Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Inhaxio Trần Ngà

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Tác Phẩm Khám Phá Một Nguồn Vui

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Inhaxio Trần Ngà

Sức mạnh của lòng tin
Muốn đạt được thành công lớn trên đường đời, muốn tạo nên những kỳ tích, muốn làm nên những công trình vĩ đại, công trình thế kỷ… thì đừng cậy dựa nhiều vào sức mạnh của đôi tay, của bắp thịt… nhưng chủ yếu là dựa vào sức mạnh của trí tuệ, của ý chí và đặc biệt là của niềm tin. Không có sức mạnh tinh thần như trí khôn, ý chí, niềm tin… thì sức mạnh của đôi tay chẳng mang lại thành quả nào đáng kể.

Tại sao Thiên Chúa để cho sóng gió xảy đến trong cuộc đời?
Lắm khi trong cuộc đời, chúng ta gặp phải nhiều gian truân sóng gió: bị thất bại trong công việc làm ăn, gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống… khiến chúng ta buồn phiền, thất vọng. Chúng ta kêu van với Chúa nhưng chẳng thấy hồi âm. Thế là chúng ta trách móc Chúa như các môn đệ gặp sóng gió trong Tin mừng hôm nay: “Lạy Thầy, chúng con chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng quan tâm sao?”

Chúa sẽ cho hạt giống mọc lên
Trước năm 1533, chưa có giáo sĩ Tây phương đến truyền đạo tại Việt Nam nên người dân Việt chúng ta không hề biết đến đạo Chúa. Hầu hết dân chúng theo Nho giáo, Phật giáo hoặc thờ cúng ông bà.

Để trở nên người nhà của Chúa Giê-su
Để hiểu rõ sứ điệp lời Chúa trong Tin mừng hôm nay, trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề: Những ai được Chúa Giê-su hài lòng, trân trọng, quý mến nhất trên đời? Chắc chắn đó là những người lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.

Hy tế của Đức Ki-tô còn tiếp diễn (Suy niệm Lễ Mình Máu Chúa)
Có một số bạn trẻ tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm với Thánh lễ. Họ cho rằng đi “xem” các cha “làm lễ” thật là chán; lễ nào cũng chừng đó chuyện chứ có gì mới mẻ hấp dẫn đâu! Và cũng chẳng được lợi ích gì.” Vì thế, họ không muốn đến nhà thờ, và nếu bị bó buộc dự lễ thì cũng muốn đứng bên ngoài nhà thờ, ngồi xem phim lướt web trên mạng cho qua thời giờ…

Hiệp nhất trong yêu thương (Suy niệm Lễ Chúa Ba Ngôi năm B)
Trước khi về trời, Chúa Giê-su truyền cho các Tông đồ mệnh lệnh tối quan trọng, là: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần.” Qua lệnh truyền nầy, Chúa Giê-su cũng bày tỏ cho muôn dân nhận biết Thiên Chúa dù có ba Ngôi nhưng hiệp thông nên một.

Khao khát Chúa Thánh Thần (Suy niệm Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống)
Có một trận động đất dữ dội làm sụp đổ chung cư tôi đang ở. Tôi bị chôn vùi dưới một núi bê tông khổng lồ, nhưng may thay, chung quanh tôi còn có một khoang trống chỉ vừa đủ cho tôi cựa mình, nên chưa đến nỗi chết.

Phao cứu sinh cho nhân loại (Suy niệm Tin mừng thánh Mác-cô (16,15-20), Chúa nhật 7 phục sinh)
Vào mùa nắng nóng thường có nhiều người đổ xô đi tắm biển, nhất là tại những bãi biển đẹp gần khu dân cư. Các nhân viên trong đội cứu hộ có nhiệm vụ túc trực sẵn sàng trên bãi, mắt đăm đăm hướng nhìn ra biển để có thể phát hiện kịp thời những người đang chới với khi gặp những ngọn sóng lớn tiến vào bờ.

Sống xứng tầm người bạn Chúa Giê-su
Anh chị có ước mơ vào một ngày nào đó, Đức thánh Cha Phan-xi-cô sẽ thân hành đến tận nhà để thăm viếng và chọn anh hay chị làm bạn bè thân tín không? Chắc chắn chúng ta không dám mơ điều đó, xem đây là thứ mơ mộng hão huyền, vì Đức thánh Cha là vị đại diện tối cao của Chúa Ki-tô ở trần gian, lãnh đạo Hội thánh Công giáo toàn cầu, còn chúng ta chỉ là những người bé mọn, tầm thường, chẳng có vai trò gì lớn lao trong xã hội cũng như trong Hội thánh để đáng được nhắc lên hàng bạn hữu của ngài.

Ở lại trong biển yêu thương (Suy niệm Tin mừng Gioan (15, 1-8) Chúa nhật V phục sinh)
Có một hiện tượng lạ là thỉnh thoảng có những cá voi, khi thì một vài con, khi thì cả đàn lên đến hàng chục, hằng trăm con, không biết vì lý do gì, lại từ bỏ đại dương như lòng mẹ hằng đùm bọc ấp ủ chúng, để bơi ngược vào bờ, rồi trườn mình lên bãi nằm chờ chết. Các tổ chức bảo tồn sinh vật biển nỗ lực cứu mạng chúng, dùng tàu kéo đưa chúng ra khơi, trả chúng về với lòng đại dương, nhưng sau đó chúng lại bơi vào bờ để chịu chết! Đó là những cái chết tự chọn thật khó hiểu và có vẻ điên rồ!

Hy sinh mạng sống cho đoàn chiên

Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ càn khôn bao la vô biên vô tận. So với Ngài, con người chỉ là hạt bụi nhỏ bé dưới đáy vực sâu, chẳng đáng cho Chúa quan tâm, như lời thánh vịnh 8:

“Ngắm tầng trời tay Ngài tác tạo

Muôn trăng sao Chúa đã an bài,

Thì con người là chi mà Chúa cần nhớ đến

Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm” (Tv 8, 4-6).

Nhờ đâu biết được Chúa Giê-su thật sự sống lại?
Hôm ấy, đang khi các môn đệ họp nhau trong phòng, Chúa phục sinh bất thần hiện ra giữa các ông. Mọi người kinh hồn bạt vía, vì tưởng là ma! Chúa Giê-su phải dùng đủ cách để tỏ cho họ biết Ngài đã thật sự sống lại, chứ không phải là ma.

Tình Chúa bao la như đại dương (Suy niệm Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa)
Như mẹ đại dương bao la ôm trọn mọi loài tôm cá vào lòng mình, tình yêu cao sâu rộng lớn của Chúa Giê-su cũng bao trùm hết mọi người trên dương thế không trừ ai và Ngài mời gọi họ hãy “ở lại” trong tình yêu bao la của Ngài như cá bơi lội trong lòng đại dương. Ngài nói: “Chúa Cha yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga, 15, 9).

Sống lại với Chúa phục sinh (Suy niệm lễ Phục Sinh)
Đối với người vô tín, thì ngôi mộ là điểm kết thúc của đời người. Nơi đây vua cũng như dân, tướng cũng như quân, bậc anh hùng cũng như tên vô lại, người quyền quý cũng như kẻ cơ bần… đều phải vùi mình xuống, mục nát đi, hóa thành tro bụi, trở về hư không. Theo quan điểm nầy, ngôi mộ là điểm tận cùng của kiếp người, là dấu chấm hết cho tất cả sự nghiệp như lời thơ của Nguyễn Gia Thiều:

 “Trăm năm còn có gì đâu?

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.”

Yêu cho đến cùng (Suy niệm thứ Sáu tuần Thánh)
Hôm nay, trong giờ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giê-su, chúng ta hãy dành ít thời gian để ngắm nhìn Chúa Giê-su chịu khổ hình và lắng nghe sứ điệp vang lên từ thánh giá Chúa.

Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, hôm xưa và hôm nay (Suy niệm Chúa nhật lễ Lá)
Nhiều người cho rằng cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su đã xảy ra cách đây 2.000 năm tại đất Do-thái xa xôi, tuy là một biến cố đau thương nhưng đã thuộc về dĩ vãng, đã mờ nhạt dần theo thời gian. Nghĩ như vậy là lầm, vì thực ra, cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su chưa chấm dứt sau khi Ngài sống lại và lên trời, nhưng vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày tận thế, để tiếp tục công trình cứu độ muôn người trên khắp thế giới hôm nay và trong tương lai.

Bí quyết đạt được sự sống đời đời
Được sống đời đời là khát vọng mãnh liệt nhất của nhân loại và người ta tìm mọi cách để đạt nguyện vọng đó. Hôm nay, Chúa Giê-su bày tỏ cho chúng ta biết bí quyết để đạt tới sự sống đời đời, đó là cống hiến đời mình phục vụ tha nhân. Ngài dạy:  “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời nầy, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25).

Trao ban tất cả cho mọi người
Hôm xưa, vâng lời Chúa truyền dạy, tổ phụ Áp-ra-ham đưa I-sa-ác lên núi, lập bàn thờ rồi chất củi lên để hiến tế đứa con yêu quý của mình theo lệnh truyền của Thiên Chúa.

Thanh tẩy tâm hồn
Chúa Giê-su là Đấng hiền lành bậc nhất trong thiên hạ. Khi bị người đời phê phán là người mất trí (Mc 3, 21), là kẻ nói phạm thượng (Mt 9, 3), là người lấy phép của tướng quỷ mà trừ quỷ (Mt 9, 34), thậm chí là người bị quỷ ám (Ga 7,20), là người dại dột … Chúa Giê-su vẫn bình thản như không.

Nhận ra điều tốt nơi tha nhân
Khi Chúa Giê-su tỏ cho các môn đệ biết Ngài sẽ lên Giê-ru-sa-lem để chịu khổ hình và chịu chết, các môn đệ cảm thấy rúng động tâm hồn! (Mc 8,31).

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [2/39]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!