Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gia Đình Lectio Divina

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LECTIO DIVINA - Cầu Nguyện Dưới Tác Động Của Lời Chúa

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Gia Đình Lectio Divina

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương V: ĐỌC LÀ MỘT VIỆC LÀM
Đọc, không phải thụ động; đọc – Lectio divina hơn bất cứ loại nào khác – là một hành động, là một việc làm, ngay cả một công việc có tính cách đồng áng! Nếu Lectio divina chưa hấp dẫn bạn, chỉ vì bạn chưa trở thành một người cày sâu, cuốc bẫm… ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương IV: BA CỘT TRỤ CỦA THẾ GIỚI
Để thấy rõ chỗ đứng tối ưu của Lectio divina trong cuộc sống, chúng ta được sự trợ giúp của một câu châm ngôn trong kho tàng khôn ngoan Do-thái, nó nằm trong tập sách cách ngôn (Pirqé Abot) mà người ta cho là của Siméon le Juste, vị thượng tế ở Giê-ru-sa-lem vào thế kỷ thứ III hay thứ II trước Công nguyên : Thế giới được đặt trên ba cột trụ là :

1 - Học hỏi Lề Luật (Torah);

2 - Phụng tự, Cầu nguyện (Avodah);

3 - Làm việc bác ái (lòng thương xót)

...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương III: BẠN CÓ ĐÓI THẬT KHÔNG ?
Vậy mỗi sáng, bạn có thể tự hỏi: “Tôi có đói Lời Chúa thật không”? Nếu nghĩ đến Lectio divina mà không gợi ‘thèm Lời Chúa’ cho bạn, thì bạn ngã bệnh rồi đó; vì không thèm ăn đúng là một triệu chứng bệnh. ...File kèm Attach file

Chương 2, Tác phẩm Khi Lời Bừng Cháy: SÁCH ĐƯỢC VIẾT CHO BẠN
Bàn được dọn ra cho bạn, Sách được viết cho bạn. “Trong cuộn Sách, được viết cho tôi…” (Tv 40, 8).  Bimégillat séphèr katûb alaï… Được viết cho tôi! Đây chính là sự khác biệt nền tảng giữa cuốn Sách này với mọi cuốn khác. Cuốn Sách này được viết cách riêng cho tôi, trọn vẹn cuốn Sách! Nó là của tôi, nó được gửi đến cách đặc biệt cho tôi. Vì thế thánh Grê-gô-ri-ô có thể định nghĩa Kinh Thánh như một “lá thư do Thiên Chúa toàn năng gửi cho tạo vật của Người[1]”. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương 1 - SÁCH ĐƯỢC MỞ RA
Sách Kinh Thánh được mở ra trên bàn; sách phải được mở ra như thế cả ngày, để dù bạn học bất cứ môn gì, sau giờ Lectio divina, cuốn sách này vẫn còn mãi mãi là nguồn suối, là qui chiếu, là mẫu mực. Khi bước vào phòng riêng, ta phải lưu ý ngay đến sách này, vì trật tự mà ta luôn cố gắng duy trì chẳng có một mục đích nào khác là để cuốn sách kia được tôn vinh cách hiển nhiên hơn.

Gia Đình Lectio Divina trân trọng giới thiệu tác phẩm: KHI LỜI BỪNG CHÁY - ĐÔI LỜI VỀ LECTIO DIVINA

François CASSINGENA-TRÉVEDI
Moine de Ligugé  

QUAND LA PAROLE PREND FEU
Propos sur la Lectio divina

VIE MONASTIQUE, no 36

ABBAYE DE BELLEFONTAINE

Chuyển ngữ: Thérèse Trần Thiết + Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist

...File kèm Attach file

Tóm tắt thực hành Lectio divina, song ngữ Việt Anh, bản văn dành cho thiếu nhi.

Em đọc Kinh Thánh một cách chăm chú tức là lắng nghe Chúa nói. Khi em suy nghĩ, em hiểu Chúa  muốn nói gì và nói gì với riêng em qua đoạn văn Kinh Thánh  em đọc. Hiểu được điều Chúa nói với em rồi thì em thực hành điều Chúa muốn. Yêu mến Chúa thì phải thực hành điều Chúa muốn vì Chúa Giêsu đã nói: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14, 15).

...File kèm Attach file

Tóm tắt thực hành Lectio divina, song ngữ Việt Anh, bản văn dành cho người lớn
 Xin giới thiệu cho nhiều người thân tham gia Gia Đình Lectio Divina Lecdiv@gmail.com  để có thể hiệp thông với nhau trong đời sống cầu nguyện và cùng giúp nhau thực hành "điều cần thiết nhất trong mọi điều cần thiết". Mọi thắc mắc về Lectio divina, xin gởi email cho cha Bảo Tịnh, O.Cist  Revbao@gmail.com  ...File kèm Attach file

Tác Phẩm: MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI!

Thiên Chúa tỏ mình cho con người thế nào?

Nguyên tác:  Michel HUBAUT - UN DIEU QUI PARLE! Comment Dieu se révèle-t-il à l’homme? 

 Chuyển ngữ: Thérèse Trần Thiết - Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist 

  Chương 19 (Kết thúc): SỨ ĐIỆP CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VỀ LỜI CHÚA

...File kèm Attach file

Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 18: HIẾN CHẾ TÍN LÝ VỀ MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA
Hiến Chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), được Công Đồng Va-ti-ca-nô ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1965, đã không gây chú ý cho các tín hữu công giáo bằng Hiến Chế về “Giáo Hội trong thế giới ngày nay” (Gaudium et Spes). Tuy nhiên theo các nhà phân tích, Hiến Chế này lại được coi như là linh hồn của Công Đồng, qua việc trở về nguồn mạch của đức tin: sự mạc khải của Thiên Chúa. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 17: CẦU NGUYỆN VÀ LỜI CHÚA
Theo mạc khải do thái-kitô giáo, chính Thiên Chúa đã khởi xướng việc thông giao với con người bằng lời của loài người “được linh hứng” để con người có thể đáp trả ý định yêu thương của Người và đi vào đối thoại với Người. Sự khởi xướng này của Thiên Chúa đã thể hiện hoàn tất trong việc nhập thể của Đức Ki-tô, Lời của Người hóa thành nhục thể (làm người) và ơn ban của Thánh Thần. Do vậy, một cách nào đó, chính Chúa là Đấng đã sáng tạo ra “cầu nguyện” bằng cách yêu thương chúng ta trước, bằng cách lấp đầy khoảng cách vô tận giữa Người và chúng ta, bởi ơn ban Thánh Linh là ơn ban làm cho chúng ta có thể tiếp nhận Lời của Người và đi vào trong giao tiếp với Người. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 16: BÁM RỄ TRONG LỜI 
Lời được nghiền ngẫm là niềm vui, là hạnh phúc, là phúc lộc, là nguồn mạch phong phú của đời sống con người đức tin. Được bám rễ trong Lời Chúa, được nghiền ngẫm trong thinh lặng của cầu nguyện, người đức tin mang lại hoa trái đủ mọi mùa, trong mọi giai đoạn đời họ. Nếu không có sự bén rễ này, người đức tin có nguy cơ bị “khô héo”, bị lôi cuốn vào trong thế giới của những kẻ “nghịch đạo” (những kẻ sống ngoài Giao Ước), bị nản lòng bởi những kẻ “nhạo cười” chế nhạo mọi hình thức tôn giáo. Không có sự bén rễ này, người tín hữu có nguy cơ trở thành cọng rơm dễ bị những ngọn gió thời trang cuốn đi. Con người đức tin cắm rễ       sâu vào việc nghiền ngẫm Lời, khác hẳn với con người của cọng rơm. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 15: LỜI CHÚA, NGUỒN MẠCH CỦA TỰ DO
Trong Tin Mừng, chỉ có một đoạn duy nhất, ở đó Đức Ki-tô nói cách cụ thể rõ ràng về tự do: “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ làm cho các ông được tự do” (Ga 8, 31-32). Những câu này của Gio-an đủ tạo nên một bài thần học rất cô đọng. Nó vén mở cho chúng ta nguồn gốc, sức năng động và những điều kiện của tự do ki-tô hữu. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 14: VIỆC HÌNH THÀNH QUI ĐIỂN CỦA SÁCH THÁNH
Tại sao ta lại chấp nhận sách này hay sách kia, mà chỉ có thể là những cuốn sách đó trong bộ sách Kinh Thánh? Bởi đâu mà có quyền về “qui điển”[1] này? Được gọi là “qui điển”, vì chính Giáo Hội được linh hứng, đã thừa nhận và coi như tiêu chuẩn thành văn của đức tin. Giáo Hội bảo đảm cho sự linh hứng này.


 [1]  1. Nên nhớ rằng hạn từ hy ngữ kanôn, từ nguyên thủy, có nghĩa là một khúc cây để đo. Sau đó mới có thêm nghĩa “qui lệ” hay “luật”. Các Giáo phụ tông đồ đã dùng hạn từ này để chỉ “luật, hay quy luật đức tin”, kinh Tin Kính (Credo) chứa nội dung của quy luật đức tin. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 13: LỜI CHÚA VÀ TRUYỀN THỐNG
Đối với con người thời đại ở Tây Phương, Truyền Thống đôi khi được xem như một di sản của quá khứ, có nguy cơ làm cho khả năng sáng tạo ra cằn cỗi. Nhưng đối với Truyền Thống trong Kinh Thánh thì không như thế. Chúng ta đã thấy tầm quan trọng của “lịch sử tính” trong việc lưu truyền Lời Chúa đã chẳng bao giờ ra lỗi thời, mà còn ghi khắc trong một lịch sử luôn sinh động. Thiên Chúa, nhà mô phạm kiên trì, chẳng bao giờ thô bạo với con người, nhưng đã chọn tỏ mình dần dần, theo nhịp bước của lịch sử, linh hứng trong sự tôn trọng vẻ phong phú cũng như những giới hạn của nền văn hóa nơi mỗi người. Đối với mỗi thế hệ, Lời vẫn là suối nguồn của sự cảm thông mới mẻ. ...File kèm Attach file

Tác phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 12: LECTIO DIVINA hay ĐỌC LỜI CHÚA TRONG TÂM TÌNH CẦU NGUYỆN
“Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con” (Tv 40, 7)
Hiến chế Mạc Khải của Công Đồng Va-ti-ca-nô II khuyến khích tất cả các ki-tô hữu: “Thánh Công Ðồng cũng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi ki-tô hữu, cách riêng các tu sĩ hay năng đọc Thánh Kinh để học biết "khoa học siêu việt của Chúa Giê-su Ki-tô" (Ph 3,8)[1]. Các Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II và Biển Đức XVI đã khích lệ việc thực hành điều mà truyền thống gọi là “Lectio divina”. Lectio divina là gì? Đã từ rất lâu Lectio divina hay đọc Sách Thánh trong tâm tình suy niệm, nghiền ngẫm, cầu nguyện được dành riêng cho giới đan sĩ, càng ngày càng lan rộng nơi các ki-tô hữu ao ước tìm nguồn sống củng cố đức tin của mình.
...File kèm Attach file

Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 11: MẦU NHIỆM “LẮNG NGHE” TRONG TÂN ƯỚC

Khi Lời Chúa nhập thể

Tin Mừng của thánh Mác-cô mở đầu việc rao giảng công khai của Thầy Giê-su bằng vài hàng tóm lược tất cả sứ vụ của Thầy và nét chính yếu của niềm tin ki-tô hữu: “Sau khi ông Gio-an bị nộp, Ðức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1, 14-15).

Ở đây Mác-cô không triển khai thêm nội dung chính xác của “Tin Mừng”, vì đối với ông trước hết, Tin Mừng chính là con người của Thầy Giê-su. Chính là sự thâm nhập vô hình của tình yêu Thiên Chúa nơi Thầy Giê-su, Đấng đã đến đồng hành trên mọi nẻo đường trần thế, để làm cho con tim và nhân tính của chúng ta nên phong phú.

Thầy đã khai trương triều đại của tình yêu Thiên Chúa nơi chính con người của Thầy, làm người để ở gần chúng ta. Thầy là Giao Ước nhập thể, là con đường mới. Lời của Người nhập thể để “đưa chúng ta về” với Thiên Chúa. Tin Mừng, Phúc Âm của Chúa không phải là một “cuốn sách”, nhưng là một Người sống động, một biến cố lịch sử.

...File kèm Attach file

Linh hứng hay linh ứng ?
Trong những cuốn Kinh Thánh do nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh dịch cũng như tác phẩm dịch Cha đang phổ biến (chuong 9 , chuong 1), con thấy có dùng hai chữ Linh Hứng.  Đọc lên, con thấy dường như không ổn. Theo con, phải là Linh Ứng mới chính xác ? ...File kèm Attach file

HÃY LẮNG NGHE, HỠI ÍT-RA-EN - Chương X: Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời -
Ta đã thấy rằng Lời Chúa là một mạc khải liên quan đến trải nghiệm về hành động giải thoát dành cho dân Người. Vị Thiên Chúa tự tỏ mình, trước hết là một Thiên Chúa giải thoát và cứu rỗi. Một sự giải phóng khỏi cảnh nô lệ, đã được ký kết qua trung gian Mô-sê, bằng một giao ước trên núi Si-nai: Đó là một số điều lệ có tính tôn giáo và luân lý, gồm tóm trong mười “Lời” (Devarim): Mười điều răn. Mười “điều răn” chủ yếu nói về tương quan giữa con người với Thiên Chúa, và với nhau. ...File kèm Attach file

Tác Phẩm một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương IX. LINH HỨNG TRONG TÂN ƯỚC
Các ki-tô hữu không đọc Cựu Ước như người Do-thái vẫn thường đọc. Đúng là có một cách đọc Kinh Thánh của ki-tô hữu. Lý do vì ki-tô hữu qui chiếu tất cả vào một biến cố nền tảngcuộc sống, cái chết và phục sinh của Thầy Giê-su Ki-tô, Lời duy nhất và cuối cùng của Thiên Chúa Giao Ước mặc xác phàm. ...File kèm Attach file

[1] 1 2 3 4 [2/4]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!