Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
BỎ MÌNH VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN
TRÊN NỀN CỦA KẺ YẾU ĐUỐI
VÌ SAO CHÚNG TA THẤT VỌNG
CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM: CHO NGƯỜI CHỨ KHÔNG CHO MÌNH (TƯỞNG NHỚ CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM, NGUYÊN TỔNG ĐỊA DIỆN GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG NHÂN GIỖ ĐẦU)
TỰ HỦY CHỨNG MINH LÒNG THƯƠNG XÓT (THỨ BẢY TUẦN THÁNH 2018)

 

Thứ bảy tuần Thánh, Đấng là Ngôi Lời làm người đã ngủ yên trong mồ. Chiêm ngắm hình ảnh Đấng Cứu Chuộc chôn vùi xác thân, chúng ta nghe rõ mồn một lời bài ca về sự tự hủy. Chúa Kitô, vì vâng lệnh Chúa Cha, vì phần rỗi đời đời của chúng ta, đã tự hủy chính mình nên nguồn sống cho chúng  ta.

Cùng đọc lại bài ca về sự tự hủy mình của Ngôi Lời trong thư gởi tín hữu thành Philipphê, một lần nữa, ta hãy chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm tự hủy chính mình của Chúa Giêsu Kitô.

Bài ca như sau:

“Đức Giêsu Kitô

vốn dĩ là Thiên Chúa 

Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì 

địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang

mặc lấy thân nô lệ, 

trở nên giống phàm nhân

sống như người trần thế. 

Người lại còn hạ mình,

vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, 

chết trên cây thập tự. 

Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người

và tặng ban danh hiệu 

trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. 

Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, 

cả trên trời dưới đất

và trong nơi âm phủ,

muôn vật phải bái quỳ; 

và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, 

mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:

Đức Kitô là Chúa” (Pl 2, 6-11).

Tự hủy nói lên lòng thương xót. Lòng thương xót đã đưa Thiên Chúa đi đến một quyết định chưa từng thấy: Hiến trao Con Một mình cho nhân loại. Mà khi hiến trao Người con, có nghĩa là Thiên Chúa chấp nhận hủy mình nơi Người Con.

Còn Chúa Giêsu, cùng một lòng thương xót như Chúa Cha, với quyết định thi hành ý Chúa Cha, đã hiến trao chính mình. Người bước vào mầu nhiệm tự hủy là bước vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, và là nguồn ơn cứu độ của loài người.

1. Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa từ muôn đời (Pl 2, 6).

Vì lòng xót thương nhân loại hết sức lớn lao, dù từ đời đời, Ngôi Hai đã là Thiên Chúa và vẫn là Thiên Chúa, Người quyết định từ khước địa vị cao cả ấy, chấp nhận hòa mình với thụ tạo.

Qua hành động nhập thể, Con Thiên Chúa đã trút bỏ mọi uy quyền, mang lấy xác phàm như chúng ta. Ngôi Lời nhập thể đã tự hiến “cái tôi” uy quyền của một vì Thiên Chúa để mặc lấy “cái tôi” hèn hạ tột cùng của kiếp người.

Không những thế, Người còn hạ mình tới tận cùng của kiếp nô lệ, để “vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết” đớn đau, ô nhục như một tử tội.

Nhưng hành động tự hạ đến mức kỳ diệu cũng là hành động khó hiểu đối với suy luận của loài người. Dù là huyền nhiệm không thể lý giải, chúng ta vẫn có thể cảm nghiệm thật mạnh mẽ tình yêu thương xót của Chúa Kitô, một tình yêu thương xót chỉ có thể có được từ trái tim của Đấng Thiên Chúa làm người.

Dù suốt dòng lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn biểu tỏ lòng thương xót của Người qua công trình sáng tạo, qua lịch sử dân Itrael, qua những chương trình, qua nhiều lời giáo huấn…, nhưng tất cả đều chưa rõ nét. Ví thế, con người ít nhiều khó hình dung về Thiên Chúa.

Giờ đây, với sáng kiến độc đáo, Thiên Chúa sai Con của Người tự hủy mình đến “cắm lều” giữa loài người, đồng cam cộng khổ với kiếp người... Bằng cách ấy, Thiên Chúa tỏ bày một trái tim chứa chan lòng xót thương thật cụ thể, thật gần gũi, thật nồng ấm. Từ đó, loài người tự nhận biết, trong tình yêu thương xót vô cùng của Thiên Chúa, họ quan trọng biết chừng nào.

2. Chiêm ngắm thân phận “nô lệ” của Chúa Giêsu (Pl 2, 7). 

Thân phận nô lệ, hiện thân của sự thất bại thảm hại mà Ađam đã gieo rắc cho mình và cho muôn thế hệ, lại được Con Thiên Chúa chọn như một phương cách cần thiết cho sự cứu độ. Vì thế, nơi Chúa đối lập hoàn toàn với Ađam:

- Bởi trong khi Ađam chỉ là loài được tạo dựng lại muốn vươn lên chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng mình. Còn Chúa Giêsu Kitô, Đấng là chính Thiên Chúa, thì lại hóa thân trong kiếp phàm nhân.

- Trong khi Ađam phải là kẻ hoàn toàn tuân phục Thiên Chúa, thì chính sự bất tuân phục của ông mở lối cho tội lỗi và sự chết xâm nhập trần thế.

Còn Chúa Giêsu Kitô, nhờ tình yêu thương xót lớn lao, Người đã tự hạ và lựa chọn hủy mình mang kiếp nô lệ. Nhờ đó, Người chạm tới cùng đích của thân phận thụ tạo.

Không chỉ thế, “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự (Pl 2, 8). Tình yêu thương xót của Chúa Kitô, đã trao cho nhân loại ơn giải thoát, đưa họ tiến về sự sống, đạt tới đỉnh cao của ơn được làm con Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu.

- Trong khi Ađam tìm cách vượt thoát Thiên Chúa, cũng có nghĩa là tự tách mình khỏi ảnh hưởng và khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thì Chúa Kitô lại đến trú ngụ giữa trần thế, hòng tuôn đổ tình yêu cho thế giới, đưa con người về lại trong tầm ảnh hưởng của Thiên Chúa.

- Ađam đang sống trong sự sống của Thiên Chúa, nhưng dại dột để cái chết chiếm lấy mình, thì Chúa Kitô lại bước vào cái chết, dùng sự chết của mình hủy diệt cái chết của con người, đưa con người về lại sự sống của Thiên Chúa

Bởi những gì vừa trình bày, ta có thể gói gọn cuộc đời làm người của Chúa Giêsu Kitô trong hai tiếng “vâng phục”: Người đã vâng phục Chúa Cha. Nhờ vâng phục, Chúa Giêsu trở thành nguyên nhân ơn cứu độ của cả loài người.

Như vậy, Chúa Giêsu đã chấp nhận thánh ý của Cha bằng một đường lối khiêm nhường và phục vụ thay vì thống trị bằng quyền lực (x.Lc 4, 1-13). Điều này cũng cho thấy, Chúa Giêsu đã chiến thắng sự yếu đuối của xác phàm, sự yếu đuối đã từng đốn ngã một cách thảm bại đối với Ađam.

3. Chúa Giêsu được Chúa Cha tôn vinh (Pl 9-11). 

Chúng ta nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu qua sự "hạ cố" chính mình của việc Ngôi Lời tự hủy. Nhưng chúng ta cũng sẽ nhận thấy lòng thương xót ấy vẫn tiếp tục tuôn tràn dồi dào trên nhân loại ở sự vinh thăng, khi Chúa Cha tôn vinh Chúa Giêsu Kitô, Con của Người.

Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”. Dù trong xã hội Dothái, tên “Giêsu” là tên gọi khá phổ biến. Đó cũng là lý do mà Tin Mừng cho biết, đám đông thường gọi Chúa Giêsu là “Ông Giêsu thành Nazareth” để phân biệt với "các Giêsu" khác.

- Nhưng nơi Chúa Giêsu, danh “Giêsu” không chỉ là danh của một con người, mà danh ấy đồng nhất với danh của Đức Chúa vì chính Người là Thiên Chúa, để mỗi khi ta gọi danh Chúa Giêsu, lập tức, ta biết mình gọi Đấng mà mình phải tôn thờ. Người là chính Thiên Chúa và là chính con người. Thiên Chúa và con người ấy chỉ là một, trong một thánh danh duy nhất: GIÊSU.

Ngay tên gọi “Giêsu”, nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ”, lòng thương xót đã được thể hiện. Bởi mỗi lần gọi tên Chúa Giêsu, ta biết thật, Người chính là Đấng cứu độ của Thiên Chúa. Bằng mọi giá, Người sẵn sàng hủy mình để cứu độ ta.

Gọi tên Chúa Giêsu, Đấng là hiện thân của lòng thương xót, chúng ta biết rằng, Người là một con người, hoàn toàn mang bản tính người, có một tên gọi như bất kỳ ai, sống thân phận loài người không hề khác người, để chia sẻ phận người với ta, đồng cam cộng khổ cùng ta nơi trần thế.

Lòng thương xót đã trao ban cho trần thế một con người Giêsu là chính Thiên Chúa làm người, để ở giữa thế giới loài người có Thiên Chúa, và để ở tận cung lòng của Thiên Chúa có con người.

- Khi tuyên xưng “Giêsu” là danh hiệu “trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”, chúng ta đồng tuyên xưng đó là danh vượt không gian, vượt thời gian, danh có quyền tối thượng trên hoàn vũ, trên muôn loài hữu hình, vô hình.

Danh Chúa Giêsu oai phong đến nỗi, mọi quyền lực, dù tốt lành hay tội lỗi, dù ngang bướng hay vâng phục đều phải thờ lạy, suy tôn: “Khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ”.

Dựa vào lời xưng tụng ấy, mỗi khi tuyên xưng vương quyền Chúa Giêsu, chúng ta ca tụng: “Khi nghe Danh Thánh Chúa Giêsu, cả bầu trời bừng sáng, cả tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run” (lời bài hát Chúa là Vua).

Lại một lần nữa, ta thấy lòng thương xót trao ban cho thế giới, không chỉ danh Chúa Giêsu, mà còn trao uy quyền lớn lao của danh ấy, để từ nay, mỗi lúc rơi vào cám dỗ, chạm phải những thách thức của linh hồn, rơi vào những tăm tối của đời sống, những bế tắc vây bũa, ta đều nại đến danh Chúa Giêsu.

Có quyền lực trên tội lỗi và ma quỷ, Chúa Giêsu tha thứ cho ta. Là ánh sáng soi trần thế như Chúa đã từng khẳng định: “Ta là sự sáng thế gian”, Chúa sẽ mở lối bình an để ta tiến về phía Người. Là chính ơn phục sinh của trần thế, Chúa tháp nhập đời ta vào thập giá của Người, để ta cùng chết và cùng vinh hiển phục sinh với Người.

- Chúa Giêsu cũng được gọi là Đức Chúa như Chúa Cha. Danh của Người cao trọng tột bậc, vì mỗi lần ta tuyên xưng, sẽ là mỗi lần ta tôn vinh Chúa Cha: Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Kitô là Chúa”.

Danh hiệu Giêsu được siêu tôn để trở thành quyền năng của sự cầu nguyện: “Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó” (Ga 14, 13-14).

Chính vì tin vào danh Chúa Giêsu, khi cử hành phụng vụ và cử hành các giờ cầu nguyện nói chung, Hội Thánh đều nại vào danh ấy. Hội Thánh luôn kết thúc  mọi lời nguyện bằng câu: “Nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con”.

Lòng thương xót của Thiên Chúa trao cho ta thánh danh “Giêsu” để ta biết sử dụng mà liên lỉ cầu nguyện, mà sống với danh ấy, để Thiên Chúa luôn trong ta, ở cùng ta.

Nếu Chúa Giêsu là chính “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, thì danh thánh Giêsu minh chứng, Thiên Chúa luôn hiện diện, luôn song hành cùng ta trong từng giây phút của cuộc đời.

Lòng thương xót trao ban thánh danh Giêsu luôn thúc giục ta hãy kêu cầu danh Chúa Giêsu, hãy nại vào danh Chúa Giêsu mà kêu cầu. Hiệu lực của lời cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu là một hiện thực quý báu mà mỗi chúng ta, nếu không chểnh mảng việc cầu nguyện, đều trải nghiệm và kinh nghiệm.

- Còn thánh Phêrô thì khẳng định, ngoại trừ thánh danh Chúa Giêsu, “dưới gầm trời này không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại để chúng ta phải nhờ vào danh nào đó mà được cứu độ” (Cv 4,12). Thánh danh Chúa Giêsu cũng chính là trung tâm của sứ điệp mà các tông đồ, các vị truyền giáo, cả Hội Thánh loan báo cho thế giới qua mọi thế hệ.

Lòng thương xót của Thiên Chúa trao ban thánh danh Chúa Giêsu còn như phương tiện để Thiên Chúa cứu độ mọi người. Công tác truyền giáo của Hội Thánh nhấn mạnh hết sức ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang đến cho trần thế.

Vì thế, Hội Thánh truyền giáo là Hội Thánh giới thiệu Chúa Giêsu cho thế giới. Theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, mọi người phải được cứu độ, Hội Thánh mời gọi hãy tuyên xưng danh Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của Thiên Chúa mà cả loài người đều có quyền tận hưởng.

4. Kết luận.

Ta có thể diễn tả cuộc đời của Ngôi Lời nhập thể bằng đồ thị hình parabol mà chiều xuống là sự tự hủy của Người, đáy là kiếp phàm nhân mà Người đảm nhận và chiều lên là việc Thiên Chúa Cha siêu tôn người con của mình.

Thứ bảy tuần Thánh, khi Chúa Giêsu ngủ yên trong mồ, ta thấy nơi đó là tất cả tình yêu tự hạ vì xót thương mà Thiên Chúa không bao giờ tiếc để ban phát cho ta.

Phận là phận Thiên Chúa, nhưng nay lại có thể ngủ yên trong mồ. Chỉ có thể là lòng thương xót xuất phát từ chính Thiên Chúa mới diệu kỳ đến vậy.

Tự hủy và hạ mình vì xót thương, Đấng là Thiên Chúa làm người ngủ yên trong mồ, dạy nhân loại này, thế giới này và từng con người không được bỏ qua bất cứ hoàn cảnh nào đòi hỏi họ phải dấn thân, phải ném mình trong hy sinh và phục vụ.

Bởi khi trình bày mầu nhiệm tự hủy của Con Thiên Chúa, tác giả thư Philipphê như muốn mọi người hãy học, hãy bắt chước mẫu gương tự hủy của Người mà sống cho nhau, sống vì nhau, sống trong lòng yêu mến mà Người hằng dạy và nêu gương.

Nếu tự hủy lừ hành động khởi đi từ lòng thương xót, thì bất cứ ai, luôn biết ý thức theo gương Chúa Giêsu để sống mầu nhiệm tự hủy, người đó cũng cho thấy mình đang nỗ lực sống lòng thương xót của Chúa.

Được gọi là con Thiên Chúa, rõ ràng chúng ta đang sống trong ơn gọi làm con trong tương quan với Người Con Một của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô. Như vậy, chúng ta đã sống, đang sống, và còn tiếp tục hướng tới mầu nhiệm tự hủy của chính Chúa Giêsu, để biểu lộ lòng thương xót như Chúa Giêsu nơi chính ơn gọi của chúng ta.

Bởi đang sống chính mầu nhiệm tự hủy, chúng ta cần nghiêm túc tra xét chính mình, để đừng chểnh mảng trong ơn gọi, đừng lơ đãng hay biếng nhát bổn phận của người thuộc về Thiên Chúa, người có nhiệm vụ phản ánh thực chất đời sống của Chúa Giêsu cho thế giới.

Sống ơn gọi làm con, chúng ta là họa ảnh của Chúa Giêsu Kitô nơi thế gian. Không ai cho phép họa ảnh lại có thể khác chủ thể. Họa ảnh mà khác chủ thể, sẽ không là họa ảnh của chủ thể ấy. Họa ảnh mà khác chủ thể, nó chỉ là dị ảnh, là lệch chuẩn, la sản phẩm sai lầm. Mà đã dị, đã lệch, đã sai, chắc chắn sẽ xấu, sẽ chỉ là một thứ tầm thường, có khi cần phải vứt bỏ.

Chính Chúa Giêsu đã từng lên tiếng chỉ trích lối sống mang danh Kitô hữu mà không sống thực chất Kitô hữu. Người gọi đó là những kẻ giả hình. Người nói nặng: “Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác” (Mt 23, 27-28).

Lối sống giả hình không bao giờ có lợi cho ai, có khi còn rất nguy hiểm, vì nó che đậy biết bao nhiêu sự xấu, sự dữ. Nếu sự dữ, sự xấu mà được che đậy, được ấp ủ thì nguy hiểm vô cùng. Bởi sẽ có lúc nó bùng phát.

Thà đừng là Kitô hữu, còn hơn là Kitô hữu mà chẳng bao giờ biết hy sinh, chẳng bao giời ý thức mầu nhiệm tự hủy để trao ban chính mình như tặng phẩm của tình yêu gởi đến anh chị em quanh mình.

Có một lời kinh đơn sơ, nhưng sâu sắc, vẫn sống cùng Hội Thánh, “Kinh Hòa Bình”. Lời kinh mà bất cứ ai nghiền ngẫm và sống đúng như vậy, không chỉ trở nên tặng phẩm tuyệt vời cho trần gian, nhưng còn mang lại niềm bình an, nỗi hạnh phúc lớn lao cho chính người dâng tặng: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người....”.

Thứ bảy tuần Thánh, chiêm ngắm mầu nhiệm tự hủy vì lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta hãy ca vang lời Kinh Hòa Bình, biến nó trở thành lời cầu xin Chúa ban ơn giúp sức để sống chứng tá của mầu nhiệm tự hủy, sống chứng tá của tình yêu thương xót.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!