Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Inhaxio Trần Ngà

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Tác Phẩm Khám Phá Một Nguồn Vui

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Inhaxio Trần Ngà

Cuộc sáng tạo mới
Sau khi sáng tạo nên trời đất bao la hùng vĩ cùng muôn sinh vật diệu kỳ trong hoàn vũ, Thiên Chúa vẫn chưa hài lòng với công trình tạo dựng của mình. Ngài muốn sáng tạo thêm một kiệt tác vượt trội hơn tất cả những gì mà Ngài đã dựng nên.

Chúa Giê-su về trời dọn chỗ cho chúng ta
Ai trong chúng ta cũng từng được nghe biết Cristoforo Colombo. Ông là nhà thám hiểm đầu tiên phát hiện ra Châu Mỹ vào năm 1492 (cách đây 527 năm). Bấy giờ, ông được vua Tây Ban Nha cung cấp 3 chiếc thuyền buồm và thủy thủ đoàn gồm 88 người tìm cách vượt qua Đại Tây Dương để đi Ấn Độ, không ngờ ông lại phát hiện ra Châu Mỹ nằm ngay trên hành trình của mình.

Đền thờ cao quý nhất
Nếu hôm nay, có tin đồn Chúa Giê-su hay Đức Mẹ hiện ra tại nơi nào đó thì có hàng ngàn, hàng vạn và thậm chí hàng triệu người công giáo đổ xô tìm đến để cầu nguyện, để xin ơn… bất kể ngày đêm, mưa nắng, xa xôi khó nhọc và không ngại tốn kém.

Phù hiệu của người môn đệ Chúa Giê-su
Khi sắp từ giã cõi đời, người hấp hối cố tranh thủ chút thời gian vắn vỏi còn lại và tận dụng chút hơi tàn để căn dặn người thân yêu những điều mà họ cho là quan trọng nhất, đồng thời cũng để trối lại những gì được xem là gia bảo.

Để khỏi bị diệt vong
Trong các loài thú thì chiên cừu là loài động vật hiền lành nhất và cũng thuộc loài yếu đuối nhất. Những loài mãnh thú như sư tử, hổ báo… là những con thú hung tợn, có nanh, có vuốt lại có sức mạnh và sự lanh lẹ phi thường nên có thể dễ dàng quật ngã những loài thú yếu đuối hơn và biến những con thú nầy thành mồi ngon cho chúng.

Người nấu bếp lạ thường
Trưa hôm ấy, các vị khách mời cùng với gia chủ dùng bữa trưa thân mật trong bầu khí gia đình. Chợt một vị khách có địa vị cao đang ngồi ăn, cần thêm chiếc ly nên cất tiếng gọi người nấu bếp: Chị Bếp ơi! Cho tôi thêm một chiếc ly nhé!

Lòng thương xót Chúa được thể hiện qua mỗi Thánh lễ hằng ngày
Chúng ta cùng tìm hiểu xem: Lòng thương xót Chúa dành cho nhân loại đạt tới mức cao nhất, lớn lao nhất vào lúc nào?

“Bàn Tay” cứu độ
Hàng ngàn hành khách vượt Đại Tây Dương trên một con tàu biển lớn, không may, tàu bị va mạnh vào tảng băng trôi khổng lồ. Tảng băng đâm thủng thân tàu, nước biển tràn vào tàu dữ dội làm cho tàu ngập nước và chìm dần xuống biển.

Chết cho người mình yêu (Suy niệm thứ Sáu tuần thánh)
Cha Maximilian Kolbe chết thay cho bạn tù

Vác thập giá với Chúa Giê-su (Suy niệm Lễ Lá)
Có người cho rằng: “Vác thập giá đền tội cho loài người là việc của Chúa Giê-su, chẳng liên hệ gì đến tôi. Tôi chẳng liên quan gì đến chuyện này. Chỉ mình Chúa vác thập giá đền tội cho loài người là đủ.” Thực ra, việc chịu khổ nạn và vác thập giá đền tội cho muôn người là việc của toàn Thân mình Chúa Giê-su, tức là của toàn thể Hội thánh, chứ không phải là việc riêng của Đầu là Chúa Giê-su.

Trở về với nội tâm
Nhà hiền triết Socrates (470399 TCN) là một triết gia Hy Lạp, có một lời khuyên vàng ngọc,  được xem là châm ngôn tối thượng để giáo dục con người, đó là câu: “Hỡi người, hãy tự biết mình.” Đây là di ngôn quan trọng nhất mà Socrates để lại cho đời.

Sám hối để cứu lấy mình
Có người nghĩ cách đơn sơ rằng khi phạm tội thì đi xưng tội là xong, sau đó, về phạm tội lại, rồi xưng tiếp... Thế là cuộc sống của họ cứ đong đưa qua lại như người đu dây: phạm tội – rồi xưng tội, xưng tội – rồi phạm tội… Và cảnh đu dây kiểu này cứ tiếp diễn mãi suốt cả cuộc đời. Những người như thế chẳng biết sám hối là gì và họ cảm thấy không cần sám hối.

Sống xứng tầm người con Thiên Chúa
Nhìn vào dáng vẻ bên ngoài của Chúa Giê-su, người đời nhận thấy Ngài chỉ là anh thợ mộc giản dị làng Na-da-rét hoặc là một ông thầy giảng dạy lôi cuốn, hấp dẫn mà thôi. Thế rồi, qua việc Chúa Giê-su tỏ lộ thần tính, tỏ lộ chân dung đích thực của Ngài trên núi cao, ba môn đệ Phê-rô, Gioan và Gia-cô-bê mới phát hiện ra căn tính của Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, là Đấng cao cả tuyệt vời, ẩn mình dưới hình hài con người bình dị.

Cám dỗ trong cuộc đời
Khi bàn về thân phận con người, triết gia Platon nhận định rằng: “Con người như một cỗ xe có hai ngựa kéo về hai chiều đối nghịch.” Có một thế lực cao cả lôi kéo người ta về hướng tốt và một quyền lực đen tối kéo người ta về hướng xấu; và như thế, bản thân con người bị giằng co, xâu xé bởi hai thế lực đối kháng nhau!

Tự biết để sửa mình
Ông Dale Carnegie, một nhà văn, nhà diễn thuyết và là nhà giáo dục đại tài, nổi tiếng khắp thế giới cho biết rằng: “Tôi đã phải mất 33 năm cuộc đời để khám phá được điều quan trọng này là trong 100 lần phạm lỗi, có đến 99 lần người ta tự xem mình như người vô tội, bất kể tội nặng đến đâu.”

Gieo gì, gặt nấy
Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ càn khôn và Ngài đã đặt ra quy luật để điều hành vạn vật. Một trong những quy luật đó là “Gieo gì, gặt nấy.” Đây là quy luật phổ quát, bất di bất dịch, chi phối mọi hoạt động của vũ trụ cũng như con người. Quy luật này vận hành như sau:

Hạnh phúc dành cho người hy sinh vì Chúa
Bần cùng sinh đạo tặc.Quả đúng như vậy, có một số người trở thành đạo tặc vì đời sống của họ quá bần cùng, như người ta thường nói: “Đói ăn vụng, túng làm liều.” Như thế thì bần cùng, đói khát là tai hoạ cho con người và xã hội chứ đâu có mang lại hạnh phúc. Thế mà Chúa Giê-su lại nói: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.” Tại sao?

Tiếp nối sứ mạng của Chúa Giê-su
Sau khi nghe bài giảng về Thiên Chúa là Cha nhân lành, là Đấng đầy lòng thương xót, một tín hữu không đồng tình với vị giảng thuyết. Đầu óc ông quay cuồng bởi những câu hỏi như:  Làm sao người ta có thể tin Thiên Chúa là Đấng nhân lành khi Chúa nhắm mắt làm ngơ trước biết bao nhiêu người đau khổ, tuyệt vọng mà không ban cho họ chút ủi an hay một niềm hy vọng? Làm sao người ta tin được Thiên Chúa là Đấng đầy lòng thương xót khi có biết bao người phải chịu cảnh giam cầm trong ngục tù, trong sự trói buộc của các đam mê mà không được giải thoát? Thật khó tin có Thiên Chúa là Đấng tốt lành khi Ngài để cho những người mù, nhất là  mù tối trong tâm hồn, không được nhìn thấy ánh sáng chân lý.  Và bao nhiêu người bị áp bức, bị gông cùm, tại sao không được Thiên Chúa ra tay giải thoát?

Cửa Trời mở ra
Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người. Ngài là Đấng cao cả, vô cùng tốt lành và thánh thiện, chẳng hề vương chút tội tình… thế mà Ngài lại đến với thánh Gioan, như một người tội lỗi, hòa mình với đám đông những người thu thuế, những người đàng điếm, những tên côn đồ đạo tặc, cướp của giết người và với bao nhiêu người tội lỗi khác… chăm chú nghe Gioan rao giảng và để chờ đến phiên, bước xuống dòng sông Gio-đan, nhờ thánh Gioan làm phép rửa cho mình.

Ánh nến toả sáng trong gia đình
Giữa ban ngày, chỉ cần một tấm bảng nhỏ vẽ mũi tên chỉ đường cũng đủ để giúp bộ hành tìm được hướng đi, nhưng giữa đêm đen, dù có cả một rặng núi sừng sững được sử dụng như tín hiệu chỉ đường, cũng không ai nhận thấy. Trong khi đó, chỉ cần một ánh sáng le lói giữa màn đêm cũng đủ để cho khách bộ hành tìm thấy mục tiêu cần tiến đến. Trong đêm tối, một đốm sáng nhỏ có khả năng dẫn đường chỉ lối hơn cả một ngọn núi cao.

[1] 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 [15/39]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!