|
Bài Viết Của Lm. Inhaxio Trần Ngà
|
Trao ban là nhận lãnh
Người đời thường nghĩ rằng: cho đi là mất. Họ tưởng rằng cho người khác một số tiền, một tài sản nào đó… thì họ sẽ bị mất mát, thiệt thòi. Thế nên lắm kẻ chủ trương rằng tốt nhất là đừng dại dột đem cho mà hãy khư khư giữ lấy cho mình. Tư duy nầy sẽ hình thành nơi ta một con người ích kỷ, chỉ chăm lo cho bản thân mà không quan tâm trợ giúp người khác. |
|
Thiên Chúa giàu lòng yêu thương
Xưa kia có một vị hoàng đế rất giàu sang và cũng rất đại lượng. Vua rộng ban vàng bạc châu báu cho tất cả những ai làm đẹp lòng vua. Thế là nịnh thần mọc lên như nấm khắp triều đình. Các hoàng tử đua nhau xu nịnh với hy vọng được vua cha ban cho ngai vàng. Các quan trong triều đình thì nịnh bợ để được thêm nhiều bổng lộc hoặc được thăng quan tiến chức. Ai cũng huênh hoang cho rằng mình hết lòng trung nghĩa với vua, sẵn sàng hiến mạng sống để bảo vệ nhà vua, sẵn sàng chết thay cho vua bất cứ lúc nào. |
|
Thanh tẩy đền thờ nơi chúng ta
Thật không ngờ! Một Chúa Giê-su rất hiền lành khiêm nhượng. Đấng mà ‘cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi’ (Mt 12,20) giờ đây đã nổi trận lôi đình, phải dùng roi vọt và biện pháp cứng rắn đối với những người xúc phạm đến sự linh thánh của Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Điều đó chứng tỏ rằng đối với Chúa Giê-su, việc làm ô uế Đền Thờ là một xúc phạm nặng nề mà Người vốn rất nhân từ và bao dung cũng không thể nào chịu đựng nổi! |
|
Nhìn vào mặt tốt
Khi Chúa Giê-su tỏ cho các môn đệ biết Người phải lên Giê-ru-sa-lem để chịu khổ hình và chịu chết, các môn đệ cảm thấy rúng động tâm hồn! Không lẽ cuộc đời của Thầy Giê-su lại kết thúc bi đát đến thế ư? |
|
Chiến thắng cám dỗ nhờ Chúa Giê-su
Có thể nói con người phải đương đầu với nhiều cơn cám dỗ nhất so với tất cả các loài thú khác. Cám dỗ của miếng ăn, cám dỗ của thức uống (rượu, bia), của thuốc lá, ma tuý, cần sa, cám dỗ của thú vui nhục dục, của tiền bạc, của địa vị, công danh và vô vàn hình thức cám dỗ khác. |
|
Cùng chiến đấu với Chúa Giê-su
Con người vốn mang xác thịt nặng nề, là mục tiêu cho ma quỷ và dục vọng tấn công và xâu xé. Chỉ một phút yếu lòng, thiếu canh phòng là con người bị sa ngã, bị hư hỏng và ươn thối. |
|
Cần cứu chữa tâm hồn trước
Khi thân nhân của người bại liệt khiêng anh ta đến gần Chúa Giê-su, họ đụng phải một bức tường sống: quá đông dân chúng đang vây bọc quanh Chúa Giê-su và không ai chịu nhường chỗ cho những người đang khiêng nạn nhân đến với Chúa Giê-su. Rốt cuộc, họ đành phải dỡ mái nhà ngay trên chỗ Chúa Giê-su đang đứng, thòng người bất toại xuống để xin Người cứu chữa. |
|
Cần được cứu chữa khỏi tội lỗi
Thời Chúa Giê-su, người mắc bệnh phong lâm vào hoàn cảnh vô cùng bi đát và thảm hại. Cuộc sống của họ tồi tệ ngàn lần hơn cái chết. Thà chết phứt đi còn hơn là phải chịu cái chết dần mòn trong đau đớn thể xác và khốn khổ về tinh thần. Nỗi đau thương nhất mà người phong hủi phải gánh chịu là bị cách ly khỏi cha mẹ, bạn trăm năm, con cái, những người thân yêu và hết thảy mọi người để sống trong sự ghê tởm, ghẻ lạnh của người đời và kết thúc cuộc đời bằng cái chết cô đơn thảm hại. |
|
Sống hết mình vì mọi người
Người đời thường đặt bản thân mình làm trung tâm cho cuộc sống và tất cả mọi hoạt động của người ta đều quy về mình, thu tóm thật nhiều cho mình, nhằm mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Trái lại, Chúa Giê-su chọn tha nhân làm trung tâm cho tình yêu của Người hướng tới; chọn mọi người làm đối tượng cho sự phục vụ tận tuỵ của Người và Người làm tất cả những gì có thể để mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Người chỉ biết sống vì người khác, sống để cứu độ người khác đến độ hiến trao cả mạng sống mình. |
|
Chúa Giê-su là mùa xuân của nhân loại
|