|
|
Bài Viết Của Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
|
Lễ Thánh Giuse Thợ: “ĐỠ NÂNG THUYỀN CON TỚI BẾN”
Ngay từ những ngày đầu của cơn Đại dịch
Covid-19, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẩn khoản cậy nhờ sự trợ giúp thiêng liêng
từ Đức Trinh Nữ Maria - Mẹ Giáo Hội, cũng như chạy đến tìm ơn nâng đỡ từ Thánh
Cả Giuse – Quan Thầy Hội Thánh. Gương sáng về lòng sùng mộ Đức Mẹ và Thánh
Giuse của Đức Thánh Cha đã trở nên niềm hứng khởi cho nhiều Kitô Hữu khắp nơi
noi theo. Đến phiên họ, họ cũng tìm được niềm an ủi nơi các Thánh hòng có sức
tin cậy vào ơn Chúa mà đối diện với ba đào nguy biến do dịch bệnh gây ra.
...File kèm
|
|
“CHÚA HẰNG THƯƠNG XÓT” (Lc 1, 50)
Lễ Phục Sinh có một ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với
các Kitô Hữu cho nên Hội Thánh dành cả một tuần lễ, Tuần Bát Nhật để long trọng
tưởng niệm biến cố Đức Kitô vinh thắng sự chết mở đường cho nhân loại tiến vào
sự sống viên mãn. Kể từ Năm Thánh 2000, Chúa Nhật sau Lễ Phục Sinh đã không chỉ
đơn thuần được coi là ngày kết thúc Tuần Bát Nhật Mừng Chúa Phục Sinh nữa, nhưng
thêm vào đó, ngày Chúa Nhật thứ II Mùa Phục Sinh chính thức mang tên Ngày Chúa
Nhật Lòng Chúa Thương Xót. Phải có lý do chính đáng nào đó mới khiến cho Thánh
Giáo Hoàng Gioan Phaolo II chọn ngày này để truyền cho cả Giáo Hội long trọng
tuyên dương lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa. |
|
ƠN PHỤC SINH MÙA COVID: TÌNH YÊU CHIÊM NIỆM
Mùa Phục Sinh đã bắt đầu. “Chúa đã sống
lại thật rồi, người ơi hãy vui lên.” Phụng vụ mùa khải hoàn vang dội lời hoan
ca “Alleluia” và sắc màu tươi sáng đã thay thế cho màu tím của mùa Chay. Nhưng
niềm vui và hy vọng có thật sự hiện diện trong lòng của các Kitô hữu hôm nay
hay không, nhất là khi con số người chết vì nạn dịch Covid-19 vẫn tiếp tuc gia tăng?
Sau những tháng ngày cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội, sau nhiều nỗ lực trong
quản lý xã hội lẫn trong tinh thần tâm linh, dường như nhân loại hôm nay thấy
mình như còn đang trong hoàn cảnh của Ma-ri-a Mác-đa-la. Nhìn vào hình ảnh của người
nữ môn đệ này, chúng ta không chỉ thấy dáng dấp của nhân loại mùa dịch bệnh
nhưng quan trọng hơn là thấy được diện mạo của tình yêu phục sinh, của tình yêu
chiêm niệm nơi Đức Kitô Sống Lại. |
|
LỄ LÁ KHÔNG LÁ
Không chỉ Lễ Lá mà Tuần Thánh năm nay sẽ là Tuần Thánh “chay” vì các tín
hữu, nhất là anh chị em giáo dân tại Việt Nam, sẽ phải trải qua một Tuần Thánh
vắng bóng các nghi lễ tôn giáo rình rang, sầm uất. Cụ thể là ngày hôm nay, ngày
khai mạc Tuần Thánh, chúng ta bắt đầu cảm nhận được thế nào là Lễ Lá “chay”. Lễ
Lá ngoại lệ so với những năm trước. Trước tình trạng “thiếu thốn” về mặt nghi lễ
và sinh hoạt bên ngoài, chúng ta được mời gọi đi sâu vào tâm tình và ý hướng bên
trong để nhận ra rằng Tuần Thánh mùa coronavirus không hẳn chỉ là một phương thế
ứng phó với hoàn cảnh một cách hoàn toàn thụ động mà đây đích thực là thời gian
ân sủng, là thời cơ thuận tiện để chúng ta cùng “vượt qua” với Đức Kitô và bước
vào đời sống mới cùng với Đấng Phục Sinh.
|
|
Phép Lành Urbi et Orbi: DANG RỘNG VÒNG TAY…
Giờ cầu nguyện đặc biệt xin ơn đẩy lui dịch bệnh Covid-19 do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại tiền sảnh Đền Thờ Thánh Phêrô vừa mới được truyền hình trực tiếp từ trên các phương tiện truyên thông đại chúng. Có lẽ không ai trong chúng ta những ai vừa mới theo dõi chương trình lại không ít nhiều chạnh lòng. Chúng ta chạnh lòng vì khung cảnh, vì con người, và nhất là vì ý nghĩa sâu xa của buổi cầu nguyện mang tính lịch sử chiều hôm nay. |
|
LỄ TRUYỀN TIN: “Ở CÙNG”
Trước
cảnh tượng cả nước Ý nói chung, thành phố Rôma nói riêng chịu phong tỏa do nạn
dịch Coronavirus, Tòa Thánh đã ra thông báo về những thay đổi trong sinh hoạt
của Đức Thánh Cha và của quốc gia thành Vatican nhằm thích nghi với hoàn cảnh
thực tế nhưng trên hết vẫn là để phục vụ cách tối ưu các nhu cầu thiêng liêng
cần thiết của các tín hữu. Thực vậy, khi hoàn cảnh không cho phép Đức Thánh Cha
xuất hiện để gặp gỡ, chia sẻ giáo lý, ban huấn từ, nguyện kinh chung và chúc
lành cho hàng hàng du khách hành hương tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô
mỗi sáng ngày thứ Tư và mỗi trưa ngày Chúa Nhật, ngài đã quyết định duy trì 2
hoạt động nói trên nhưng chuyển sang một hình thức khác: truyền hình trực tiếp.
Thực ra trước đây các sinh hoạt này vẫn được truyền đi cách rộng rãi và nhanh
chóng qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cho nên chẳng có gì là mới mẻ
để phải bận tâm chú ý. Điều đáng quan tâm chính là ý hướng sâu xa mà Đức Thánh Cha
muốn chuyển tải đến mọi thành phần dân Chúa. Là một mục tử luôn “mang lấy mùi chiên”
và nhấn mạnh đến tương quan hiệp thông trong đời sống của Giáo Hội, Đức Thánh
Cha Phanxicô không những muốn tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp do các vị
tiền nhiệm để lại mà còn muốn đẩy truyền thống này đến một tầm mức phổ quát
hơn, sống động hơn.
|
|
[1]
1 2 [2/2] |
|