòng khát vọng tìm kiếm thay lương thực trường tồn là chính Chúa là tin vào Người (x. Ga 6).

Chính anh em hãy dọn cho họ ăn
Sống trong một thế giới khoa học phát triển tột bậc mệnh danh là thời hậu @, con người đã đạt được những bước tiến vĩ đại với những công trình táo bạo, vượt quá sức tưởng tượng như thám hiểm sao Hỏa, tiếp cận sao Diêm Vương, rất tự hào về sự dư dật của cải và lương thực. Báo chí ngày nay cũng cho biết, chưa bao giờ con người có nhiều của cải như thế. Ông Bilgate, tỷ phú người Mỹ gốc Do thái, người chuyên bán phần mềm của vi tính, có tài khoản tại các ngân hàng trên thế giới tương đương với thu nhập quốc dân của 40 nước nghèo. Một tên lửa được Mỹ bắn lên đốt cháy hàng bao tỷ đô la. Chiến tranh tại Irắc, Syria và nhiều nơi trên thế giới tiêu huỷ biết bao tiền của, giết chết bao sinh mạng con người. Ấy vậy mà, chưa bao giờ có nhiều người nghèo đói như ngày nay. Tại sao có sự chênh lệch giầu nghèo trên thế giới như thế?

Tình mục tử ấp ủ đoàn chiên
Mục tử"  là  một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã tự ví mình là " mục tử, người chăn chiên"  và dân Israel được Chúa chọn là đoàn chiên của Chúa : "Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta …Ta sẽ lùa chúng về đồng cỏ…" (Gr 23, 3). Đến lượt Chúa Giêsu, khi thấy dân chúng bơ vơ tất tưởi, Người động lòng trắc ẩn ví họ như : "Đàn chiên không người chăn dắt" (Mc 6, 34). Người cũng tự nhận mình là "Người chăn chiên".

Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta
"Hãy đi". Chúa phán cùng Amos : "Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta" (Am 7, 15) ; "Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi" (Mc 6, 7). Chúa gọi Amos, Chúa sai các tông đồ, Chúa cũng gọi mỗi người chúng ta. Hết thảy mọi tín hữu, ngoài ơn gọi làm con cái Chúa, còn có ơn gọi làm ngôn sứ, và rao giảng Tin Mừng nữa.

Họ cứng lòng khiến Chúa ngạc nhiên
Bị hiểu lầm hay bị từ chối là những điều khiến người ta phiền lòng. Êdêkien, ngay cả Chúa Giêsu Con Thiên Chúa làm người cũng không đứng ngoài qui luật thường tình ấy. Là ngôn sứ thì dù ở hội đường, hay trong gia đình, cũng sẽ gặp khó khăn và có thể bị ruồng bỏ là kinh nghiệm của Chúa Giêsu và Êdêkien. Êdêkien được Chúa chọn, gọi làm ngôn sứ cho dân đi lưu đầy cùng với ông : "Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng lòng... Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản loạn" (Ed 2, 4-5). Chúa Giêsu về hội đường giảng dạy cho người đông hương cũng phát buồn và thốt lên câu nói để đời : "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình" (Mc 6, 4). Tại sao vậy ?

Hai thánh tử đạo Phêrô và Phaolô
Nhờ hồng ân Thiên Chúa, ngày 29 tháng 6 hằng năm, cả Giáo hội vũ hoàn kính nhớ đặc biệt và mừng trọng thể cùng lúc lễ hai thánh tử đạo Phêrô và Phaolô, những cột trụ của Giáo hội phổ quát Chúa Kitô. Theo truyền thống, Giáo hội không bao giờ mừng vị này mà bỏ vị kia, nhưng luôn mừng kính với lòng biết ơn hai chứng nhân vĩ đại của Chúa Kitô, và đồng thời tuyên xưng long trọng về một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền.

Chúa là Sự Sống
Sống vui, sống mãi và sống hạnh phúc, nhất là chiến thắng cái chết, không chỉ trong tư tưởng, nhưng là một khát vọng của con người ở mọi nơi mọi thời. Sự sống lại của Chúa Giêsu khẳng định, khát vọng ấy thực sự có thể, vì cái chết không phải là một phần cấu trúc sáng tạo, về nguyên lý là không thể đảo ngược, Chúa là Sự Sống : "Thiên Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết…" (Kn 1,13).

Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Từ thế kỷ thứ IV, Giáo hội đã mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả. Đây là một lễ rất lâu đời xét về mặt thời gian. Nếu như câu hỏi mà những người đương thời để bụng suy nghĩ “con trẻ này rồi sẽ nên thế nào? ” Thì  ngày nay người ta vẫn không ngừng đặt ra những câu hỏi, chẳng hạn như : Tại sao lại lấy ngày 24 tháng 6 ? Và lý do gì mà Giáo hội lại mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan cách trọng thể như thế ?

Đặt niềm tin và hy vọng nơi Chúa
Bước vào Chúa nhật XI thường niên B, trung tuần tháng Sáu, tháng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu. Lời Chúa mời gọi chúng ta sống tin tưởng và hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa tình yêu. Quả thật, tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta là vô cùng vô tận, một tình yêu nhập thể (gieo vào thế gian) đối thoại với con người, khiến con người tin tưởng, kiên nhẫn, phó thác trong tin yêu vào Chúa là nguyên nhân mọi sự (x. Ed 17, 22 - 24), là sức mạnh, là niềm vui và là động lực, giúp con người nhận được ơn của Chúa, và sống tốt đời sống làm con Chúa. 

Trái Tim Tình Yêu (SUY NIỆM LỄ TRÁI TIM CỰC THÁNH CHÚA GIÊSU)
Đúng 19 ngày sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ngày thứ Sáu sau lễ Mình Máu Thánh Chúa, ngày Chúa tỏ Trái Tim Tình Yêu của Người ra cho thánh nữ Maria Margarita Alacoque (16/6/1675), phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cử hành với lòng biết ơn lễ Trái Tim Cực Thánh Đức Chúa Giêsu rất hay thương « dịu hiền và khiêm nhường » trong lòng.

Này là Mình Ta. Này là Máu Ta
Ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành lễ của Chúa, kính Mình Máu Thánh Chúa. Tiếp liền sau lễ là cuộc kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài : « Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê » (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền cho mọi người biết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới. Lễ này có thừ thế kỷ thứ XIII do Đức Ubanô IV thiết lập ngày 11 tháng 8 năm 1264, nhằm nhắc lại việc cử hành đầy ý nghĩa trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, giúp các tín hữu sống lại bầu khí trang nghiêm ấy, với lòng biết ơn Thiên Chúa Cha cách sâu xa, có lúc dừng lại trong thinh lặng trước mầu nhiệm Ðức Tin để chiêm ngắm sự cao cả của Bí Tích vô cùng cao quí với trọn con người và tình thương của Chúa Giêsu.

Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần - Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – B
Sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến (Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống)
40 ngày sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm cao cả Chúa về Trời, tiếp đến là cầu nguyện thiết tha : Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến,  lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến. Giáo hội xin Ngài đến để làm gì ? Thưa, để rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường… (Ca tiếp liên). 

[1] 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 [22/28]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!