|
|
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng
|
LỖI TẠI TÔI
Ông Baruc là vị thơ ký của tiên tri Giêrêmia cũng đang bị lưu đầy tại Babylon. Vào thời quân Canđê đánh chiếm và phóng hỏa thành Giêrusalem, ông đã đứng ra qui tụ mọi người cùng đến để nghe đọc sách thánh, ăn chay cầu nguyện và đóng góp tiền bạc gởi về Giêrusalem. Ông đã cầu khẩn và gióng lên niềm hy vọng vào quyền năng can thiệp của Thiên Chúa. Ông dùng những cảnh thiên nhiên sống động để diễn tả hình ảnh nội tâm. Dân tin tưởng vào lượng từ bi của Thiên Chúa sẽ dẫn dắt họ trở về trong vinh quang.
|
|
SẴN SÀNG.
Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo bước vào một năm phụng vụ mới, cử hành Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, năm C. Kết thúc năm cũ và bắt đầu năm mới theo thời gian của năm tháng trong lịch phụng vụ. Năm Phụng Vụ tính theo chu kỳ năm A, B và C. Cũng thế, cuộc đời con người là một hành trình tiến tới, được kết nối bởi các biến cố. Có lúc khởi đầu thì sẽ có khi kết thúc. Kết thúc sự cố này, lại bắt đầu một sự cố khác. Điều quan trọng nhất, vẫn là giây phút bắt đầu trong hiện tại. Không khi nào trễ, nếu chúng ta biết bắt đầu lại. Giáo Hội quan tâm đến cuộc sống tâm linh của con cái mình. Hết mùa lễ này, sang mùa lễ khác, Giáo Hội dùng các cơ hội để nhắc nhở và hướng dẫn con cái trở về. Trở về nguồn cội của tâm hồn, như khi chúng ta mới lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Soi mình qua nghi thức rửa tội để thấy được chiếc áo trắng mà chúng ta đã lãnh nhận có còn tinh trắng và ngọn nến đức tin được trao ban có còn chiếu sáng cuộc đời hay không? |
|
ĐẤNG TRUNG GIAN
Truyện kể: Công Chúa Louise là con vua Louis 14, nước Pháp. Khi bị một nữ tỳ trách móc, không cầm được nhẫn nhục, vội đáp: Tôi không phải là con gái của vua các ngươi sao? Đám nữ tỳ trả lời: Nhưng chúng tôi không phải là con cái của Thiên Chúa của chúng tôi và của công chúa sao? Công chúa hiểu và sau này khi đã thành nữ tu dòng kín, công chúa thường hay nghĩ tới câu trả lời đanh thép và tự nhiên bộc phát đó. Tất cả chúng ta đều là con cái của thiên Chúa. |
|
QUÊ TRỜI
Sống trên trần gian là cuộc lữ hành đi về quê thật. Có biết bao con đường mở ra giúp dẫn đưa con người đi đến cùng đích. Con người mọi thời đã suy tư giác ngộ ra nhiều thứ đạo, nhiều tôn giáo và nhiều cách thế để đạt mục đích. Có 20 tôn giáo chính thức, đang là chỗ cậy dựa tinh thần cho nhiều người: Kitô giáo đông nhất có trên 2 tỷ tín đồ, Hồi Giáo khoảng trên 1 tỷ 570 triệu, Hinduism có khoảng 950 triệu, Buddhism (Phật giáo) số thống kê không chính xác (350-1,600 triệu tín đồ)…Ngoài ra còn rất nhiều các nhóm tôn giáo khác nhau. Tất cả các tôn giáo cùng đi tìm ý nghĩa và cùng đích cho cuộc sống hôm nay và ngày mai. Đa số các tôn giáo đều tin có cuộc sống hạnh phúc mai hậu nơi thiên đàng, niết bàn, cõi tây phương cực lạc, quê trời, cõi trời và nơi trường sinh bất tử. |
|
TỪ THIỆN
Từ thiện là việc làm công đức. Người có lòng nhân ái thường hay bố thí, làm từ thiện và thi hành bác ái. Sống bác ái là sống yêu thương chia sẻ cả tình, nhân và nghĩa. Đức ái hay đức mến là một nhân đức cao đẹp của con người. Mỗi người được sinh ra đời trong một hoàn cảnh khác nhau. Trong cuộc sống có người giầu kẻ nghèo, người sang kẻ hèn và người thành kẻ bại. Đời người mong manh như hạt sương dễ tan. Không có ai sống mãi trên đời. Cuộc sống của chúng ta giống như những lượn sóng nhấp nhô trồi lên rồi hạ xuống. Không ai là một hòn đảo, chúng ta sống là sống cùng và sống với người khác. Mọi người cần sống nương tựa, cần hỗ tương nhau và nương nhờ nhau. Lòng từ thiện trở thành mối giây liên kết giữa người với muôn loài. |
|
YÊU MẾN
Thiên Chúa là tình yêu: Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4, 8). Yêu là cốt lõi của cuộc sống. Vì tình yêu, Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ muôn loài. Tình yêu của Đấng Tạo Hóa được thông ban tới mọi loại thụ tạo. Mỗi loài thụ tạo đều có dấu ấn của tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa. Con người có linh hồn, trí khôn, tự do và tình yêu. Mọi sinh vật đều chìm đắm trong biển tình liên đới với nhau. Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ là Đấng Vô Hình, chúng ta có thể nhận biết Người qua muôn hình vạn trạng của vũ trụ vạn vật và con người. Người là Thiên Chúa hằng hiện hữu và là Chúa của kẻ sống. |
|
NIỀM TIN
Tiên tri Giêrêmia loan báo tin vui ngày trở về quê hương xứ sở. Ai đi đâu xa, cũng mong có ngày trở về. Nhất là những người bị đi lưu đầy, tù tội hay xa xứ đều mong có ngày được trở về quê hương. Sự trở về mang lại niềm vui lớn. Cuộc sống là một cuộc nối kết những chặng đường trở về. Chúng ta cùng đang lữ hành trên trần gian đầy chông gai thử thách. Mọi cuộc lữ hành cần có cùng đích để hướng tới. Mỗi người được sinh ra đời đều có cội có nguồn, có cha có mẹ, có quê hương xứ sở và có cùng đích để trở về. Cuộc sống vô thường và thay đổi, đổi thay mỗi ngày. Cũng như thời gian đắp đổi, có hợp có tan, có vui có buồn, có đi có về, có xuất có nhập, có sáng có tối và có sinh có tử. Không có ra đi thì cũng không có trở về. Sinh ký tử qui. Cuộc sống con người kết nối bởi những biến cố nhỏ to. Đời sống thiên nhiên cũng thế, vòng xoay bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và hai mùa mưa nắng. |
|
HY TẾ
Khi bước vào trong nhà thờ Công Giáo, chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh đau thương của Chúa Giêsu Kitô chết treo trên thánh giá nơi cung thánh. Thân mình Chúa trần trụi, đầu đội mạo gai, hai chân hai tay bị đóng đinh vào thánh giá, cạnh sườn bị đâm thủng, mình mẩy dính đầy máu và chết trong tư thế gục đầu xuống. Cái chết của Chúa thật bi thương. Những người tin vào Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế đã kính thờ bái lạy và ghi dấu thánh giá trên mình. Chúa đã hiến thân mình làm hy tế để giao hòa nhân loại với Chúa Cha. Của lễ hiến tế là chính thân xác của Chúa Giêsu. Chúa Kitô đã chết trên thánh giá và đã sống lại vinh hiển đang ngự bên hữu Chúa Cha. Nhiều người không biết và không tin vào Chúa Kitô, họ không thể hiểu tại sao người Công Giáo lại tôn thờ một Đấng, bị xem như là tội nhân của đế quốc Rôma đã phải xử tội tử hình. |
|
TRÍ TUỆ
Người ta thường nói: Khôn chết, dại chết, biết thì sống. Có nhiều thứ khôn như khôn lanh, khôn lỏi và khôn ranh phát sinh sự thiếu chân thật. Trí tuệ khôn ngoan là một khả năng hiểu biết vừa nhận lãnh, vừa thủ đắc và có ý thức quán triệt. Ơn khôn ngoan là ơn đầu tiên trong bảy ơn Chúa Thánh Thần. Sách Khôn Ngoan nhắn nhủ: Đức Khôn Ngoan, tôi đã quý trọng còn hơn cả vương trượng, ngai vàng. Tôi không coi của cải là gì so với Đức Khôn Ngoan (Kn 7, 8). Ngày xưa, vua Solomôn đã không xin sống lâu hay sang giàu, mà chỉ xin cho được sự khôn ngoan để cai trị quốc gia. Chúa đã ban cho vua Salômôn được ơn khôn ngoan để xét xử dân chúng và cho được của cải dư tràn. |
|
TỔ ẤM GIA ĐÌNH
Vào một buổi sáng, khi tôi đi tản bộ quanh công viên Devoe, gần bên nhà thờ. Tôi nhìn thấy một hình ảnh gia đình rất thân thương. Tôi dừng chân quan sát và ngắm nhìn gia đình người gốc Mễ Tây Cơ đang cùng nhau chơi banh bóng rổ. Gia đình vợ chồng này còn trẻ. Anh chị có ba đứa con và đứa con gái lớn khoảng 10 tuổi. Hai bố mẹ và đứa con gái lớn chơi banh và hai đứa con nhỏ chạy chơi chung quanh đó. Vào một lúc, gia đình đã dành thời giờ thư dãn cùng nhau. Ba người chơi bóng rổ, có khi vợ chồng dành bóng để ném vào rổ và có khi nhường truyền banh cho nhau. Hình ảnh gia đình chơi bóng rổ thật đẹp. Tôi nghĩ có lẽ tâm hồn họ rất an lạc và thanh thản. Họ tranh giành bóng cùng nhau, nhường nhau, rồi cười nói cùng nhau với thái độ thật vui vẻ nhẹ nhàng. Trong giây phút hiện tại đó, gia đình họ đang sống trong hạnh phúc. |
|
QUYỀN LỢI
Ông Môisê mệt mỏi vì phải giải quyết qúa nhiều vấn nạn của dân chúng đang phải đối diện trong cuộc sống. Ông đã chọn 70 vị bô lão trong dân để cùng chia sẻ trách nhiệm này. Các vị bô lão được lãnh nhận Thần Trí của Chúa đã nói tiên tri. Xảy ra là có hai vị bô lão tên là Elđađ và Mêđađ vẫn ở trong lều trại của mình cũng nhận được Thần Trí. Có đứa trẻ báo tin cho ông Môisê rằng hai ông này cũng đang nói tiên tri, vì quyền lợi, nên ông Giôsuê đã lên tiếng nói rằng: Ông Giôsuê con ông Nun, lên tiếng nói với ông Môisê: "Thưa thầy, xin thầy ngăn cản họ! (Ds 11, 28). Ông Môisê bình tĩnh và không bị phiền hà. Ông nhận biết được các ơn đặc sủng tùy theo ý Chúa ban cho từng người. Gió muốn thổi đâu thì thổi, Thần Khí của Chúa cư ngụ nơi những tâm hồn chân thiện. |
|
THIÊN VỊ
Sống chung trong một xã hội, con người không tránh khỏi những va chạm, ganh tị và cãi vã. Con người mang tính ích kỷ trong mình và luôn mong muốn được hơn người khác. Người ta bon chen đua đòi hơn thua về mọi khía cạnh cuộc sống cả về tinh thần lẫn thể xác. Tranh dành về quyền thế, địa vị, danh vọng, tiền bạc và về thành qủa công ăn việc làm. Điều gì tốt đẹp và có lợi ích cũng có kẻ ham muốn chiếm đoạt. Sách Khôn Ngoan đã cảnh báo: Ta hãy gài bẫy hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta, nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm lề luật, và tố cáo ta không tuân hành lễ giáo (Kn 2, 12). Kẻ sống trong lầm lạc, tự do và bất công thì thù ghét những người công chính và ngay thẳng. Họ ghen tị người khác chỉ vì họ yêu thích lối sống tầm thường theo bản năng. |
|
GIẢI THOÁT
Sứ vụ giảng dạy của tiên tri Isaia tại Giêrusalem vào khoảng năm 742-701 trước Công Nguyên, dưới thời các vua Giuđêa là Uzziah, Jotham, Ahaz và Hezekiah. Isaia đã nói tiên tri về Đấng Thiên Sai sẽ đến và giải thoát con dân khỏi sự cùng khổ. Một niềm hy vọng bừng sáng lên cho những ai biết đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Tiên tri đã loan báo ơn cứu độ sẽ đến như suối nước chảy vào nơi đồng vắng, tràn ngập vào hoang địa khô cằn và lòng người hoan hỉ được chữa khỏi bệnh hoạn tật nguyền. Họ sẽ được nghe loan báo Tin Mừng giải thoát khỏi sầu khổ, tội lỗi và sự ràng buộc của ma quỷ. |
|
HÀNH LUẬT
Luật lệ ghi dấu khả năng phát triển của xã hội loài người. Luật tự nhiên là tiếng nói trong lương tâm mà Tạo Hóa đã đặt để trong tâm hồn của mỗi người. Từ rất sớm, khi xã hội loài người hình thành và phát triển, các quốc gia và các tôn giáo đã có những bộ luật riêng để hướng dẫn mọi người. Con người sống chung với nhau đã từ từ phát sinh ra nhiều thứ luật lệ để bảo vệ quyền lợi cho nhau và cho xã hội. Trong đạo Do-thái xưa có bộ luật Torah trong Ngũ Thư (Pentateuch). Năm cuốn sách đầu trong Kinh Thánh Cựu Ước (Sách Sáng Thế Ký, Sách Xuất Hành, Sách Lêvi, Sách Dân Số và Sách Đệ Nhị Luật) bao gồm những luật lệ căn bản của dân Do-thái, hiên nay một số đông các cộng đoàn Do-thái vẫn áp dụng. |
|
LỜI HẰNG SỐNG
Sau khi ông Môisê qua đời, ông Joshua, con của ông Nun, lên kế vị dẫn dân Do-thái vượt qua sông Jordan vào miền Đất Hứa. Toàn dân và gia đình ông Joshua đến trước Thiên Chúa ở giữa công đường, ông Joshua gợi ý cho dân chọn lựa tôn thờ Thiên Chúa hay là tôn thờ các thần dân ngoại. Dân chúng và gia đình ông Joshua đã chọn Thiên Chúa làm phần gia nghiệp. Ông Joshua đã trở thành người lãnh đạo tín trung và can đảm dẫn đưa dân vào miền đất chảy sữa và mật như lời đã hứa. |
|
BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Sách Phương Ngôn, cũng gọi là sách Châm Ngôn, bao gồm những lời huấn dụ khôn ngoan của vua Salômôn, con vua Đavít. Sách Châm Ngôn giúp con người tìm biết lẽ khôn ngoan và hiểu được những lời cao siêu của các bậc hiền nhân. Sách này giúp chúng ta tìm mở lòng mở trí và học hỏi thêm kiến thức. Kính sợ Thiên Chúa là bước đầu của kiến thức. Lời mời gọi khôn ngoan: Các ngươi hãy đến ăn bánh của ta và hãy uống rượu ta đã pha sẵn cho các ngươi (Cn 9, 5). Bánh và rượu đây là thức ăn quý báu dành cho những kẻ đơn sơ chân thành. Bánh sẽ mang lại sự no thỏa thân xác và rượu sẽ làm hoan hỉ lòng người. Được cùng chia sẻ bữa tiệc là cùng được chung hưởng niềm hoan lạc cuộc sống. |
|
THẦN LƯƠNG
Sách Các Vua kể câu chuyện tiên tri Êlia thách thức các tiên tri thờ thần Baal và thần Asherah. Tại núi Carmel, Êlia đã trách móc vua Ahab về sự nhu nhược đã tôn thờ các thần ngoại bang và qụy lụy người vợ ngoại là Jezebel. Chỉ một mình Êlia, vị tiên tri của Chúa còn sót lại phải đối đầu với 450 tiên tri của thần Baal và 400 tiên tri của thần Asherah. Để nhận diện Thiên Chúa thật, Êlia đã tổ chức cuộc dâng hiến lễ toàn thiêu lên thần minh của mình. Nếu thần nào chấp nhận của lễ dâng hiến sẽ là thần chính thật. Các tiên tri Baal đã dâng của lễ và gào thét nguyện cầu cả ngày nhưng chẳng có thần minh nào đón nhận của lễ. Êlia đặt bàn thờ, giết chiên và đổ ngập tràn nước trên của lễ toàn thiêu. Êlia cầu khẩn và Thiên Chúa đã nhậm lời cho lửa thiêu đốt của lễ. Tiên tri Êlia đã toàn thắng và theo khế ước đã được chấp thuận trước, Êlia giết tất cả các tiên tri của Baal. Jerebel, vợ vua Ahab ghen tức muốn trả thù và đòi lấy mạng Êlia. Êlia đã trốn lên núi. |
|
BÁNH HẰNG SỐNG
Lịch sử ơn cứu độ là một tiến trình dài cả mấy ngàn năm liên quan đến một dân tộc đã được chọn lựa. Dân tộc này được Thiên Chúa yêu thương và hướng dẫn cách đặc biệt. Thiên Chúa chọn các tổ phụ là Abraham, Isaac và Giacob để rồi sinh xôi ra một dân tộc đông đúc, gọi là dân Do-thái. Lịch sử của dân tộc này cũng là lịch sử của ơn cứu độ. Diễn tiến cuộc sống thăng trầm của dân riêng là một quá trình thanh luyện, thử thách và tôi luyện ròng rã để đón nhận Đấng Cứu Thế. Tuy được Thiên Chúa chở che và bảo vệ, dân chúng thường lại muốn vượt rào và chạy theo cách sống của ngoại lai. Thiên Chúa đã nhiều lần thiết lập giao ước với dân để giữ mối giao hảo thủy chung. Thực tế, dân chúng lại cứ chứng nào tật đó và ngựa theo đường cũ từ bỏ đường lối Chúa chạy theo thói đời. |
|
BÁNH VÀ CÁ
Suốt cuộc lữ hành của dân Do-thái trong hoang địa, Thiên Chúa đã ban Manna từ trời rơi xuống để dân chúng thu lượm lại làm bánh nuôi sống. Bánh trở thành dấu chỉ hồng ân Thiên Chúa ban cho con người. Sách Các Vua nói đến một người từ Baal-Salisa đến dâng của đầu mùa là bánh mạch nha và lúa mì. Thiên Chúa đã chúc lành cho bánh này được dư đầy và cả trăm người ăn mà còn dư. Nhưng tiểu đồng hỏi ông: Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được? Ông bảo: Cứ phát cho người ta ăn! Vì Thiên Chúa phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư (2V 4, 43). Bánh trở thành biểu tượng của sự dâng hiến và hợp nhất. Muôn ngàn hạt lúa miến làm thành một tấm bánh.
|
|
MỤC TỬ
Tiên tri Giêrêmia hoạt động tại Giêrusalem vào khoảng từ năm 627-587 trước Công Nguyên. Quan niệm thần học chính của Giêrêmia cũng như các tiên tri khác là mời gọi dân chúng cải tà qui chánh. Vì tội lỗi của dân Judah, Yahweh Thiên Chúa đã hủy phá thành quách do bởi Vua Babylon là Nebuchadrezzar. Tiên tri Giêrêmia là một trong các tiên tri có thế giá nhất. Sứ mệnh của ông trong thời gian bất thường, kéo dài suốt bốn mươi năm tao loạn của cộng đồng ở Giêrusalem. Ngài cùng thông phần chia sẻ những khốn khó và khổ đau với dân chúng. Tiên tri đã dẫn dắt mọi người đặt niềm tin tưởng và hy vọng vào sự giải cứu trong tương lai. Giêrêmia đã không ngại nói thẳng và nói thật khi phải đụng chạm với các chủ chăn. Ngài cảnh cáo: Chúa phán, “Khốn cho các mục tử làm tản mác và xâu xé đoàn chiên Ta”(Gr 23,1). |
|
[1] 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 [1/56] |
|