Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
Bài Viết Của
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
YÊU MẾN VÀ THỰC THI THÁNH Ý CHÚA
HƯỚNG VỀ NGÀY CHÚA ĐẾN
VÌ HẠNH PHÚC VÀ PHẦN RỖI CỦA CON NGƯỜI
THANH TẨY “ĐỀN THỜ TÂM HỒN”
Lên Núi Cầu Nguyện
“Đường Hy Vọng”
NGƯỜI DỘT
TẾT ĐẾN NÓI CHUYỆN VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
SỨC MẠNH CỦA TÌNH HUYNH ĐỆ
THÀ THẮP LÊN MỘT ÁNH NẾN …
ĐẦU NĂM VỀ BÊN MẸ TÀ PAO
BƯỚC VÀO GIA ĐÌNH THẦN LINH
NÊN GIỐNG TRÁI TIM ĐỨC MẸ
CON TIM RUNG NHỊP VỚI CHÂN LÝ
MỤC VỤ GIA ĐÌNH QUA VIỆC TỔ CHỨC RƯỚC LỄ VỠ LÒNG
TỈNH THỨC CON TIM
ĐỪNG VÔ CẢM
HỌ NGẠC NHIÊN: “LẠY CHÚA, CÓ BAO GIỜ …?”
HÂN HOAN VÁC THÁNH GIÁ MỖI NGÀY
Văn tế các đẳng Linh Hồn
KHIÊM CUNG
GIỀNG MỐI
Chính yếu và phụ tùy (CN 29TN A)
ÁO CƯỚI YÊU THƯƠNG
GIỀNG MỐI

CHÚA NHẬT 30 TN A – KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

(Xh 22, 20-26; 1Tx 1, 5c-10; Mt 22, 34-40)

Ngày xưa, khi luận bàn một vấn đề quan trọng nào, thì các nhà tư tưởng Đông phương hay dùng chữ “duy” (), có nghĩa là dây buộc mui xe, dây ở bốn góc lưới, nghĩa thông dụng phiên Nôm thuần việt là “giềng mối” để chỉ điều căn cốt thiết yếu của vấn đề. Ví dụ như trong cuốn “Quản Tử” tương truyền là tác phẩm của Quản Trọng (mất năm 645 tcn) có nói đến “quốc hữu tứ duy” ( 有四維), nghĩa là nước có bốn giềng mối: lễ - nghĩa- liêm-sỉ; một giềng mối đứt thì nghiêng, hai giềng mối đứt thì nguy, ba giềng mối đứt thì đổ, bốn giềng mối đứt thì mất.

Đặt trong bối cảnh phụng vụ hôm nay là chúa nhật 30 thường niên, và cũng là “khánh nhật truyền giáo”. Hằng năm Giáo hội dành riêng một chúa nhật để cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo. Chúng ta cùng tìm hiểu đâu là “giềng mối” của sứ mạng truyền giáo?

Trong sứ điệp ngày thế giới truyền giáo lần thứ 85 (công bố ngày 06.01.2011) với chủ đề: “như cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã khẳng định lại lời dạy của Công Đồng Vaticanô II trong Sắc lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo (Ad Gentes): “Hành động của Giáo Hội, tuân theo lời của Chúa Kitô và dưới ảnh hưởng của ân sủng và đức ái của Ngài, trở nên hiện diện cách trọn vẹn và hiện thực cho mọi người và cho mọi dân tộc để dẫn đưa họ đến niềm tin vào Chúa Kitô (x. Ad gentes, 5)”.

Như thế, Giáo hội mời gọi chúng ta thực thi sứ mệnh truyền giáo dựa trên 2 giềng mối: qui hướng về Chúa Kitô (“tuân theo lời của Chúa Kitô và dưới ảnh hưởng của ân sủng và đức ái của Ngài”) và qui hướng về tha nhân (“trở nên hiện diện cách trọn vẹn và hiện thực cho mọi người và cho mọi dân tộc để dẫn đưa họ đến niềm tin vào Chúa Kitô”.

Thật trùng hợp, bài Tin Mừng chúa nhật 30 thường niên cũng mời gọi mỗi người chúng ta sống theo 2 giềng mối: mến Chúa yêu người. Đây là hai giới luật quan trọng nhất thu tóm mọi giới luật mà mỗi người phải thực thi trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi công việc …

Vì bản chất của Giáo hội là truyền giáo (x. Ad Gentes 2), cho nên sứ mạng cao cả nhất của mỗi người kitô hữu chúng ta cũng là truyền giáo. Chính Chúa Giêsu là nhà truyền giáo hoàn hảo, và vĩ đại; là nền tảng, nguồn mạch và cùng đích của sứ mạng truyền giáo.  Vì “người ta chỉ có thể hiểu và sống sứ vụ truyền giáo khi quy về Đức Kitô như quy chiếu về Đấng được sai đi để loan báo Tin Mừng” (RMi 88).

Như vậy, có thể nói sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội hay của người kitô hữu nơi trần gian có hai giềng mối: hướng lên Thiên Chúamở ra với tha nhân như hai chiều của cây thập giá mà Chúa Giêsu là lễ vật hiến tế (chiều dọc hướng lên Thiên Chúa và chiều ngang mở ra với mọi người).

Nói theo kiểu của Quản Trọng: một giềng mối đứt thì nghiêng …thì nguy …thì đổ; hai giềng mối đứt thì mất.

Nói theo kiểu của thánh Gioan: “Nếu ai nói ‘tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối, … ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình” (1Ga 4,20-21).

Nói theo kiểu của thánh Phaolô: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của tôi” (Pl 3,7-9).

Nói theo kiểu của Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận: chọn Chúa hơn chọn công việc của Chúa.

Đến đây, bỗng dưng người viết lại nhớ đến bài học Tu Đức Truyền Giáo của Đức Ông Đinh Đức Đạo, người đã có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tại phân khoa Truyền giáo của Đại học Urbano (Ý), hiện là giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc (Việt Nam). Từ mẫu gương truyền giáo của thánh Phaolô, đã đưa ra nhận định:

Say mến Đức Giêsu là nguồn mạch của nhiệt tâm truyền giáo nơi thánh Phaolô và là lý do cuộc sống của người. Khía cạnh này trong linh đạo của người là sự soi sáng lớn lao cho đời sống tông đồ truyền giáo. Vấn đề thường xảy ra trong đời sống tông đồ không phải là thiếu tình yêu đối với Đức Giêsu nhưng là thiếu sự say mến Người. Hiếm thấy có người tông đồ loại bỏ Đức Giêsu ra khỏi cuộc sống của mình hoặc không có tình yêu đối với Đức Giêsu. Vấn đề nằm ở chỗ người đó đặt Đức Giêsu bên cạnh nhiều giá trị (I) hay Đức Giêsu là nền tảng, nguồn mạch và cùng đích của sứ mạng truyền giáo (II).                                              

Trong trường hợp (I), Đức Giêsu là một giá trị trong nhiều giá trị, ngay cả khi đó là giá trị quan trọng nhất. Trong tình huống như thế, đời sống tông đồ dễ dàng rơi vào sự mâu thuẫn, giống như một chiếc xe ngựa bị nhiều con ngựa lôi kéo quanh nó. Đời sống tông đồ đòi hỏi một lộ trình thiêng liêng quy hướng về Chúa Giêsu như giá trị đầu tiên và điểm quy chiếu độc nhất để đánh giá tất cả những gì còn lại.

Trong trường hợp (II), người môn đệ chỉ có một điểm tựa là Chúa Giêsu. Tất cả các giá trị khác vẫn còn được giữ và trân trọng nhưng chúng được nhìn và chấp nhận dưới ánh sáng và trong mối tương quan với Chúa Giêsu. Trong trường hợp này, tất cả đời sống của nhà tông đồ truyền giáo được quy tụ lại một mối và nhà tông đồ truyền giáo sẽ tìm được sức mạnh để thắng lướt mọi khó khăn. Các khó khăn có thể gây đau khổ nhưng không thể cản ngăn việc phục vụ của nhà tông đồ truyền giáo. Chúng ta có thể ví trường hợp này như một cỗ xe được cột vào nhiều con ngựa, trong đó có một con ngựa đầu đàn và tất cả các con ngựa khác đều đi theo một hướng của con ngựa đầu đàn. Do đó cỗ xe chạy phăng phăng vượt cả những đoạn đường gập ghềnh.

Trường hợp (II) vừa nêu chính là khuôn mẫu người kitô hữu sống sứ mạng truyền giáo đích thực, giữ vững được hai giềng mối: tựa vào Chúa Giêsu để thăng tiến và sinh hoa trái trong việc đến với anh em.

Và đó cũng là ước mong của Đức Thánh Cha Benêđictô XVI trong câu kết của sứ điệp ngày thế giới truyền giáo lần thứ 85: “Ước gì Ngày Thế Giới Truyền Giáo làm sống lại nơi mỗi người ao ước và niềm vui ‘đi đến’ gặp gỡ nhân loại bằng việc mang Chúa Kitô đến cho mọi người”.

Thomas Nguyễn Văn Hiệp

 

 

Tác giả: Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!