|
NÓI THẲNG - TALKING STRAIGHT
Augustine Loorthusamy – hay Augy, như nhiều bạn hữu gọi ông cách thân mật – là một trong những người nói trước công chúng tốt nhất mà chúng tôi được biết. Ông là một trong những diễn giả điều hành khoá Truyền Thông dành cho một số giáo sư đại chủng viện Việt Nam tổ chức tại Bangkok cách đây vài năm, mà chúng tôi có may mắn được tham dự. Những bài nói chuyện của Augy luôn luôn có sức thu hút mãnh liệt từ đầu đến cuối. |
|
|
Bài Viết Của Lm. Giuse Lê Công Đức
|
NGÀY LINH MỤC, TÔI NHỚ MỘT LINH MỤC
Chuyên mục: “Huế - Saigòn - Hànội” Tác giả: Lm Giuse Lê Công Đức Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3uOPYHz |
|
Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng - NIỀM VUI YÊU THƯƠNG - (AMORIS LAETITIA)
Niềm Vui Yêu Thương được các gia đình kinh nghiệm cũng là niềm vui của Giáo Hội. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận, giữa bao dấu hiệu khủng hoảng trong cơ chế hôn nhân, “khát vọng kết hôn và xây dựng gia đình vẫn sống động, nhất là nơi người trẻ, và đây là một nguồn cảm hứng cho Giáo Hội”. Như sự đáp ứng khát vọng đó, “lời loan báo của Kitô giáo về gia đình quả thực là tin vui”.
...File kèm
|
|
MỘT MẢU “QUẢNG CÁO” DỄ THƯƠNG!
Tuần rồi, xin một Bản Tin Hằng Tuần của Nhà Thờ Annonciation gần nơi mình ở để theo dõi các giờ cử hành trong Tuần Thánh, tôi tình cờ bắt gặp một mẩu ‘quảng cáo’ (nháy nháy!) rất dễ thương, với cái tít ngắn in chữ lớn và đậm: HÂTEZ-VOUS! (= NHANH CHÂN NHÉ BẠN!) Thật ra, những mẩu ‘quảng cáo’ như thế này chắc không lạ gì đối với các tín hữu tây phương thời nay; nhưng với một linh mục Việt Nam chân ướt chân ráo ở xứ này như tôi, thì đọc đi đọc lại mấy lần vẫn cứ thấy ngồ ngộ. Nguyên văn mẩu ‘quảng cáo’ như sau: |
|
MÙA CHAY, TUẦN THÁNH – NHỮNG TẬP TỤC VÀ TRUYỀN THỐNG
Mùa Chay là mùa “nhập hạ,” mùa tịnh tâm của Giáo Hội. Mùa Chay bắt đầu khoảng một tháng rưỡi sau Mùa Giáng Sinh. Đây là một cuộc tĩnh tâm thường niên, cuộc canh tân tinh thần để đón mừng mầu nhiệm nền tảng nhất của Kitô giáo: Chúa Giêsu được Phục Sinh từ cõi chết và hôm nay Ngài đang là Đấng Kitô, Chúa chúng ta. Vì thế, nếu không hướng tới Lễ Phục Sinh, tới cuộc sống mới, Mùa Chay sẽ mất ý nghĩa. Từ những thế kỷ đầu, Kitô giáo đã hình thành nhiều tập tục, truyền thống sống động về Mùa Chay để thể hiện những ý nghĩa chính yếu này : |
|
MẸ VÀ CON
Có những cái phi thường rất thường - và vì thường quá nên người ta dễ xem thường. Nhưng đâu phải vì bị xem thường mà một điều phi thường phải biến thành thường. Và có những lúc nào đó giữa cuộc đời thường, do một cơ duyên bất chợt, người ta sững sờ nhận ra điều mình vẫn tưởng là thường ấy thực sự không phải là thường. |
|
LỄ PHỤC SINH Ở CAM-PU-CHIA
Những trang hồi ký này, nguyên bằng tiếng Anh, là của Cha T., một linh mục thừa sai người Philippines, phục vụ tại Cam-pu-chia vào thập niên 1980. Trong một giảng khóa thần học Đối Thoại Tôn Giáo tại UST, Manila, Giám mục Teodore Bacani đã trao cho các sinh viên bản ‘copy,’ đề nghị rút ra và nhận định tầm nhìn của Cha T. về đối thoại tôn giáo, về hội nhập văn hóa, và về sứ mạng Kitô giáo nói chung. Xin giới thiệu bản tiếng Việt đến bạn đọc, để những ai quan tâm có thể cùng tham gia nhận định và trao đổi. Lm. Lê Công Đức |
|
XIN ĐỪNG XA NHAU NỮA
Lê Công Đức tuyển dịch từ Throw Fire và Proclaiming His Kingdom của John Fuellenbach, S.V.D., và từ Priesthood Imperiled của Bernard Hãring, C.SS.R.
...File kèm
|
|
THẦN KHÍ CHÚA ĐÃ SAI TÔI ĐI?
Việc nhìn Hội Thánh cùng với Chúa Thánh Thần trong sứ mạng thừa sai có những hàm nghĩa vô cùng thiết yếu. Một trong những hàm nghĩa đó là: sứ mạng mà Hội Thánh đang đảm nhận trong Thánh Thần chính là sứ mạng của Thiên Chúa, missio Dei, đã được Đức Giêsu thể hiện trong Tin Mừng. Chúa Thánh Thần chắc chắn không bao giờ đi lạc khỏi missio Dei. Nhưng Hội Thánh, xét như những con người, thì khác. Bất cứ khi nào một cộng đoàn hay cá nhân nào trong Hội Thánh từ chối cộng tác với Chúa Thánh Thần, từ chối sự hướng dẫn của Ngài, để theo một sự dẫn dắt nào khác, thì cá nhân hay cộng đoàn ấy đang đi lạc khỏi trọng tâm sứ mạng thừa sai của mình. Và để điều chỉnh, người ta phải về tận nguồn là missio Dei, tức sứ mạng mà Đức Giêsu thể hiện như được trình bày trong các Sách Tin Mừng. |
|
Câu chuyện Lễ Hiển Linh: ĐỪNG TƯỞNG BỞ!
Ở đây, chợt nhớ một luận đề luân lý của Cha James F. Keenan, S.J. trong quyển Moral Wisdom. Nhà thần học luân lý người Mỹ này chỉ ra rằng không phải ta phạm tội vì ta yếu đâu, mà vì ta mạnh. Mọi trình thuật trong Tin Mừng về tội lỗi đều làm chứng rằng người ta phạm tội vì họ mạnh chứ không phải vì họ yếu. |
|
SUY NIỆM ĐẦU NĂM
Năm mới 2010 đang về. Năm mới sẽ đem về gì đây cho tôi? Dấu hỏi này đã gợi lên những dòng suy tư sau đây của Cha Karl Rahner, S.J. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Việt Nam, như một cách nối tiếp bài chia sẻ “Ngài đến đây làm gì?” Người dịch. |
|
ĐÔI NÉT VỀ MÙA GIÁNG SINH
Tại nhiều nước Tây phương, các công sở, trường học và xí nghiệp tiếp tục nghỉ trọn một tuần sau Lễ Giáng Sinh, cho đến Tết Dương Lịch. Tuy nhiên, xét trong khung cảnh gia đình thì đa số các truyền thống tôn giáo cũng như thế tục liên quan đến Lễ Giáng Sinh đều chấm dứt ngay sau ngày 25 tháng 12. Những sắc màu trang trí Nô-en có thể vẫn còn bịn rịn thêm một ít lâu, nhưng phần lớn các sinh hoạt đều nhanh chóng trở về nhịp sống bình thường. |
|
Một Trẻ Sơ Sinh Bọc Tã, Nằm Trong Máng Cỏ
Nhưng tại sao? Tại sao Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ, lại phải chào đời trong một hoàn cảnh khốn khổ thế này? Phải chăng vì Người thích vậy, như một thú đau thương, hay vì Người hờn dỗi điều gì? Không, em bé này không muốn chào đời như thế, Mẹ em cũng không muốn, và bố em cũng không. Đôi vợ chồng trẻ đã rảo bước gõ cửa hết các hàng quán trọ, mong tìm được một chỗ trú nhờ, mà không được. Em bé bọc tã được đặt nằm trong máng cỏ, bởi vì – như Luca kể – bố mẹ em “không tìm được chỗ trong nhà trọ.” |
|
NGÀI ĐẾN ĐÂY LÀM GÌ?
Nhớ hồi còn bé mới bảy, tám tuổi, tôi học giáo lý về Chúa Giêsu: Hỏi, trong Ba Ngôi, Ngôi nào ra đời? Thưa, Ngôi thứ Hai ra đời... Hỏi, Chúa Giêsu có mấy bản tính? Thưa, Chúa Giêsu có hai bản tính, một là bản tính Đức Chúa Trời; hai là bản tính loài người ta. Thế là thằng bé được nghe giải thích dông dài về ‘ngôi vị’ và ‘bản tính’, về sự phân biệt giữa hai đàng, và về sự thật “hai bản tính trong một ngôi vị” của Đức Giêsu. Nói theo ngôn ngữ giới trẻ bây giờ là thằng bé ‘hiểu chết liền’! Mà thật, đến nay đã là một ông linh mục, những ý niệm triết học Hy Lạp ấy vẫn còn chưa hết đánh đố tôi. Tôi tự hỏi: Phải chăng câu chuyện Đức Giêsu trong Tin Mừng (vốn không hề dùng những ý niệm ấy) không có sức chuyển tải cùng một chân lý đức tin kia? |
|
Lan Man Từ Chuyện Tấm Thiệp
Quá nửa tháng 12, sắc màu Nô-en ngập tràn phố xá. Cái lạnh se sắt tụt xuống dưới không độ, và bầu trời mùa đông xam xám - chợt mưa bay, chợt nắng nhẹ, chợt tuyết rơi - không làm chồn chân dòng người lũ lượt dạo phố, mua quà. Tôi ghé vào một bưu điện gần nhà, khu trung tâm Paris, mua vài tấm thiệp Giáng Sinh gửi người thân. Thiệp ‘Nô-en’ có rất nhiều, nhưng thiệp ‘Giáng Sinh’ tìm hoài không thấy! Nào thông xanh, nào nến sáng, nào chuông vàng, nào ông già tuyết, nào tuần lộc..., nhưng tìm mãi không ra một tấm thiệp có hình em bé Giêsu, dù chỉ nhạt mờ! Chợt nhớ, từ lâu đã từng nghe, đất nước và dân tộc này một thời là “trưởng nữ của Giáo Hội.” Nhưng thời ấy đã xa lắm rồi... |
|
HÒA GIẢI VÀ HY VỌNG
“Thưa bà con anh em lương dân không cùng tôn giáo. “Đức Giêsu Đấng sáng lập đạo Công Giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả những người thù ghét mình. Lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó mọi nơi mọi lúc và với mọi người. Nhưng chúng tôi nhận thấy do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương. “Chiều hôm nay, toàn thể Giáo Hội Công Giáo muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh. “Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi đã chưa đủ hòa mình và đồng hành. “Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật, đau khổ vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.” |
|
TRUYỀN GIÁO ?
Khi nói về sứ mạng Kitô giáo, hai tiếng “truyền giáo” được dùng thật phổ biến trong ngôn ngữ của chúng ta, đến mức dường như đã trở thành tự nhiên. Người viết mong đóng góp vài ghi nhận về việc dùng từ như thế, không chủ ý săm soi chuyện chữ và nghĩa, mà chỉ muốn nhân chuyện chữ nghĩa để nối tiếp câu chuyện về … một tầm nhìn sứ mạng. |
|
MỘT TẦM NHÌN SỨ MẠNG
Vài năm nay, nhiều biến cố dồn dập xảy ra trong Giáo Hội Việt Nam. Qua các trang mạng, nhiều Kitô hữu gần xa lên tiếng trình bày lập trường của mình xung quanh các biến cố ấy. Không kể những phát biểu hằn học cay cú và đả phá cá nhân - mà nhiều trang mạng có vẻ hơi quá dễ dãi trong việc duyệt và đăng bài - thì vẫn đáng lưu ý là ngay những ý kiến chín chắn, đầy am hiểu, đầy thiện chí, và được phát biểu cách từ tốn đúng mực… cũng nhiều khi rất khác biệt và thậm chí đối nghịch nhau rõ rệt, mở ra những tranh cãi xem chừng bất tận! Chẳng hạn, nên im lặng hay nên lên tiếng nói trong tình hình X này, nên tổ chức sự kiện Y kia ra sao, nên ưu tiên sử dụng món tiền Z nọ vào việc gì, theo định hướng nào… |
|
VÌ TÔI LÀ MỘT LINH MỤC…
Những chia sẻ nhân Thánh Lễ Tạ Ơn của hai người bạn tôi, tân linh mục G.B. Trịnh Xuân Cường và tân phó tế Joseph Zhang Wei, tại ICLA, Quezon City, vào một chiều đầu tháng giêng năm 2005. Nay tôi mới có dịp dịch ra tiếng Việt. Xin trao về các bạn lần nữa, với cả tâm tình, nhân lễ Thánh Gioan Maria Vianey của Năm Linh Mục này. |
|
ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN... (Ga 20,19-23)
Điểm nhắm: -Mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ta nên MỪNG đến mức nào? |
|
AI MUỐN THEO TÔI, PHẢI TỪ BỎ MÌNH, VÁC THẬP GIÁ MÌNH HẰNG NGÀY MÀ THEO (Lc 9,23)
Điểm nhắm: ... Không thể nhìn ngắm và khám phá Đức Giêsu mà không thấy thập giá. Thập giá gắn liền với sứ mạng cứu độ của Đức Giêsu – và do đó cũng gắn liền với sứ mạng và số phận của người môn đệ. Nhưng nếu thập giá đã là hòn đá vấp phạm cho người Do Thái, thì nó vẫn có thể còn là hòn đá vấp phạm cho con người hôm nay, kể cả cho các Kitô hữu. Vì thế, không bao giờ là thừa những cố gắng thâm nhập sâu hơn vào ý nghĩa của thập giá – để gạn đục khơi trong... |
|
[1] 1
2 [1/2] |
|