Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Năm Mậu Tuất – Xin Ơn Trung Thành Với Chúa - SUY NIỆM  LỄ MỒNG MỘT TẾT NĂM 2017
Chúng ta vừa bước sang năm mới, năm Mậu Tuất, năm con chó, năm của những chú cho thông minh và trung thành của cả Đông lẫn Tây phương. Đối với người Việt Nam, chó là động vật trong nhà, nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người. Chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất, vì thế là Tết Mậu Tuất 2018, và thuộc lục súc, nhưng may mắn “Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang”. Trong nhà đạo, có lắm chuyện về con chó, từ chuyện vui đến chuyện thật. Chúng ta cùng mở Kinh Thánh để tìm xem chuyện con chó.

Chìa Khóa Hạnh Phúc (THÁNH LỄ GIAO THỪA NĂM 2018)
Lẽ đất trời có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Và đây là giây phút thiêng liêng và tuyệt đẹp, trời đất giao hòa, âm dương đan dệt vào nhau, mỗi người đều cảm thấy như có một cái gì đó thôi thúc, nhưng cũng có một cái gì đó níu kéo lòng ta, chúng ta đang ở vào thời khắc cũ giao lại, mới đón lấy, năm cũ sang năm mới.

Tạ Ơn Và Phó Thác (SUY NIỆM THÁNH LỄ TẤT NIÊN)
Một năm với tháng ngày dần trôi, giờ chúng ta đang sống là thời khắc cuối cùng của năm cũ 2017, năm Đinh Dậu và chuẩn bị bước vào năm mới 2018, năm Mậu Tuất, giờ phút thật linh thiêng. Vào dịp tạ ơn cuối năm, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđíctô XVI giải thích như sau : “Giáo hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cảm tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài đã thương ban”. Quả thật, do bởi tình thương mà chúng ta được hiện hữu trên đời và mỗi giây, mỗi phút, mỗi một ngày qua đi là biết bao hồng ân của Chúa tuôn đổ trên chúng ta. 

LỊCH SỬ MÙA CHAY THÁNH
 Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo hội Công Giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy.

Phụng vụ Giáo Hội cũng có bốn Mùa như : Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh qua đi, Mùa Thường niên tiếp nối, chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Chay Thánh, cao điểm là Tuần Thánh và  Đêm Vọng Phục Sinh. Vậy Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ? Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay có ý nghĩa thế nào ? Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta làm gì để Mùa Chay không trở nên nhàm chán và có ý nghĩa ?

Rất Cần Sự Cảm Thông
Bệnh phong cùi đã có từ bao đời nay. Bệnh này thường bị coi là căn bệnh nguy hiểm và cần phải né tránh bởi con người sợ bị lây nhiễm. Người Do Thái thời xưa rất sợ bệnh phong cùi, một căn bệnh nan y bất trị thường gặp lúc bấy giờ. Căn bệnh đáng sợ này có thể tấn công các đầu dây thần kinh của người bệnh, làm cho cơ thể bị thương tổn và biến dạng vĩnh viễn. Vào thời đó, người ta không biết cách chữa căn bệnh này. Người bệnh bị cách ly và bắt buộc phải cảnh báo người khác về căn bệnh của mình (x. Lv 13, 1-2. 44-46).

Hãy Tìm Kiếm Chúa
Nếu như Chúa nhật thứ Bốn Mùa Thường niên, Chúa Giêsu đã thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình tại Capharnaum, thì bước vào Chúa nhật thứ Năm Mùa Thường niên, sứ vụ Thiên sai của Người được tiếp tục thi hành. Là Thiên Chúa quyền năng trong lời nói cũng như trong hành động. Chúa chữa lành những người bị quỉ ám, Danh tiếng Người nhanh chóng lan truyền khắp mọi nơi. Uy quyền của một Vì Thiên Chúa được tỏ lộ trong hành động, Chúa mở mắt cho người mù, làm cho kẻ què đi được, người điếc nghe được, nói chung là họ sung sướng vui mừng; mọi người đều ...thán phục ; các thần ô uế phải vâng lệnh.

Chúa Giêsu là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân (SUY NIỆM LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU VÀO ĐỀN THÁNH)
 Cách đây bốn mươi ngày, chúng ta đã hân hoan cử hành lễ Chúa Cứu Thế giáng sinh. Hôm nay chúng ta mừng ngày Chúa Cứu Thế được Thân Mẫu và thánh Giuse dâng vào Đền Thánh, đưa chúng ta đi từ Mầu Nhiệm Nhập Thể đến Mầu Nhiệu Cứu Chuộc của Đấng Cứu Thế. Ngôi Lời, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra và sống trong xã hội loài người, bị luật lệ loài người chi phối, theo Luật Môisen (x. Xh 13, 11-13); “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa” ( Lc 2, 23 ) đó là lý do Hài Nhi Giêsu được dâng cho Thiên Chúa. Đức Trinh Nữ Maria đã tuân theo nghi lễ thanh tẩy được ghi trong sách Lêvi : “Luật cho phụ nữ sinh trai hay gái” (Lv 12, 6-8). Ông Symêon người công chính và mộ đạo, được Thánh Thần linh báo cho biết, ông sẽ không thấy cái chết trước khi gặp Đức Kitô. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền, được Thần Khí thúc đẩy, hôm đó ông lên Đền Thánh, gặp gỡ Hài Nhi trên tay, ẵm trên tay và chào là ” Ánh Sáng muôn dân ” (Lc 2, 32).

LỜI QUYỀN NĂNG CỨU ĐỘ
Hoán cải và tin theo Chúa Giêsu vì Nước Trời gần đến là lời mời gọi của Đấng Thiên sai (x. Mc 1, 14-20). Sứ vụ Thiên sai ấy được tiếp tục thi hành với Lời Quyền Năng Cứu Độ, Lời có sức chữa lành những người bị quỉ ám, khiến cho những người mù được sáng, người què đi được, người điếc nghe được, nói chung là vui mừng sung sướng ; mọi người đều ...thán phục; các thần ô uế phải vâng lệnh Người (x. Mc 1, 21-28).

Sám Hối Và Tin Theo Chúa Giêsu,
Bước vào Chúa nhật thứ III thường niên, chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giorđan xong, được Gioan giới thiệu cho mọi người biết Người là : " Chiên Thiên Chúa " (Ga 1, 29). Ông bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, một hành động diễn tả sự liên tục giữa Giao ước cũ với Giao ước mới, với sứ điệp : " Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm " (Mc 1, 14).

Sứ Mạng Truyền Giáo Của Chúng Ta
 Tin Mừng Lễ Hiển Linh, Lễ của Ánh Sáng cho chúng ta biết, Ba Nhà Đạo Sĩ đã nhìn thấy “ngôi sao của Người” (Mt 2, 2), ngôi sao vừa “ló dạng” (c. 2,9), Ngôi sao Giêsu. Mùa Thường Niên mới bắt đầu, Gioan Tẩy Giả thấy sự huy hoàng rực rỡ của Ánh sao, hay của Giao Ước mới đang ló rạng thì giới thiệu cho môn sinh mình rằng : "Đây là Chiên Thiên Chúa" (Ga 1, 35). Chúng ta cùng nhau suy niệm phương cách Gioan giúp các môn đệ của ông nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, từ đó rút ra bài học về ơn gọi truyền giáo của mình.

Chúa Chịu Phép Rửa, Cả Trần Gian Được Thánh Hóa
 Tiếp theo lễ Chúa Hiển Linh, Phụng vụ của Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, kết thúc mùa Giáng sinh. Lễ này đã được các Giáo phụ quan tâm đặc biệt ngay từ những thời kỳ đầu, vì tầm quan trọng đặc biệt có tính cổ thời của nó. Đây là lễ được mừng sớm nhất, chỉ sau lễ Phục sinh, vì nó bao hàm lời rao giảng của các Tông Đồ, là điểm khởi hành cho tất cả những việc mà các Tông Đồ phải làm chứng cho (x. Tđcv 1, 21-22; 10, 37-41). Thứ đến, đây là lần đầu tiên, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải một cách đầy đủ và rõ ràng. Lý do nữa là phép rửa của Chúa Giêsu nơi sông Giordan loan báo trước cho phép rửa bằng Máu của Chúa trên Thập Giá, và tượng trưng cho toàn bộ những hoạt động có tính cách bí tích của Ðấng Cứu Thế. Để thực hiện ơn cứu rỗi nhân loại, Ngài đặt mình vào hàng ngũ các tội nhân, mặc dù Ngài là Đấng vô tội, nhưng Ngài đã mang trên mình tất cả tội lỗi của nhân loại...

Cuộc Chạy Trốn Của Thánh Gia, Nghĩ Về Người Tị Nạn
 Tiếp liền sau Đại lễ Giáng Sinh, Giáo hội cử hành lễ Chúa Hiển Linh hay còn gọi là lễ Chúa Tỏ Mình. Theo một truyền thống rất xa xưa từ thế kỷ thứ II, thánh Giustinô đã nói tới là Chúa Giêsu đã sinh ra trong một chuồng bò lừa tại Belem. 40 ngày sau, Thánh Giuse và Đức Maria đem Hài Nhi lên Đền thờ Giêrusalem để dâng cho Thiên Chúa như luật dạy. Phúc Âm Thánh Matthêô cho biết: sau khi dâng Chúa trong Đền Thánh, Thánh Gia không trở về Nagiarét ngay. Trong khoảng thời gian này đã xảy ra nhiều việc liên quan với nhau. Từ Đền Thờ, Thánh Gia lại trở về Belem. Chính nơi đây, các đạo sĩ, do một ngôi sao dẫn đường từ Phương Đông tới thờ lạy Chúa Giêsu và dâng cho Ngài lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Hêrôđê thấy các đạo sĩ không trở lại Giêrusalem báo tin như lời mình dặn, sợ ngai vàng của mình bị đe dạo, ông ra lệnh truyền giết các trẻ em ở Belem và các miền phụ cận từ 2 tuổi trở xuống. Thánh Giuse được Thiên thần báo tin, đã đem Chúa Giêsu và Đức Mẹ sang Ai-Cập và ở đó cho tới khi Hêrôđê băng hà (x. Mt 2, 1-12).

MARIA MẸ CHÚA TRỜI
Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và Hài Nhi… và tám ngày sau được gọi tên là Giêsu” (Lc 2,16-21). Với đoạn Tin Mừng trên đưa chúng ta về với người mẹ vừa mới sinh con là chính Đức Maria sinh ra Chúa Giêsu. Đó là lý do Giáo hội cử hành lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa sau lễ Chúa Giêsu giáng sinh tám ngày, để mời gọi con cái mình tỏ lòng kính trọng và biết ơn Đức Maria, đồng thời tuyên xưng Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.

GIA ĐÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ
Tiếp liền sau Lễ Giáng Sinh, Giáo hội cử hành lễ kính Thánh Gia Thất. Vì mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh là mừng Gia Đình Thánh, nơi Người sinh sống. Hôm nay, nhìn vào cảnh tượng giáng sinh, chúng ta chú ý đặc biệt đến Chúa Hài Nhi nằm trong máng cỏ, bên cạnh Người có Đức Maria và thánh Giuse. Chúng ta khám phá ra rằng, Con Chúa Cha hằng có đời đời, đã rời bỏ gia đình Ba Ngôi vĩnh cửu bước vào trần gian sinh ra trong gia đình trần thế bởi Đức Maria và có thánh Giuse. Trước mặt Thiên Chúa gia đình thật quan trọng, Thiên Chúa đã tạo lập gia đình ngay từ thủa ban đầu, Con Thiên Chúa cũng chọn gia đình để sinh ra và cưu ngụ.

CON THIÊN CHÚA HÒA MÌNH VÀO LỊCH SỬ NHÂN LOẠI (Các Bài Suy Niệm Giáng Sinh: Lễ Vọng, Lễ Đêm, Lễ Rạng Đông và Lễ Ban Ngày)
Người ta có cố có ông, có cha có mẹ có ông có bà, tức là có một gia phả. Đức Giêsu dù là Thiên Chúa, nhưng làm người, nên cũng không nằm ngoài qui luật tự nhiên ấy. Gia phả của Đức Giêsu Kitô được Thánh sử Matthêu viết thật là dài cả thảy 42 đời, không phải một cách hết sức chính xác và đầy đủ theo nghĩa lịch sử, nhưng mang nặng ý nghĩa thần học.

Lời “Xin Vâng” Cứu Độ
 Bước vào Chúa nhật thứ IV Mùa Vọng, trước lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, tác giả Tin Mừng Luca đưa chúng ta về với biến cố truyền tin diễn ra nơi khung cảnh miền quê Nagiarét. Khởi đầu câu chuyện vĩ đại đã tồn tại trong lịch sử loài người bằng câu : “Khi ấy ...”. “Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đa-vít, Trinh nữ ấy tên là  Maria” (Lc 1 , 26-27 ). Đây không phải là câu chuyện do con người tạo ra trong trí tưởng tượng, nhưng là câu chuyện được thêu dệt bởi chính Thiên Chúa và sự cộng tác của con người xảy ra trong không gian và thời gian, đã hoàn tất cách đây 2017 năm. Bằng cung kể bình dân, dễ tiếp cận, Luca giới thiệu cho chúng ta một số nhân vật theo thời gian, không gian và chủ đề, dẫn chúng ta đến đỉnh cao của câu chuyện là điểm : “Này Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai […] Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người […] và triều đại Người sẽ vô tận ” (Lc 1, 31-33). Với lời loan báo trên cho chúng ta biết Noel đã gần kề.

Anh em hãy vui lên
Hành trình Mùa Vọng, với đích điểm là lễ Giáng Sinh. Chúa nhật thứ I, Lời Chúa mời gọi chúng ta : "Hãy tỉnh thức" (Mt 24, 44). Chúa nhật thứ II, Gioan Tẩy Giả thôi thúc chúng ta : "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng" (Is 40, 3).  Hai tuần trước như là tiền đường dẫn chúng ta tiếp bước với niềm vui của Chúa nhật thứ III Mùa Vọng.

Hãy Dọn Đường Chúa
Bước vào Chúa nhật II Mùa Vọng với chủ đề : Populus Sion ... (Này hỡi Dân Sion) Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân. Người sẽ lên tiếng thật oai hùng, khiến tâm hồn anh em hoan hủy... " (Ca nhập lễ)  làm cho tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên. Khơi dậy trong ta một lịch sử của sự tha thứ và khám phá ra lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với con người. Lịch sử ấy có những đòi hỏi như Gioan Baotixita mách bảo chúng ta : "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng", nghĩa là : hãy hoán cải  tâm hồn đón chờ Chúa đến.

Mùa Vọng, Mùa Của Chờ Mong
Chúng ta bước vào Mùa Vọng, hay còn gọi là mùa Ad. Mùa Vọng, nguyên nghĩa tiếng Latin là Adventus, (có nghĩa là đến, quang lâm). Thời thánh Giáo hoàng Grêgôriô I, thời gian chuẩn bị đón chờ Chúa đến trước lễ Giáng Sinh kéo dài bốn tuần được gọi là Mùa Vọng.

GIÊSU VUA TÌNH YÊU
Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo hội long trọng cử hành lễ Chúa Kitô là Vua vũ trụ với niềm vui khôn tả và quả quyết rằng Người là Vua Tình Yêu và là Chúa chúng ta. Vua của Vương Quốc Yêu Thương và An Bình. Hôm nay, Vị Vua ấy nói với chúng ta về cuộc phán xét tình yêu. Khi sử dụng ẩn dụ chiên - dê, Người cho chúng ta thấy rằng đây sẽ là cuộc phán xét về tình yêu.

[1] 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 [11/28]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!