|
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng
|
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH - LÒNG THƯƠNG XÓT
Giáo Hội dành Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh để kính nhớ Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu. Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các môn đệ và chúc: “Bình an cho các con” (Ga 20,19). Bình an là món qùa vô giá. Sự bình an sẽ xóa bỏ mọi nỗi lo âu, sợ hãi, áy náy, buồn phiền và chán nản. Chúa đã ban cho các Tông đồ một sự bình an nội tâm. Sự bình an đích thực trong tâm hồn. Chúa Giêsu sống lại đã mở con đường cứu rỗi trong ánh sáng chan hòa. Chúa đã tiêu diệt bóng tối sự chết và sự dữ. Chúng ta không còn sợ hãi con đường cụt hay vực thẳm của cõi nhân sinh. Chúa Kitô chính là niềm hy vọng và là đường dẫn chúng ta đến sự sống thật. |
|
CHÚA NHẬT PHỤC SINH - NGÀY THỨ NHẤT
Phúc âm của thánh Gioan viết là ‘ngày đầu tuần’ còn thánh Matthêu, Maccô và Luca gọi là ‘ngày thứ nhất trong tuần’. Từ sáng sớm khi trời còn tối, các bà ra thăm mộ và thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mộ. Ngôi mộ trống. Xác Chúa Giêsu không còn ở đó. Được báo tin, ông Phêrô và Gioan cùng chạy ra xem. Các ông chỉ thấy những khăn liệm và những giây băng còn lại đó. Đây là sự kiện nền tảng đã làm thay đổi tất cả. Một sự kiện chưa bao giờ xảy ra. Chúa Giêsu đã Phục Sinh từ cõi chết. Sự kiện mồ trống và việc Chúa Giêsu hiện ra với nhiều người đã mở ra một kỷ nguyên mới của Nước Trời. |
|
THỨ BẢY TUẦN THÁNH - MỒ ĐÁ
Chúa Giêsu đã chết trên thập giá. Đây là một biến cố lịch sử, lịch sử của Ơn Cứu Độ. Người ta đã hạ xác Chúa xuống, khâm liệm cùng với thuốc thơm và mai táng trong mồ đá. Họ đã lấp cửa mộ. Xem ra mọi sự đã xong xuôi. Mọi người trở về nhà mình. Có kẻ thì vui mừng vì đã đạt được ước nguyện trả thù. Có kẻ thỏa mãn vì đã tiêu diệt được đối phương. Có kẻ thì lo sợ vì không hiểu được sự việc, nên Vua quan đã cho lính canh mộ. Có kẻ buồn sầu chán nản bỏ về quê cũ. Có kẻ thương khóc đau buồn. Có người âm thầm suy niệm và tin tưởng, hy vọng. Sự kiện Chúa Giêsu bị án tử hình thập giá là một biến cố rất quan trọng được ghi chép rất cẩn thận. |
|
THỨ SÁU TUẦN THÁNH - NGƯỜI TÔI TỚ
Tiên tri Isaia đã trình bày Bài ca thứ tư về người Tôi Tớ Chúa rất bi thương. Người tôi tớ mang lấy sự đau yếu hèn mọn và tội lỗi của nhân loại. Chân dung người tôi tớ được Isaia tả với hình ảnh thảm thương. Người hiến thân tình nguyện và không mở miệng, chẳng hé môi như con chiên bị đem đi giết. |
|
TAM NHẬT THÁNH - THỨ NĂM TUẦN THÁNH - HIỆN DIỆN
Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu, có nghĩa là hiện hữu đời đời. Với lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã tỏ hiện ra với loài người qua nhiều hình thức. Thiên Chúa đã xuất hiện với con người qua các sự lạ lùng trong thiên nhiên vũ trụ như sấm, chớp, động đất, cột mây và lửa cháy bụi gai không tàn lụi. Thiên Chúa đã nuôi dưỡng Dân Do-thái bằng Manna, thịt chim cút và suối nước nguồn. Gia bảo của Dân lữ hành là Hòm Bia Thiên Chúa. Hòm Bia chứa đựng Manna và bia đá khắc ghi Thập Giới luôn hiện diện giữa toàn dân. Dân chúng tin tưởng chính Thiên Chúa đang cùng đồng hành với họ. |
|
TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI (CHÚA NHẬT LỄ LÁ)
Bước vào Tuần Thánh, Giáo hội cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Có nghi thức làm phép lá, phát lá và kiệu lá. Chỉ những người trong đạo mới hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Lá. Khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem thì các trẻ Do-thái cầm nhành ô-liu đi đón Chúa, lấy áo trải xuống đường và reo vang ca tụng rằng: Hoan hô con vua Đavít! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Lạy vua Israel! Hoan hô trên các tầng trời! Tiếp theo, chúng ta nghe bài Bài Thương Khó với những diễn tiến xảy ra mấy ngày cuối đời của Chúa Giêsu trên trần gian. Dân chúng hùa theo với quân lính và những kẻ thù ghét Chúa Giêsu với những lời phản bội sát phạt: Xin phóng thích Baraba và giết đi, đóng đinh nó vào thập giá. Những cành lá tung hô đã cuốn thành vòng gai nhọn đặt trên đầu của Chúa. |
|
BIẾN ĐỔI
Trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống, chúng ta hãy nghĩ đến cùng đích. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật đều có nhắm hướng dẫn tới cùng đích. Tất cả mọi chuyển dịch trong hoàn vũ đều qui về một tâm điểm. Thánh Gioan tông đồ đã viết: Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại (Ga 1,3). Quan sát mọi loài, mọi vật trên trời dưới đất, chúng ta nghiệm ra rằng mọi sự đều chuyển động để được phát triển. Cái mới thay cái cũ. Dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia. Sự hiện hữu này nối tiếp sự hiện hữu khác. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia làm thành một chuỗi dây sự sống liên tục. Mỗi vật có sinh có tử. Không có gì tồn tại mãi. Hiện hữu đó rồi lại trở về hư vô cát bụi. Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó sẽ trơ trọi một mình. |
|
ƠN CỨU RỖI
Câu chuyện cuộc sống của ngày xưa cũng là câu chuyện của ngày hôm nay. Sách Sử Biên Niên ghi lại rằng: Các đầu mục tư tế và dân chúng bất trung, bắt chước những sự ghê tởm của dân ngoại. Người dân làm dơ bẩn đền thờ và nhạo báng các sứ giả của Chúa được sai đến. Năm 588 B.C, Thiên Chúa đã để cho quân thù thiêu đốt đền thờ, phá hủy thành quách và bắt con dân đi lưu đầy tại Babylon. Dân chúng bị dẫn đi làm nô lệ cho ngoại bang trong suốt 70 năm ròng rã. Trong lúc thất vọng và bĩ cực, dân chúng đã than van ăn năn khóc lóc và nhớ đến những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho cha ông. Thiên Chúa đã ghé mắt thương xem và xóa bỏ những nhơ nhớp lỗi lầm của họ. Thiên Chúa đã dùng miệng tiên tri Giêrêmia để loan báo cho dân biết, đã đến ngày họ sẽ được giải thoát. Hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư, đã tuyên bố trả tự do và cho dân bị lưu đầy được trở về quê hương xứ sở để xây lại đên thờ. |
|
DẤU CHỈ (CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY)
Thiên Chúa đã truyền dạy các giới răn cho dân Do-thái qua ông Môisê. Biến cố Xuất Hành ra khỏi nước Ai-cập là một biến cố vĩ đại. Từ cuộc xuất hành Vượt Qua biển đỏ, Thiên Chúa đã chọn người Do-thái làm dân riêng. Từng bước, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho Dân. Thiên Chúa đòi hỏi dân riêng sẽ chỉ tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất, Chúa hùng mạnh và Chúa ganh tị. Chúa sẽ tỏ lòng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến và tuân giữ các giới răn. Thiên Chúa đã trao ban Mười Giới Răn cho ông Môisê để hướng dẫn dân riêng đi trong đường lối của Chúa. Thập giới này là những luật lệ căn bản của con người mọi thời. Những điều răn này cũng được khắc ghi trong lương tâm của mỗi người.
|
|
HY SINH (CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY)
Thiên Chúa rất mực khoan dung và đầy lòng nhân ái xót thương. Chúa giơ cao đánh khẽ. Nghe câu chuyện thật cảm động của tổ phụ Abraham đã vâng lệnh Chúa dâng đứa con trai độc nhất làm của lễ toàn thiêu. Ông Abraham hoàn toàn phó thác niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Chỉ những người có con và là đứa con độc nhất, mới hiểu thấu sự đau lòng tê tái và buồn sầu thẳm sâu trong tâm hồn của Abraham. Ý muốn của Thiên Chúa là một thách thức tuyệt đối phải chọn lựa giữa sống và chết. Không mấy ai trong chúng ta đã phải đối diện với những kinh nghiệm thử thách hiến dâng đau thương như thế này. Biết được tâm hồn của ông biết kính sợ Chúa, Chúa đã chấp nhận của lễ hiến dâng trong niềm tin và đã tha của lễ hy tế Isaac. Chúa đã thương yêu tổ phụ Abraham và dòng dõi của ông. Abraham được ca ngợi như là cha của những người tin. |
|
TĨNH LẶNG
Bước vào Mùa Chay Thánh là bắt đầu đi vào mùa tập luyện cả tinh thần và thể xác. Chúng ta được mời gọi tham dự vào 40 ngày chay thánh để tự thanh luyện và chuẩn bị cử hành cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Qua phần Phụng Vụ Lời Chúa, Giáo hội dẫn chúng ta ngược dòng thời gian trở về thời ông Noê, nhắc nhớ rằng Thiên Chúa đã ký kết giao ước với ông Noê và con cháu. Dấu chỉ của giao ước là cái mống xuất hiện trên mây và sẽ không khi nào nước lụt tiêu diệt mọi loài. Thiên Chúa sẽ giữ lời cam kết giao ước và dân sẽ tuân hành theo thánh ý Chúa. |
|
PHONG CÙI (CHÚA NHẬT 6 MÙA THƯỜNG NIÊN)
CUNG CHÚC TÂN XUÂN. XUÂN GIÁP THÌN 2024 KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ VÀ QUÝ ÔNG BÀ, ANH CHỊ MỘT MÙA XUÂN ẤM ÁP, AN VUI VÀ MỌI SỰ BÌNH AN.
|
|
NƯỚC TRỜI
Cuộc đời của ông Gióp là một bài học quý giá cho những ai đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Một cuộc đời có những thăng trầm năm chìm bảy nổi. Có khi giàu sang phú quý, có lúc bị tước đoạt tất cả. Sông có khúc, người có lúc. Ông được hưởng những tháng ngày vui sướng ngập tràn, nhưng rồi bỗng một ngày ông trở thành trắng tay và rơi vào cơn cùng khốn. Khi khỏe mạnh cường tráng cũng như bệnh tật yếu đau, ông Gióp luôn một niềm cậy trông vào Chúa. Ông diễn tả cuộc đời rất thật, chân chạm đất với những nỗi lo âu sầu khổ. Ông Gióp không chạy trốn thực tại nhưng đối diện với cuộc sống trong thời gian thử thách. Sự mong ước thúc đẩy niềm hy vọng vào một ngày mới tươi đẹp. Ông luôn ý thức đời sống chỉ là một hơi thở qua mau. |
|
NHÂN CHỨNG
Thiên Chúa đã chọn Môisê để dẫn dắt Dân Chúa ra khỏi Ai-cập. Chúa trao phó cho Môisê quyền giảng dạy và quản trị. Môisê được diện kiến Thiên Chúa trong bụi gai cháy mà không bị tàn lụi. Chúa ban cho ông chiếc gậy chăn chiên để làm các sự lạ, biến rẽ biển đỏ và đập đá tuôn trào dòng nước cho dân. Chúa trao cho Môisê quyền hướng dẫn, giảng dạy và thánh hóa. Với sự hiểu biết và sức lực có hạn, Môisê hoàn toàn cậy nhờ vào ơn Chúa giúp. Ông đã thỉnh cầu Thiên Chúa và tuân hành theo ý muốn của Chúa trong mọi hoàn cảnh. Suốt 40 năm Dân Do-thái lưu lạc trong hoang địa, Môisê đã đồng hành với Dân qua mọi thách thức khó khăn và nguy hiểm. |
|
THEO THẦY
Chúa gọi và sai tiên tri Giona đi rao giảng sự sám hối cho dân thành Ninivê, thủ đô của Assyria, khoảng từ trước năm 625 B.C.. Giona muốn trốn chạy nhưng Chúa đã quan phòng mọi sự cách diệu kỳ. Ông Giona được đưa đến thành Ninivê và bắt đầu kêu gọi mọi người ăn năn trở về cùng Chúa. Dân thành sám hối và Chúa tha phạt cho họ. Tiên tri nhận ra mình chỉ là dụng cụ Chúa dùng để rao giảng sự sám hối. Ông chu toàn sứ mệnh của mình. Việc thưởng phạt là do ý muốn của Chúa, chứ không phải do quyền quyết định của con người. Sám hối là điều kiện tiên quyết để rẽ sang một con đường mới và một lối sống mới. Sám hối đòi hỏi sự thay đổi từ nội tâm. Dứt bỏ con đường cũ, thói xấu cũ và chọn lựa cách sống mới. Sống theo đường lối của Thiên Chúa đã khai mở. |
|
MỜI GỌI
Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Chúa Giêsu với các môn đệ: Đây là Chiên Thiên Chúa. Lời giới thiệu thật đơn giản. Hai môn đệ đi theo Chúa. Họ muốn tìm hiểu về cuộc sống của Chúa. Chúa mời: Hãy đến mà xem. Chúng ta không biết họ đã xem thấy gì. Nơi Chúa cư ngụ có lẽ rất đơn sơ và nghèo khó. Họ ở lại với Chúa ngày hôm đó. Hai môn đệ đã gặp Chúa và nhận ra Ngài chính là Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô. Từ đó họ gọi nhau tìm đến với Chúa, Anrê mời Phêrô đến gặp Chúa. Khởi đầu Giáo Hội Chúa ở trần gian chỉ giản dị như thế. Chúa bắt đầu qui tụ các môn đệ. Ngài chọn và gọi các môn đệ từ những người ngư phủ. Ngư phủ không được học hỏi nhiều ở trường lớp. Họ không có địa vị chức quyền trong xã hội. Họ không phải là những người giầu có sang trọng. Chúa gọi họ là những người bình thường để thi hành những công việc phi thường. |
|
NGƯỚC NHÌN LÊN (LỄ HIỂN LINH)
Giáo hội mừng Lễ Hiển Linh, Chúa tỏ mình ra cho các vị đại diện của dân ngoại. Thánh Matthêô gọi các vị này là các Đạo Sĩ. Chúng ta thường gọi là ba vua, mừng lễ Ba Vua. Có thời người ta gọi họ là các Nhà Chiêm Tinh, Thiên Văn hay là ba vị Khôn Ngoan. Các Ngài là những người thuộc dân ngoại nhưng cùng hướng nhìn lên cao để đi tìm nguồn chân lý. Các Ngài đã dõi theo ngôi sao lạ dẫn đường tìm đến thờ lạy Con Thiên Chúa giáng trần. Bước đi trong đêm tối của niềm hy vọng, dù đường xa vạn nẻo và gặp khó khăn trăm bề nơi đất lạ quê người, các nhà Đạo Sĩ một lòng kiếm tìm. Các Ngài đã không bị thất vọng: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt 7,7). Với lòng chân thành và cung kính, các nhà Đạo Sĩ đã tìm nhận ra hình ảnh Con Chúa nơi một trẻ sơ sinh còn bọc trong khăn. |
|
THÁNH GIA
Chúa Giêsu là Ngôi Lời hiện hữu từ đời đời. Ngài đã hạ xuống thế làm người và sống trong một gia đình có cha có mẹ. Chúng ta gọi là Thánh Gia Thất. Chúa Giêsu đã chấp nhận kiếp người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Chúa đã đi vào thời gian và không gian của lịch sử nhân loại. Chúa Giêsu đã dùng 33 năm để hoàn tất sứ mệnh mà Chúa Cha đã trao phó. Ba mươi ba năm là một khoảng thời gian ngắn so với đời đời, nhưng là thời gian hồng ân Thiên Chúa đã viếng thăm và chia sẻ phận người. Đức Maria và thánh Giuse đã được thông phần vinh dự của Chúa Con. Ngàn đời mọi người sẽ khen Mẹ có phúc và thánh Giuse là người cha công chính: Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con (Hc 3,2). |
|
(Nguốn Ánh Sáng) Lễ CHÚA GIÁNG SINH.
Xin Kính Chúc Quý cha, Quý Tu sĩ Nam Nữ & Quý Ông Bà và Anh Chị Em Mùa Giáng Sinh An Vui và May Lành. |
|
MẦU NHIỆM (CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG)
Mầu nhiệm Nhập Thể được giữ kín từ đời đời, nay được tỏ bày cho nhân loại. Trong lịch sử Do-thái cũng như lịch sử ơn cứu độ, Vua Đavít và vua Salômôn trị vì dân Do-thái ở Giêrusalem khoảng năm 1020-930 B.C. Khi đã dẹp yên loạn lạc vây quanh, dân chúng sống trong cảnh thái bình và an cư lạc nghiệp. Vua Đavít ngự trong cung điện sang trọng bằng gỗ bá hương nhưng Hòm Bia Chúa vẫn lưu giữ trong Lều Tạm bằng da. Chúng ta biết rằng Hòm Bia chứa đựng Manna và bia đá khắc ghi Mười Giới Răn. An cư trong miền Đất Hứa, vua Đavít đã gợi ý với tiên tri Nathan, xây một Đền Thờ để Hòm Bia Chúa và nơi Chúa hiện diện với Dân Ngài. |
|
[1]
1
2 3
4
5
6
7
8
9
10 [3/56] |