Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
CỌP VÀ NGƯỜI

 

Theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, thì hổ, cọp hay hùm là loài thú ăn thịt, họ mèo. Thân dài, cổ ngắn và to. Đầu gọn, có răng khoẻ. Bàn chân trước rộng, có vuốt sắc. Lông vàng đỏ, có nhiều vằn đen. Vai cao 95-110 cm. Nặng 250-280 kg. Hổ đực lớn hơn hổ cái. Sống trong các loại rừng, kể cả rừng đầm lầy có lau sậy. Ăn hươu nai, lợn rừng; có khi bắt cả trâm, bò, thỏ. Có thể ăn tới 30-50 kg thịt một bữa, sau đó nhịn nhiều ngày.

Con cái ba năm sinh một lần. Động đực 4-8 ngày. Chửa 93-114 ngày. Đẻ 1-5 con. Sau 5-6 tháng cai sữa. Hổ con thành thục khi 3-5 tuổi. Sống khoảng 20-30 năm.

Ngày xưa ở Việt Nam, hổ có mặt từ Bắc chí Nam. Da hổ đẹp, có giá trị trang trí cao, nên bị săn bắt mạnh. Trên thế giới, dự đoán chỉ còn 6000-7000 con. Riêng tại Việt Nam, chỉ còn vài trăm con.

Hổ bị săn bắn nhiều để lấy xương, nấu thành “cao hổ cốt”. Trung bình mỗi bộ xương hổ nặng từ 10-12 kg. Cứ khoảng 100 kg xương hổ, thì nấu được 30 kg cao. Bộ phận sinh dục của con đực được dùng làm thuốc.

Hổ là động vật quí hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, nên cần được bảo vệ.

Từ bài nghiên cứu trên, gã xin bàn tới loài hổ, bằng cách lươm lặt đó đây những mẩu truyện, để bàn dân thiên hạ cùng đọc cho vui, nhân dịp đầu xuân năm mới.

Trước hết là tài nói dóc của bác Ba Phi được đăng trên trang “Đất Mũi”. Truyện rằng: Hai đứa con thằng Tư Mít, cha mẹ đi làm bỏ chúng trên sàn gác, gặp cọp vô nhà chơi hoài. Chúng nó vắt cơm cháy, thảy xuống cho cọp ăn. Ăn quen. Lần đó thằng Tư Mít núp trên sàn gác, đốt đỏ cái ống ngoáy trầu của bà, rồi thảy xuống, cọp hả họng ra hứng liền. Lần ấy, nó chạy, la vang rừng suốt mấy bữa.

Lại có truyện rằng: Bà Tám ở xóm trên, đêm ngủ ngoài bụi ráng, vì bữa chiều hôm trước, bà uống rượu ở đám giỗ xóm dưới, say quá không về tới nhà. Sáng ra, bà thấy cái đầu mình trọc lóc như trái bưởi, thì ra đêm hôm đó, bà bị một con cọp đến liếm đầu!

Như tất cả chúng ta đều biết hổ là một loại thú dữ, vừa khoẻ lại vừa mạnh, nên hổ trở thành một mối nguy hiểm cho những người đi rừng, một nỗi sợ hãi cho những người dân sống ở miền núi, mỗi khi hổ về làng.

Truyện rằng: Làng Bung Koong, thuộc xã Đăk Blô là một trong những làng có số lượng trâu bò nhiều nhất xã. Tập quán chăn nuôi của đồng bào từ xưa tới nay vẫn theo kiểu “nhờ trời”, trâu bò thả ngoài rừng, cách làng khoảng 5 cây số. Lâu lâu người ta mới lên thăm đàn trâu bò của mình, cho ăn ít muối để chúng nhớ hơi người, khỏi trở thành vật hoang.

Một ngày đầu tháng năm, gia đình A Ná lên thăm bò. Như thường lệ, ngửi thấy hơi muối, đàn bò lại chúi mõm vào bàn tay chủ. A Ná đếm thử thấy thiếu hai con bò, anh nhờ người làng tìm kiếm mãi nhưng không thấy.  Liền đó, các nhà Y Vác, A Đảng, A Sáng, A Pel… cũng kêu mất trâu bò.

Thấy sự bất thường, già làng huy động mọi  người cùng tìm kiếm. Trong đầu ai cũng cho là có kẻ trộm. Sau nửa ngày truy lùng, đến gần trưa thì phát hiện xác một con bò đã bị ăn mất phần sau. Cái mõ đeo ở cổ đã giúp A Ná nhận ra bò nhà mình. Dấu răng gặm nham nhở cho thấy thủ phạm đích thị là “ông cọp”. Nhà A Ná vẫn may vì bò còn “khúc giữa”. Nhiều nhà chỉ tìm thấy vài mẩu xương bò sắp mủn.

Chị Y Nghiếp nói giọng thảng thốt:

- May mà Yang (Trời) thương nên giúp con trâu mình chạy kịp. Đêm vẫn nghe tiếng cọp gầm ở cánh rừng phía trước. Sợ nó lại mò về làng bắt trâu. Nhiều đêm nay mình không dám ngủ.

Không riêng làng Bung Koong, mà các làng khác trong xã cũng vậy. Đi tới đâu chúng tôi cũng nghe bà con than thở chuyện trâu bò bị cọp ăn thịt. Người dân các làng cùng hợp sức chống cọp. Họ đã tìm ra “căn cứ địa” của cọp. Anh A Dem ở làng Bung Tôn kể:

- Khi chúng tôi vào chân núi Piêng Ôi, nhiều nơi dấu chân cọp vẫn còn mới; có những dấu chân to gần bàn tay người lớn xòe ra, đường kính khoảng 20cm. Ngày hôm qua, vào rừng mang theo sáu con chó săn, nhưng khi ngửi thấy mùi cọp, cả đàn sợ rúm quẩn quanh chân mình, tru lên thống thiết.

Bà con còn cho biết, qua dấu chân để lại thì đây là một con cọp ba chân. Khả năng con cọp này bị mắc bẫy, đã tự cắn đứt chân mình để thoát thân. Đó có thể là một con cọp rất lớn và khá tinh khôn, bởi khi bắt trâu bò, nó nhấc bổng để tha vào rừng chứ không kéo lê dưới đất. Có con trâu nặng vài tạ nhưng nó “xơi” chỉ còn mấy khúc xương to và cái đầu.

Người dân hoang mang: đàn cọp có mười con. Nhưng theo kinh nghiệm của những người thợ săn, cọp không bao giờ sống thành bầy đàn. Hiện tại ngoài con cọp ba chân này, bà con chỉ xác nhận thêm được con nhỏ hơn, thường quẩn quanh con cọp lớn có lẽ để “hưởng sái” thức ăn thừa.

Cũng theo sự phản đoán thì đôi cọp này là “công dân” của vùng núi Ngók Linh, lần lượt “ghé thăm” các làng theo chu kỳ nhất định. Cách đây hơn mười năm, Đăk Blô cũng đã xảy ra họa trâu bò bị cọp vồ. Theo thống kê, lần này cọp đã về tha mất 15 con trâu bò của xã Đăk Blô. Tính chung cả Đăk Man thì toàn huyện Đăk Glei đã có 23 con trâu, bò bị cọp về bắt đi, ăn thịt (trang Dân Trí).

Tuy nhiên, dầu khoẻ đến đâu, con cọp con hổ cuối cùng cũng vẫn thua con người, vì thế nên mới tiến dần tới chỗ tuyệt chủng.

Truyện rằng: Vào một buổi trưa hè oi bức, bác nông phu cùng với con trâu đang cố gắng cày nốt thửa ruộng ven rừng. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại và chảy xuống đầy mặt ròng ròng.

Sau khi công việc xong xuôi, bác nông phu ngồi nghỉ dưới bóng một cây đa và bắn một điếu thuốc lào kêu ro ro. Còn trâu thì được đằm mình trong một vũng nước gần đấy.

Một chú hổ từ trong rừng bước ra. Chú đến bên trâu và nói:

- Trâu ơi, sao mày ngu thế. Mày vừa to lại vừa khỏe, thế mà lại để cho cái thằng người vừa nhỏ lại vừa yếu bắt phải làm những công việc nặng nhọc, nào cày sâu, nào bừa nát…mày không biết xấu hổ hay sao?

Trâu lắc đầu và bảo:

- Chú nói khe khẽ thôi, đừng để cho bác nông phu nghe thấy.

Rồi với dáng điệu bí mật, trâu bật mí cho chú hổ hay:

- Chú biết không, bác nông phu mà chú gọi là cái thằng người ấy có cái này thật là tuyệt vời.

Chú hổ bèn tò mò hỏi tiếp:

- Thế thì đó là cái gì vậy?

- Cái trí khôn đó mà.

- Thế thì cái trí khôn ấy nó ra làm sao?

Trâu trả lời:

- Tôi đành phải chịu thua, không thể diễn tả được.

Chú hổ tỏ ra bực bội và tức tối:

- Rõ đồ ngu như trâu!

Sau đó, chú hổ mon men đến bên cạnh và gợi chuyện với bác nông phu:

- Này bác, tôi nghe người ta nói bác có cái trí khôn thật là cực kỳ. Vậy bác làm ơn cho tôi xem tí nhé.

Bác nông phu trả lời:

- Rất tiếc. Hôm nay ta lại để nó ở nhà mất rồi.

Chú hổ năn nỉ ỉ ôi:

- Thế thì bác chịu khó chạy về lấy mang ra đây, tôi sẽ xin hậu tạ.

Bác nông dân lắc đầu quầy quậy:

- Đâu có được. Vì nếu ta chạy về lấy, thì ở đây ngươi sẽ xơi tái con trâu của ta mất thôi.

Suy nghĩ một lúc, bác nông phu nói tiếp:

- Nếu ngươi bằng lòng, tạm thời ta sẽ trói ngươi lại, trong lúc ta chạy về nhà. Được không?

Chú hổ miễn cưỡng trả lời:

- Thế thì cứ tạm là như vậy.

Bác nông phu bèn mượn đỡ sợi dây thừng cột trâu trói nghiến chú hổ lại. Vừa trói xong, thì nhanh như chớp, bác lấy chiếc đòn càn đập túi bụi vào chú hổ. Vừa đập vừa la hét:

- Cái trí khôn của ta đây này, cái trí khôn của ta đây này.

Chính nhờ trí khôn, con người không phải chỉ tập cho cọp làm được những động tác kỳ lạ, như ngồi trên ghế, nhảy qua vòng lửa…mà chúng ta vốn thường thấy qua việc trình diễn của các gánh xiếc, hơn thế nữa con người còn lợi dụng sức mạnh của cọp để làm những công việc hữu ích cho mình, như xay lúa giã gạo…

Bác Ba Phi kể lại rằng: Có một đêm, tui cũng ngủ trên sàn gác, khoảng gà gáy hiệp ba, bỗng nghe con heo khoảng một tạ ngoài chuồng kêu éc éc. Biết là “ông ba mươi” đến viếng rồi, tui liền xách cây mác thong phóng xuống, đuổi theo. Rượt đến sáng mới giật lại được xác con heo, tôi vác về.

Để con heo đó, lum khum nhóm lửa nấu nước, tui bỗng nghe tiếng động rột rẹt trong lùm ráng. Liếc mắt nhìn qua, tui thấy rõ ràng là “anh ta”. Vì hụt mất miếng mồi nên con cọp tức, trở lại rình mò. Đó là một con cọp cái bụng đang có chửa. Tui thấy nó ngồi nhìn xác con heo, mà thèm đến nhểu nước miếng. Không được ăn thịt heo, con cọp đâm ra thù tui.

Trưa bữa sau, hai vợ chồng tui khiêng cối ra xay lúa. Cái giằng xay tui làm bằng cây tràm suồi, thịt gỗ thật dẻo. Đang xay lúa ì xèo, tui lại nghe sau bụi ráng có tiếng động rột rẹt.

- Giống con cọp cái này thù vặt quá!

Tui nói trong bụng:

- Bữa nay, bắt mày xay lúa một trận cho biết tay.

Tui kêu vợ tui xúc sẵn hai chục giạ lúa để gần bên cối xay đó. Vừa xay, tui vừa liếc chừng vô bụi ráng, giả bộ như không hay biết gì. Chờ lúc cọp nhảy ra phủ đầu, tui hụp xuống, trịch ngang. Hai bàn tay cọp bấu tám móng cứng ngắc vào cán giằng xay. Sẵn trớn cái cối đang quay, con cọp kéo lui hết vòng thì bị cái cối theo quán tính quay tới, mà hễ cái cối quay tới hết vòng thì bị con cọp ghị lui. Cứ như vậy mà cọp ta theo đà cối quay đẩy tới kéo lui hoài. Tui đứng một bên, cứ xúc lúa châm vô cối liên tục.

Đến lúc con cọp xay hết hai chục giạ lúa, tui kêu vợ tui vô bồ xúc thêm lúa nữa. Thấy con cọp có chửa nên cũng động lòng thương, vợ tui bảo thôi, tha cho nó. Tui nắm tay cối xay ghìm mạnh lại cho dừng trớn quay. Con cọp bị hụt đà, vuột tám móng ra khỏi cán giằng xay, chúi đầu về phía trước. Nó lồm cồm ngồi dậy, mệt thở muốn hết ra hơi, lệt bệt bỏ đi vô rừng. Không tin thì hỏi bả coi. (Trang Đất Mũi)

Ngoài sức mạnh của chúa sơn lâm, người ta còn sử dụng tất cả mọi sự của loài thú quí hiếm này, từ răng nanh đến móng vuốt, từ bộ da đến bộ xương, không bỏ đi một chút nào cả.

Trước hết là thịt cọp, thịt hổ. Đã lâu lắm rồi, kể từ hồi gã còn bé tí ti, có một người bà con đi làm ăn và lập nghiệp mãi tận Buôn Ma Thuột, về thăm dân làng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người ấy đã biếu ông ngoại gã một gói…khô hùm để nhắm rượu. Gã cũng được ông ngoại chia cho vài miếng, nhưng thú thực là cho đến bây giờ, gã không còn nhớ khô hùm mùi vị như thế nào? Ngon hay dở?

Cũng vì hổ cọp là loài động vật quí hiếm, nên các nhà hàng, quán nhậu không ghi tên món thịt hùm vào thực đơn những món đặc sản của mình. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, thì bộ phận sinh dục của con đực được dùng làm thuốc. Chắc hẳn đây là một thứ độc chiêu giúp cho mấy anh đờn ông chu toàn bổn phận làm chồng của mình.

Tiếp đến là móng cọp và nanh cọp. Hình như thiên hạ thích dùng những thứ hàng độc này để chuyên trị tà mà, bùa phép…cho bản thân mình được bình an may mắn, không bị mấy thứ hắc ám của những kẻ mang ý đồ đen tối làm hại. Còn da cọp, người ta thường dùng để trang trí nội thất, cho thêm phần oai phong và hùng dũng. Nhưng đặc biệt hơn cả thì phải kể đến xương cọp.

Thực vậy, từ lâu xương hổ, xương cọp hay xương hùm đã được dùng để chế tạo cao hổ cốt. Và cũng theo một bài viết trong Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, thì Cao hổ cốt là một vị thuốc rất thông dụng trong dân gian. Để chế tạo loại cao này, người ta lấy xương hổ, nấu lên, cô đặc, rồi đóng thành bánh, mỗi bánh khoảng 70-100 gr. Cao có độ rắn cứng, màu đen, vị tanh, chứa axit amin cần thiết cho cơ thể. Tỷ lệ đạm thành phần khá cao.

Về cách dùng: người ta thái nhỏ ăn với cháo, ngâm với mật ong hay ngâm với rượu để làm thành rượu hổ cốt. Theo y học dân tộc, cao hổ cốt chữa được nhiều chứng bệnh như tê thấp, đau khớp…Thành phần hoá học và thành phần tác dụng của nó chưa được xác định rõ. Người ta thường nấu thêm với với xương khỉ, sơn dương. Vì thế, hiếm có loại cao hổ cốt thuần nhất xương hổ.

Để kết thúc mục chuyện phiếm hôm nay, gã xin ghi lại bài viết của Lương Lệ Huyền Chiêu trên trang Văn Tuyển với tựa đề là “Cọp Ninh Hoà” như sau:

Thuở nhỏ tôi thường nài nỉ bà tôi kể chuyện cọp Ninh Hòa. Những câu chuyện ấy hầu như tôi đã thuộc lòng nhưng tôi vẫn thích được nghe bà kể lại để tôi vừa có cảm giác run sợ vừa thấy lòng hãnh diện vì quê hương mình từng có…nhiều cọp.

- Hồi bà còn nhỏ, quê mình cọp nhiều lắm. Thời đó nhà cửa, dân cư thưa thớt, không biết chừng Cọp nhiều hơn người. Cọp dạn lắm. Mấy "ổng" nghênh ngang muốn đi đâu thì đi, muốn ở đâu thì ở, coi người như rác. Trời tối, cọp bắt đầu túa về làng. Cháu thấy đó, quê mình như cái lòng chảo, bốn bề núi non. Cọp từ Suối Ré tuôn ra, cọp từ Hòn Hèo lần tới, cọp từ dốc Đá Trắng, Dục Mỹ, núi Vọng Phu cũng kéo nhau xuống.

- Mấy ổng về làng làm gì hả bà?

- Thì mấy ổng buồn buồn đi rong chơi, gặp heo thì bắt heo, gặp chó bắt chó, có khi rinh cả bò, ngựa. Cọp ở Ninh Hòa mình chắc lúc đó có cả ngàn con.

Tôi bắt đầu thấy run run:

- Vậy mình trốn đi đâu hả bà?

- Thì chiều xuống mình lo nấu cơm ăn rồi đóng cửa đi ngủ sớm. Nói vậy chứ có ngủ được đâu, ở trong nhà nghe tiếng “À nôm“ của mấy ổng mà phát run, lại còn tiếng mấy con chó đi chơi về muộn chui rèn rẹt qua lỗ chó chui nữa chớ. Ban ngày thì đỡ hơn, mấy ổng về nằm ngủ trong mấy bụi tre rừng – Không hiểu sao cọp thích ở rừng tre - Vậy nên mới có câu chuyện này:

Một bữa, mấy người trong xóm rủ nhau lên rừng bẻ măng. Mấy bà già sợ cọp nên hay ở quanh quẩn bên mấy mấy đứa trai tráng. Hôm đó thằng Lực, đứa khỏe nhất trong bọn, đang thò cây sào, một đầu có gắn câu liêm, vào một bụi tre rừng, bỗng nó đứng bật dậy thét lên một tiếng “A. Cọp“, rồi nó trợn mắt chết trân. Té ra là nó chọt trúng một ông cọp đang nằm ngủ. Ông cọp bị đánh thức, vươn vai chui ra khỏi bụi tre rừng, đứng nheo mắt nhìn thằng Lực. Nghe tiếng thét, bà lão Mịch, hàng xóm của thằng Lực, xăm xăm bước tới. Thấy tình cảnh thằng Lực, bà nóng ruột xỉa cây gậy về phía ông cọp và quát:

- Tổ cha mày, mày không thấy nó sợ chết điếng rồi sao mà còn đứng đó. Tìm chổ khác chơi đi .

Vậy mà ông cọp lại bỏ đi mới ngộ chớ. Cọp đi rồi, bà Mịch bước đến bên cạnh thằng Lực, tay vuốt ngực miệng hô “ba hồn chín vía mầy tỉnh dậy Lực ơi !” Phải một hồi lâu hồn thằng Lực mới nhập về xác của nó. Từ đó thằng Lực coi bà Mịch như là người đẻ nó lần thứ hai.

- Cọp cũng sợ bị chửi hả bà ?

- Không phải đâu, cọp nó thấy bà Mịch không sợ nó, nên nó nghi ngờ đây là kẻ mạnh.

Để bà kể tiếp chuyện mày nghe:

- Hồi đó đâu có máy xay gạo như bây giờ. Tối tối, trời có trăng, người ta xúm lại một sân nhà để xay lúa, giã gạo. Xóm đó có thằng đui chuyên giữ một tay chày. Bữa đó đang kẻ xay người giã, bỗng tất cả đều nhìn thấy một ông cọp đang ngồi rình sau bụi chuối. Mấy người sáng mắt bỏ chạy không kịp kêu một tiếng. Tội nghiệp thằng đui, nó đứng dang chân, chày giơ lên trời, chờ một tiếng “thịch“ để hạ chày mà chờ hoài không thấy. Ông cọp biết có người không thèm bỏ chạy, lại còn giơ chày định phang nó, nên nó lặng lẽ bỏ đi mất.

Những câu chuyện của bà tôi có thể là chuyện hoang đường, nhưng có một điều thực, đó là Ninh Hòa quê tôi ngày xưa là giang sơn của hàng ngàn con cọp. Mẹ tôi thường than thở “Chiến tranh! Cọp sợ súng đạn đi hết!“ Tôi không tin rằng cọp đã bỏ đi. Tôi nghĩ rằng cọp đã đến thời kỳ diệt chủng. Những con vật to lớn, mạnh mẽ nhất như khủng long, voi ma mút, cá voi, sư tử, cọp, beo ...và cả loài người nữa sẻ lần lượt biến mất trên trái đất này do một quy luật huyền bí của thiên nhiên.

Văn minh của loài người nếu thiếu tình yêu thương, tính nhân bản chắc chắn sẽ đưa loài người gần đến sự hủy diệt hơn là sự trường tồn. Có lẻ một ngày nào đó, trái đất này chỉ còn lại cây cỏ và những côn trùng bé nhỏ nhất. Cầu trời cho ít nhất cũng còn sót một Adam và một Eva.

Cọp Ninh Hòa,

Ma Đồng Cọ,

Gió Tu Bông,

Mới đó mà nay đã hoá thành truyện cổ tích!!!

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!