BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 7A 6)
Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 09.02.2011.
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay tôi muốn được nói đến Thánh Pietro Kanis, ( Phêrô Kanis), Kanis được La Tinh hoá thành Canisio, là tên họ của ngài, một khuôn mặt rất quan trọng của nền Công Giáo thế kỷ 15.
Sinh ngày 08.05.1521 ở Nimega ( Hoà Lan ). Cha của cậu là thị trưởng của thị trấn.
Trong lúc còn là sinh viên ở Đại học Koeln, Pietro Kanis thường lui tới thân giao với các tu sĩ Certose của tu viện Thánh Nữ Barbara, một trung tâm phát động thúc đẩy đời sống công giáo và giao lưu với nhiều người vung trồng đời sống thiêng liêng, được mệnh danh là " devotio moderna " ( lòng tôn sùng tân tiến ).
Pietro Kanis nhập dòng Chúa Giêsu ( dòng Tên ) ngày 08,05.1543 ở Mainz ( Renania-Palatinato, Đức Quốc) , sau khi đã tham dự một khoá tỉnh tâm, dưới sự hướng dẫn của vị Chân Phước Pierre Favre, Petrus Faber, một trong những đệ tử đầu tiên của Thánh Ignazio di Loyola.
Được thụ phong Linh Mục tháng 6 năm 1546 ở Koeln, thì liền năm sau, Pietro Kanis đã là nhà thần học của Giám Mục ở Augusta, là Đức Hồng Y Otto Truchsess von Waldburg. Cha Pietro Kanis cũng hiện diện trong Công Đồng Trento, cùng cộng tác với hai người bạn đồng môn, Diego Lainez và Alfonso Salmeròn.
1 - Năm 1548, Thánh Ignazio cho Cha Pietro Kanis hoàn hảo ở Roma nền huấn luyện đạo đức thiêng liêng và sau đó ngài gởi Cha vào Học Viện ở Messina ( Nam Ý ) để thực hiện nghề nghiệp khiêm tốn quét dọn, phục vụ trong nhà.
Cha Pietro Kanis nhận được bằng tiến sĩ thần học ở Bologna ngày 04 tháng 10 năm 1549, và sau đó được Thánh Ignazio sai đi làm việc tông đồ ở Đức.
Ngày 02 tháng 9 năm đó, năm 1549, Cha đến viếng Đức Giáo Hoàng Phaolồ III ở Castel Gandolfo, kế đến Cha đi đến Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện. Ở đây Cha van xin hai vị Đại Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolồ giúp đỡ, xin các Vị ban Phép Lành Tông Đồ có hiệu lực vĩnh viễn cho số phận của mình, cho sứ mạng mới của mình.
Trong nhật ký, Cha còn ghi lại một vài lời của buổi cầu nguyện hôm đó:
- " Ở đó tôi cảm nhận được một sự an ủi cao cả và sư hiện diện của ân sủng được ban cho tôi, nhờ những lời cầu nguyện can thiệp đó ( của Thánh Phêrô và Phaolồ). Các Vị xác nhận sứ mạng của tôi ở Đức và tôi có cảm nhận rằng các Vị chuyển đạt đến tôi, như là người tông đồ của cho xứ Đức, sự ủng hộ qua lời chúc phúc. Lạy Chúa, Chúa biết, bằng biết bao nhiêu cách và bao nhiêu lần trong cùng ngày đó, Chúa đã giao Đức Quốc cho con , mà vì Quốc Gia đó kế đến con được nhiều lần được thúc đẩy, và con ao ước được sống và chết vì Quốc Gia đó ".
Chúng ta nên biết rằng chúng ta đang ở vào thời canh tân của phái Luthero, vào thời mà đức tin công giáo của các Quốc Gia Đức Ngữ, trước sự hấp dẫn của nền canh tân, dường như bị tắt ngỏm đi.
Phận vụ của Pietro Kanis bởi đó có thể được coi như là một việc không thể nào thực hiện được, được giao cho sứ mạng phải làm sống động lại, tái thiết lại đức tin công giáo trong các Quốc Gia Đức Ngữ.
Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng lời cầu nguyện. Chỉ có thể thực hiện được khởi đầu từ trung tâm điểm, tức là bằng một tình thân hữu sâu đậm với Chúa Giêsu Ki Tô, tình thân thân hữu với Chúa Ki Tô trong Thân Thể, trong Giáo Hội của Người, được nuôi dưỡng bằng Phép Thánh Thể, sự hiện diện thực hữu của Người.
Vâng theo sứ mạng mà mình nhân lãnh được từ Ignazio và từ Đức Giáo Hoàng Phaolồ III, Cha Pietro Kanis khởi hành đi Đức và chính xác hơn là khởi hành đi đến lãnh địa quận chúa ở Bayern, là nơi mà Cha trải qua nhiều năm, là lãnh địa hoạt động sứ mạng của Cha.
Như là Trưởng Nhóm, Viện Trưởng và Phó Chưởng Ấn của Đại Học Ingolstadt, Cha Pietro chăm lo đời sống hàn lâm viện của Viện, canh tân tôn giáo và luân lý cho dân chúng.
Ở Wien ( Áo Quốc), trong khoảng một thời gian ngắn, Cha Pietro là Quản Trị Viên của giáo phận, thi hành phận vụ mục vụ của mình trong các bệnh viện và các lao xá, trong thành phố cũng như ở đồng quê và đồng thời Cha cũng chuẩn bị phổ biến quyển Giáo Lý ( Catechismo ) của Cha.
Năm 1556, Cha thiết lập Tu Viện ở Praga và, cho đến năm 1469, Cha là Bề Trên tiên khởi Tỉnh Dòng của Dòng Tên miền Bắc Đức Quốc.
2 - Trong chức vụ vừa kể, Cha Pietro thiết lập trong các địa hặt ở Đức một hệ thống dày đặc các công đồng của Dòng, đặc biệt là các Học Viện, là nhữg khởi điểm để từ đó canh tân công giáo, canh tân lại đức tin công giáo.
Trong khoảng thời gian đó, Cha Pietro cũng tham dự cuộc hội thoại ở Worms với các nhà lãnh đạo Tin Lành, trong số đó với Filippo Melantone ( 1557).
Cha cũng giữ chức cụ Khâm Sứ Toà Thánh ở Ba Lan ( 1558), tham dự hai cuộc gặp gỡ ở Augusta ( 1559 và 1565); tháp tùng Đức Hồng Y Stanislao Hozjusz, đại diện cho Đức Giáo Hoàng Pio IV, đến gặp Hoàng Đế Ferdinando ( 1560); tham dự vào Khoá Họp cuối cùng của Công Đồng Trento, trong đó Cha nói về vấn đề Rước Lễ dưới hai hình thể và nói về Thư Mục các sách bị cấm ( 1562).
Năm 1580, Cha lui về Fribourg ở Thụy Sĩ, hoàn toàn chăm lo về giảng dạy và tác tạo các tác phẩm của mình. Ở đó Cha Pietro Kanis chết đi ngày 21 tháng 12 năm 1597.
Cha được Đức Giáo Hoàng Pio IX phong chân phước năm 1864, được Đức Giáo Hoàng Leo XIII tuyên dương năm 1897 là vị Tông Đồ Thứ Hai của nước Đức, và được Đức Giáo Hoàng Pio XI phong thánh và tuyên dương là Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1925.
Thánh Pietro Kanis đã trải qua một phần khá lớn đời mình để giao tiếp với những nhân vật quan trọng nhứt trong xã hội thời ngài và có ảnh hưởng đặc biệt bằng những gì ngài viết ra.
Ngài là người xuất bản trọn vẹn các tác phẩm của Thánh Cirillo d'Alessandria và của Thánh Leo Cả, suất bản các Thư Tín của Thánh Girolamo và Các Lời Nguyện của Thánh Nicola della Flue.
Thánh Pietro Kanis cũng xuất bản các sách về đàng nhân đức với nhiều ngôn ngữ khác nhau, tiểu sử của một vài vị Thánh Thụy Sĩ và nhiều bản văn các bài giảng.
Nhưng các bản văn của ngài được phổ biến nhiều nhứt là ba quyển " Sách Giáo Lý " ( Catechismi ), đưọc viết ra giữa năm 1555 và 1558. Quyển Giáo Lý đầu tiên được dành cho các học sinh có khả năng biết đuợc các khái niệm sơ đẳng về thần học; quyển thứ hai, dành cho giới trẻ, để khởi đầu có được giáo dục về tôn giáo; quyển thứ ba, dành cho các học sinh có trình độ trung học và cao đẳng.
Giáo lý công giáo được trình bày bằng những câu hỏi-đáp, một cách ngắn gọn, theo ngôn ngữ Thánh Kinh, được trình bày một cách rõ ràng, trong sáng và không đề cập đến những mối tranh cải.
Chỉ trong đời ngài, có đến 200 lần ấn bản các sách Giáo Lý nầy ! Và còn có cả trăm lần xuất bản khác vẫn tiếp tục cho đến thế ký 19.
Như vậy, ở Đức ngay cả trong thời của cha tôi, dân chúng gọi sách Giáo Lý đơn sơ bằng danh từ " Canisio " ( sách của Thánh Pietro Kanis ) : thật là sách giáo lý qua bao thế ký đã đào tạo đức tin cho bao nhiêu người.
3 - Đó là đặc tính của Thánh Pietro Kanis, biết phối hợp một cách thích hợp lòng trung thành với các nguyên tắc đức tin và sự tôn trong phải có đối với mọi người.
Thánh Cirillo đã phân biệt giữa sự bỏ đạo có ý thức, có tội và đức tin, sự mất đức tin không phai vì lỗi mình, trong các hoàn cảnh đưa đến. Và ngài đã tuyên bố, đối với Toà Thánh Roma, rằng phần lớn các người Đức gia nhập vào đạo Tin Lành không có tội lỗi gì do chính họ.
Trong một thời điểm lịh sử của các mối tương phản mãnh liệt giữa các tổ chức tôn giáo, Thánh Pietro Kanis đã tránh - và đây là điều phi thường - việc đụng chạm chát chúa gắt gao và nóng giận nổi lửa hùng biện hời hợt - đó là điều hiếm có, như có lần tôi đã nói ở những thời điểm có các cuộc cải cọ qua lại giữa các Ki Tô hữu với nhau. Thánh Pietro Kanis chỉ nhằm trình bày những căn cội thiêng liêng và làm sống động lại đức tin vào Giáo Hội.
Nhưng muốn thực hiện điều đó cần phải có sự hiểu biết rộng rãi và sâu đậm về Thánh Kinh và các Giáo Phụ: đó cũng chính là sự hiểu biết nâng đỡ mối tương quan cá nhân của Cha với Chúa và đời sống thiêng liêng khắc khổ mà Cha có được từ " devotio moderna " ( lòng sùng đạo tân tiến ) và đời sống bí nhiệm của miền Renania ( Đức ).
Đặc tính cá biệt đời sống thiêng liêng của Thánh Pietro Kanis, đó là tình thân hữu sâu đậm cá nhân đối với Chúa Giêsu. Ví dụ như ngài viết ngày 04 tháng 9 năm 1549 trong quyển nhật ký:
- " Lạy Chúa, sau cùng, như thể là Chúa mở rộng trái tim của Thân Thể Cực Thánh cho con, làm cho con có cảm nhận thấy Chúa đang ở trước mặt, Chúa đã dạy bảo con hãy uống ở nguồn suối đó, mời gọi con có thể nói như vậy, hãy múc lấy nước cứu rổi con từ các nguồn mạch của Chúa, lạy Đấng Cứu Chuộc con ".
Kế đến Thánh Pietro Kanis cũng thấy Đấng Cứu Chuộc cho mình một bộ y phục gồm có ba phần, được gọi là hoà bình, tình yêu và kiên nhẫn bền tâm. Và với bộ y phục gồm có hoà bình, tình yêu và kiên nhẫn bền chí đó, Thánh Pietro Kanis đã thực hiện công trình canh tân công giáo của mình.
Tình thân hữu nầy của ngài với Chúa Giêsu - là trung tâm điểm nhân cách của ngài - được nuôi dưỡng bằng tình yêu đối với Thánh Kinh, bằng tình yêu đối với Phép Bí Tích, tình yêu đối với các Giáo Phụ.
Dĩ nhiên tình thân hữu đó được nối kết một cách rõ ràng với ý thức rằng trong Giáo Hội mình là người tiếp nối sứ mạng của các Tông Đồ.
Điều vừa kể nhắc nhớ chúng ta rằng mỗi người rao giảng Phúc Âm đích thực luôn luôn là một dụng cụ hiệp nhứt, và bởi đó làm cho mình trở thành sung mãn, hiệp nhứt với Chúa Giêsu và với Giáo Hôi Người.
4 - Kết tình thân hữu với Chúa Giêsu, Thánh Pietro Kanis được đào tạo nên trong môi trường dòng tu Certosa ở Koeln , trong đó ngài đã có được mối thân giao chặt chẽ với với hai tu sĩ bí nhiệm ( mistici ) dòng Certosa: Johann Lansperger, được La Tinh hóa thành Langspergius, và Nicolas van Hesche, được La Tinh hoá thành Eschius.
Kế đến Thánh Pietro Kanis đào sâu thêm kinh nghiệm về tình thân hữu đó, familiaritas stupenda nimis, với việc chiêm niệm về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu. đó là những gì chiếm phần lớn trong quyển " Esercizi spirituali " ( Các Buổi Thực Tập Thiêng Liêng, hay Các Lần Cấm Phòng) theo Thánh Ignazio.
Lòng tôn sùng nhiệt huyết đối với Trái Tim Chúa , được đạt đến thượng đỉnh trong việc hiến tặng mình cho sứ vụ tông đồ trong Đại Thánh Đường Vatican, được đặt nền tảng chính ở đây.
Trong đời sống thiêng liêng, Chúa Ki Tô trung tâm điểm của Thánh Pietro Kanis, chúng ta có được một lòng xác tín sâu đậm: đó là không thể có được tinh thần muốn cho mình được trọn hảo, nếu mỗi ngày không thực hành cầu nguyện, cầu nguyện bằng tâm trí là phương thế thông thường cho phép nguời môn đệ Chúa Giêsu được sống thân tình với Vị Thầy Thiên Chúa. Bởi đó trong các bản văn được viết ra để huấn dạy đàng thiêng liêng cho dân chúng, Vị Thánh của chúng ta nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Phụng Vụ cùng với các bài chú giải về Phúc Âm, về các ngày Lễ, về nghi thức Thánh Lễ và các Phép Bí Tích khác, nhưng đồng thời ngài cũng chăm lo cho các tín hữu thấy điều cần thiết và vẻ đẹp của việc cầu nguyện cá nhân hằng ngày đi liền bên cạnh và thẩm thấu vào việc tham dự vào việc phượng tự công cộng trong Giáo Hội.
Đó là một lời kích lệ và là một phương thức vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị của mình, nhứt là sau khi đã được Công Đồng Vatican II đề nghị lại một cách có uy quyền trong Hiến Chế Sacrosantum Concilium: đời sống Ki Tô hữu không tăng trưởng được, nếu không được nuôi dưỡng bằng việc tham dự vào Phụng Vụ, nhứt là vào Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, và bằng lời cầu nguyện cá nhân hằng ngày, bằng mối giao tiếp cá nhân với Chúa.
Giữa muôn ngàn công việc và nhiều kích thích bao vây chúng ta , mỗi ngày chúng ta cần phải tìm ra được những giây phút để chú tâm trước mặt Chúa, lằng nghe Người và nói với Người.
Đồng thời, luôn luôn hiện thực và có giá trị vĩnh viễn mẫu gương mà Thánh Pietro Kanis để lại cho chúng ta, không những trong các tác phẩmm mà nhứt là bằng đời sống của ngài.
Người dạy một cách rõ ràng rằng phận vụ tông đồ có đánh động được người khác và sinh hoa trái cứu độ trong tâm hồn, chỉ có khi nào người rao giảng chính là nhân chứng cá nhân của Chúa Ki Tô và biết trở thành dụng cụ sẵn sàng cho Người dùng, được hiệp nhứt với Người bằng đức tin vào Phúc Âm của Người và vào Giáo Hội của Người, bằng một đời sống luân lý chính đáng và bằng một cử chỉ cầu nguyện không ngừng như là tình yêu.
Điều đó có giá trị đối với mọi tín hữu Chúa Ki Tô muốn sống với chuyên cần và thành tín việc hội nhập gắn chặt mình vào Chúa Ki Tô.
Cám ơn Anh Chị Em.
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.
8 thông tấn www.vatican.va , 09.02.2011).