Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bernard Nguyên-Đăng
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Tin Vui Thời Điểm
VĂN HÓA & NIỀM TIN: ĐIỆU MÚA CỦA ONG HAY ĐẠO SỐNG DŨNG LẠC

 

Niềm hãnh diện này cần phải được thể hiện, bộc phát thành niềm hứng khởi chung cho tập thể và khơi lên trào lưu cho những sáng tác về văn, thơ, nhạc, và các ngành nghệ thuật mang căn cước Việt, góp phần Công giáo vào gia tài chung của Mẹ Việt Nam.

MỌC CÁNH BAY CAO

"Người ban sức mạnh cho những ai mệt mỏi, kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng. Thanh niên thì mệt mỏi nhọc nhằn, trai tráng cũng ngả nghiêng lảo đảo. Nhưng những ai cậy trông Đức Chúa thì sẽ được thêm sức mạnh. Như thể chim bằng họ tung cánh bay. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân." (Isaia 40:29-31)

Khi một con ong thợ đi "công tác" kiếm đồ ăn mà tìm thấy được một giàn hoa nhiều mật, nó liền bay về tổ múa một điệu thật đẹp để báo hiệu. 

Điệu múa này có hai tác dụng: một là tỏ dấu mừng, làm chứng đã tìm thấy đích; hai là vẽ đường chỉ lối để các con ong khác xem đường mà bay theo, sắp được một bữa mật tới nơi. 

Ai mà chả đang ra sức đi tìm mật ngọt hạnh phúc. Nhưng cách tìm hay con đường nào có thể đạt đích hay chỉ gặt được đắng cay! Có những con đường rất ít người biết (The Road Less Traveled) như Đạo Sống Dũng Lạc, vì thật giản đơn gần gũi trong tầm tay đang khi nhiều người lại vất vả đi tìm mãi đâu đâu!

Tủ Sách Dũng Lạc giới thiệu con đường đó: Đạo Sống Dũng Lạc, là con đường làm cho mình sống dũng mạnh an lạc như hoa trái của Thánh Thần Chúa.

THỜI ĐIỂM CẦN KHAI TRIỂN ĐẠO SỐNG DŨNG LẠC

Dũng Lạc là tên vị thánh đứng đầu danh sách các vị thánh Việt, tiêu biểu cho bao người Việt vẫn sống đạo sống gia sản qui báu của tổ tiên mà lúc này đang cần được xiển dương thành một Đạo Sống Việt, có sức bay lên được trong cái thần dũng lực của rồng và an lạc của chim tiên, chứ không đi vơ vét từ thùng rác Âu Mỹ thải ra những mớ lý thuyết rởm biến con người cao quí như vậy thành con vật kinh tế chỉ biết tranh mồi!

Mạng Luới Dũng Lạc với cái Logo mang hình con chim bay lên sinh động và trống đồng Đông Sơn, nói lên ý hướng văn hóa & niềm tin, nhằm xiển dương đạo sống theo căn cước văn hóa Việt hài hòa với niềm tin đạo Chúa, xác tín một cách thâm sâu rằng mình có thể vươn lên được trong cái thần dũng lực của rồng và an lạc của chim tiên.

Xin mời đọc sách:
Đạo Sống Dũng Lạc của Lm. Trần Cao Tường (Tủ Sách Dũng Lạc) 

Và cũng trong dịp mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Tủ Sách Dũng Lạc giới thiệu Trang Đạo Sống Dũng Lạc
dành riêng để gom tài liệu, bài viết và những tác phẩm và slideshows
liên quan xiển dương linh đạo Việt: 

Điều thật lạ lùng là Đạo Chúa thường diễn tả Chúa Thánh Thần như hình chim bồ câu bay rực lửa sáng. Mà đạo sống của Việt tộc cũng nói lên mình là dòng chim tiên và rồng lửa. Chắc hẳn trong tiềm thức cộng thông nhân loại đang tìm về cùng một nguồn cội từ trên cao?

Phong thánh là để xác nhận và giới thiệu một đạo sống không chỉ cho người Việt, mà còn cho toàn thể giáo hội hoàn vũ, đáp ứng thời đại. Đây quả là thời điểm người mình cần xác tín niềm hãnh diện và góp phần khai triển thành một đạo sống, tức linh đạo Dũng Lạc.

Niềm hãnh diện này cần phải được thể hiện, bộc phát thành niềm hứng khởi chung cho tập thể và khơi lên trào lưu cho những sáng tác về văn, thơ, nhạc, và các ngành nghệ thuật mang căn cước Việt, góp phần Công giáo vào gia tài chung của Mẹ Việt Nam.

CÁC VỊ THÁNH CHUYÊN TRỊ MẮT

Sự dữ như cơm bữa đi sát với thân mệnh con người. Sự khó ngày nào đủ cho ngày ấy. Chưa kịp cứu trợ nạn bão lụt ở Việt Nam thì đã thấy động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, sóng thần ở Nam Dương. Bão Katrina rồi Ike gầm thét ngoài khơi đe dọa cả vùng vịnh Mexico miền Nam nước Mỹ làm mọi người khiếp vía bỏ chạy. Thấy vậy, cô nàng Katrina lên cơn đập thẳng vào New Orleans không chút nương tay, tiện thể bơm nước vùi trọn thành phố trong lòng chảo, thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể. Người tạ ơn chạy thoát, người cầu khấn xin ơn, các thiên thần phải làm việc tối đa...

Gặp khốn khó thì phải chạy chữa cầu khấn rồi. Ai mà chả có lần được cứu khỏi sự dữ một cách lạ lùng. Nhiều người tê liệt được ơn Đức Mẹ chữa khỏi đã treo nạng lại trước cửa hang đá ở Lộ Đức để tỏ dấu tạ ơn.

Mấy năm trước tôi có dịp biết được một trường hợp khá lạ trong một chuyến hành hương với một nhóm người Mỹ đi Fatima, Lộ Đức và Mê-du (Medjugorie). Hôm đó là ngày đi Đàng Thánh Giá leo lên núi Thánh Giá Krizevac. Núi thì cao và dốc, mà tôi lại phải kéo thêm một cây thánh giá bất đắc dĩ nữa. Đó là một người đàn bà khoảng 60 tuổi to lớn mập mạp và bị bệnh ung thư đi lại rất khó khăn. Bà ta đi một mình, và nhất định đòi leo núi đi Đàng Thánh Giá xin ơn khỏi bệnh. Vớ được tôi, bà ta liền bám sát ỉ ôi năn nỉ xin giúp lôi bà lên núi. Thôi thì tôi cũng đành xin "chịu sự khó cho nên." Nhưng chỉ đi được có mấy chặng là tôi đã thở dốc ra, mồ hôi tuốn ra như tắm, mắt nổi đom đóm bay rần rần. Leo một mình đã chết người, huống chi lại lôi thêm một người nặng kí lô mà ì ạch cỡ đó! Vậy mà tôi cũng kéo được bà ta lên tới đỉnh núi rồi lại dìu xuống được tới đất mà vẫn còn sống. Hú hồn!

Rồi hai tuần "an toàn trên xa lộ" cũng kết thúc tốt đẹp, nhóm người hành hương trở về phi trường Kennedy. Sau nhiều thủ tục quan thuế và nhập cảnh, mỗi người phải hấp tấp cho kịp chuyến bay nội địa về các địa phương khác nhau. Tôi đang hối hả sợ nhỡ chuyến bay về New Orleans vì đã sát giờ, thì "thánh giá" lại bất ngờ lăn đến chân tôi! Kìa, bà Mỹ đang hiện ra trước mặt, ngồi trên xe lăn vì chân tay đã xuội xuống sau những ngày quá mệt nhọc. Bà ta khóc như một đứa trẻ đòi bắt tôi phải đẩy bà ta đi tìm chuyến bay về St Paul, Minnesota. Thôi, chết tôi rồi, đâu còn cách nào khác. Vừa đẩy xe lăn cho bà tôi vừa lẩm bẩm với Chúa: đau ốm và nặng nề như thế này mà cứ đòi đi hành hương một mình, có ăn thua gì đâu, sao không ở nhà mà cầu nguyện?! Chắc chắn tôi bị lỡ chuyến bay về New Orleans, lại phải năn nỉ xin được xếp khách sạn ở lại New York để sáng hôm sau mới về được!

Khoảng mười ngày sau, người đàn bà Mỹ trắng này gọi điện thoại cho tôi từ Minnesota, hét lên sung sướng: "Bác sĩ khám lại kỹ và cho biết tôi hết bệnh rồi! Tạ ơn Chúa. Praise God. Alleluia."

 

THÀY THUỐC MÁT TAY

Chuyện khấn được khỏi bệnh thì nhiều lắm. Riêng một số vị thánh thì hình như "chuyên trị" các loại sự dữ khác nhau. Thánh An-tôn thì "chuyên trị" chìa khóa: mất chìa khóa dưới ao mà khấn với thánh An-tôn là thế nào cũng mò thấy. Lạ chưa? Làm ăn xập xệ thì cứ chạy tới thánh Mạc-tin. Trời đang hạn hán lâu ngày mà rước kiệu khấn với thánh Vinh-sơn thì kiệu chưa về tới nhà thờ, trời đã đổ mưa sập xuống. Dân Mỹ thì thích thánh Ta-đêo, tức St Jude. Họ gọi là vị thánh "không gì mà không làm được." Dân Mỹ còn dựng tượng Đức Mẹ ở vườn cỏ trước nhà, chắc để "chuyên trị" trộm; và để thánh Phanxicô đứng coi vườn sau chăm nuôi sóc và chơi với chim trời...

Một số người có thể phàn nàn sao các Thánh Việt mình xem ra ít chịu khó làm phép lạ, có vẻ không "linh" bằng các thánh "tây", nghĩa là không "chuyên trị" gì rõ nét. Nói thế là chưa rành nghề của tổ tiên mình. Phải nói, Các Thánh Việt, cách riêng thánh Lê Bảo Tịnh, thì "chuyên trị" mắt mới đúng. Trong lần bị bắt lần thứ nhất vào năm 1848, thánh Lê Bảo Tịnh bị lưu đầy vào Phú Yên. Ngài được dừng chân ở Huế ít lâu. Trong thời gian này có một vị quan già và một quan trẻ tuổi tên là Nguyễn Đình Tân bị bệnh mắt gần hư, nghe biết có thầy đạo chữa thuốc giỏi thì cũng xin ra tay. Thầy Tịnh vừa cho thuốc vừa cầu nguyện. Thế là cả hai đều được khỏi, tiếng đồn lan rộng.

 

QUÁ NHIỀU PHÉP LẠ: CỨU MỌI SỰ DỮ

Thực ra phải nói, Các Thánh Việt đều "chuyên trị" về mắt, chữa cho chính mình và chữa cho người khác. Đó là con mắt của niềm tin. Con mắt này được khai mở thì phép lạ nào cũng xảy ra được, vì không gì mà Chúa không làm được. Vì có Chúa chăn dắt “con chẳng thiếu thốn chi, dù đi trong lũng tôi con chẳng lo sợ gì.” (TV 23)

Có thể nói Các Thánh Ta làm quá nhiều phép lạ mà nhiều người chưa kịp nhận ra.

Các quan và mọi người đều thấy một điều không thể hiểu được: tại sao mọi khi những tội nhân bị dẫn ra pháp trường xử tử thì run rẩy sợ hãi cùng độ, mà các vị tử đạo lại ung dung hân hoan tiến bước, miệng đọc kinh hay ca hát. Thánh Mạc-tín Thọ bị đánh đập nhừ tử mình mẩy đầy vết thương, bị ngâm vào lò nước tiểu rồi lôi ra phơi nắng, vậy mà cứ trơ trơ ra không hề sợ hãi. Các quan tưởng vậy là bị bỏ bùa mê, vì do được ăn miếng bánh trắng. Có ngờ đâu, đó là sức mạnh của con mắt niềm tin nội lực Thánh Thể, thấy được một cái gì rồi thì không một quyền uy nào có thể lay chuyển được nữa. Giống như chuyện loài gấu thấy được mật ong. Khi nó khám phá ra có mật ong trên cây, thì bất cứ giá nào nó cũng trèo lên cho bằng được, bất chấp bày ong bu kín đốt sưng mặt lên. Một lần tình cờ tôi được trông thấy cảnh này trên màn ảnh Tivi. Kìa, con gấu đang hăm hở leo lên cây quyết đạt cho được túi mật ong. Nó vừa gạt ong đang bám đốt đầy mặt vừa như nói lầu bầu: Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ!

Đối với nó, bị ong đốt chỉ là "chuyện lẻ tẻ" chẳng đáng kể gì so với nỗi vui sắp được một bữa mật thơm ngon. Nỗi khổ bị biến nghĩa. Nó chỉ thấy đau chứ không thấy khổ. Đau mà thú lắm.

Các Thánh Việt đã làm quá nhiều phép lạ. Sức mạnh nào đã làm cho thánh Nguyễn Huy Mỹ biến cái gông thành khăn quấn cổ cho ấm, và những vòng xích thành dây trang sức sang trọng.

Vai mang bốn điệp tai thêm ấm

Xổng xểnh ba vòng cổ lại thanh.

Thánh Lê Thị Thành thì biến những vết máu thành hoa hồng. Bị đánh đập máu me bê bết, con cái thấy vậy thì khóc thương, thánh Lê Thị Thành liền an ủi: "Con đừng khóc, mẹ thấy hoa hồng đang nở đó con."

Từ trong nhà tù, thánh Dũng Lạc đã viết thư ra ngoài khích lệ một linh mục bạn là cha Thực. Đáng lẽ cha Thực phải thương khuyến khích thánh Dũng Lạc bị tù tội mới đúng chứ. Con mắt thánh Dũng Lạc thấy gì mà an nhiên ngay giữa những nghịch cảnh chao động nhất?

Lạc rầy đã rõ chổn quan quân

Bút chép thơ này gửi thở than.

Lòng nhớ bạn nỗi còn vất vả

Dạ thương khách chạy chưa yên hàn.

Đông qua tiết lại thời xuân tới

Khổ tạm mai sau hưởng phúc an...

PHÉP LẠ CHÚA HIỆN RA

Riêng con mắt của thánh Lê Bảo Tịnh thì luôn thấy được phép lạ Chúa và Đức Mẹ hiện ra bất cứ ở đâu và lúc nào, nhất là trong lúc gặp sự dữ trong nhà tù. Đó chính là con mắt của niềm tin mà người theo Chúa ai cũng có thể luyện được. Trong cơn khủng hoảng lang thang trong sa mạc hoang vu, Môsê bỗng thấy được Chúa hiện ra với mình. Đây là phút giây biến đổi tất cả, từ nay không một sức mạnh nào có thể cản bước chân của mình được nữa. Mọi khốn khó bỗng dưng "biến thành êm dịu ngọt ngào", thánh Lê Bảo Tịnh cũng thấy như vậy trong thư viết từ nhà tù cho chủng viện Kẻ Vĩnh:

"Lao tù này, quả thực là hình ảnh sống động của hỏa ngục đời đời. Ngoài xiềng xích gông cùm còng chân tay, còn có giận dữ, oán thù, nguyền rủa, tục tĩu, cãi lộn, bậy bạ, chửi thề, nói hành, và sau đó là chán nản, buồn sầu, ruồi muỗi, chấy rận, bọ mát, nhất là những con rệp chui rúc trong bao gối, chăn chiếu, quần áo... rất khó chịu. Còn có oán hận vua quan, thù ghét bạn hữu và chửi bới cha mẹ!

Nhưng Đấng mà đời xưa đã cứu thoát ba anh em trong lửa bừng bừng, Ngài vẫn ở bên tôi, cứu thoát tôi khỏi những tai họa nói trên, và biến tất cả thành êm dịu ngọt ngào, vì muôn đời Ngài vẫn là Đấng từ bi nhân hậu.

Tôi vẫn tạ ơn Chúa, vì các hình khổ bày ra để làm khổ tù nhân chứ phần tôi thì vẫn hân hoan, vì đâu tôi có đơn phương độc mã, nhưng là có Chúa Kitô ở cùng.

Chính Ngài, Thày Chí Thánh, đã vác hết gánh nặng Thánh Giá, tôi chỉ ghé vai chịu một chút phần đuôi. Chúa không phải khách bàng quan chỉ đứng nhìn cuộc chiến, nhưng Chúa là chiến sĩ, là người chiến thắng kết liễu cuộc chiến. Do đó triều thiên vinh quang được đặt trên đầu vị chỉ huy, các chi thể tham gia vào sự vinh quang của Ngài.

Tôi vẫn thầm xác tín rằng: không gì có thể làm cho tôi xa lìa tình thương của Chúa Giêsu Kitô, dù lao tù, dù đói khát, dù gươm giáo, dù sự chết, là vì chính Chúa Kitô là sự sống của tôi."

 

ĐƯỜNG TU ĐỨC VIỆT: PHƯƠNG CÁCH LUYỆN MẮT

Luyện được con mắt niềm tin để thấy Chúa đang hiện ra với mình mọi nơi mọi lúc không ngờ lại là cốt tủy của đạo sống Dũng Lạc trong linh đạo Việt, là con đường ngắn nhất, dễ nhất và sẵn nhất, ai cũng có thể thực hiện được. Đó chính là con đường đơn sơ của Phúc Âm: Nước Trời ở ngay bên; Chúa đang ở đây rồi còn phải đi tìm đâu xa! Nhà tu đức Anthony de Mello đã nhận thấy như vậy: "Tìm Chúa, chẳng có gì phải tìm. Vì không thể tìm cái đã có sẵn; không thể đạt cái đã nắm trong tay."

Vậy có cần phải đi mãi đâu xa mới thấy được phép lạ? Cũng với những kinh đọc đơn sơ nhưng với cả niềm tin thì thấy ngay được phép lạ: "Lạy Chúa con, con sấp mình xuống trước mặt Chúa con." Đọc kinh này với cử chỉ sửng sốt sấp mình thờ lạy như Môsê trong sa mạc. Vì Chúa đang hiện ra đây rồi. Quyền làm phép lạ đó. Lạ chưa?  Phép lạ biến đổi tất cả.

Có lần sau khi đi giúp một khóa tĩnh tâm ở vùng St Petersburg bang Florida, tôi được mời đến thăm một người bị liệt phải ngồi xe lăn.

Trên đường đi tôi cứ nghĩ phải nói gì để an ủi một người “không may mắn” như vậy. Nhưng đến nơi thì tôi thấy ngược lại. Người đang ngồi trên xe lăn kia là một cô gái hơn hai mươi tuổi, bị liệt, nhưng nét mặt lại vui tươi không thể tả được, với nụ cười rạng rỡ như là hiện thân của chính niềm hạnh phúc. Sau vài câu chào hỏi, cô bắt đầu kể chuyện về những niềm vui được đi xe lăn đến thăm nhà thương hay những trại tù. Mỗi lần đi thăm như vậy, cô chỉ biết tặng những bài hát đong đầy niềm tin và hy vọng. Và cô tặng những nụ cười nở tươi tin tưởng, qua chính con người của cô.

Nghe cô hát trong niềm tin tưởng hạnh phúc, ai có thể giấu nổi niềm xúc động? Và tự nhiên tôi thấy thẹn vì được quá nhiều thứ mà có lẽ không hạnh phúc hơn cô ta! Và biết đâu mình mới là người “không may mắn” cần phải được chữa cho khỏi mắt. Và đây là bài hát cô tặng cho đời, bài hát do một linh mục sáng tác từ trong nhà tù, bài hát của niềm sung sướng cảm nhận được phép lạ tình yêu:

Ôi tình yêu Thiên Chúa quá bao la

Con đâu dám kể lượng hải hà

Con chỉ biết muôn đời mãi mãi hoan ca.

Ôi thánh ý Chúa quá cao vời

Con đâu dám cưỡng lại ý Người

Con nguyện quyết vui tươi vâng theo suốt đời.

- Ai có thể tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Chúa?

Phải chăng gông cùm gươm giáo, phải chăng đau khổ bệnh tật?

- Ai có thể tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Chúa?

Phải chăng thanh bình nắng ấm, phải chăng giông tố phũ phàng?

- Ai có thể tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Chúa?

Phải chăng thân mình rách nát, phải chăng đói khát cơ hàn?

Cô gái này có thể đã khấn nhiều lần xin cứu cho khỏi sự dữ. Cô không được chữa khỏi liệt chân, nhưng lại được chữa mắt, nhìn thấy được niềm vui trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngồi trên xe lăn hay bị nhốt trong nhà tù như thánh Lê Bảo Tịnh, tâm hồn vẫn tự do bay bổng hoan lạc, vì vẫn luôn cảm nghiệm được phép lạ Chúa tình yêu hiện ra ngay bên, như tâm tình Thánh vịnh 23 (do Hoàng Vũ chuyển thơ):

Dẫu qua lũng tối chơi vơi,

Sợ chi vướng mắc lưới đời trần gian.

Chúa bên tôi sống thanh nhàn,

Gậy côn Người dẫn bình an tâm hồn.

Bày bàn đầy cỗ thơm nồng,

Trước mặt địch thủ đỏ hồng mắt cay.

-       Dòng Máu Anh Hùng, của Lm. Vũ Thành-       Hạnh Tích Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, của Lm. Việt Châu.-       Niềm Tin Cha Ông, tập thơ của Lm. Lê Quang Trình.-       Và nhiều tác phẩm khác trong Trang Đạo Sống Dũng Lạc như Người Chứng Thứ Nhất của Phạm Đình Khiêm, Những Ngày Đẫm Máu (truyện dài) của Hồ Linh, Trường Ca Anrê Phú Yên, thơ Trăng Thập Tự, Giây Phút Thánh, Đường Nở Hoa Lê Thị Thành, Về Nguồn Việt Đạo của Lm. Trần Cao Tường…

 

LM. Trần Cao Tường

Mời vào Trang Đạo Sống Dũng Lạc, dành riêng để gom tài liệu, bài viết, các tác phẩm và Slideshows liên quan đến việc phát triển linh đạo Việt 

 

Tác giả:  Tin Vui Thời Điểm, Lm. Trần Cao Tường

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!