|
|
Bài Viết Của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|
Nên một như trong Thiên Chúa
Bước vào Chúa nhật thứ VII, Chúa nhật cuối cùng mùa Phục Sinh, Phụng vụ Giáo hội
mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống như lời Đức
Giêsu đã hứa với các môn đệ trong bữa tiệc ly trước khi về trời là không bỏ
chúng ta mồ côi, Người sẽ gửi Chúa Thánh Thần là Đấng Bầu Chữa đến. |
|
Chúa lên Trời, ta hãy mến yêu những sự trên Trời
Hôm nay mừng Chúa lên Trời, vâng, toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả và nội dung gồm tóm trong những lời sau : "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong... ". Và sau đó " Người lên Trời " (x. Cvtđ 1, 1- 11).
|
|
Yêu như Thầy yêu
Tôi tự hỏi, phải chăng con người dùng những tình cảm tự nhiên để yêu như bạn bè
yêu nhau, cha mẹ yêu thương con cái, đồng lớp đồng niên mến thương nhau, hay hai
người nam nữ yêu nhau là chưa đủ hay là khác với tình yêu Chúa Giêsu đã yêu
chúng ta sao mà Đức Giêsu còn dạy chúng ta phải :
Yêu như Thầy đã yêu ? |
|
Để sinh trái phải kết hợp với cây Giêsu
Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng một bức họa phúc dụ về cây nho và nhành nho,
tự ví von mình là cây nho thật, các môn đệ là nhành và Chúa Cha là người trồng
nho. Chúa nói : "Thầy
là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho"
(Ga 15,1). Các môn đệ là nhành để có nhiều hoa trái thì phải kết hợp với Chúa
như cành với cây, như dây với đàn. Điều này không có gì lạ, vì trong Kinh Thánh,
rất nhiều lần dân Itraen được sánh ví với vườn nho sai trái khi trung tín với
Thiên Chúa; nhưng một khi họ xa Chúa, tức cành lìa khỏi cây, họ trở nên khô héo,
không còn khả năng làm ra "loại
rượu làm phấn khởi lòng người"
nữa (x. 104,15). |
|
Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên
Lễ “Chúa Chiên lành” là lễ của Chúa Giêsu, Đấng đã tự xưng "Ta
là mục tử tốt lành"
(Ga 10, 11). “Mục
tử”
là một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng
thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông. "Người
chăn chiên"
được Chúa Giêsu dùng để diễn tả tương quan vừa mật thiết, vừa rất "dễ thương"
giữa Người và chúng ta. |
|
Chúa giải thích Kinh Thánh và bẻ bánh
Sự kiến Chúa Giêsu phục sinh được các Thiên Thần loan báo cho các bà Maria
Mađalêna, bà Maria, mẹ ông Gia-côbê và bà Salômê (x. Lc 24, 1 - 12), các bà về
thuật lại cho các Tông Đồ ở Galilêa, hai môn đệ làng Emmaus trong nhóm các bà
chẳng những chưa tin mà còn lo sợ (x. Lc 24). Chúa Giêsu Phục Sinh tiếp tục hiện
ra dưới dáng dấp của một người lữ hành, tỏ ra không biết, rồi đồng cảm với hai
ông, đã dùng Kinh Thánh để giải thích, bẻ bánh trước mặt hai ông, giúp lòng họ
sốt sáng lên và làm cho mắt họ sáng ra để nhận ra Người (x. Lc 24, 13 - 35).
|
|
Lòng từ bi Chúa tồn tại đến muôn đời
Nhân dịp phong thánh cho nữ tu Maria Faustina Kowalska, ngày 30/4 năm 2000,
thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đặt tên cho Chúa nhật tiếp liền sau Đại Lễ Phục
Sinh là Chúa nhật Lòng Thương Xót Chúa, kính nhớ việc Chúa Kitô tỏ cho thánh
Tôma thấy cạnh sườn, nơi trào ra nước và máu, suối nguồn ân sủng. Truyền thống
Giáo hội đã coi đây như là nguồn gốc của bí tích hòa giải, nơi mà con người cảm
nhận được sự tha thứ do lòng thương xót Chúa. |
|
Vui lên, toàn trái đất
Đêm Canh Thức Phục Sinh là đêm trọng nhất và là đỉnh cao nhất trong Năm Phụng Vụ
của Hội Thánh. Từ xa xưa, đêm nay là “đêm
của Đức Chúa”
(Xh 12, 42) và buổi canh thức cử hành đêm nay, tưởng nhớ đến đêm Chúa sống lại,
đêm Thánh “mẹ
của mọi đêm thánh”
(thánh Augustinô). Vì trong đêm nay Giáo hội đợi chờ Chúa Phục Sinh và cử hành
các bí tích khai tâm kitô giáo. |
|
Tình yêu và Thập Giá
Hôm nay, Giáo hội, Hiền Thê yêu dấu nhìn ngắm Chúa Giêsu vị Phu Quân của mình bị
treo trên thập giá, chân tay đanh nhọn đâm thâu, cạnh sườn lưỡi đòng đâm thủng,
máu cùng nước chảy ra làm cho Giáo hội nhớ đến ngày mình được sinh ra từ cạnh
sườn Chúa, lúc Chúa ngủ trên Thánh Giá. Bởi theo thánh Ambrosiô, khi Ađam đang
ngủ Thiên Chúa đã lấy xương sườn của ông để tạo dựng Evà, Giáo hội cũng được
sinh ra từ Trái Tim bị đâm thủng của Chúa Giêsu khi ngài chết trên Thánh Giá, và
Giáo hội mời gọi chúng ta tưởng nhớ tình yêu dâng trào ấy. |
|
Thánh Thể, Thiên Chức Linh Mục Và Giới Luật Yêu Thương
Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thiết lập thiên chức Linh mục, chúng ta có
nhiều dịp nhắc đi nhắc lại một câu rất sâu sắc nhưng cũng cần phải tìm hiểu thêm
:
Không có Thánh Thể thì không có chức Linh mục - không có chức Linh mục thì cũng
không có Bí tích Thánh Thể
(chỉ một lần rồi thôi). Hai điều đó gắn chặt, liên kết với nhau nhờ đức bác ái.
Không thể tham dự Thánh Thể nếu không có Tư Tế, nhưng cũng không thể tham dự
Thánh Thể nếu không có đức bác ái và sự tha thứ. Trong Bí tích Thánh Thể, tất cả
chúng ta đều tham dự vào một Mình Thánh, một Máu Thánh, trở nên một thì chúng ta
không còn tách biệt được nữa. |
|
Tại làm sao Chúa chết?
Sau khi đọc bài tường thuật đầy đủ về cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô Chúa
chúng ta theo thánh Marcô. Chúng ta không thể không màng chi đến những sự xảy ra
trước đó. Nhiều người không khỏi thắc mắc : một con người như vậy sao lại kết
thúc trên Thánh giá? Đâu là nguyên do dẫn đến cái chết và ai là người chịu trách
nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu? |
|
Niềm vui - Thập giá – và ơn cứu độ
Với Chúa nhật
Lễ Lá, khai mạc Tuần Thánh, trung tâm của toàn thể Năm Phụng Vụ, trong Tuần này
chúng ta dõi theo hành trình thương khó của Chúa Giêsu, chết và sống lại. |
|
Mẹ thưa xin vâng khi thi hành thánh ý Chúa
Lễ Truyền Tin là cơ hội để chúng ta theo Sứ Thần Gabriel đến Nagiarét gặp một
trinh nữ mà thiên hạ muôn đời khen là có phúc (x. Lc 1, 48). Thánh Augustinô
viết : "
Thiên Chúa đã chọn một người mẹ mà Ngài đã tạo dựng, Ngài đã tạo dựng người mẹ
mà Ngài đã chọn
"(x. Bài giảng 69, 3, 4). |
|
Để được ơn nghĩa Chúa, cần chết đi con người tội lỗi
Sau khi đã đi được nửa đường với lời mời gọi "Hãy
Vui Lên"
tuần trước khuyến khích chúng ta tiếp tục tiến lên không ngừng nghỉ trên con
đường ăn năn đền tội, cải đổi đời sống để chuẩn bị Lễ Phục Sinh. Việc đền tội
này xảy đến trong Mùa Chay lúc mà sự mệt nhọc không làm giảm bớt, nhưng đúng hơn
gia tăng niềm vui được đến gần mục đích. |
|
Thánh Giuse là người chồng, người cha mẫu mực
Ngày 19 tháng 3, Hội Thánh hoàn vũ hân hoan mừng kính Thánh Giuse, bạn trăm năm
của Ðức Trinh Nữ Maria, cha nuôi Chúa Giêsu, vị quan thầy khả kính của mình cách
trọng thể. Truyền thống bình dân Kitô giáo dành trọn tháng Ba cho thánh Giuse
người của Thiên Chúa và đem lòng sùng kính ngài cách đặc biệt. |
|
Nào ta hãy mừng vui
Bước vào Chúa nhật IV Mùa Chay (Lætare), Phụng Vụ của Giáo hội đang từ màu tím
chuyển sang màu hồng, màu của bình minh, đánh dấu nửa chặng đường sám hối, nay
tạm dừng để chuẩn bị tốt hơn niềm vui Phục Sinh, nghỉ để nhìn lại những gì đã
làm trong ba tuần đầu của Mùa Chay, lấy thêm can đảm bước tiếp những chặng đường
tới. |
|
GIỜ CHẦU THÁNH THỂ : 24 GIỜ CHO CHÚA
Sứ Điệp Mùa Chay năm nay có chủ đề là xóa bỏ sự “thờ
ơ toàn cầu hóa”.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết : “Mong
mỏi lớn lao của tôi là tất cả nơi nào có sự hiện diện của Giáo hội, đặc biệt là
nơi những giáo xứ và cộng đoàn, sẽ trở nên những hòn đảo lòng thương xót giữa
biển cả thờ ơ”.
Dửng dưng với Thiên Chúa và dửng dưng với đồng loại là điều cần phải loại bỏ
trong xã hội hiện đại hôm nay. Thì đây, Mùa Chay, mùa canh tân đối với Giáo hội,
các cộng đoàn và mỗi tín hữu, “mùa ân thánh” (2 Cr 6,2). Ba việc phải làm trong
Mùa Chay Thánh. |
|
Thảo Cha kính Mẹ (MỒNG HAI TẾT KÍNH NHỚ TỔ TIÊN)
Thụ ơn ắt phải báo đền, mẹ cha là hình ảnh của Thiên Chúa : ngoài việc sinh thành, dưỡng dục, các ngài còn là người đại diện Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa tình thương hằng bao bọc, che chở và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Chính trong bậc sống gia đình, cha mẹ được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Ngài, để cho ra đời những người con, mang hình ảnh Chúa, và tô điểm thêm cho trái đất nhiều người ca ngợi và kính sợ Chúa |
|
Hãy ký thác đường đời cho Chúa (SUY NIỆM THÁNH LỄ MỒNG MỘT TẾT NĂM ẤT MÙI)
“Các con chớ áy náy về ngày mai”. Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. |
|
Thiên Chúa muốn người hạnh phúc (SUY NIỆM THÁNH LỄ GIAO THỪA)
Mỗi người chúng ta đều mang trong mình những những tâm tư và ước muốn. Ưu tư nhìn lại quá khứ, hy vọng hướng tới tương lại. Vậy giờ đây chúng ta có những tâm tình nào, ước muốn gì, chờ đời gì và nhất là nói gì với Chúa ? Chắc chắn một điều là ai cũng xin Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, rộng ban cho một năm mới phúc lộc dồi dào, và lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Chúa. |
|
[1]
19
20
21
22 23
24
25
26
27
28 [23/28] |
|