Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

DẤU CHỈ THÁNH GIÁ MINH CHỨNG LÒNG THƯƠNG XÓT (CHÚA NHẬT II PHỤC SINH)
Chắc không ai sống trong đời mà lại không có bất cứ một vết sẹo. Có thể là vết sẹo của một lần đùa giởn vô ý gây ra. Có thể là vết sẹo của một lần đứt tay, hay một vết trầy xướt trên thân thể. Cũng có thể là vết mỗ do bệnh tật lâu ngày đã liền da…

DẤU CHỈ THÁNH GIÁ BẢO ĐẢM ĐỨC TIN (CHÚA NHẬT II PHỤC SINH)
Chúa Kitô đã phục sinh. Sự phục sinh dù vinh hiển và khải hoàn đến đâu, vẫn không thể xóa nhòa bất cứ một dấu ấn nào của thánh giá trên thân thể Người. Hôm nay, dù đã sống lại, đã chiến thắng khải hoàn, thân xác phục sinh chói ngời đã cùng quyền năng Thiên Chúa bước vào vô biên, bước vào vĩnh cửu, nhưng bây giờ hiện ra với các môn đệ, cũng chính là Hội Thánh sơ khai mà Chúa đã thiết lập, thân xác phục sinh rạng rỡ ấy vẫn còn y nguyên dấu của thánh giá.

NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH (PHỤC SINH 2018)
 Bằng ngòi bút sâu sắc trong suy niệm; thâm tín trong diễn tả; quả quyết trong lời kể; say sưa trong chiêm ngắm; tràn ngập hạnh phúc, niềm vui, lòng mến nơi tâm hồn, thánh Gioan tường thuật hành trình chạm tới ơn phục sinh và chạm tới Đấng Phục Sinh mà các môn đệ, cụ thể là ba con người: Maria Macđala, Phêrô, Gioan đã trải qua để tiến đến đức tin mạnh mẽ rằng: “Chúa đã Phục Sinh”.

TỰ HỦY CHỨNG MINH LÒNG THƯƠNG XÓT (THỨ BẢY TUẦN THÁNH 2018)
 Thứ bảy tuần Thánh, Đấng là Ngôi Lời làm người đã ngủ yên trong mồ. Chiêm ngắm hình ảnh Đấng Cứu Chuộc chôn vùi xác thân, chúng ta nghe rõ mồn một lời bài ca về sự tự hủy. Chúa Kitô, vì vâng lệnh Chúa Cha, vì phần rỗi đời đời của chúng ta, đã tự hủy chính mình nên nguồn sống cho chúng  ta.

SỐNG MẦU NHIỆM THÁNH GIÁ (THỨ SÁU TUẦN THÁNH)
Theo thánh Gioan, cái chết của Chúa Kitô, trước hết là sự tôn vinh chính Chúa Kitô, tôn vinh tình yêu của Người, một tình yêu hiến dâng mạng sống, một tình yêu chết thay cho người mình yêu, một tình yêu tự hiến thành tấm bánh nuôi sống người mình yêu, một tình yêu tự nguyện trở thành lễ tế hiến dâng Thiên Chúa…

TỰ HẠ (THỨ NĂM TUẦN THÁNH)
 Thánh Phaolô đã từng ca ngợi sự khiêm nhường của Chúa Kitô: “Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2, 6-7).

CHÚA CHỮA NGƯỜI BỊ QUỶ ÁM
Sau khi thánh Gioan Tẩy Giả bị bắt, Chúa Giêsu trở về Galilê công khai giảng dạy trong Hội đường. Cùng với lời giảng, Chúa thực hiện nhiều phép lạ. Hôm nay, Tin mừng theo thánh Marcô cho biết, phép lạ của Chúa là phép lạ trừ quỷ.

"HÃY THEO TA"
Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi bốn tông đồ đầu tiên theo Chúa. Các ngài là hai cặp anh em: Simon (Phêrô) và Anrê; Giacôbê và Goan. Tất cả đều có nghề nghiệp ổn định: đánh bắt hải sản. Nghĩa là cả bốn tông đồ đều là những người đang làm ra tiền, đang sống tự do với nghề nghiệp. Cả bốn đều có đời sống riêng và có khả năng làm chủ cuộc đời mình...

SỐNG VỚI CHÚA
Thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu Chúa Giêsu với hai môn đệ của mình: “Đây là chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ chính là thánh Gioan Tông Đồ và thánh Anrê Tông đồ.

ĐƠN SƠ NHƯ BA ĐẠO SĨ
Khi đến thủ đô Giêrusalem, ba Đạo Sĩ dừng lại tại đền vua Hêrôđê để tìm Hài Nhi vì ngỡ rằng, Thiên Chúa làm người phải sinh ra ở nơi sang trọng, đài cát. Nhưng không, Thiên Chúa làm người mà Hêrôđê sợ Người tranh giành ngôi vua của mình, chẳng màn chi đến vinh hoa trần thế, chẳng thèm một chút bã phù phiếm thế gian.

CHÚA GIÊSU VÀ GIA ĐÌNH
Để làm người, Chúa Giêsu, Đấng là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã chọn cách làm con, sống như mọi người con trong gia đình. Chúa là con trong tay Đức Mẹ, trong tay thánh Giuse. Người đã để cha mẹ của mình săn sóc, bồng ẵm, cho bú mớm, nuôi dưỡng và lớn lên trong tay cha mẹ mình. Chúa làm con “hoàn hảo” đến nỗi, không bao giờ Đức Mẹ và thánh Giuse phải ngậm ngùi, ngỡ ngàng vì bất chợt “thấy Chúa” hơn là “thấy con” nơi trẻ Giêsu của mình.

XIN VÂNG THÁNH Ý
 Duy nhất chỉ có Tin Mừng theo thánh Luca tường thuật câu chuyện Truyền tin cho Đức Mẹ. Với tường thuật duy nhất này của Kinh Thánh, Thiên Chúa chứng nhận Người tôn trọng con người, tôn trọng chính loài thụ tạo do tay Người dựng nên.

ĐỢI CHỜ VÀ HY VỌNG
Đời thường, ta vẫn cứ chờ đợi: chờ một cái hẹn được thực hiện, chờ một thiết bị đang sữa chữa, chờ một trận cầu. Người mẹ tần tảo nuôi con chờ một ngày con thành tài, thành nhân. Người chồng đi xa, chờ ngày hoàn thành công tác để được sum họp gia đình…

TỈNH THỨC
Mùa Vọng lại về. Điệp khúc, cũng chính là sứ điệp mùa Vọng lại vang lên: “Hãy tỉnh thức”. Gọi là điệp khúc vì nó quen thuộc. Quen thuộc như hơi thở của bản thân.

CHỨNG TỪ SIDA (Nhân ngày phòng chống AIDS - 1.12)
Còn nhớ hôm ấy là một ngày đại hội. Trong phần chia sẻ về bản thân, một thanh niên bị SIDA kể về đời mình cho các bạn trẻ nghe như một bằng chứng sống, một chứng từ cụ thể là chính bản thân anh.

VUA TÌNH YÊU
Năm phụng vụ khởi đầu bằng mầu nhiệm nhập thể, và kết thúc bằng việc tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô. Qua đó, Hội Thánh dạy: Chúa Kitô không xa cách ta. Người có một cuộc đời chẳng khác ta. Chính trong cuộc đời ấy, Người làm Vua toàn cõi vũ trụ. Chính nhờ đi qua cuộc đời ấy, Người nắm giữ quyền bính đời đời.

SỨC MẠNH VÀ SỨC SỐNG CỦA ĐỨC TIN
 Hơn 2.000 năm trước, Chúa Giêsu đã phán cùng các môn đệ: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 19-20).

BÓNG CÂU (SUY TƯ NHÂN THÁNG CÁC LINH HỒN)
Sách Sử Biên Niên quyển I ghi lại lời cầu nguyện cảm động của vua Đavid: “Ngày đời của chúng con trên mặt đất như bóng câu cửa sổ, không để lại dấu vết” (29, 15). Cái chết là sự tàn nhẫn nhất mà con người phải đối diện. Nó quật đổ, nó cướp bóc đến không còn bất cứ cái gì, dẫu con người phải dùng cả một đời để xây đắp. Bởi thế, một đời để sống, cũng là một đời tiến dần về cái chết, dẫu có muốn cưỡng lại cũng không thể cưỡng…

CÔNG BẰNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
 Năm 1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố một thông điệp mang tên: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót”. Lòng thương xót của Thiên Chúa được trình bày ở nhiều khía cạnh. Trong đó trọn số 12 nói về sự công bằng của Thiên Chúa: “… Không phải vô cớ mà Đức Kitô đã trách những kẻ nghe Người về việc họ trung thành với giáo thuyết Cựu Ước mà giữ cái thái độ được bày tỏ trong những lời này: “Mắt thế mắt, răng đền răng” (Mt 5, 38). Cách làm biến chất sự công bằng vào thời ấy là như thế và  các hình thức hiện đại tiếp tục rập khuôn theo đó. Thật vậy, điều hiển nhiên là nhân danh một cái gọi là công bằng, đôi khi người ta tiêu diệt tha nhân, người ta giết hại, người ta tước đoạt tự do, người ta lột mất những quyền sơ đẳng nhất của con người. Kinh nghiệm quá khứ và thời chúng ta chứng tỏ rằng chỉ có công bằng thôi thì không đủ, và thậm chí công bằng có thể dẫn tới chỗ tự phủ nhận và hủy diệt chính nó, nếu người ta không để cho sức mạnh sâu xa hơn là tình thương có thể uốn nắn đời sống con người trong các kích thước khác nhau của đời sống này” (Dives in Misericordia- số 12).

THÁNH GIÁ – NỖI ĐAU VÀ AN ỦI
Khởi đi từ ý thức và tuyên xưng của thánh Phêrô, cũng là đại diện cho tông đồ đoàn: “Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” dành cho câu hỏi của Chúa Giêsu: “Các con bảo Thầy là ai?”, Chúa Giêsu dẫn dắt các môn đệ đến một mạc khải hay cũng là một thử thách quan trọng, đòi các ông phải dấn thân nhiều hơn cho đức tin. Vì “Đấng Kitô của Thiên Chúa”, không phải là Đấng “ăn trên, ngồi trước”, nhưng sẽ là Đấng hạ mình chết cho anh em, vì anh em. Đấng “phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, vã bị giết, và  ngày thứ ba thì sống lại”.

[1] 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [20/32]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!