|
MARIA, MẸ VIỆT NAM
LỜI GIỚI THIỆU Trong cuộc hành hương Lộ Đức sau khi đã tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow, Ba Lan, nơi sinh trưởng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thánh nữ Faustina, sau đó tôi đến viếng linh địa Lộ Đức. Tại đây, tôi đã liên kết các nơi mà Đức Mẹ đã hiển linh tại Việt Nam như La Vang, Trà Kiệu, La Mã Bến Tre, Măng Đen và Tà Pao dưới tước hiệu Mẹ Việt Nam. Để sửa soạn cho việc kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, chúng tôi là Đức Giám Mục Mai Thanh Lương và Tiến sỹ Trần Mỹ Duyệt đã cùng góp sức để biên soạn, và phổ biến cuốn sách này và đặt tên là MARIA, MẸ VIỆT NAM. Với danh xưng Mẹ Việt Nam, chúng con cùng ước mong thuộc về Mẹ cách rất đặc biệt. Trước hết, xin Mẹ hãy nhận làm Mẹ của mỗi anh em chúng con. Chúng con cũng nhận thức rằng cuốn sách nhỏ này không phải là lịch sử về những nơi Mẹ đã ban muôn hồng ân cho các con cái Việt Nam - trong và ngoài Công Giáo. Vì thế nội dung của nó sẽ chỉ đề cao tước hiệu và sứ điệp của mỗi nơi mang dấu tích hiển linh của Mẹ. Chúng con xin Mẹ chúc lành trước hết trên chúng con, cùng mọi người dùng sách này như là sách gối đầu giường của mỗi người, để từng giây, từng phút chúng con đều đồng thanh ca rao Mẹ là Mẹ riêng của mỗi người, và của mọi con dân nước Việt Nam tại hải ngoại cũng như tại quê nhà. Xin Mẹ chúc lành cho cuốn sách này, để bất cứ ai dùng nó cũng gợi lên lòng tôn sùng Mẹ cách chân thành, và nhờ đó nhận được muôn ơn phúc lành của Mẹ. Lễ Đức Mẹ Mân Côi 7 tháng 10 năm 2016 + Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương Nguyên Giám mục Phụ tá Giáo Phận Orange, California |
|
Giới thiệu bản dịch Love Is Our Mission
LỜI GIỚI THIỆU Chúng tôi hân hạnh giới thiệu tập giáo lý về đời sống gia đình này, được soạn thảo do Tổng Giáo Phận Philadelphia và Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình, trong việc chuẩn bị cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Philadelphia từ ngày 22 đến 27 tháng 9 năm 2015.
Tài liệu giáo lý này giải thích tổng quát giáo huấn của Giáo Hội về tính dục, hôn nhân, và gia đình bắt nguồn từ niềm tin căn bản về Chúa Giêsu. Những giáo lý này giới thiệu một tường thuật ban đầu với việc tạo dựng của chúng ta, ghi chú một cách mờ nhạt về sự sa ngã của chúng ta và những thách đố chúng ta đối diện, nhưng nhấn mạnh đến dự án cứu độ của Thiên Chúa. Tình yêu là sứ vụ của chúng ta, và vì yêu Chúa và tha nhân mà chúng ta sẽ sống một đời sống trọn vẹn.
Công Đồng Vaticanô II dậy rằng mỗi một gia đình là một “Giáo Hội tại gia”, một tế bào nhỏ bé của Giáo Hội hoàn vũ rộng lớn. Tập giáo lý này nhằm giải thích ý nghĩa lời dậy đó là gì. Chúng tôi khuyến khích mọi người học hỏi giáo lý này, thảo luận với nhau, một cách đặc biệt trong các giáo xứ, và cầu xin để làm cách nào Giáo Hội có thể phục vụ các gia đình, và các gia đình có thể phục vụ Giáo Hội. Giáo Hội và Gia Đình tùy thuộc song phương vào nhau.
Trong tập giáo lý này, chúng tôi sẽ cố gắng giới thiệu giáo huấn Giáo Hội bằng một cách thế mới mẻ, ý nghĩa, và dễ hiểu cho các giáo hữu đương thời và những tâm hồn thiện chí. Qua một chú giải, Thánh Augustine đã viết trong tác phẩm Tự Thú của ngài, Thiên Chúa mãi mãi cổ xưa, mãi mãi mới mẻ. Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu giáo lý mới này xác định với các bạn giáo huấn sáng sủa và dễ hiểu của Giáo Hội, một giáo huấn tuyệt vời và khôn ngoan đáng kính, và là nguồn chân thật cho việc đổi mới mọi thời đại, bao gồm thời đại của chúng ta.
Chúng tôi mong được đón tiếp mọi người từ muôn phương sẽ đổ về Philadelphia. Để chuẩn bị cho biến cố này, chúng tôi van xin lời chuyển cầu của Đức Maria, Thánh Giuse, cha mẹ của Gia Đình Thánh Gia và là quan thầy của mọi gia đình.
Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap. Tổng Giáo Mục Philadelphia Giám Mục Vincenzo Paglia Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình |
|
|
Bài Viết Của Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|
SINH NHẬT ĐẤNG CỨU ĐỘ
NGÀY SINH NHẬT của Chúa và Đấng Cứu Độ chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, đã xuất hiện trên trái đất, và sự tiếp nối của ngày này kéo dài mãi đến thời đại của chúng ta, dẫn tới ngày kỷ niệm của nó, đã được chúng ta nhận biết hôm nay khi vui mừng về việc cử hành đặc biệt này.‘Chúng ta hãy hân hoan và vui mừng về ngày ấy,’ vì đức tin của các Kitô hữu nắm chắc đối với niềm vui mà sự khiêm hạ của vẻ đẹp này đã mang lại cho chúng ta, một niềm vui xa hẳn những tấm lòng của kẻ gian ác, vì Thiên Chúa đã dấu những sự ấy khỏi những kẻ khôn ngoan, thông thái, mà đã tỏ ra cho những ai bé mọn. Vì vậy, hãy để những ai khiêm tốn mang lấy sự khiêm tốn của Thiên Chúa, nhờ đó, sự giúp đỡ cao cả này như con lừa mang lấy yếu đuối của họ, họ có thể trèo lên núi của Thiên Chúa. Tuy nhiên, những người khôn ngoan, thông thái khi nhắm tới những cao cả của Thiên Chúa, họ không đặt niềm tin của họ vào sự khiêm hèn, nhưng đã bỏ qua chúng, và vì thế đã không đạt tới những điều cao cả. |
|
MỪNG CHÚA GIÁNG TRẦN
Lễ Giáng Sinh hay còn được gọi là Lễ Sinh Nhật, Christmas, Noël, Nativity, Kolena, Xmas… Một đại lễ mang tính cách quốc tế, được cử hành trong toàn Giáo Hội Công Giáo, và hầu như trên khắp thế giới. Đây là ngày vừa có tính cách tôn giáo, và cũng là một lễ hội, đặc biệt đối với các trẻ em vì chúng mong được nhận quà Giáng Sinh từ ông già Noel, cũng như các em nhỏ Việt Nam mong nhận quà lỳ xì trong ngày tết Nguyên Đán. |
|
MÙA VỌNG THÁNH THỂ
Nhập Thể và Thánh Thể là hai mầu nhiệm rất quan trọng đi đôi với nhau trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu sinh ra tại hang đá Belem, cũng là Chúa Giêsu được sinh ra trên bàn thờ trong các thánh lễ. Ngài là của ăn và là bánh hằng sống. Mùa Vọng với mục đích cuối cùng của nó là đem chúng ta đến gần và lãnh nhận Thánh Thể như một phương thế dọn lòng đón chờ ngày kỷ niệm Chúa giáng trần và ngày Ngài lại đến trong vinh quang. Sau đây là bài viết của David G. Bonagura Jr. với đề tài “A Eucharistic Advent” (Mùa Vọng Thánh Thể). Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ:
|
|
BÊN MÁNG CỎ
Biến cố giáng sinh của Chúa Giêsu ở Belem (Bethlehem) được trình thuật trong Phúc Âm của Mátthêu và Luca: “Và bà hạ sinh một con trai. Bà quấn con trong khăn và đặt trong một máng cỏ, bởi vì không có phòng trọ cho họ.” (Luca 2:7). Theo truyền thống, Hài Nhi Giêsu được sinh ra trong một chuồng nuôi súc vật ngoài thành Belem thuộc miền đồi núi Giuđêa, khoảng 10 Km phía Nam thành Giêrusalem, Bờ Tây (the West Bank) của Palestine.
|
|
TRỜI CAO HÃY ĐỔ SƯƠNG XUỐNG, MÂY ƠI HÃY MƯA VỊ CỨU TINH
|
|
HÃY ĐẾN TRƯỚC TÔN NHAN NGÀI VÀ DÂNG LỜI TẠ ƠN
“Nào ta hãy đến trước tôn nhan Ngài và dâng lời tạ ơn.” (Thánh Vinh 95:1) Lời Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta ngày 28 tháng 11, ngày nước Mỹ - và có thể là cả thế giới - sẽ mừng Lễ Tạ Ơn. Một ngày vừa mang ý nghĩa tâm linh, và cũng vừa mang ý nghĩa đạo đức xã hội. |
|
LỜI NGUYỆN TẠ ƠN
Lạy Chúa là Cha con và là Thiên Chúa toàn năng. Vì yêu thương, Chúa đã cho con được ơn sinh ra làm người, nhất là làm con Chúa. Con cảm tạ ơn Ngài, và ước gì đời con là những chuỗi ngày dài vang lên lời tạ ơn. Ngoài Chúa ra, hôm nay con muốn nói lời cảm ơn với một người.
|
|
CHÚA LÀ VUA KHẮP CÕI TRẦN GIAN
Ôi Giêsu! Chúa Giêsu là Vua. Chúa muôn thuở là Vua. Ôi Giêsu! Khi nghe tên Thánh Chúa Giêsu, các tầng trời bừng sáng, các tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run. Ôi Giêsu! Nơi thiên cung tiếng hát vang hô, nơi dương gian gối uốn lạy thờ, thờ lạy Chúa Giêsu, Nguời là Chúa các chúa. |
|
MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Các thánh tử đạo Việt Nam là danh sách những tín hữu, chủng sinh, thầy giảng, linh mục Công Giáo Việt Nam hoặc thừa sai ngoại quốc được Giáo Hội Công Giáo Rôma tuyên thánh với lý do chết vì Đức Tin. Theo lịch sử Công Giáo Việt Nam, ước tính có đến hàng trăm ngàn người đã phải chết để làm chứng đức tin của mình. Trong số đó có 117 vị được tôn phong hiển thánh và 1 vị được tôn phong Á Thánh bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. |
|
TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI THỌ
Trên những cáo phó thường ghi người này hưởng dương, người kia hưởng thọ. Theo truyền thống văn hóa người Việt, những ai qua đời dưới 60 tuổi thì gọi là hưởng dương, và những ai qua đời khi được 60 trở lên gọi là hưởng thọ. Trong cái thọ ấy lại chia ra thất thập cổ lai hy, thượng thọ bát tuần, và đại thọ cửu tuần và 100 tuổi. |
|
MỘT CÕI ĐI VỀ
Hôm nay tôi một mình đi trong nghĩa trang, tìm lại những kỷ niệm của những người đã đi trước: giám mục, đức ông, linh mục, tu sỹ, các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú thím, bạn bè, và anh em. Đời người thật ngắn ngủi. Mới đó mà nay đã ra người thiên cổ. Mới đó mà nay đã không còn xuất hiện trên cõi đời này, không còn có dịp gặp gỡ, hàn huyên, tâm sự với nhau nữa. Một điều khiến tôi phải suy tư rất nhiều, đó là dù ai đi nữa thì nơi ở cuối cùng của họ cũng như nhau. Một nấm mồ, một mảnh đất khiêm tốn, và một tấm bia ghi lại tên, nơi sinh, ngày sinh và ngày tạ thế. Giữa thinh không bao la ấy, bất chợt tôi nghe đâu đây lời ca của Khánh Ly qua nhạc phẩm Một Cõi Đi Về của Trịnh Công Sơn: |
|
ĐỨC TIN ANH ĐÃ CHỮA ANH
Trong trích đoạn Tin Mừng ghi lại cảnh Chúa Giêsu đã chữa một người mù ở ngoài thành Giêricô (Jericho) tên là Bartimê (Bartimaeus) con ông Timê, thánh sử Marcô cho biết sau khi Chúa chữa lành đôi mắt của ông, Bartimê đã lập tức theo Ngài, trở thành môn đệ và tiếp tục hành trình với Ngài lên Giêrusalem. (10:46-52)
|
|
CÁC ANH EM BÉ MỌN NHẤT CỦA CHÚA
Thánh sử Mátthêu, khi diễn tả về ngày cánh chung và cảnh Chúa phán xét muôn dân thiên hạ, đã cho chúng ta những suy nghĩ về số phận đời đời của chính mình. Phần thưởng hay hình phạt mà mình sẽ lãnh chịu tùy thuộc thái độ chúng ta đón tiếp và đối xử với anh chị em mình như thế nào. (Mt 25:31-46) |
|
BẢY MƯƠI HAI MÔN ĐỆ: CÁC NGÀI LÀ NHỮNG AI?
“Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến.” Ngài nói với họ: “Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy.” Sau đó, Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con.” (Luca 10:1,16-17) |
|
LỚN HAY NHỎ TRONG NƯỚC TRỜI
Theo Chúa, hy sinh vì Chúa, và phục vụ Chúa kết quả để được gì? Đây không phải chỉ là câu hỏi mà mọi người chúng ta đôi lúc bị cám dỗ nghĩ tới. Các thánh nhân, ngay cả các Tông Đồ cũng bị cám dỗ này làm lung lay. Điển hình là Phêrô, sau một thời gian theo Chúa, ông đã chẳng thấy tương lai gì nên thẳng thắn hỏi Chúa: “Lạy Thầy chúng tôi đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, chúng tôi sẽ được gì?” (Mt 19:27). Hôm nay đến lượt anh em Giacôbê và Gioan. Hai ông lần này còn nói rõ là muốn được ngồi hai bên tả hữu Chúa: “Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy”. (Mc 10:36). Và nếu chúng ta để ý thì còn biết thêm rằng, chính mẹ của hai ông này cũng đã có lần xin với Chúa Giêsu để hai con bà một được ngồi bên tả, một được ngồi bên hữu Ngài (Mt 20:20-21). |
|
MARIA MAGDALENA: VỊ THÁNH CỦA NHIỀU HUYỀN THOẠI
Maria Magdalena (Maria Mađalêna hay còn được gọi là Maria Mai-đệ-Liên) là một trong các nữ môn đệ của Chúa Giêsu. Bà được Ngài chữa lành và trừ cho bảy quỷ (x. Luca 8:2; Marcô 16:9). Bà trung thành đi theo Chúa kể cả đứng dưới chân thập giá trong khi các Tông Đồ bỏ trốn hết, ngoại trừ một mình Gioan ở lại. Tên bà được nhắc đến trong cả bốn Phúc Âm. Chính vì bà đã được Phúc Âm nhắc lại nhiều lần trong những hoàn cảnh khác nhau nên hình ảnh thật của bà là ai đã trở thành câu hỏi đối với nhiều học giả Thánh Kinh, cũng như những người muốn biết về bà. |
|
TRÀNG CHÂU MÂN CÔI
Giáo Hội cử hành lễ kính Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7 tháng Mười hàng năm. Lễ này thoạt đầu được kính nhớ dưới tước hiệu “Đức Bà Chiến Thắng” từ thế kỷ 16, sau trận hải chiến vang lừng Đạo Quân Thánh Giá đánh bại hạm đội của Đế Quốc Ottoman tại Vịnh Lepanto ngày 7 tháng Mười, 1571. Chiến thắng này được cho là do sức mạnh của lời cầu nguyện qua Kinh Mân Côi. Nó cũng là chiến thắng giải thoát Âu Châu khỏi sự xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ. Bài lược dịch dưới đây tóm tắt những tư tưởng của cha Lawrence Lew, O.P., suy niệm về ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi. |
|
CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG Ở ĐÂU VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU NGÀY CHÚA VỀ TRỜI*
Những ngày xa xưa trong buổi đầu khi Tin Mừng được rao giảng, Chúa Giêsu đã đích thân tuyển chọn 12 người để cộng tác với Ngài gọi là những Tông Đồ. Tin Mừng ghi: “Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Ngài gọi là Tông đồ: Ðó là Simon, mà Người đặt tên là Phêrô, và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là Nhiệt Thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt là kẻ phản bội.” (Luca 6:12-16 |
|
ĐÓN NHẬN TRẺ NÀY LÀ ĐÓN NHẬN THẦY
Trong Tin Mừng của Marcô, Chúa Giêsu nói một câu mà có lẽ thích hợp với thời đại chúng ta hơn bao giờ hết, đặc biệt với hoàn cảnh tiến bộ của xã hội, và quan niệm phò phá thai như hiện nay: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.” (9:37) |
|
QUYỀN PHÁ THAI LÀ GÌ? TỪ ĐÂU VÀ DO AI CHO?
Xã hội ngày nay, trong phần lớn các quốc gia là một xã hội của nền dân chủ pháp trị. Phong trào nữ quyền, một phong trào nhằm thay đổi xã hội và đời sống của phụ nữ theo chiều hướng tích cực, phát xuất từ Hoa Kỳ thập niên 1960 và 70 đòi hỏi bình quyền và những cơ hội và sự tự do hơn cho nữ giới. Nó được coi và xem như “con sóng thứ nhì” chủ nghĩa nữ quyền. Trong khi con sóng thứ nhất bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 và tiền bán thế kỷ thứ 20 chủ tâm vào những quyền pháp lý của phụ nữ, đặc biệt quyền được bỏ phiếu, con sóng chủ nghĩa nữ quyền thứ hai cuốn theo nhiều lãnh vực thực tế hơn của phụ nữ, bao gồm chính trị, công ăn việc làm, gia đình, và tình dục. Tiếp nối là những con sóng thứ ba và thứ tư từ giữa thập niên 1990 và đầu năm 2010 của cơn hồng thủy chủ nghĩa nữ quyền, dẫn đến những quan niệm cực đoan, chủ nghĩa cá nhân đầy phóng túng, bất cập. |
|
[1] 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 [1/20] |
|