Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Việt Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng

BÁNH VÀ CÁ
Suốt cuộc lữ hành của dân Do-thái trong hoang địa, Thiên Chúa đã ban Manna từ trời rơi xuống để dân chúng thu lượm lại làm bánh nuôi sống. Bánh trở thành dấu chỉ hồng ân Thiên Chúa ban cho con người. Sách Các Vua nói đến một người từ Baal-Salisa đến dâng của đầu mùa là bánh mạch nha và lúa mì. Thiên Chúa đã chúc lành cho bánh này được dư đầy và cả trăm người ăn mà còn dư. Nhưng tiểu đồng hỏi ông: Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được?  Ông bảo: Cứ phát cho người ta ăn! Vì Thiên Chúa phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư (2V 4, 43). Bánh trở thành biểu tượng của sự dâng hiến và hợp nhất. Muôn ngàn hạt lúa miến làm thành một tấm bánh. 

MỤC TỬ
Tiên tri Giêrêmia hoạt động tại Giêrusalem vào khoảng từ năm 627-587 trước Công Nguyên. Quan niệm thần học chính của Giêrêmia cũng như các tiên tri khác là mời gọi dân chúng cải tà qui chánh. Vì tội lỗi của dân Judah, Yahweh Thiên Chúa đã hủy phá thành quách do bởi Vua Babylon là Nebuchadrezzar. Tiên tri Giêrêmia là một trong các tiên tri có thế giá nhất. Sứ mệnh của ông trong thời gian bất thường, kéo dài suốt bốn mươi năm tao loạn của cộng đồng ở Giêrusalem. Ngài cùng thông phần chia sẻ những khốn khó và khổ đau với dân chúng. Tiên tri đã dẫn dắt mọi người đặt niềm tin tưởng và hy vọng vào sự giải cứu trong tương lai. Giêrêmia đã không ngại nói thẳng và nói thật khi phải đụng chạm với các chủ chăn. Ngài cảnh cáo: Chúa phán, “Khốn cho các mục tử làm tản mác và xâu xé đoàn chiên Ta”(Gr 23,1). 

BÀI SAI
Tiên tri Amos xuất hiện khoảng năm 760 trước Công Nguyên dưới thời của Vua Phương Nam Uzziah (783-742) và Vua Phương Bắc Jeroboam II (786-746). Tiên tri Amos làm việc nơi đồng áng và chăn nuôi súc vật. Ông được Thiên Chúa tuyển chọn và sai đi rao giảng sám hối tại trung tâm miền Bắc Bethel và Samaria. Quan niệm thần học tập trung việc cảnh cáo dân Do-thái rằng Thiên Chúa sẽ trừng phạt và phá hủy dân Israel bởi vì tội lỗi của họ. Amos kêu gọi dân chúng ăn năn sám hối và cải đổi đời sống theo giới răn của Chúa. 

ƠN GỌI
Chúng ta không biết nhiều về đời tư của tiên tri Edekiel. Tiên tri Edekiel sinh vào khoảng năm 622, trong thời gian tìm lại được sách Đệ Nhị Luật. Ông đáp lại tiếng Chúa, thi hành sứ vụ tiên tri vào khoảng năm 592, trước Công Nguyên. Edekiel lớn lên tại Giêrusalem và được đào tạo, huấn luyện trong đền thờ và trở thành tư tế. Edekiel dõi theo bước đường của tiên tri Giêrêmia, người đã sống trong thời kỳ khủng hoảng của dân tộc Do-thái. Edekiel ở trong số những người Do-thái bị bắt đi lưu đầy từ Giêrusalem tới Babylon, sau lần vùng dậy thất bại của nhà Jehoiakim. Sau những năm tháng bị lưu đầy, Edekiel được chứng nhận một thị kiến. Thiên Chúa cho ông nhận ra một viễn tượng để giúp cho sứ mệnh tiên tri và đem lại nhiều hoa qủa tinh thần qúi báu cho con dân đang bị lưu đầy xa xứ. 

HÃY TRỖI DẬY
Thiên Chúa là Chúa của sự sống. Thiên Chúa tạo dựng sự sống nơi thực vật, động vật, con người và thiên thần. Chúng ta thấy được sự sống gắn liền nơi các tao vật. Mọi tạo vật đều nhận hơi thở sự sống. Rút hơi thở, chúng sẽ tan biến. Ngay chương đầu của sách Khôn Ngoan, tác giả được linh lứng viết rằng: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong (Kn 1,13). Sự sống ở mọi tạo vật sinh động sẽ tiêu vong, nhưng sự sống thật sẽ tồn tại muôn đời. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm về sự sinh, lão, bệnh và tử. Con người sinh ra và từ từ đi về cõi chết. Đã là người, ai cũng bước qua lúc sinh lúc tử. 

Sóng Biển.
Đối diện với sự giận dữ của thiên nhiên ai cũng phải run sợ. Thiên Chúa sắp đặt sự lưu chuyển tuần hoàn trong vũ trụ. Có nhiều biến cố thiên nhiên xảy ra kinh hoàng như động đất, núi lửa, sóng ngầm, bão tố và lũ lụt. Con người đành chấp nhận và luôn trong tư tế tỉnh thức đề phòng. Phúc âm hôm nay diễn tả các tông đồ sợ hãi trước một cơn bão lớn dồn dập. Là những thợ đánh cá chuyên môn, sông hồ là nhà nhưng các Tông đồ vẫn run sợ trước cuồng phong. 

NGUỒN SỐNG
Tiên tri Ezêkiel xuất hiện thực hành sứ vụ khoảng giữa năm 592-571 trước Công Nguyên. Tiên tri mang lại cho dân một niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ không quên dân tộc mà Ngài đã chọn. Chúa không bỏ mặc dân trong lưu đày khổ nạn. Chúa sẽ cứu họ và sẽ đưa họ trở về quê hương xứ sở. Hình ảnh cây hương nam được trồng nơi đỉnh núi Israel sẽ đâm chồi nẩy lộc là dấu chỉ sự phát triển thịnh vượng của dân tộc. Thiên Chúa đã làm cho cây khô trở nên xanh tươi. Cho dù Dân có phạm tội và ngoảnh mặt làm ngơ chạy theo bụt thần, Thiên Chúa luôn ngóng đợi và tạo mọi cơ hội cho dân trở về. 

THEO Ý CHÚA
Thiên Chúa tác tạo con người có linh hồn, trí khôn, lý trí và tự do để quyết định chọn lựa. Đây là một hồng ân cao quý nhất của loài người. Nếu con người biết dùng trí khôn suy nghĩ để chọn lựa đúng thì con người sẽ được hưởng phúc lộc, nhưng nếu chọn lựa sai lầm, con người sẽ lãnh chịu hậu quả vô lường. Tự do chọn lựa là một thách đố vô cùng quan trọng. Sống là chúng ta phải chọn lựa giữa cái tốt và cái xấu, giữa đúng và sai, giữa sự thật và sự giả dối, giữa sự thánh thiện và tội lỗi và giữa sống và chết. Đôi khi chúng ta cũng đối diện với những chọn lựa không thể rõ ràng như trắng và đen, họa và phước. Có nghĩa là trong sự chọn lựa có một phần đúng và một phần sai hoặc có cả tốt lẫn xấu. Lương tâm lành mạnh sẽ giúp chúng ta chọn lựa quyết định đúng đắn. 

THÁNH THỂ (LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA)
Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hay trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim Bồ Nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Biểu tượng của chim bồ nông mẹ nuôi con có gốc tích trong truyền thuyết cổ xuất hiện trước thời Kitô giáo. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các chim con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng chính mẹ lại bị chết. Chúng ta dễ hiểu tại sao các Kitô hữu thời sơ khai đã dùng hình ảnh này để ám chỉ Chúa Giêsu. Chim bồ nông mẹ là biểu tượng Chúa Giêsu cứu độ đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Con người đã chết trong tội và được vui hưởng sự sống mới qua giá Máu Châu Báu của Chúa Kitô. 

LỄ CHÚA BA NGÔI - MỘT THIÊN CHÚA
Mừng trọng thể Lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta tôn thờ Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị: Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Qua lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã mạc khải cho loài người nhận biết về sự sáng tạo vũ trụ và muôn loài. Con người là loài cao quí nhất được chính Con Một Thiên Chúa ban ơn thanh tẩy và cứu độ. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã trao quyền tái tạo con người qua Bí Tích Rửa Tội cho các Tông đồ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19). Chúng ta được lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi khi làm dấu thánh giá, chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.

LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG - ƠN BẢY NGUỒN
Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các tín hữu thuộc Giáo hội Công giáo kết thúc Mùa Phục Sinh trong niên lịch phụng vụ. Chữ Pentecost trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi nên còn được gọi là Lễ Ngũ Tuần. Lễ Ngũ Tuần bắt nguồn từ lễ Năm Mươi của người Do-thái khi xưa tại Sinai. Trong cuộc lữ hành nơi hoang địa cũng như khi đã vào miền đất hứa, dân Do-thái luôn nhớ tưởng niệm ngày Thiên Chúa ban lề luật cho dân Do-thái trên núi Sinai. Đây là ngày thứ năm mươi sau ngày Lễ Vượt Qua và năm mươi ngày sau lễ Chúa Kitô Phục Sinh. 

CHÚA NHẬT 7 PHỤC SINH. B - Gioan 17: 11b-19 - Hợp Nhất Nên Một.
Chúa Giêsu tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Cha để xin cho chúng ta được hợp nhất nên một. Chúa không cầu xin để cất nhắc con cái ra khỏi thế gian mà vẫn sống trong thế gian nhưng không ai bị hư mất. Sống giữa thế gian là sống giữa một xã hội xô bồ. Chúng ta phải chiến đấu từng ngày với những cơn cám dỗ, những khó khăn và phải phấn đấu không ngừng. 

ĐỨC CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI. - Mc. 16: 15-20 - Chúa Về Trời.
Chúa Giêsu về trời đánh dấu sự kết thúc nhiệm vụ của Chúa trên trần gian và trở về trong vinh quang với Cha của Ngài. Với các Tông đồ, thời gian huấn luyện đã mãn. Các tông đồ được sai đi làm nhân chứng khắp mọi miền. Chúa phán: Hãy đi giảng dạy muôn dân, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ, ai không tin sẽ bị luận phạt. 

Yêu Thương Nhau
Đây là lệnh truyền của Thầy:“Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con.” Bất cứ ai không yêu sẽ không biết Chúa vì Chúa là tình yêu. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về tình yêu. Tình yêu hôn nhân, tình yêu gia đình, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, tình yêu giữa anh chị em, tình yêu trai gái và tình yêu bạn bè. Hơn nữa là tình yêu giáo hội, yêu tổ quốc và yêu tha nhân. 

CÂY NHO (CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH)
Chúng ta cùng suy niệm về một đề tài rất gần gũi, nói về tình liên đới giữa Chúa Giêsu Kitô và các Kitô hữu. Chúa là cây nho và người tín hữu là cành. Hình ảnh cây nho rất quen thuộc với người Do Thái, vì chúng được trồng trên mọi miền đất Palestine. Chúa Giêsu nói: Thầy là cây nho, các con là nhành. Chúng ta là nhành nho được liên kết với Chúa Kitô là cây nho. Một ẩn dụ qúa đẹp và ý nghĩa. Chúa Giêsu không chỉ hóa thân làm người trong một nhân vị riêng biệt, nhưng là cùng hòa nhập sự sống với nhân loại. Chúa Giêsu là trung gian của các tạo vật. Ngài đã mời gọi và liên kết những kẻ tin vào Ngài để giúp họ sinh nhiều hoa trái. 

MỤC TỬ TỐT (CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH)
Tình yêu Chúa cao vời biết bao, ngút cao như mây trời và mênh mang như biển cả. Chúa yêu thương con người qúa bội. Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ và đã thực hiện trọn vẹn lời hứa. Chúa Giêsu đã xuống thế mang thân phận con người để hòa nhập cuộc sống. Thiên Chúa làm người để cùng chia sẻ mọi nỗi trăn chuyên, cơ cực, khổ đau, chối bỏ và ruồng rẫy trong thân phận người. Ngài đã dám hy sinh xả thân vì đàn chiên. Hình ảnh người mục tử chăn chiên thật ấn tượng. Chủ chiên đi trước và đoàn chiên theo sau. Chủ chiên mong tìm nguồn suối mát để chiên được giải khát. Chủ chiên đi tìm cánh đồng cỏ xanh tươi để chiên bồi dưỡng, nghỉ ngơi. Chúa Giêsu ví Ngài như người Chủ Chiên nhân lành.

DANH CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH)
Thời Cựu Ước, Thiên Chúa thường sai các sứ thần, sứ giả, các tiên tri và các tổ phụ cha ông để truyền dạy về mầu nhiệm ơn cứu độ. Khi thời đã mãn, Thiên Chúa sai chính Con Một Ngài là Đức Giêsu xuống thế để mạc khải về Nước Trời. Đức Giêsu là Chúa, qua Ngài muôn loài được tạo thành. Danh Chúa Giêsu có quyền lực biến đổi và chữa lành mọi vết đau thương cả hồn lẫn xác. Do vậy, trong tất cả các lời cầu nguyện chính thức của Giáo Hội, luôn kết thúc bằng lời cầu: Chúng con cầu xin nhờ danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. 

CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH - LÒNG THƯƠNG XÓT
Giáo Hội dành Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh để kính nhớ Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu. Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các môn đệ và chúc: “Bình an cho các con” (Ga 20,19). Bình an là món qùa vô giá. Sự bình an sẽ xóa bỏ mọi nỗi lo âu, sợ hãi, áy náy, buồn phiền và chán nản. Chúa đã ban cho các Tông đồ một sự bình an nội tâm. Sự bình an đích thực trong tâm hồn. Chúa Giêsu sống lại đã mở con đường cứu rỗi trong ánh sáng chan hòa. Chúa đã tiêu diệt bóng tối sự chết và sự dữ. Chúng ta không còn sợ hãi con đường cụt hay vực thẳm của cõi nhân sinh. Chúa Kitô chính là niềm hy vọng và là đường dẫn chúng ta đến sự sống thật.

CHÚA NHẬT PHỤC SINH - NGÀY THỨ NHẤT
Phúc âm của thánh Gioan viết là ‘ngày đầu tuần’ còn thánh Matthêu, Maccô và Luca gọi là ‘ngày thứ nhất trong tuần’. Từ sáng sớm khi trời còn tối, các bà ra thăm mộ và thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mộ. Ngôi mộ trống. Xác Chúa Giêsu không còn ở đó. Được báo tin, ông Phêrô và Gioan cùng chạy ra xem. Các ông chỉ thấy những khăn liệm và những giây băng còn lại đó. Đây là sự kiện nền tảng đã làm thay đổi tất cả. Một sự kiện chưa bao giờ xảy ra. Chúa Giêsu đã Phục Sinh từ cõi chết. Sự kiện mồ trống và việc Chúa Giêsu hiện ra với nhiều người đã mở ra một kỷ nguyên mới của Nước Trời. 

THỨ BẢY TUẦN THÁNH - MỒ ĐÁ
Chúa Giêsu đã chết trên thập giá. Đây là một biến cố lịch sử, lịch sử của Ơn Cứu Độ. Người ta đã hạ xác Chúa xuống, khâm liệm cùng với thuốc thơm và mai táng trong mồ đá. Họ đã lấp cửa mộ. Xem ra mọi sự đã xong xuôi. Mọi người trở về nhà mình. Có kẻ thì vui mừng vì đã đạt được ước nguyện trả thù. Có kẻ thỏa mãn vì đã tiêu diệt được đối phương. Có kẻ thì lo sợ vì không hiểu được sự việc, nên Vua quan đã cho lính canh mộ. Có kẻ buồn sầu chán nản bỏ về quê cũ. Có kẻ thương khóc đau buồn. Có người âm thầm suy niệm và tin tưởng, hy vọng. Sự kiện Chúa Giêsu bị án tử hình thập giá là một biến cố rất quan trọng được ghi chép rất cẩn thận. 

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [2/56]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!