Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

NHÂN CÁCH ĐỜI TU - Tập 3 – (Những mảng màu trong huyền nhiệm cộng đoàn)

NHÂN CÁCH ĐỜI TU 2

Bạn hãy là CHÍNH MÌNH - Hành trình khám phá bản thân trong Đức Kitô

Tác Phẩm ĐỨC GIÊSU - Ý Nghĩa Cuộc Đời

Tác Phẩm NHÂN CÁCH ĐỜI TU

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.

BẢY YẾU TỐ GIÚP NUÔI DƯỠNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
 Đôi bạn yêu nhau cùng ngồi ngắm trăng dưới một công viên thơ mộng. Sau một hồi im lặng, nàng chỉ tay nhìn trăng và hỏi chàng: “Anh ơi, tại sao trăng hôm này mờ thế ?”. Chàng dõng dạc trả lời: “Vì trăng thẹn trước vẻ đẹp của em”. Nàng đã ôm chàng thật chặt, và họ quyết định lấy nhau. Mười lăm năm sau, cũng một đêm trăng, cả hai cùng nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nàng như muốn ôn lại kỷ niệm xưa những lúc bên chàng dưới ánh trăng thơ mộng. Nàng quay lại hỏi chàng: “Anh ơi, tại sao trăng đêm nay mờ thế ?”. Chàng im lặng không trả lời, nàng hỏi thêm một lần nữa cũng không thấy chàng phản ứng gì. Nàng lại tiếp tục kiên trì lay lấy tay chàng mà hỏi: “Chàng ơi, tại sao trăng đêm nay mờ thế ?”. Chàng cộc cằn trả lời: “Không thấy trời chuyển mưa à, dọn đồ về”.

LÃNG MẠN HAY THỰC TẾ
 Chúng ta biết rằng vào khoảng thế kỷ XIX, xuất hiện một trường phái trong văn học là chủ nghĩa lãng mạn. Chúng bao gồm một trào lưu tư tưởng được coi là tự do phóng túng nhằm thể hiện khát vọng của con người muốn vượt khỏi cảnh sống khổ cực hiện tại. Từ đó, mọi người chấp nhận lãng mạn đối lập với hiện thực. Điều này có thể hiểu và chấp nhận trong phạm vi văn học nghệ thuật. Ở đây, chúng ta bàn đến tính chất lãng mạn trong tình yêu, nghĩa là trong đời sống hiện thực của con người. Phải chăng, nhờ đời sống hiện thực mà đối cực lãng mạn và thực tế xích lại gần nhau ?  

TỔN THƯƠNG TRONG TÌNH YÊU
Mình không phải là Duyên Phận: Phận con gái chưa một lần yêu ai, nhưng là Duyên Tình: Phận con gái hơn một lần yêu trai. Bản thân có chút kinh nghiệm tình trường, từng tổn thương nhiều trong tình yêu, nên những gì được viết ra ở đây là bằng giá máu của chính mình.

CHỨNG SỢ YÊU
Nếu chúng ta hiểu hạnh phúc của con người là yêu và được yêu thì việc ai đó đi tìm hạnh phúc mà mắc phải chứng sợ yêu thì quả là một mâu thuẫn ! Tại sao trong lúc mưu cầu hạnh phúc mà con người lại chạy trốn tình yêu ? Theo các nhà chuyên môn, đây là một dạng bệnh tâm lý cần được chữa trị. Xét ở cấp độ thông thường, ai đang yêu cũng có thể mắc vài khuynh hướng nào đó của chứng sợ yêu, vì thế, việc tìm hiểu vấn đề này luôn là mối quan tâm của những người đang yêu. Nếu không hiểu biết và ý thức thực trạng của mình, việc đổ vỡ trong tình yêu là điều khả thể.

THƯ GỞI CON GÁI ĐANG SỐNG LỆ THUỘC TRONG TÌNH YÊU
 Bố có nhiều điều thao thức muốn gởi đến con kể từ khi con “thoát khỏi” vòng tay của bố mẹ. Biết bao điều đã suy nghĩ trong đầu nhưng khi gặp con, bố lại cố kiềm nén cảm xúc không bộc lộ ra bên ngoài. Ấy cũng là dấu bố tỏ ra yếu đuối vì không thể làm chủ cảm xúc của mình.

TÔN TRỌNG TRONG YÊU THƯƠNG
Có thể nói, tôn trọng và yêu thương là cặp đôi hoàn hảo không thể tách rời nhau trong đời sống gia đình. Chúng quyết định đến tính sống còn và hạnh phúc của đời sống hôn nhân. Đôi khi, ý nghĩa và giá trị của việc tôn trọng nhau trong gia đình bị xem thường hay lãng quên mà đã xảy ra nhiều điều đáng tiếc. Thế nên, việc ghi nhận về thái độ tôn trọng nhau trong hôn nhân luôn là điều khẩn thiết không chỉ cho các gia đình trẻ mà cho mọi gia đình muốn sống hạnh phúc bền vững.

NHỮNG NGUY CƠ PHÁ VỠ CUỘC TÌNH
Tình yêu là giá trị cao cả đáng mọi người khát khao xây dựng và vun đắp. Tuy nhiên chúng lại rất mong manh vì do kết duyên giữa những con người vốn yếu đuối. Những nguy cơ phá vỡ cuộc tình cũng nhiều như những gì giúp gắn kết một tình duyên. Cho dù nguy cơ như những tác động bên ngoài của hoàn cảnh có mạnh đến đâu nếu trái tim của hai tâm hồn chung một nhịp đập thì mọi sóng gió chỉ là cơ hội cho buồm căng lái giúp thuyền ra khơi. Nhưng dù sao những nguy cơ ấy cần được vạch rõ hầu lường trước những khó khăn và nguy hiểm, nhờ đó, họ tỉnh thức và chủ động hơn trong việc lèo lái cuộc tình theo ý Chúa. Có thể nói, thói cậy mình có của, yêu mình quá đáng và tổn thương quá khứ là những nguy cơ đang rình rập mưu toan phá vỡ cuộc tình.

TỪ NỘI TÂM HÓA ĐẾN CUỘC BIẾN ĐỔI
 Mỗi người chúng ta đều có kinh nghiệm trong việc đưa thức ăn từ bên ngoài vào bên trong để nhờ đó, chúng biến thành chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, đời sống thể lý. Cũng vậy, trong đời sống tinh thần, chúng ta chắt lọc và chọn lựa những gì liên quan đến con người, sự kiện… và tìm ra một ý nghĩa thiết thân nào đó làm dưỡng chất cho đời sống tinh thần. Tiến trình từ bên ngoài vào trong nội tâm đó được chúng ta ý thức sẽ tạo nên một cuộc nội tâm hóa hầu biến đổi toàn diện con người. Có thể nói, không cuộc biến đổi ngoạn mục nào lại không khởi đi từ chính nội tâm của chúng ta mà phần lớn nó lại chịu tác động từ những gì đơn sơ và nhỏ bé trong đời thường, đến nỗi nhiều lần chúng ta đã phớt lờ hay phủ nhận sự hiện hữu của chúng: một tiếng chuông báo tử, một lời nói đến từ tha nhân, một câu lời Chúa, một cuốn sách… Chúng có thể làm thay đổi một tư duy, một sứ vụ, ngay cả một ơn gọi.

LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG
Nhạc sĩ Ngọc Lễ không ngần ngại chia sẻ một kinh nghiệm trong tình yêu: con gái nói có là không, con gái nói không là có. Chắc hẳn, anh không có ý nói sự gian dối của người con gái trong yêu đương, nhưng là tính hai mặt của lời nói trong tình yêu: nghĩa là trong tình yêu có thể nghe những điều người kia nói và có những điều tình yêu không thể lên tiếng mà ta tạm gọi là tiếng lòng. Chính tiếng lòng mà một nửa kia cần phải dùng cả con người và cả đời người để học nghệ thuật lắng nghe. Nếu đôi tai thể lý chỉ có thể tiếp nhận âm thanh vật lý thì có một đôi tai tinh thần khả dĩ lắng nghe tiếng lòng của người yêu.

XIN LỖI TÌNH YÊU
Sống trong một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, trong đó, cái tôi là trung tâm, thì dường như lời xin lỗi chỉ dành cho những người yếu thế và mất tự tin vào cuộc sống. Con người cảm thấy một sự xúc phạm nặng nề khi nói lời xin lỗi, và nếu có sự cố gì xảy ra, cũng là do hoàn cảnh, thời thế…chứ không phải do tôi. Rốt cuộc trách nhiệm qui về cho tập thể hay tổ chức nào đó. Và cứ thế, lời xin lỗi mất đi đất sống trong một xã hội đề cao cái tôi. Thế nhưng, trong tình yêu, nơi “cái tôi” phải nhỏ đi để cho “cái ta” được lớn lên, lời xin lỗi có được một chỗ đứng nào chăng ?

TÌNH YÊU CHẲNG HỀ TỰ VỆ
Freud, Ông Tổ của ngành Phân tâm học đã có công đề ra khái niệm cơ chế tự vệ, và theo ông, có 9 hình thức tự vệ. Ngày này, dựa vào thuyết này, các nhà nghiên cứu đã tìm được thêm 11 hình thức tự vệ khác. Điều này cho thấy việc tự vệ hết sức quan trọng và biến thể dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú trong đời sống nhằm giúp con người giảm căng thẳng và bảo vệ sự an toàn cho cái tôi của mình. Dù có một số hình thức tự vệ được coi là tích cực cách nào đó nhưng trong tình yêu, người ta không “chấp nhận” tự vệ. Phải chăng đây là một đòi hỏi quá gắt gao ? Trong bài viết này, chúng ta chỉ bàn đến khía cạnh tự vệ để nhận ra đây là một điều kiện quan trọng giúp xây dựng con người trưởng thành trong tình yêu nói chung.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC SỐNG THỬ
Có thể nói, một trong những lối sống chịu du nhập từ Phương Tây đã ảnh hưởng tiêu cực và càng phổ biến trong giới trẻ Việt Nam cho đến ngày nay là Sống thử. Đây là một phong trào thể hiện cách sống tự do phóng khoáng của người trẻ. Một nghiên cứu chuyên môn cho biết: 90% các cặp sống thử đã đổ vỡ và nếu có kết hôn chỉ là gượng ép do gia đình ép buộc. Người ta lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nghĩa là sống thử thì lại phải chịu trách nhiệm thật khi đứng trước những đổ vỡ và thất bại trong hôn nhân. Trong khi đó, có nhiều bạn trẻ đã coi việc sống thử là một cách sống bình thường cần được xã hội thừa nhận. Chúng ta cần khẳng định rằng: khi bình thường hóa việc sống thử, người ta đã ru ngủ lương tâm. Vấn đề này đã được nhiều chuyên gia xã hội học và tâm lý học bàn đến. Ở đây, người viết xin mượn lý thuyết về Tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Maslow nhằm giải thích vấn đề này.

TÌNH YÊU KHÔNG CHỈ LÀ CẢM XÚC
Tôi thích nên tôi chọn. Đó là phương châm sống của phần lớn giới trẻ ngày nay. Họ quá câu nệ vào cảm tính của mình, đến nỗi, đôi khi trả giá đắt cho một cuộc tình không suy xét kỹ. Tình yêu hôn nhân là một chuyện hệ trọng, người ta không thể dựa vào cảm xúc chóng qua mà sống với “tiếng sét ái tình” nào đó. Michael R. Kent thật có lý khi nói: Tình yêu không chỉ là cảm xúc.

CHỨNG ÁI KỶ
 Vào cuối thế kỷ XX, “ái kỷ” đã trở thành một thuật ngữ “thời thượng” của ngành tâm lý học. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu lịch sử xã hội đã dành cho thời đại này một cái tên rất ấn tượng: Nền văn hóa “ái kỷ”. Nếu hiểu, văn hóa là một tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, thì thành quả của những người “ái kỷ” đạt được là một ghi nhận đáng kể. Nhưng chúng không bù đắp cho những rối loạn của những người này. Các nhà chuyên môn đã gọi họ là những người mang hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Cứ 100 người thì có 2-3 người mắc bệnh. Phần chúng ta, chúng ta cũng đang sống trong thời đại ái kỷ, có thể miễn nhiễm được chăng ? Chúng ta cần đi vào thực tế đời sống để khám phá ra chàng Narcissus trong mình.

TỰ DO THEO TÂM THỨC CON NGƯỜI THỜI ĐẠI
Nhân loại đã trải qua một thời của chế độ phong kiến, cảnh con người làm nô lệ cho con người. Đó là thời của nhân phẩm bị coi thường và giá trị con người được mua bằng cấp bậc trong xã hội. Ngày nay xem ra con người có nhiều tự do để sống với những hoài bão của mình. Tuy nhiên, với phong trào “hippie” của thập niên 60-70 vào cuối thế kỷ XX, đã khẳng định giá trị con người một cách quá đáng; người ta để tóc dài, đi xe phân khối lớn, hành xử theo kiểu mạnh được yếu thua, nói năng phá cách…Những hình thức ấy, dường như đẩy con người vào một xu hướng nộ lệ khác: nộ lệ cho chính mình. Dù dưới hình thức nộ lệ nào, nó đều dẫn đến việc con người đánh mất đi sự tự do đích thực để có thể sống như  chính mình. 

QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ TỰ DO
Nếu tư tưởng phát sinh hành động, tư tưởng sai lầm sẽ dẫn đến hành động lố lăng là lẽ thường ! Từ quan niệm sai lầm về tự do, chúng ta cũng có thể tiên kiến được hậu quả của nó thế nào. Có cả một chủ trương quá đề cao tự do đến mức bất chấp mọi luật lệ, luân lý và lương tâm con người. Từ đó, xã hội sinh ra nhiều tệ nạn mà trách nhiệm thuộc về những cá nhân sống tự do phóng túng đến mức liều đánh mất chính mình trong những lựa chọn sai lầm.

CÓ NÊN SO SÁNH?
Cuộc sống vốn muôn mặt. Con người vốn muôn vẻ. Có người gặp nhiều may mắn, có người xem ra bất hạnh, sự thiệt-hơn là do lối so sánh. Có người đẹp thế này, có người duyên thế nọ, sự khác biệt khiến chúng ta dễ có sự so sánh hơn thua.

GIÁ TRỊ HAY TRỊ GIÁ ?
 Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, đôi khi những từ ngữ được chúng ta sử dụng khá tùy tiện và “đảo qua đảo lại” vô tư như không có vấn đề, vì xét cho cùng ngôn ngữ tùy thuộc qui ước của mỗi vùng miền. Nhưng việc dùng từ kép cần được lưu ý. Chẳng hạn, từ lợi ích  thể đảo là ích lợi, hay từ hiệp thông có thể đảo thành thông hiệp ; không vì thế, chúng bị đảo lộn và nhập nhằng về ý nghĩa của thông tin được truyền đạt. Tuy nhiên, khi chúng ta đảo: giá trị với trị giá thì ảnh hưởng của nó về mặt hiệu quả thông tin hoàn toàn khác biệt mà một số người trong chúng ta đã tùy tiện sử dụng một trong hai cách đều như nhau. Có thể nói, việc sử dụng sai ngôn từ này nếu không điều chỉnh sẽ dẫn đến những quan điểm sai lạc khác.

NÉT LỊCH SỬ CỦA THÁNH TÊRÊSA Hài Đồng Giêsu THEO NHÃN QUAN TÂM LÝ HỌC
Có thể nói, môi trường gia đình giúp hình thành nhân cách nơi thánh Têrêsa. Thật vậy, được sống trong một gia đình truyền thống đạo giáo, bé Têrêsa lớn lên trong sự giáo dục và che chở của cha mẹ. Đến khi mẹ qua đời, bé lại dồn hết tình thương vào người cha. Chính hình ảnh người cha này sẽ mang đậm nét nơi ký ức của Têrêsa trong những năm sống tại dòng Kín sau này.

ĐAM MÊ CỦA THÁNH PHANXICÔ ASSISI
Khi nói đến thánh Phanxicô, chúng ta nghĩ ngay đến Kinh Hòa Bình và Bài Ca Tạo Vật. Có thể nói, từ những tư tưởng này, ngài được mệnh danh là Sứ giả hòa bình bởi vì chúng là điểm qui chiếu cho đời sống an hòa nơi ngài.

[1] 1 2 3 4 [2/4]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!