|
|
Bài Viết Của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
|
TRUYỀN THÔNG LỜI CHÚA
Có thể nói, ngày Chúa Kitô về trời là ngày mở ra sứ mạng của Hội Thánh: Hội thánh phải truyền thông Lời Chúa. Sứ mạng này phải được thi hành nhanh chóng, cấp bách. Đó là nhiệm vụ không miễn trừ một ai, miễn là chúng ta sống trong lòng Hội Thánh. Nội dung của ngày lễ Chúa lên trời nhấn mạnh đến sứ mạng truyền giáo càng nói lên tính khẩn thiết, khi Hội Thánh gọi ngày lễ này là ngày Quốc tế Truyền thông. |
|
BÌNH AN NỘI TÂM
Trong Thánh Kinh, bình an (salom) không có nghĩa là thoát ly khỏi mọi đớn đau, lo sợ. Nói đến bình an, chúng ta hay nghĩ, đó là cuộc sống thoải mái, không đụng chạm rắc rối hay đối đầu với đau khổ. Ngược lại, hôm nay, chính lúc Chúa đang từ giã các môn đệ để đi vào cuộc vượt qua, Chúa lại nói: “Thầy ban cho các con bình an của Thầy”. Bình an của Chúa là bình an trong tâm hồn, đó là ơn bình an nội tâm. |
|
YÊU NHƯ THẦY
Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong bối cảnh mà sự giã từ, sự dao động vì sắp ly biệt càng lúc càng trĩu nặng. Chúa Giêsu không còn nhiều thời gian để ở bên các môn đệ của Người. Người sắp bước vào một chuyến đi dài mà không ai có thể theo được. Trước khi rời xa để thực hiện chuyến đi, Chúa để lại cho đoàn môn đệ và cho cả Hội Thánh của Chúa lời di chúc thấm thía, đó là di chúc tình yêu. Người gọi đó là điều răn mà Người ban cho họ. |
|
LINH MỤC HÃY SỢ SỰ DỮ!
Mỗi lần giơ tay ban phép lành, Linh mục là người trao ban bình an của Thiên Chúa cho anh chị em. Đặc biệt, trong bí tích giải tội, không chỉ trao ban bình an, khi dùng tác vụ của Hội Thánh, cùng với việc trao ban bình an, linh mục còn là người xua trừ sự dữ khỏi tâm hồn anh chị em. Điều đó cũng có nghĩa là linh mục giải thoát anh chị em của mình ra khỏi sự dữ, khỏi mọi hình thức nô lệ của nó. |
|
LINH MỤC, NGƯỜI HÃY NẮM GIỮ BÌNH AN! (SUY TƯ NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
Sống giữa cộng đoàn dân Chúa và cả những người chưa biết Chúa, linh mục trở thành mẫu gương sống đức tin cho mọi người. Đức tin đòi người linh mục chấp nhận thập giá để sống bình an: bình an của thập giá - bình an trong tâm hồn, sẽ giúp linh mục thông cảm với anh chị em, làm cho linh mục gần gũi mọi người, mọi người cũng sẽ không ngại ngần khi cần gặp linh mục. |
|
TIN VÌ ĐÃ YÊU
Bằng lời đơn giản: “Ông đã thấy và đã tin” (Ga 20, 8b), thánh Gioan kết thúc bài Tin Mừng tường thuật biến cố Chúa phục sinh. Tin Mừng cho biết, khi chôn táng Chúa. Người ta lấy tảng đá lấp cửa hang mộ. Đấy không phải là tảng đá nhẹ, nhưng rất to, rất nặng. Ý nghĩa của việc lấp cửa mộ bằng đá tảng nặng và to, là để cho thấy, người chết mãi mãi thuộc quyền lực của tử thần. Sẽ ở đó, không bao giờ có thể có cách gì thoát ra. Vậy thánh Gioan “đã thấy” là thấy cái gì? “Đã tin” là tin cái gì? Thấy tảng đá “quyền lực” kia bị lăng ra khỏi hang mộ. Thấy hang mộ đã từng chôn táng xác Chúa Giêsu, bây giờ không còn xác Chúa. Nó trở thành ngôi mộ trống tự lúc nào. Và từ ngôi mộ trống, thánh Gioan đã tin Chúa sống lại. Phải chăng một niềm tin vội vàng, một niềm tin không cơ sở? |
|
CHÚA GIÊSU HAY BARABA?
Cả lịch sử lẫn Tin Mừng đều cho thấy cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá đầy đau đớn, xót xa là hành động tội ác của người Dothái, đặc biệt là những nhà lãnh đạo tôn giáo Dothái và đại diện chánh quyền Lamã cách đây nhiều ngàn năm. Nhưng trong đức tin, trong sự liên đới và trong vai trò của những tội nhân (bởi chúng ta vẫn tiếp tục phạm tội), từng con người hôm nay, đều nhận thức rõ, mình thực sự tham dự vào việc hành hình Đấng Cứu Thế của mình. |
|
NIỀM TIN PHỤC SINH (CHÚA NHẬT PHỤC SINH)
Bà Maria Mađalêna đi thăm mộ Thầy Giêsu lúc trời còn tối. Có lẽ cả đêm qua bà không chợp mắt được, chỉ mong cho mau sáng để lên đường. Ai có thể hiểu trái tim của bà? Bà yêu mến Thầy cách đặt biệt. Mới chiều thứ sáu, vì lòng yêu mến, bà đứng bên chân thánh giá (Ga 19, 25). Sau đó, cũng vì lòng yêu mến, bà đã tham dự cuộc mai táng Thầy (Mt 27, 61). Bây giờ tình yêu ấy lại thôi thúc bà ra mộ trước tiên, trước cả người môn đệ được Thầy thương mến… |
|
NIỀM VUI THÁNH GIÁ (THỨ BẢY TUẦN THÁNH)
Nhìn ở một góc cạnh nào đó về lời hứa cứu độ, thì tội phát sinh phương thề cứu độ là thập giá: có tội mới có thập giá. Nhưng nếu không có Tình yêu sẽ chẳng bao giờ có lời hứa cứa độ. Thập giá là lời nói vô giá của Tình yêu. Huyền nhiệm Tình yêu đã phát sinh huyền nhiệm thập giá. |
|
NƠI THÁNH GIÁ THIÊN CHÚA TRAO TÌNH YÊU (THỨ SÁU TUẦN THÁNH)
Thực ra, đối với Kitô hữu, Thánh giá chính là hiện thân, là sự thành công lớn lao của một tình yêu tận cùng, một tình yêu vượt hết mọi rào cảng, vượt thắng tất cả sự tàn nhẫn và tội ác của con người. Đó là một tình yêu hạ mình, một tình yêu mà Thiên Chúa là Chúa trời đất hiến dâng chính mình để cứu lấy con người. |
|
Ở LẠI TRONG TÌNH THƯƠNG CỦA THẦY (THỨ NĂM TUẦN THÁNH)
Có lần Chúa Giêsu nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15, 9-10). Khi mời gọi chúng ta hãy ở lại trong tình thương của Người, Chúa Giêsu, qua cuộc sống trần thế, đã chứng tỏ lòng yêu thương chúng ta bằng chính tình yêu mà Chúa Cha đã dành cho Người. |
|
DẪN NGHI THỨC TAM NHẬT THÁNH
|
|
THÁNH GIUSE CHA CHÚA GIÊSU - CHA CHÚNG TA (Nói với các nữ tu dòng Kín giáo phận Phú Cường) - Phần 2
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông huấn Đấng trông nom Chúa Cứu Thế dạy: “Chúng ta hãy phó thác chính mình để được Thánh Giuse chăm sóc, người mà Thiên Chúa tin tưởng phó thác những kho tàng vĩ đại và quí báu nhất, đồng thời hãy học hỏi nơi Người cách làm đầy tớ phục vụ trong nhiệm cục cứu rỗi. Mong Thánh Giuse trở thành người thầy đặc biệt dạy chúng ta phục vụ sứ mạng cứu rỗi của Chúa Kitô, một sứ mạng mà mỗi người chúng ta và mỗi thành viên của Giáo Hội đều có trách nhiệm: vợ, chồng, cha mẹ, những người sinh sống bằng lao động chân tay hay bất cứ công việc gì, những người được gọi vào đời sống chiêm niệm và những ai làm việc tông đồ” (số 32). |
|
THÁNH GIUSE - CHA CHÚA GIÊSU - CHA CHÚNG TA (Nói với các nữ tu dòng Kín giáo phận Phú Cường)
Dù lòng tôn sùng thánh Giuse trong Hội Thánh khá trễ. Tuy nhiên, như một dòng thác từ lâu bị ngăn chặn, một khi được khai thông, nó bất chấp mọi trở ngại, nhưng cuốn phăng tất cả theo nó dữ dội… Cũng vậy, một khi tấm gương của thánh Giuse đã được đề cao, thì mọi tâm hồn, mọi suy tư đều đổ dồn về. Thánh Giuse trở nên vị thánh chiếm vị trí quan trọng trong lòng tính hữu Công giáo. |
|
THIÊN CHÚA – MỘT TÌNH YÊU
Dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (Lc 15:11-24) hay còn gọi là dụ ngôn “Đứa Con Hoang Đàng”, tùy theo cái nhìn của mỗi người, là đoạn kinh thánh mô tả việc ăn năn trở về với Thiên Chúa của người tội lỗi, và mô tả việc Thiên Chúa tha thứ cho con người một cách ngoạn mục. Thiên Chúa đã tha thứ ngay cả khi con người còn chưa kịp trở về với Người. Vì thế, đây là một trong những đoạn văn đẹp nhất của Kinh Thánh Kitô giáo. Do vậy, dường như đây cũng là đoạn Kinh Thánh có số đông người biết đến. |
|
NHÌN XUYÊN THẤU
Tối 10.7.1897, khi đang ăn với bạn ở Stockholm, bỗng mặt Maniwair thất sắc. Anh kêu to: “Có cháy lớn. Nhà của ông bạn đã bốc lửa, nhà tôi rất nguy hiểm”. Một lát sau anh lại nói: “Tốt rồi, lửa đã tắt cách nhà tôi ba căn”. Nhà Maniwair ở Sdenmar cách nơi họ ăn đến 400 km… |
|
HÃY ĐỂ CHÚA GIẢI PHÓNG
Thiên Chúa là Đấng giải phóng con người. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa không ngừng tìm cách đưa con người vượt thoát tình trạng nô lệ để bước vào đời sống tự do. Bài đọc thứ I hôm nay, được trích trong sách Xuất hành (3, 1-15), là bằng chứng hùng hồn cho khẳng định: Thiên Chúa là Đấng giải phóng. |
|
CẦN NGHỊ LỰC ĐỂ VỮNG ĐỨC TIN
Bình thường ít ai suy nghĩ về cuộc đời. Nhưng khi đối diện với đau khổ, ta mới suy nghĩ nhiều. Tôi cũng không là trường hợp ngoại lệ. Có những lúc, đau khổ như vùi dập đời mình, tôi tự hỏi như bao nhiêu người đã từng thắc mắc: Đời là gì? Tự tìm cho mình câu trả lời, tôi chỉ nhận ra, hình như cuộc đời con người là những bước đi trong một cánh rừng dày đặc, đen tối, không lần ra nổi một lối đi, dẫu chỉ là một lối mòn. |
|
LÀM TIÊN TRI NHƯ CHÚA GIÊSU
“Không một Tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình”. Tiên tri là phát ngôn nhân của Thiên Chúa, nói theo thánh ý Thiên Chúa. Nhưng lời Thiên Chúa luôn đòi hỏi người ta phải sửa đổi mình, phải đứng trên tất cả mọi cám dỗ, mọi thứ tầm thường của cuộc đời. Ông cũng là người luôn luôn sống tình yêu của Thiên Chúa và dạy con người vươn lên sự thánh thiện để chiếm hữu tình yêu ấy. |
|
BIẾT ƠN CHÚA, CẢM ƠN NHAU (Nói với các nữ tu dòng Kín Phú Cường)
Tất cả chúng ta, từ tấm bé, bất kể nơi nhà thờ, nhà riêng, trong lớp học, ngoài đường, ngoài phố…, ai cũng từng được dạy, được học, được nghe, được thấy những lời hay hành động tuy ngắn gọn nhưng vô cùng đẹp và thiết thực: “Xin làm ơn...”, “Xin thứ lỗi...”, “Xin cám ơn...”. Có thể nói, chúng là những ngôn từ, những hành động giúp mở ra cho một cuộc sống mang xã hội tính của con người. |
|
[1]
20
21
22
23 24
25
26
27
28
29 [24/33] |
|