Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

MARIA, MẸ VIỆT NAM

Giới thiệu bản dịch Love Is Our Mission

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
“Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc”. Tôi đã nghe tên nhóm này từ lâu, và cũng đã đọc qua một số tài liệu, xem một vài băng video của nhóm. Người khen cũng có mà phê bình cũng nhiều, chung qui cũng chỉ vì bốn chữ “tâm linh” hay “mù quáng”. 

CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
Trong ngày cung hiến đền thờ Giêrusalem, vua Salomon đã thưa với Thiên Chúa rằng: “Trên trời không có đủ chỗ sao lạy Chúa là Thiên Chúa. Làm sao Ngài lại có thể ngự trên trái đất trong ngôi đền mà con đã xây dựng này?” Và ông đã dâng lời cầu xin: “Đây là đền thờ nơi Ngài đã chọn để được thờ phượng. Xin Chúa hãy nhìn đến nó ngày đêm và lắng nghe khi con hướng về đó và cầu nguyện” (1 Các Vua 8:22-26). Dưới thời vua Solomon, đền thờ Giêrusalem đã được nổi bật với vai trò quan trọng, cao cả, và thiêng liêng cả về mặt tôn giáo, chính trị, và xã hội. Ngày nay Giêrusalem còn là biểu tượng của ba tôn giáo độc thần lớn nhất gồm Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo.   

CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
Con chào Bác. Bác vẫn khỏe chứ ạ ? Giờ này, có lẽ thời tiết cũng bắt đầu trở lạnh rồi, bác nhỉ? Bác ơi, bản thân con đang gặp phải những vấn đề về đời sống tâm hồn và cuộc sống đời thường nữa. Bác chỉ cho con phải làm gì nha .

THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
Tuổi trẻ tôi rất say mê đọc truyện các thánh. Cho đến nay, tôi vẫn còn nhớ nhiều vị với những chi tiết về gia đình, tuổi thơ, đời sống, ơn gọi và những nhân đức của các ngài. Tôi tự hỏi, so với các ngài, liệu mình có thể nên thánh được hay không? Chắc là không, vì làm sao mà bắt chước nổi những nhân đức phi thường ấy. Đặc biệt là các vị tử đạo, đấng bị lột da, đấng bị cắt từng miếng,  đấng bị nướng chín, đấng bị voi dày, đấng bị ngựa xé, và thông thường nhất là bị chém đầu. Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, ước tính có đến 10.000 vị thánh, mặc dù tên tuổi và lịch sử của một số vị đã bị thất lạc theo thời gian.

THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
Trong các lớp Giáo Lý Tân Tòng, câu hỏi liên quan đến đạo hiếu của người Công Giáo thường được nêu lên, theo đó, đa số các Phật tử cho rằng những người Công Giáo không thắp nhang, cúng bái ông bà, tổ tiên, hoặc cha mẹ đã khuất là một hành vi bất hiếu, lỗi phạm đến những người đã khuất. Và câu trả lời là đạo Công Giáo không chỉ tôn kính, thảo hiếu, biết ơn tổ tiên, ông bà và cha mẹ, cả khi còn sống và sau khi đã qua đời mà hành động này còn là một “lề luật”, một đòi hỏi cần thiết.

THÁNH SỬ LUCA
Thánh Luca (Luke), tác giả Tin Mừng thứ ba và sách Tông Đồ Công Vụ (Acts). Sinh tại Antioch, Syria, Đế Quốc Roma, ngày nay là Antakya, Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) vào giữa năm 1AD và 16 AD. Qua đời tại Thebes, Boeotia, Achaea, Đế Quốc Roma, nay là Thebes, Hy Lạp (Greece), giữa năm 84 AD và 100 AD. Hưởng thọ 84 tuổi. Bổn mạng giới y sỹ, bác sỹ và họa sỹ. Lễ kính ngày 18 tháng 10.

ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
Hơn một tháng trước ,Thứ 6, ngày 8 tháng 9 năm 2023, Lm. Trần Mạnh Hùng, STD, đã gửi cho tôi bài viết của ngài: “Các Nhà Khoa Học Tạo Ra Mô Hình Phôi Người Bằng Tế Bào Gốc”. Đây là bài tham luận nghiêng đạo đức sinh học, đạo đức xã hội, luân lý và thần học, vì việc tạo ra mô hình phôi thai bằng tế bào gốc sẽ là những bước đầu dẫn đến khả năng có thể sao bản (cloning) con người. 

KHẨU NGHIỆP!
Câu truyện sau đây được một người thân kể lại có liên quan đến hai chữ “khẩu nghiệp”, với lời nhắn là ai đó, xin đừng tạo nghiệp cho mình bằng cách làm tổn thương người khác.

THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
Mỗi khi đọc Kinh Tin Kính đến câu: “Tôi tin kính một Thiên Chúa toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình”, chúng ta thường nghĩ đến những tạo vật vô hình là các thiên thần. Vậy thiên thần là ai? Các ngài được dựng nên để làm gì? Và làm cách nào chúng ta có thể biết được các ngài cũng như những sinh hoạt của các ngài?

“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
Hôm 8 tháng 9 năm 2023 lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, trong lúc nguyện ngắm buổi sáng trước Thánh Lễ, tôi đã dùng cuốn sách Vinh Quang Mẹ Maria (The GLORIES of MARY) của Thánh Alphonsus De Liguori làm tư tưởng cho phần suy niệm. Và tôi đã cùng ngài suy niệm câu: “Đến sau cõi đời này, xin Mẹ cho chúng con được thấy Chúa Giêsu quả phúc của lòng Mẹ” (Et Jesum benedictum fructum ventris tui nobis post hoc exilium obstande) trong kinh Lạy Nữ Vương. Để củng cố niềm tin vào tình thương và quyền năng của Đức Mẹ, ngài viết: “Ai có lòng sùng kính Đức Mẹ, sẽ không bị hư mất đời đời”. Thánh nhân đã dùng các chứng từ của nhiều vị thánh để chứng minh xác tính của mình; đặc biệt bằng câu truyện sau đây:  

TẠI SAO THA NHƯNG LẠI KHÔNG QUÊN. LÝ DO?
Sau khi đọc bài “KHI THA THỨ LÀ TỰ THA CHÍNH MÌNH”, một độc giả đã email phản ảnh ý kiến của mình. Ông viết: “Bài học này tôi đã học mãi mà chưa thuộc. Tha đã khó mà quên những điều người khác làm cho mình phải khổ, phải thiệt thòi, hoặc phải mất danh dự thì càng khó hơn”. Và ông kết luận: “Nhưng cũng phải học bài cho đến khi thuộc. Có điều là học bao lâu thì vẫn chưa biết!”.

CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
Theo truyền thống đã có từ những thế kỷ đầu, Giáo Hội Công Giáo tôn kính 7 Tổng Thần có tên là Michael, Gabriel, Raphael, Uriel, Camael, Jophiel, and Zadkiel. Ba vị đầu là Michael, Gabriel và Raphael được đặc biệt tôn tính đối với Kitô Giáo Latin, trong khi đó các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương kính nhớ cả 7 vị.

CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI?
Trong những ngày đầu của biến cố Tin Mừng, Chúa Giêsu đã đích thân tuyển chọn 12 người để cộng tác với Ngài. Thánh Luca ghi lại: “Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ: Ðó là Simon, mà Người đặt tên là Phêrô, và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là Nhiệt Thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariot là kẻ phản bội” (Lk 6:12-16). Vậy “các tông đồ đã sống và chết như thế nào sau khi Chúa về trời?”    

PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON EM KHI BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Câu nói này hầu như ai cũng đã nghe và đã biết về ý nghĩa của nó. Tuổi trẻ mà không chút phá phách, nghịch ngợm không phải là tuổi trẻ. Nhưng lưu manh, côn đồ, du đãng, và bắt nạt lẫn nhau thì đó là những hành động không thể chấp nhận. Hậu quả của nó còn để lại một hiện tượng xã hội tồi tệ sau này, đó là: “Cá lớn nuốt cá bé!”

THÁNH GIUSE THỢ (Lễ Kính 1 tháng 5)
Thánh Giuse, Cha Nuôi Đức Kitô. Ngài đã sinh sống và nuôi vợ con với đôi tay và sức lao động của chính mình bằng nghề thợ mộc. Chúa Giêsu lớn lên cũng theo nghề của dưỡng phụ ngài, và đã trở thành một anh thợ mộc: “Đây không phải là ông thợ mộc sao? Không phải là con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không ở đây với chúng ta sao? Và họ xúc phạm đến Ngài” (Marcô 6:3).  

CON NHÌN CHÚA. CHÚA NHÌN CON
Mỗi khi đến trước Chúa như chầu hoặc rước Thánh Thể, thông thường là chúng ta đọc kinh, hát thánh ca, hoặc dâng lời nguyện cộng đồng. Nhưng đối với các thánh, những tâm hồn suy niệm, các ngài thường chỉ “im lặng” và “nhìn” Chúa.

THÁNH SỬ MARCÔ (Riêng tặng bạn thân, bác sỹ Marcô Lương Huỳnh Ngân)
 Trong 4 Thánh Sử, Mátthêu và Gioan là Tông Đồ, còn lại Marcô và Luca là môn đệ của Tông Đồ. Mátthêu được Chúa Giêsu tuyển dụng khi đang ngồi thu thuế. Gioan được kêu gọi theo Chúa lúc đang cùng anh là Giacôbê vá lưới. Luca là y sỹ và môn đệ của Thánh Phaolô [1]. Ngài cũng được biết đến như là “cộng sự viên” của vị Tông Đồ Dân Ngoại [2]. Còn Marcô là thư ký, và là người thông dịch của Thánh Phêrô. Trong một thư của mình, Thánh Phêrô đã âu yếm giới thiệu Marcô là “con” (1 Peter 5:13).

LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH (Bài giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thánh Lễ Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa đầu tiên năm 2001)
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). * Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.” 

NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS
Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.     

MẦU NHIỆM PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM (Suy niệm của Đức Bênêđíctô XVI CN 5 Phục Sinh, 2 tháng Năm 2010)
Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [3/19]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!