Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Phần một: Con đường Bao dung trong cuộc đời làm người của chúng ta

Phần hai: Những chướng ngại lớn lao trên con đường Bao Dung

Phần Ba: Chuyển biến những Chướng Ngại lớn lao trên con đường BAO DUNG của chúng ta?

2. Con Đường BAO DUNG bắt đầu từ…Thái độ biết Lắng Nghe

3. Ý thức đến Ba nhân vật với bốn bộ mặt…trong con người của chúng ta

4. Tìm cách hóa giải những xúc động… trong những quan hệ của chúng ta

5. Những sinh hoạt chính yếu của con người

6. Mặc cảm là gì ?

7. Bốn vị BỒ TÁT…

8. Thánh Gióng hay là Phù Đổng Thiên Vương và con đường

9. Bảy hạt ngọc cho con…

Sách Tham Khảo

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Con Đường Bao Dung
3. Ý thức đến Ba nhân vật với bốn bộ mặt…trong con người của chúng ta

Thể theo Phương pháp "Phân Tích những quan hệ đối tác" (Transactional Analysis) của Eric BERNE, mỗi lần chúng ta tiếp xúc và trao đổi với kẻ khác, trong bất kỳ hoàn cảnh và sinh hoạt nào, chúng ta có thể khoác vào mình một trong 3 nhân vật sau đây:

 

* Nhân vật thứ nhất được gọi tên là người Cha Mẹ

    (Viết tắt bằng chữ hoa là CM),

* Nhân vật thứ hai: người Trưởng Thành (TT).

*  Nhân vật thứ ba là người Trẻ Em (TE).

 

***

 

Mỗi nhân vật trên đây, tùy vào những nhu cầu khác nhau của sinh hoạt hiện tại, xuất đầu lộ diện dưới 4 bộ mặt khác nhau. Hai bộ mặt đầu được Eric BERNE đánh giá là tích cực, năng động (+). Hai bộ mặt sau có tính cách tiêu cực và tê liệt (-), khả dĩ tạo ra mọi vấn đề phiền toái, trong quan hệ giữa người với người.

 

 

I. Sau đây là 4 bộ mặt của người làm Cha Mẹ:

 

   1)  CM+ : Người Cha Mẹ sáng soi và hướng dẫn,

   2)   CM+ : Người Cha Mẹ nâng đỡ, tạo an toàn,

   3)   CM- :  Người Cha Mẹ độc tài, điều khiển tất cả,

   4)   CM- : Người Cha Mẹ bao che từ đầu chí cuối, hay là làm thay, làm thế tất cả.

 

 

II.  Người Trưởng Thành cũng có 4 bộ mặt khác nhau:

 

   1)   TT+ : Người Trưởng Thành đồng cảm, có khả năng chia sẻ qua lại, lối nhìn và xúc động của mình với những người sống hai bên cạnh,

   2)   TT+ : Người Trưởng Thành đồng hành, không những có khả năng phát biểu, đóng góp ý kiến của mình về một vấn đề, còn dấn thân nhập cuộc, bắt tay vào công việc với bạn bè, để thực hiện những chương trình đã được phác họa với nhau.

   3)   TT- : Người Trưởng Thành với những lối nhìn và thái độ lưỡng năng:

- Tao Hơn, Mày Thua,

- Tao Đúng, Mày Sai,

- Tao Tốt, Mày Xấu,

- Tao Chính, Mày Ngụy…

   4)   TT- : Người Trưởng Thành thu mình trong nếp sống bít kín và xé lẻ.

 

 

III. Tùy vào những năm tháng được cha mẹ nuôi nấng và giáo dục, người Trẻ Em cũng có thể trình bày 4 bộ mặt khác nhau:

 

   1)  TE+ : Người Trẻ Em hiếu kỳ, thích học hỏi, sau bao nhiêu năm được cha mẹ, thầy cô  sáng soi và hướng dẫn đúng lúc, đúng liều lượng, đúng giai đoạn phát triển, đúng nhu cầu và sở thích.

   2)  TE+ : Người Trẻ Em hồn nhiên, yêu đời, hạnh phúc, biết vui đùa và hòa mình với bạn bè cùng lứa tuổi, sau bao nhiêu năm được cha mẹ lắng nghe, tôn trọng, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi, và nhất là có mặt và biết đồng cảm, vui đùa với con.

   3)  TE- : Người Trẻ Em Phản Động, nếu cha mẹ quá độc tài, điều khiển từ A đến Z.

   4)  TE- : Người Trẻ Em Bị Động và Lệ Thuộc, nếu được cha mẹ phục vụ tối đa và nương chìu quá đáng, bằng cách làm thay và làm thế, trong tất cả mọi vấn đề và lãnh vực.

 

                                     ***

 

Xuyên qua lối nhìn của Eric BERNE vừa được trình bày, để có thể nhận định và đánh giá những quan hệ tương tác đang được kết dệt giữa hai người, chúng ta cần khảo sát hai chiều hướng:

 

·             Trong chiều hướng thứ nhất, người đưa tin đang đóng vai trò của nhân vật nào: CM, TT hay là TE ? Ngược lại, nhân vật nào xuất hiện để phản ứng hay là sáng tạo câu trả lời, sau khi tiếp nhận tin tức? 

·             Trong chiều hướng thứ hai, mục đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới, để thực hiện, trong những quan hệ qua lại hai chiều, phải chăng là đồng hành và đồng cảm, xây dựng và đóng góp cho nhau ? Hay là chúng ta đang khoác vào mình những vai trò đàn áp, ức chế, thậm chí với con cái và những người thân yêu của chúng ta ? Có bao giờ chúng ta biết giật mình, thức tỉnh, để nhận chân được rằng: chính chúng ta đang biến con cái hay là những kẻ đang sống hai bên cạnh, thành những nhân vật phản lọan, chống đối hay là hoàn toàn bị động và lệ thuộc, trong cuộc đời làm người ?

 

***

 

Nhằm bổ túc và kiện toàn lối nhìn của Eric BERNE, trong thể thức đánh giá những quan hệ xã hội, tác giả KARPMAN đề nghị hai loại tam giác:

 

Tam giác thứ nhất dẫn đưa chúng ta vào vùng tranh chấp, xung đột, hận thù, vong thân và vong bản. Tam giác này ở giữa 3 con đường đan chéo vào nhau:

 

·         Trên con đường số một, tôi hành động như một tên thực dân, luôn luôn mang ý đồ chiếm đất, giành dân, đàn áp và bốc lột, đương khi miệng lưỡi không ngừng hô hào nào là nhân nghĩa, đại đồng, nào là công bình, bác ái…

 

·         Trên con đường số hai, tôi phàn nàn và ta thán, tưởng tượng mình là nạn nhân và mang tâm trạng đầu hàng, buông xuôi, bỏ cuộc, lệ thuộc và bị động.

 

·         Trên con đường số ba, tôi là chiếc loa phóng thanh, khoác vào mình phần vụ "nói thay, nói thế". Một cách vô tình hay hữu ý, tôi lấn át tiếng nói của mọi người khác, đang chung sống trong môi trường xã hội và Quê Hương. Rốt cuộc, tôi chỉ mang mặt nạ để phát ra một tiếng nói quảng cáo và tuyên truyền, hoàn toàn rỗng tuếch và vô ý thức.

 

Tam giác thứ hai bao gồm 3 thái độ làm người biết đồng cảm và đầy lòng bao dung:

·         Thái độ thứ nhất là khám phá giá trị và khả năng của những người đang có những quan hệ tương tác với chúng ta.

 

·         Thái độ thứ hai là lắng nghe và tôn trọng tiếng nói của kẻ khác, cho phép họ có ý kiến KHÁC và cách làm KHÁC, khả dĩ bổ túc và kiện toàn chúng ta…

 

·         Thái độ thứ ba là tha thứ và bao dung, khi kẻ khác sai lầm, đồng thời giúp họ biến sai lầm thành một bài học cao quí cho chính bản thân mình và cho những người đang chung sống. Nói khác đi, sai lầm có thể tạo điều kiện và cơ hội để chúng ta ý thức đến con người của mình và tìm cách vươn lên… trên con đường thành người và phục vụ Đất Nước.

                  

Vậy, dựa vào những phân tích và lối nhìn trên đây, bạn đang là Nhân Vật nào, với Bộ Mặt nào, trong mỗi quan hệ tiếp xúc và trao đổi qua lại với từng người Anh Chị Em Đồng Bào ?



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!