|
|
Bài Viết Của Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
|
KHIÊM CUNG
Với Thiên Chúa, chúng ta là thụ tạo, là con cái. Mọi sự chúng ta là, mọi sự chúng ta có đều do bởi Chúa. Bởi thế, chúng ta không có lý do gì để tự khẳng định mình, tự tôn, tự cao, tự đại trước Thiên Chúa Toàn Năng. Là thụ tạo, chúng ta chỉ có thể và mãi mãi trong tư thế phụ thuộc và qui hướng hoàn toàn về Thiên Chúa. Được gọi Thiên Chúa là “cha” trong tư thế của người con là một diễm phúc khôn sánh mà chúng ta có được nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô. Ra ngoài con đường “là thụ tạo”, “là con” của Thiên Chúa thì ắt chúng ta tự chuốc lấy hậu quả là án phạt cho chính mình. Bài học của Luxiphe và ông bà nguyên tổ là một minh chứng. |
|
GIỀNG MỐI
Ngày xưa, khi luận bàn một vấn đề quan trọng nào, thì các nhà tư tưởng Đông phương hay dùng chữ “duy” (維), có nghĩa là dây buộc mui xe, dây ở bốn góc lưới, nghĩa thông dụng phiên Nôm thuần việt là “giềng mối” để chỉ điều căn cốt thiết yếu của vấn đề. Ví dụ như trong cuốn “Quản Tử” tương truyền là tác phẩm của Quản Trọng (mất năm 645 tcn) có nói đến “quốc hữu tứ duy” (國 有四維), nghĩa là nước có bốn giềng mối: lễ - nghĩa- liêm-sỉ; một giềng mối đứt thì nghiêng, hai giềng mối đứt thì nguy, ba giềng mối đứt thì đổ, bốn giềng mối đứt thì mất. |
|
Chính yếu và phụ tùy (CN 29TN A)
Trong bất cứ một cuộc hành trình nào, người lữ hành cũng cần có một hướng đi và một đích đến. Cũng thế, trong cuộc hành trình dương thế của mỗi người chúng ta cần có một định hướng rõ ràng và vững chắc mới có thể tiến về cùng đích của cuộc đời. |
|
ÁO CƯỚI YÊU THƯƠNG
Ba bài đọc phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta: hãy mặc lấy áo cưới yêu thương để vào dự tiệc cưới Nước trời. |
|
[1]
1 2 [2/2] |
|