Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Inhaxio Trần Ngà

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Tác Phẩm Khám Phá Một Nguồn Vui

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Inhaxio Trần Ngà

Gặp Chúa giữa lòng đời
Con cá bơi lội trong đại dương mà chẳng thấy đại dương đâu, chỉ thấy chung quanh toàn là nước. Thế rồi, con cá tội nghiệp đó vẫn thơ thẩn bơi lội đi tìm đại dương. Chúng ta cũng như con cá bé bỏng đáng thương kia. Chúng ta đang kiếm tìm Thiên Chúa, chúng ta khao khát được gặp Chúa phục sinh, trong khi Người đang hiện diện chung quanh ta, đang đồng hành với ta, cùng ta làm việc, cùng ta sinh hoạt trong cùng một mái nhà, một xưởng máy… Vậy mà chúng ta đâu có nhận ra Người. Chúng ta tưởng Người ở nơi đâu xa lắm, mãi tít trên trời xanh; chúng ta tưởng chừng Người đang lởn vởn đâu đó như một bóng ma. Thế rồi, như con cá non dại kia, chúng ta thơ thẩn đi tìm Chúa ở những phương trời khác.           

Con mắt thứ ba
Cách xử sự của Tô-ma cũng là cách xử sự thông thường của nhiều người. Người ta chỉ chấp nhận là có thật những gì người ta có thể xem bằng mắt, bắt bằng tay. Còn những gì người ta không thấy, bị xem như là không có. Vì thế, khi một số người được hỏi tại sao không tin Thiên Chúa, không tin có linh hồn, không tin có sự sống đời sau… họ trả lời thật đơn giản: "Có thấy đâu mà tin!" 

Ngôi mộ là điểm khởi đầu hay là điểm cuối?
Đối với người vô thần, thì ngôi mộ là điểm tận cùng của một kiếp người. Nơi đây vua cũng như dân, tướng cũng như quân, bậc anh hùng cũng như tên vô lại, người quyền quý cũng như kẻ cơ bần… đều phải vùi mình xuống, mục nát đi và trở thành cát bụi. Theo quan điểm nầy, ngôi mộ là điểm tận cùng của kiếp người, là dấu chấm hết cho tất cả sự nghiệp.

Chết vì yêu
Ngày nọ, vua lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, tính mạng nhà vua chỉ còn được đếm từng giờ. Quan ngự y tâu trình vua là bệnh của vua chỉ có thể chữa lành nếu một vị hoàng tử nào đó hiến tặng trái tim mình làm thuốc cho vua. Nghe tin nầy loan ra, các hoàng tử trong cung trốn biệt!..

Hãy đến cùng ánh sáng

Thân xác chúng ta là đền thờ cần được thanh tẩy
Thật không ngờ! Một Chúa Giê-su rất mực hiền lành khiêm nhượng. Đấng mà ‘cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi’ (Mt 12,20) giờ đây đã nổi trận lôi đình, phải dùng roi vọt và biện pháp cứng rắn đối với những người xúc phạm đến sự linh thánh của Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.

Nhìn vào mặt tốt
Ngôi nhà nào cũng có mặt trước mặt sau. Nếu người ta chỉ nhìn mặt sau tồi tàn của ngôi nhà mà không nhìn mặt tiền hoành tráng của nó, người ta sẽ thất vọng vì nó.

Cần cứu chữa tâm hồn trước
Chúa Giê-su tỏ cho thấy cần phải ưu tiên chữa trị tâm hồn trước khi chữa trị thân xác, vì những rối loạn, những tổn thương trong tâm hồn là nguyên nhân đưa đến những tổn thương phần xác. Y khoa xác nhận có nhiều bệnh tật thể xác (thân bệnh) phát sinh do những tổn thương từ nội tâm (tâm bệnh). Thân bệnh là do tâm bệnh. Vì thế, muốn điều trị tận căn, muốn trị dứt điểm căn bệnh thể xác thì phải chữa trị tận gốc, tức chữa trị trong tâm hồn.

Cứu chữa khỏi bệnh phong hủi trong tâm hồn
Hôm nay, để cứu chúng ta khỏi tình trạng “cành lìa cây”, “cánh tay bị cắt lìa cơ thể” do tội lỗi gây ra, Chúa Giê-su lập nên bí tích giải tội để nối kết chúng ta lại với Thân Mình Người, để cho sự sống thần linh của Người tiếp tục truyền qua cho chúng ta như sự sống của thân nho chuyển thông cho cành, như sự sống từ thân mình chuyển qua cho bàn tay.  

Sống hết mình vì mọi người
Người đời thường đặt bản thân mình làm trung tâm cho cuộc sống và tất cả mọi hoạt động của người ta đều quy về mình, nhằm mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Trái lại, Chúa Giê-su chọn tha nhân làm trung tâm cho tình yêu của Người hướng tới; chọn mọi người làm đối tượng cho cuộc đời phục vụ tận tuỵ của Người và Người làm tất cả những gì có thể để mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Người chỉ biết sống vì người khác, sống cho phần rỗi của người khác đến độ hiến trao cả mạng sống mình.

Tha nhân là thân thể Chúa Giê-su
Khi trao Mình thánh Chúa cho anh chị em, tôi nâng Mình Thánh Chúa lên và nói: Mình Thánh Chúa Ki-tô! Tất cả anh chị em đều tin thật đó là Mình Thánh Chúa và từng người đáp lại: Amen, nghĩa là mỗi người tuyên xưng đó chính là Mình Thánh Chúa thật sự và cung kính rước Người vào lòng. Thế nhưng, nếu tôi chỉ vào từng người ngồi quanh đây và nói: Đây là thân thể Chúa Giê-su thì có lẽ anh chị em không tin người đó là thân thể Chúa, không tỏ lòng tôn kính và không muốn đón rước người đó vào nhà mình, nếu không ưa thích người đó.

[1] 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 [38/38]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!