Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

NGÔI LỜI ĐÃ ĐÊN ĐỂ THẾ GIAN ĐƯỢC CHAN HÒA ƠN PHÚC
Lễ Giáng Sinh là một Niềm Vui lớn cho toàn nhân loại, nhất là cho những người thành tâm thiện chí và những người nghèo hèn trong các xã hội. Thiên Chúa cao siêu, cực thánh, vô hình đã trở thành một trẻ thơ bé bỏng trên cánh tay yêu thương trìu mến của người mẹ hiền và trước mắt mọi phàm nhân. Điều kỳ diệu ấy chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng vô cùng quyền năng mới thực hiện được. Ngôi Lời Thiên Chúa, là Hài Nhi Giê-su, đã đến thế gian để đem phúc trời là bình an và tình thuơng của Thiên Chúa đến cho muôn dân, muôn người.

TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 10: XÂY DỰNG CÁC CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI CƠ BẢN ÐỂ TRUYỀN GIÁO
Theo sự hiểu biết của tôi, thì trong lòng Giáo Hội Việt Nam mới chỉ có các Hội Ðoàn Tồng Ðồ hay Các Ðoàn Thể Công Giáo Tiến Hành, các Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa, các Nhóm Cầu Nguyện, các Nhóm Công Tác Xã Hội, Bác Ái… chứ chưa có các Cộng Ðoàn Giáo Hội Cơ Bản đúng nghĩa. 

CĂN TÍNH VÀ NIỀM VUI CỦA DÂN RIÊNG CHÚA
“Thiên Chúa đi cùng” hay có “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” là chân lý đem lại NIỀM VUI và làm nên CĂN TÍNH cho Dân riêng Chúa là Ít-ra-en và Hội Thánh Chúa Ki-tô.

THUẬT LẠI NHŨNG ĐIỀU MẮT THẤY TAI NGHE …
Năm 2007 Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) đã tổ chức một Hội nghị Truyền Giáo với chủ đề “Kể chuyện Đức Giê-su tại Châu Á.” Hội nghị này được tổ chức tại Chiêng Mai (Thái Lan) và được kéo dài tại nhiều quốc gia, nhiều giáo phận: “Kể chuyện Đức Giê-su tại Việt Nam” - “Kể chuyện Đức Giê-su tại Tây Nguyên”- “Kể chuyện Đức Giê-su tại Hà Nội” - “Kể chuyện Đức Giê-su tại Sài-gòn”  v.v…. 

TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 9: SỐNG HIỆP THÔNG ĐỂ TRUYỀN GIÁO
Chúng ta có thể khẳng định: sống hiệp thông chính là đường lối Truyền Giáo đẹp lòng Thiên Chúa và hợp với bản chất của Giáo Hội nhất nên chính thống nhất. Trong bài 9 này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sống hiệp thông  ấy để đẩy mạnh hơn nữa việc Truyền Giáo tại Việt Nam.  

HOA QUẢ CỦA LÒNG SÁM HỐI!
Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị đón rước Thiên Chúa vào trong tâm hồn và cuộc sống của mỗi người. Cũng có nghĩa là thời gian của sám hối hay nói một cách tích cực thì là mùa sinh hoa kết quả thánh thiện để chứng tỏ lòng ăn năn sám hối. Vì chưng trong tương quan với Thiên Chúa, thì dân Ít-ra-en thời I-sai-a cũng như thời Gio-an Tẩy Giả và thời Thánh Phao-lô bao giờ cũng ở trong tình trạng thiếu sót, lỗi phạm và bất trung.

TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 8: TRUYỀN GIÁO BẰNG LOAN BÁO TIN MỪNG
Trong lịch sử Truyền Giáo của Giáo Hội, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, có lẽ không ai có thể so sánh được với Thánh Phao-lô được gọi là Vị Tông Đồ Dân Ngoại. Ngài đã dành cả cuộc đời cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng và xây dựng các Cộng Đoàn Ki-tô trong các nước thuộc vùng Địa Trung Hải. Hai lời nói "bất hủ" nhất của ngài đáng mọi Ki-tô hữu phải thuộc nằm lòng là:“Khốn thân tôi! nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1). “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện" (2).

CANH THỨC VÀ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN CHÚA!
Vọng trong ngôn ngữ Việt có 2 nghĩa: ngóng đợi và hy vọng’; nhưng theo nguyên ngữ la-tinh thì Adventus có nghĩa là “việc xẩy đến”, tức sự việc Thiên Chúa đến trần gian và đi vào lịch sử nhân loại. Thật vậy Thiên Chúa đã đến trong lịch sử nhân loại qua giao ước với các Tổ Phụ và dân riêng là Ít-ra-en và nhất là nơi Đức Giê-su Na-da-rét là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra ở Bê-lem. Chính Đấng Thiên Chúa ấy sẽ đến một cách long trọng trong Ngày Quang Lâm, để thực thi công lý một cách triệt để và trọn vẹn tức thưởng phạt công minh. Nhưng Đấng Thiên Chúa ấy cũng thường đến với mỗi người/cộng đoàn chúng ta trong/qua các biến cố cuộc sống cá nhân và cộng đoàn của chúng ta. Đế đón rước Chúa và gặp được Người, chúng ta phải biết canh thức và sẵn sàng.

TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 7: TRUYỀN GIÁO BẰNG CHỨNG TÁ ĐỜI SỐNG
Dựa vào các tài liệu của Giáo Hội, chúng ta có thể liệt kê 15 Đường Lối Truyền Giáo như sau: (1) Làm chứng, (2) Loan báo Tin Mừng, (3) Thành lập Giáo Hội địa phương, (4) Cộng đoàn Cơ Bản và các Phong Trào Canh Tân, (5) Đối thoại với mọi người, (6) Đối thoại Đại kết, (7) Đối thoại liên tôn, (8) Tiếp xúc cá nhân, (9) Thăng tiến con người, (10) Truyền thông xã hội, (11) Phụng vụ Lời Chúa, (12) Huấn giáo và dạy giáo lý, (13) Các Bí tích và Á Bí tích, (14) Lòng đạo đức bình dân, (15) Hội nhập văn hóa.

TÔN VINH ĐẦNG “BỊ ĐÓNG ĐINH THẬP GIÁ” LÀ VUA
Năm Phụng Vụ tức chu kỳ Phụng Tự một năm của Hội Thánh Công Giáo bao giờ cũng kết thúc với Lễ Chúa Ki-tô Vua Vũ Trụ. Sắp đặt như thế, Hội Thánh muốn các tín hữu hiểu rằng điều cốt yếu nhất của đời sống Đức Tin là nhìn nhận Đức Giê-su Ki-tô là Chúa và là Vua Vũ Trụ vạn vật và loài người và quy phục Người.

THEO CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
Rất nhiều người tín hữu Việt Nam chưa hiểu rằng thập giá, bách hại, hy sinh từ bỏ là “yếu tính” của Ki-tô giáo và của những người đi theo Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết treo trên cây gỗ. Vì thế mỗi lần cử hành Lễ Các Thánh Tử Đạo nói chung, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nói riêng, là chúng ta có dịp ôn lại điều cốt yếu này của Phúc Âm.

TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 6: CÁC PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM
Chúa Thánh Thần là Người quyết định thành quả của Công Cuộc Loan Báo Tin Mừng của Giáo Hội (bài 3). Nhân sự truyền giáo là nhân tố cần thiết sau Chúa Thánh Thần và được xem là công cụ của Chúa Thánh Thần (bài 4+5). Kế đến là các phương tiện mà Chúa Quan Phòng đã ban cho người tín hữu và Giáo Hội để chúng ta sử dụng chúng một cách tốt nhất cho Công Cuộc Loan Báo Tin Mừng Cứu Độ chúng sinh. Trong bài 6 này chúng ta sẽ đề cập đến một số phương tiện cần thiết cho việc Truyền Giáo tại Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

TIN CÓ SỰ SỐNG LẠI VÀ SỰ SỐNG ĐỜI SAU
Tháng 11 dương lịch là “Tháng các Đẳng” tức tháng người Công Giáo tưởng nhớ và cầu nguyện đặc biệt cho các linh hồn còn ở trong nơi thanh luyện. Điều đó giả thiết một niềm tin vào sự sống lại và vào cuộc sống đời sau. Còn những người không tin vào sự sống lại và sự sống đời sau, như nhóm Xa-đốc xưa và bao người vô thần duy vật thời nay, thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì. Vì thế mà niềm tin của các Ki-tô hữu bị thử thách một cách quyết liệt. Muốn tồn tại và không bị cuốn đi, chúng ta cần củng cố niềm tin vào cuộc sống đời sau, vào sự sống lại của con người. Chúng ta cũng phải dũng cảm biểu lộ niềm tin vào sự sống lại, chống lại sự tấn công khốc liệt của các thế lực vô thần duy vật.

TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 5: TUYỂN CHỌN VÀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TRUYỀN GIÁO
Trở lại với vần đề Nhân Sự Truyền Giáo, trong bài này chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề TUYỂN CHỌN VÀ ĐÀO TẠO là vần đề chìa khóa. Dựa vào thực tế chúng ta thấy để làm Tông Đồ Giáo Dân một cách tích cực và hiệu quả, các ứng viên cần có 5 (năm) điều kiện, đều bắt đầu bằng chữ T: một là TINH THẦN, hai là TRÌNH ĐỘ, ba là TÂM LÝ, bốn là THỜI GIAN và năm là TÀI CHÁNH.

TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 4: NHÂN SỰ TRUYỀN GIÁO
Chúa Thánh Thần là Người quyết định thành quả của Công Cuộc Loan Báo Tin Mừng của Giáo Hội. Nhưng Chúa Thánh Thần không hoạt động một mình cũng như Chúa Giê-su đã không hoạt động một mình. Trong suốt lịch sử ngàn đời của Dân Chúa, ơn Cứu Độ luôn được đem đến cho con người bằng/qua những con người và nhờ các phương tiện mà Chúa Quan Phòng ban cho con người.

TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 3: CHÚA THÁNH THẦN LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH THÀNH QUẢ CỦA VIỆC TRUYỀN GIÁO.
Lời quả quyết này của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II  đưa tới một hệ luận: nếu chỉ cậy dựa vào yếu tố nhân loại thôi thì công cuộc loan báo Tin mừng đã thất bại ngay từ trong trứng nước! Nó chẳng khác gì “dã tràng xe cát biển Đông”. Đây là những lý do đưa tới hệ luận trên:

“TÌNH THƯƠNG CỦA CHÚA!”
Con người thời nay, nhất là ở các nước tiên tiến về khoa học kỹ thuật, đối xử với Thiên Chúa chẳng khác gì những đứa trẻ con nhà giầu, được cha mẹ cung cấp mọi tiện nghi cuộc sống, tạo mọi điều kiện để công thành danh toại, nhưng chúng lại không nhận biết công ơn của cha mẹ, thậm chí còn phung phá và phá hỏng các ơn ban của Người nữa.

TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - Bài 2 - ĐẨY MẠNH VIỆC TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM TRONG HIỆN TẠI & TRONG TƯƠNG LAI
Chắc hẳn nhiều người khi đọc bài NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VIỆC TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM XƯA VÀ NAY sẽ tự hỏi “Vậy phải làm thế nào để  ĐẦY MẠNH VIỆC TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM TRONG HIỆN TẠI VÀ TRONG TƯƠNG LAI?  Đó là một vấn đề rất hệ trọng đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Tiếc là ở trong nước cũng như trong các Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam hải ngoại chưa có hội nghị, hội thảo, toạ đàm nào được tổ chức để các nhà chuyên môn và các thành phần Dân Chúa trao đổi và thảo luận về vấn đế mang tính “sống còn” này. 

TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 1: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA VIỆC TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM XƯA VÀ NAY
Về tầm quan trọng của việc Truyền Giáo hay Loan báo Tin Mừng thiết nghĩ không cần phải trình bày thêm nữa. Chúa Giê-su đã giảng dậy nhiều lần và nhiều điều về sứ mạng quan trọng này. Hội Thánh, qua Công Đồng Vaticanô II, đã nhắc đi nhắc lại sứ mạng cao cả này trong nhiều văn kiện, nhất là trong hai sắc lệnh Ad Gentes (Hoạt động Truyền giáo của Giáo Hội) và Apostolicam Actuositatem (Tông đồ Giáo Dân). Các vị Giáo hoàng, nhất kà Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II cũng đã liên tục có những hướng dẫn cần thiết trong các văn kiện quan trọng như  ‘Sứ vụ Đấng Cứu Độ’, ‘Loan Báo Tin Mừng’, ‘Đối thoại và rao truyền’, Tông huấn Giáo hội tại Châu Á’ v.v… giúp mọi thành phần Dân Chúa biết cách áp dụng giáo huấn của Tin Mừng và của Hội Thánh vào đời sống thường ngày.

THIÊN CHÚA LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI NGHÈO
Trong xã hội loài người thì tiếng nói của người nghèo chẳng mấy khi đuợc lắng nghe. Vì thế mà người nghèo được xem là những người “không có tiếng nói”. Nhưng trước mặt Thiên Chúa thì hoàn toàn khác: tiếng nói của người nghèo lại luôn được Thiên Chúa lắng nghe và đáp ứng. Đó là kinh nghiệm của người xưa đuợc chép lại trong sách Huấn Ca. Đó cũng là quan điểm của Chúa Giê-su trong câu truyện dụ ngôn hai người Pha-ri-sêu và thu thuế lên Đền Thờ cầu nguyện: một người được lắng nghe, một người không.

[1] 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 [30/31]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!