DUY NHẤT
Lm. Trần Việt Hùng
Sách Phương Ngôn còn gọi là Châm Ngôn (Proverb) nói về sự Khôn Ngoan. Người Do-thái ví sự khôn ngoan như người phụ nữ cố gắng kiên trì dẵn dắt mọi người ra khỏi con đường gian tà và tội lỗi. Trong đoạn sách Châm Ngôn hôm nay, sự Khôn ngoan được diễn tả như một nhân vật đã hiện diện với Thiên Chúa trước khi tạo dựng vũ trụ. Sự khôn ngoan ở cùng Thiên Chúa qua mọi công trình sáng tạo. Tiến trình lịch sử cứu độ được hé mở một cách rất tiệm tiến. Dân Do-thái tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất và độc thần. Mầu nhiệm về Ngôi Ba Thiên Chúa được mạc khải từ từ từng bước. Hình bóng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần còn được ẩn dấu.
|
Một Chúa, Ba Ngôi (Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm C)
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con".
|
HÃY YÊU ĐI RỒI SẼ BIẾT SỰ THẬT
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,13). Nhờ lời mạc khải của Chúa Kitô, chúng ta biết rằng Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi riêng biệt là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ một Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi. Tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Một mầu nhiệm vượt quá trí suy của nhân loại.
|
HỌC TRỞ NÊN THINH LẶNG
M. Hoàng Thị Thùy Trang
Một trong những mầu nhiệm khó hiểu nhất là mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Đây là một mầu nhiệm lớn của Giáo Hội. Vậy mà khi được học thần học về Chúa Ba Ngôi, bài test sau khóa học, tôi được điểm cao nhất. Cha giáo khen tôi có cách trình bày như một giáo sư, lập luận logic, thuyết phục… Thú thực, tôi cũng chỉ là dùng kiến thức đã được học để trình bày mà bản thân cũng mới chỉ là một chút cảm nghiệm. Chúa Cha yêu Chúa Con nên Ngài sinh ra Chúa Con. Chúa Cha chỉ có một người con duy nhất là Ngôi Hai. Ngôi Hai yêu Chúa Cha nên Chúa Thánh Thần là kết quả tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con. Ba Ngôi Thiên Chúa quyền phép như nhau nhưng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Mỗi Ngôi vị đều thông hiệp với nhau trong một Thiên Chúa duy nhất.
|
Hiệp thông nên một
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Sứ điệp: Mỗi gia đình tín hữu phải là hình ảnh sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi.
|
YÊU THƯƠNG NHƯ CHÚA BA NGÔI YÊU THƯƠNG
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Mặc dù giáo lý về Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của đức tin chúng ta, nhưng một cách đáng ngạc nhiên tín điều đó có lẽ tác động ít nhất đến đời sống tâm linh của chúng ta. Chúng ta khẳng định rằng Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhưng mối tương quan giữa các Ngôi Vị Thiên Chúa vốn có thể hướng dẫn những nỗ lực tăng trưởng tâm linh của chúng ta trong cầu nguyện và rèn luyện nhân đức như thế nào, thì điều đó không dễ thấy liền. Ngay cả những người thông thạo về thần học Ba Ngôi cũng có thể khó giải thích được giáo lý này có ý nghĩa gì đối với đời sống Kitô hữu hàng ngày.
|
BA NGÔI THIÊN CHÚA TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ
Phêrô Phạm Văn Trung
Tín điều Ba Ngôi là nền tảng sâu xa nhất của đức tin Kitô giáo: một Thiên Chúa duy nhất trong ba ngôi vị – Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi không tách biệt, nhưng hiệp nhất hoàn hảo trong bản thể và khác biệt trong ngôi vị.
|
NHỚ VỀ NGƯỜI CHA NHÂN NGÀY HIỀN PHỤ
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Cũng như vợ ông, ông là người có nhiều tên gọi: Cha, bố, ba, tía, thầy, hoặc cậu... Tất cả đều qui về một người, mà thiếu người này hôn nhân không còn mang ý nghĩa của sự kết hợp vợ chồng đúng nghĩa và đầy đủ. Không còn là một cuộc phối hợp tự nhiên, truyền thống, luân lý và đạo đức giữa một người nam và một người nữ. Thiếu bóng dáng người này, hôn nhân cũng không còn là nền tảng vững chắc của gia đình và xã hội. Ngày Hiền Phụ là ngày các người con dùng để bày tỏ tình cảm, lòng yêu mến và tri ân người đàn ông này.
|
ÔNG GIÀ … HÂM (!)
Lm Đaminh Hương Quất
Người Dân vùng Tây Bắc- có thể nói một trong những ‘cái nôi’ làm nên cách mạng, người ta thấy xuất hiện một Ông Già- Ông Cụ, tóc bạc phơ, tầm vóc không cao, trông hiền lành, phúc hậu… Người ta thấy Ông vẫn rong ruổi bộ hành, 5-10 cây số mỗi ngày. Lạ, chẳng thấy Ông Già đội mũ hoặc mặc áo mưa dù trời Tây Bắc vẫn nắng chang chang hoặc mưa tầm tã…
|
MỘT THIÊN CHÚA BA NGÔI
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Một Thiên Chúa mà có ba ngôi. Ba ngôi là một Thiên Chúa. Đây là một trong những mầu nhiệm sâu thẳm, cao siêu nhất vượt trên mọi sự hiểu biết của đức tin Kitô Giáo. Mỗi lần làm dấu Thánh Giá, chúng ta đang tuyên xưng một Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần.
|
BẢN CHẤT CỦA HAM MUỐN
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
ức Giêsu dạy: Phải giữ mình khỏi mọi thứ ham muốn (x. Lc 12,15), “mọi thứ”, chứ không phải: chỉ một số thứ. Nếu ta không kính sợ Chúa, thì, ta sẽ sợ hãi mọi thứ, còn, khi đã kính sợ Chúa rồi, thì, ta sẽ không còn sợ hãi bất cứ điều gì khác nữa. Cũng vậy, nếu ta không ham thích làm theo ý Chúa, thì ta sẽ bị mọi thứ ham muốn thống trị, còn, khi đã ham thích thực thi ý Chúa rồi, thì, ta sẽ không còn ham muốn bất cứ thứ gì khác nữa. Ước gì chúng ta biết bắt chước Đức Giêsu, để ngày càng, trở nên đồng hình đồng dạng với Người, Đấng không ham muốn bất cứ thứ gì khác, ngoài việc, chỉ làm theo thánh ý Chúa Cha mà thôi.
|
Trộm dữ, trộm lành
Lm John Minh
CÂU HỎI Theo Luca thì có 1 tên trộm lành :”Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập gía cũng nhục mạ Người…,” (Lk 23:39) nhưng Matthêu và Matcô lại quả quyết cả 2 tên trộm đều dữ:”Cả những tên cướp cùng bị đóng đinh với Người cũng xỉ vả Người như thế” (Mt :27:44, Mk :15:32), vậy ai đúng, ai sai? Nếu đúng cả thì hóa ra giáo hội ta ba phải sao?
...Xin mở file kèm
|
Thánh Tâm Chúa C – Tv22 – Mục Tử Chăn Dắt
Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
https://www.youtube.com/watch?v=-TjSRxjgh5s&list=PLdG6QTKRfLZdrpAtPUi310hzfkXa4S_fM&index=37
...Xin mở file kèm
|
Mình Máu Chúa C -Tv109 – Con Là Thượng Tế
Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
https://www.youtube.com/watch?v=y6FNc6qX7NU&list=PLdG6QTKRfLZdrpAtPUi310hzfkXa4S_fM&index=36
...Xin mở file kèm
|
Chúa Ba Ngôi C -Tv8 - Lẫy Lừng Danh Chúa
Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
https://www.youtube.com/watch?v=bS1HsuHRnY8&list=PLdG6QTKRfLZdrpAtPUi310hzfkXa4S_fM&index=2
...Xin mở file kèm
|
SỨC MẠNH NÂNG ĐỠ ĐỨC TIN TRONG Ý THỨC TRUYỀN GIÁO
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Ai mà không ít là một lần thấm thía nỗi đau, nỗi bất hạnh? Bạn và tôi, khi sống trong cuộc đời này, lại không có những lần đức tin bị thử thách đó sao. Chẳng hạn khi ta phải bước đi trong lầm lũi, đi trong thất bại và chán nản: Đó có thể là cái chết bất ngờ của một người thân, một cơn bạo bệnh, một tình yêu bị phụ bạc... Đó cũng có thể là cái nghèo, cái dốt, là đứa con chưa ngoan, vợ chồng thiếu tin tưởng nhau... Trong hoàn cảnh khó khăn như thế, đức tin bị chùn bước chăng?
|
THÁNH THẦN TRONG CUỘC SỐNG
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Ca đoàn của một xứ đạo kia đi cắm trại, hẹn nhau
mỗi người đem theo một ít củi khô để nhóm lửa. Buổi tối mát mẻ, họ
quây quần quanh những khúc củi chất đống cạnh sân nhà thờ. Anh ca
trưởng nhóm lửa, lên tiếng “Nào ta thắp lửa Tin Yêu”. Anh phụ tá vừa
dứt tiếng dạo đàn, tất cả mọi người ai nấy vỗ tay cất tiếng đồng
ca:
...Xin mở file kèm
|
ĐẶC SAN GIÁO SĨ VIỆT NAM SỐ 508, CHÚA NHẬT 08.06.2025
Ban Biên Tập Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu bạn muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gửi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com . Xin giới thiệu cho nhiều người cùng Ghi danh. Xin cám ơn .
...Xin mở file kèm
|
Ông Simon vác Thánh Giá?
Lm John Minh
CÂU HỎI: Theo Gioan thì chính Chúa tự vác thánh gía, nhưng Nhất lãm lại nói có Simon vác thay.
...Xin mở file kèm
|
THẦN LINH.
Lm. Trần Việt Hùng
Đức Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa. Cũng được gọi là Thần Chân Lý, Đấng Ban Sự Sống, Đấng Phù Trợ, Đấng Chữa Lành và Chúa Thánh Linh. Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta về Chúa Thánh Thần. Tác động của Chúa Thánh Thần là biến đổi con người qua ơn thánh và các đặc sủng. Ngài giúp chúng ta nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta cầu nguyện, tuyên xưng niềm tin và thể hiện tình yêu. Sau khi phục sinh, Chúa Kitô đã hiện ra với các tông đồ ban ơn bình an, thổi hơi ban Thánh Thần và quyền cầm giữ. Thánh Gioan diễn tả một cách vắn gọn: Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: Các con hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20, 22). Chúa Thánh Thần là nguồn mạch mọi ân sủng.
|
Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong Giáo Hội (Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm C)
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
* Để nghe trên Youtube: https://youtu.be/c8q91rKr3rE - Trang Chủ của kênh: https://youtube.com/@loichualaanhsang - Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com
|
Ngọn Lửa Thánh Linh soi chiếu
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Sứ điệp : Không có Chúa Thánh Thần soi sáng, không ai có thể nhận biết và yêu mến Chúa Giê-su.
|
CHÚA THÁNH THẦN CẦU NGUYỆN TRONG VÀ QUA CHÚNG TA
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Những lời nguyện khẩn cầu gồm chứa việc nài xin. Có nhiều hình thức nài xin khác nhau. Khi chúng ta đọc Thánh Kinh, chúng ta thấy rằng than van là hình thức khẩn cầu chủ yếu. Điều thú vị là than van không phổ biến trong Tân Ước.
|
CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
Phêrô Phạm Văn Trung
Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta được chứng kiến một khoảnh khắc đầy ý nghĩa sau khi Chúa Giêsu sống lại: “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều kín, vì các ông sợ người Do thái. Chúa Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” (Ga 20,19). Lời chào “Bình an cho anh em” không chỉ là một lời chúc lành, mà còn là lời mời gọi các môn đệ vượt qua nỗi sợ hãi, tin tưởng vào sự hiện diện của Chúa Phục Sinh. Ngài tiếp tục trao ban Thánh Thần và sai họ ra đi: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Đây là khởi đầu cho sứ mệnh loan báo Tin Mừng, được củng cố bởi ơn Thánh Thần. Sứ mệnh này không chỉ dành cho các môn đệ ngày xưa mà còn là lời mời gọi mọi Kitô hữu hôm nay sống và chia sẻ đức tin, dù đang đối mặt với nhiều thách thức.
...Xin mở file kèm
|
“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN”
Jerome Nguyễn Văn Nội
Với mỗi người cũng như mỗi cộng đoàn Ki-tô hữu, điều làm nên sự khác biệt là người/cộng đoàn ấy có tràn đầy Thần Khí Thiên Chúa hay không? là người/cộng đoàn ấy có sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần hay không?
|
CHÚA BIẾT ĐIỀU GÌ LÀ TỐT NHẤT CHO CHÚNG TA
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
Người ta kể lại một câu chuyện, có một vị Vua kia không tin vào lòng nhân từ của Chúa. Vị Vua này có một người hầu và anh ta luôn luôn nói với nhà Vua rằng, trong tất cả mọi hoàn cảnh: “Thưa đức Vua, xin đừng nản lòng, vì mọi việc Chúa làm đều hoàn hảo, không có sai sót!”
|
BỐN CÁM DỖ TRÊN ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Có một nghịch lý: mới bước vào đời sống thiêng liêng, thì, ta càng nhận biết mình rõ hơn; càng đi lâu, thì, ta lại càng mù mờ về chính mình, bởi vì, càng đi lâu, ta càng phủ lên mình nhiều lớp mặt nạ khác nhau: trưởng thành, thiêng liêng, chiêm niệm, thị kiến, thần bí…
|
Video: Đáp Ca TV 103 Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Nhạc Sĩ Phạm Trung
Nhạc: Phạm Trung Trình bày: Ngọc Quý
...Xin mở file kèm
|
VENI CREATOR SPIRITUS
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
“Veni Creator Spiritus” (Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm). Bài ca mà các tín hữu thường hát lên để cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn lành, sự khôn ngoan, và hướng dẫn khi khai mạc các buổi cầu nguyện, cách riêng trong Lễ Chúa Thánh Thần Hệ Xuống, và những dịp trọng thể khác. Bài ca được cho là của Rabanus Maurus, một đan sỹ Biển Đức, thần học gia, thi sỹ, nhà văn và Tổng Giám Mục Mainz thuộc thế kỷ thứ 9. Đây là một lời nguyện tuyệt đẹp và đầy quyền năng đã được Giáo Hội dùng để xin ơn Chúa Thánh Thần trải qua hàng thế kỷ.
|
LÀM SAO ĐỂ VIỆC SUY NIỆM LỜI CHÚA TRỞ NÊN THÚ VỊ?
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Mỗi khi gặp đoạn Tin Mừng về “cái rác, cái xà” (Mt 7,1-5), thì ngay lập tức, ta nghĩ ngay đến việc “xét đoán”: nhìn vậy, mà không phải vậy, như câu chuyện của Khổng Tử về “nồi cơm Nhan Hồi”, rồi, ta rút ra những bài học về nhân bản, về luân lý của việc xét đoán.
|
Các Bài Đọc Trong Thánh Lễ, tháng 06/2025 - Bản PDF
thanhlinh.net
...Xin mở file kèm
|
Các Bài Đọc Trong Thánh Lễ, tháng 06/2025 - Bản Word
thanhlinh.net
...Xin mở file kèm
|
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ LÀ KẺ TÀN BẠO?
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Dẫn nhập: Bài viết sau đây được hiệu đính từ câu trả lời và góp ý của tôi cho một người anh em dựa trên câu hỏi:“Phải chăng Thượng Đế là một kẻ tàn bạo” (Is God a violent person?” Phần trả lời đã được phổ biến trên fb Duyet Tran, web giadinhnazareth.org và nhiều cơ quan ngôn luận từ năm 2020. Nhưng gần đây tôi vẫn nhận được các câu hỏi và ý kiến phản ảnh những tư tưởng của câu hỏi mà tôi đã nhận được từ người bạn năm xưa, và do đó, tôi đã hiệu đính lại bài viết với hy vọng giúp cho những ai đang nghi ngờ, giận hờn và thù ghét Thượng Đế vì cho rằng Ngài không biết xót thương, vô tâm, vô cảm, hoặc bất lực trước những đau khổ của nhân loại và của con người hiểu được rằng chúng ta có một Thượng Đế không những quyền phép mà còn rất mực yêu thương.
|
XIN KÉO CON VỀ CÙNG CHÚA
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Trong
một phim Hàn Quốc thấy có cảnh dân chúng nô nức đứng
bên bờ sông, bãi biển cùng nhau đồng loạt thả lên trời những bong
bóng đủ mọi màu sắc. Phong tục thả bong bóng gắn theo mẩu giấy ghi lời
cầu mong nguyện ước cho nhau, cho bản thân và cho gia đình.
Thường thì tục lệ này diễn ra
khắp đất nước, vào những dịp đặc biệt như các lễ hội mùa xuân hay Tết Nguyên Đán, tượng trưng cho việc gửi
đi những ước mơ, hy vọng và nguyện vọng của con người lên trời cao, hy vọng
rằng những nguyện ước này
sẽ được thần linh nghe thấy và ban phúc
trong tương lai.<
...Xin mở file kèm
|
CON ĐƯỜNG CÓ NHỮNG CUỘC CHIA LY…
M. Hoàng Thị Thùy Trang
Nếu nói đến chia ly, thì không có cuộc chia ly nào mà không đẫm nước mắt. Bởi chia ly là đau khổ vì không còn được ở bên nhau. Xa cách người mình yêu thương là sự xa xách tàn nhẫn nhất. Chỉ có tình yêu thương thực sự mới khiến họ đau khổ khi chia xa. Ai không đau đớn khi chia xa thì người ấy chưa bao giờ yêu thương đúng nghĩa.
|
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về THẰNG KHÙNG…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Phùng Quán LTS: Nhà thơ Phùng Quán viết lại bài này theo lời kể của thi sĩ Nguyễn Tuân (trùng tên với nhà văn Nguyễn Tuân – người viết bài tùy bút “Phở”) khi cùng ở trong tù…
|
PHẢI LÀ NGƯỜI SỐNG TRONG CHÂN LÝ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Ngày 6.5.1967, dịp lễ Thăng Thiên, Đức Thánh Cha Phaolô VI công bố Ngày Truyền thông của Hội Thánh Công giáo. Đức Phaolô VI cũng ấn định: Lễ Thăng Thiên hàng năm là Ngày Quốc tế Truyền thông. Tính đến nay, Hội Thánh đã trải qua 57 Ngày Quốc tế Truyền thông. Và lễ Thăng Thiên 2025 là Ngày Truyền thông lần thứ 58.
|
“Xin cho họ được nên một” (Chúa nhật VII Phục Sinh – Năm C)
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
* Để nghe trên Youtube: https://youtu.be/Nf4cRf0Ff8s - Trang Chủ của kênh: https://youtube.com/@loichualaanhsang - Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com
|
ƠN GỌI LÀM CHỨNG NHÂN CHO CHÚA KITÔ
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Tin Mừng hôm nay nói về việc Chúa Giêsu lên trời. Đây là khởi đầu cho một cách hiện diện mới của Ngài, luôn ở bên những ai theo Ngài, không lệ thuộc không gian - thời gian. Trước khi Ngài ra đi, Ngài đã hứa rằng Ngài sẽ sai Chúa Thánh Thần đến ban sức mạnh cho họ: “Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống” (Lc 24: 49). Các môn đệ không bị bỏ lại trong nỗi buồn, nhưng họ tràn đầy niềm vui và mong đợi Chúa Thánh Thần đến: “Các ông bái lạy Ngài, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa” (Lc 24: 54).
|
CHÚA THĂNG THIÊN: KHỞI ĐẦU CHỨ KHÔNG PHẢI KẾT THÚC
Phêrô Phạm Văn Trung
Khi nhìn về cuộc đời của Đức Giêsu, biến cố Thăng Thiên dường như đánh dấu điểm kết thúc – kết thúc thời gian Ngài sống giữa loài người. Nhưng Tin Mừng Luca và sách Công vụ Tông đồ lại hé mở một chân trời mới: “Ngài rời khỏi các ông và được đem lên trời” (Lc 24,51), nhưng không phải để lìa xa mãi mãi. Ngược lại, Ngài hứa ban Thánh Thần và trao cho các môn đệ một sứ mạng: làm chứng cho Ngài “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
|