Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Vĩnh Sang, DCCT

TOÀN THIÊU
 Trên trang mạng www.chuacuuthe.com ngày 29.8.2012 có đưa tin về một biến cố, một sinh hoạt của Giáo Phận Kontum “Châm lửa ‘toàn thiêu’ ngôi Nhà Nguyện”. Nội dung bản tin nói về việc sau khi xây dựng xong ngôi Nhà Nguyện mới, vị Giám Mục của Giáo Phận đã châm lửa cùng với con cái mình đốt cháy hoàn toàn ngôi Nhà Nguyện cũ như một cử hành long trọng hiến tế cho Thiên Chúa những tâm tình, cuộc sống và niềm hy vọng tin yêu của cộng đồng ( http://www.chuacuuthe.com/archives/37225 ).

MẸ LÀ DÒNG SUỐI NGỌT NGÀO
Tôi đã “biết” Huế vì đã có thời gian ở Huế, không dài nhưng đủ để thấm cái nóng mùa hè, cái lạnh mùa đông. Hè sang, một ngày tắm mấy lần cũng không đủ mát, quần áo giặt xong phơi lên đọc chưa xong 50 kinh đã khô. Đông về mưa rơi dai dẳng, gió lạnh thổi từng cơn cuốn từng đám bụi mưa thốc vào trong người, có khi cả tuần mưa không tạnh, đất đường nổi lên một lớp sình. Ngày ấy tôi loay hoay không biết làm sao để khô quần áo đã giặt, người ta chỉ tôi quạt một nồi than, úp cái thúng lên rồi phơi quần áo, khô nhưng ám đầy mùi khói, còn tệ hơn không có quần áo khô.

LỜI CỨU ĐỘ
“Lòng đạo đức tinh tuyền và không tỳ ố trước mặt Thiên Chúa Cha, là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân, và giữ mình cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian.” (c 27.)

BỎ THẦY CON BIẾT ĐẾN VỚI AI ?
Một ngày con dành bao nhiêu giờ cho Chúa, danh mục điện thoại của con gồm những ai, đâu là địa chỉ con hay tìm viếng, câu chuyện hàng ngày con hay nói cái gì ?

BÁNH CỦA NGƯỜI NGHÈO
 Thế hệ bố mẹ tôi từ Bắc vào Nam sống rất cơ cực, chăm chỉ cần mẫn và tiết kiệm đến mức làm chúng tôi ngạc nhiên, những chuyện về cách sống của ông bà nếu các cháu thế hệ sau biết được chắc không thể tưởng tượng nổi, ngay chính tôi, khi “có trí khôn” cũng thấy bực bội và thường bày tỏ “bất đồng chính kiến”, câu trả lời duy nhất mà ông bà thường nói như để kết luận cuộc “tranh cãi”: “Các anh chị chưa sống những ngày ấy, các anh chị chưa biết”.

ĐÂU LÀ Ý CHÚA
Lời Chúa đưa ra ba đề nghị : - Không để cuốn vào những đam mê trần thế. - Luôn cầu nguyện và chúc tụng Chúa, - Sống tâm tình tri ân của người con trong mọi tình huống cuộc đời.

NHỜ SỨC MẠNH CỦA NUÔI ẤY
Ôi lạy Chúa ban cho con tấm bánh,
Đặt cho con vò nước mát tâm linh.
Để thêm sức cho con đi hết đường trần.
Tìm đến núi, nơi Chúa con hò hẹn.

AI SẼ DỰNG LẠI CƠ ĐỒ ?
 Xe đi được một quãng xa, mọi người vẫn còn bàn tán về biến cố vừa chứng kiến, đủ mọi thứ nhận định được phát biểu, tôi cũng bị cuốn vào những câu chuyện bàn tán như vậy. Rồi tôi chợt nghĩ sao mình không cầu nguyện cho người vừa qua đời một câu kinh ? Sao mọi lời nói của mình và của nhiều người có vẻ bông đùa và vô cảm, nếu không muốn nói là ác ý với người vừa chết kinh hoàng như vậy ? Độ nhạy cảm về tình thương và lương tâm Kitô giáo của mình đang ở mức độ nào ? Có phải vì mình đang sống trong một xã hội mà mạng sống của con người quá rẻ nên đứng trước cái chết của người khác, mình không còn nhạy cảm ? Có phải vì xã hội mình quá hỗn loạn nên con người mình đã quá quen với sự hung ác, không còn khả năng dị ứng với sự dữ nữa ? Những câu hỏi như vậy quay quắt tôi mãi.

NHỜ ƠN AI ?
Cha cho con bánh bởi trời
sao con không cất một lời tri ân ?
Cha cho con sống làm người,
tại sao con sợ người đời hại con ?
Cha cho con có Ngôi Lời,
sao con thinh lặng trước người khổ đau ?

NGÀY CỦA CHÚA TRONG TIẾNG CHUÔNG MỜI GỌI
Những năm gần đây ở Nhà Thờ DCCT Sàigòn, cha Bề Trên cho phục hồi lại tiếng chuông nhật một ( 12 giờ trưa, 6 giờ chiều ), ban đầu bất ngờ nghe lại tiếng chuông vang lên vào những thời điểm lâu nay đã bị nín lặng, nhiều người giật mình ngơ ngác không hiểu, nhưng đối với những người tương đối lớn tuổi hơn, một thói quen tốt lành vội vã ùa về trong ký ức tâm linh, họ hiểu và nhớ ngay rằng tiếng chuông nhắc mọi người cùng Mẹ hướng lòng lên Chúa.

CHỈ CÓ MỘT
Xin cho con liều lĩnh với lời của Chúa, cứ mở lòng mà phân phát cho anh em, không lý luận bấy nhiêu bánh và cá, nhưng vững lòng tin Chúa nuôi cả nhân gian.

QUY TỤ ĐOÀN CHIÊN
Sau hơn một giờ hải hành, chuyến tàu hãi hùng quăng chúng tôi lên đảo, từng đoàn xe ôm hiếu khách đã được chuẩn bị chở chúng tôi về Nhà Thờ, cái nóng vẫn hầm hập đổ xuống, không một chút gió. Của đáng tội, để được sự bình an không sóng gió, người dân ở đây phải chịu đánh đổi bằng cái nóng kinh hồn. Cả đoàn mệt phờ phạc, ai nấy kiếm một chỗ tạm dung thân. Có đi đến nơi mới thấy thương anh em mình, anh em chịu đựng suốt từ ngày này qua ngày khác, hết năm này qua tháng khác, thậm chí có cha còn bị trục xuất khỏi đảo và ngôi Nhà Thờ đã phải vắng bóng Linh Mục nhiều năm.

CHIÊN CỦA TA

Lạy Chúa, người ta đã đánh chúng con tan tác.

Cả trăm phương tiện truyền thông nguyền rủa chúng con.

Chúng con bơ vơ tựa hồ chiên lạc lối,

Giữa hoang địa mênh mông biết đâu tìm ?

BÓNG TỐI CÔ ĐƠN
Tự tử là một dạng của “an tử, trợ tử”, khi nỗi tuyệt vọng lên đến đích điểm, con người không muốn tiếp tục kéo dài cuộc sống vô nghĩa này nữa, họ tìm cái chết vì thất vọng về anh em, do đó tôi nghĩ ở một diện nào đó người tự tử không có lỗi, lỗi thuộc về những người chung quanh đã sống làm sao để anh em mình tuyêt vọng, để anh em mình không còn muốn sống vì không còn ai để tin cậy.

KỶ NIỆM XƯA…
Ai trong chúng ta cũng đong đầy những kỷ niệm trong ký ức, những kỷ niệm đó theo mình suốt đời, chắc chắn nó làm nên con người mình trong mọi cách suy nghĩ và ứng xử. Chỉ cần một gợi nhớ, tất cả lùa đến một cách sống động kéo ta về với dĩ vãng xa xôi. Cũng tùy vào kỷ niệm đó, niềm vui hay nỗi buồn chi phối tâm tư tình cảm chúng ta.

MỘT NGÔN SỨ ĐANG Ở GIỮA CHÚNG.
Lạy Chúa ! Con phải làm sao để họ biết Chúa đang ở giữa họ ?

MÙA HOA DẦU BAY
Dạo ấy, 22 năm về trước, 1990, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, chúng tôi lấy lý tưởng “đi tu là để thuôc về Chúa chứ không chỉ để làm Linh Mục” làm ý tưởng sống, để tiếp tục tồn tại trong một xã hội không chấp nhận mình. Nhắn nhủ mình như vậy nhưng thao thức làm Linh Mục vẫn âm ỉ trong anh em. Một ngày Bề Trên gọi riêng tôi rồi hỏi về nỗi ước mong làm Linh Mục có còn không ? Có chấp nhận làm Linh Mục trong âm thầm không ? Có chấp nhận những điều xấu nhất xảy đến khi bị phát hiện không ? Có chấp nhận mọi hậu quả mà không để liên lụy đến một ai không ? Tôi được gọi và quyết định dấn thân trong một cuộc phiêu lưu vô định đầy hiểm nguy.

“TA-LI-THA KUM - Này bé, Thầy truyền cho con : trỗi dậy đi !”
Con ngây dại giữa bao nhiêu mưu mẹo,
con mỏng manh giữa sóng gió hung tàn,
con bé nhỏ giữa mênh mông quyền lực,
con dại khờ giữa lừa lọc gian tham.

98,97%
 Chúng ta còn phải chấp nhận thực tế bi đát khác, ấy là một số những người trẻ đi ra từ “con số 98,97%” đã, đang và sẽ là ứng sinh cho các Đại Chủng Viện và các Dòng Tu, chắc chắn trong một ngày không xa họ sẽ trở nên các “nhà lãnh đạo tinh thần”.

TA ĐẶT NGƯƠI LÀM ÁNH SÁNG MUÔN DÂN
Trong những ngày mừng đại lễ Phục Sinh, con được nghe những lời chia sẻ đầy ý nghĩa: “Các anh em phải ra khỏi mồ tối, để chiếu giãi sự thánh thiện cho muôn dân”

[1] 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 [14/21]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!