Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
CÓ TIỀN

Năm nay tết đến hơi sớm, vỏn vẹn sau Giáng sinh có một tháng, thành thử gây nên nhiều nỗi truân chuyên, bất tiện cho gã.

Chuyện là trong số báo trước, gã đã long trọng cầu chúc quí vị một năm mới đầy hạnh phúc. Thế là yên chí “nhớn” mà nhởn nhơ phè phỡn theo kiểu “hưởng xuân kẻo hết xuân đi”.

Ai dè trong lúc thả hồn theo điếu thuốc lào mà mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, thì cụ chủ nhiệm ra lệnh qua điện thoại :

- Số tháng hai, chú mày phải tán hiêu tán vượn cho một bài nữa mang hơi hướm tết đấy.

Gã bèn gân cổ cãi lại, thì cụ ấy bèn cà kê dê ngỗng :

- Này nhé, báo đề số tháng hai thì phải ra lò và trình làng vào cuối tháng giêng tây, tức là còn ở “trong mùng” ta đứt đuôi con nòng nọc rồi chứ gì. Hơn thế nữa các cụ ta vốn thường bảo : tháng giêng là tháng ăn chơi kia mà.

Rồi cụ bồi thêm một màn năn nỉ ỉ ôi và một cú đắc nhân tâm nữa làm gã ngọng luôn.

Cụ bảo :

- Thôi mờ, chịu khó viết đi nhé. Bài của chú mày bắt khứa lắm đấy.

Thế là gã bèn tịt ngòi, thầm “khẩu phục tâm phục” cụ chủ nhiệm thật là…quá đáng.

Mà đúng thế, đang khi thiên hạ ăn tết, thì có lẽ cụ chủ nhiệm lại hò hét, đốc thúc những người cộng tác với mình ráo riết lên khuôn và xuất xưởng số Mục vụ tháng hai theo khẩu hiệu :

- Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm…Xong xuôi rồi mình ăn tết muộn, có chết thằng tây đen nào đâu.

Giống như vua Quang Trung ngày xưa, thần tốc hành quân, đi ngày đi đêm, hẹn thề với binh tướng sẽ ăn tết vào ngày mồng năm tại đất Thăng long.

Và quả thực, đúng ngày mồng năm tết năm Kỷ dậu 1789, vua Quang  trung cùng với binh tướng của mình, đã chiến thắng quân nhà Thanh sang lấn chiếm nước ta lấy cớ phù Lê. Tướng nhà Thanh là Sầm nghi Đống phải thắt cổ mà chết.

Tết năm nay là tết Tân tỵ, cầm tinh con rắn. Đáng lý ra theo thói quen vốn có từ lâu trong nghề làm báo và viết lách, gã phải xông đất vào hang ổ và làm một bài về loài rắn, mới đúng điệu.

Vì thế, gã cố công tích lũy được một mớ những sự việc liên quan tới loài rắn.

Trước hết là trong Kinh thánh. Ma quỉ đội lốt con rắn để mà cám dỗ ông bà nguyên tổ. Rồi nạn rắn độc đã giết hại dân Do thái trong sa mạc. Có lẽ vì thế mà người ta thâm thù loài rắn. Hễ thấy rắn là phải đập liền tù tì .

Thế nhưng, vâng lệnh Đức Chúa Trời, Mai sen đã đúc con rắn đồng và treo lên cao nơi hoang địa, để những ai bị rắn độc cắn, chỉ cần nhìn lên con rắn đồng là bèn được khỏi. Có lẽ vì thế mà ngành dược đã lấy cho mình biểu tượng con rắn.

Tiếp đến là trong ngôn ngữ bình dân. Tục ngữ Việt Nam đã để lại khá nhiều câu nói về loài rắn :

Chẳng hạn : rắn đến nhà, chẳng đánh thời quái. Nghĩa là gặp rắn đâu là phải phang ngay lập tức.

Chẳng hạn : cõng rắn cắn gà nhà. Nghĩa là mượn tay người ngoài mà giết hại anh em, đồng bào của mình.

Chẳng hạn : Rắn già rắn lột, người già người chui tọt vào săng. Nghĩa là rắn già có thể nhờ lột mà trẻ lại, còn người già thì chỉ có nước mặc cho mình chiếc “chemise gỗ” mà thôi.

Chẳng hạn : Rắn rết bò vào, cóc nhái bò rai. Nghĩa là bọn hung dữ đi tới đâu, thì người hiền lành yếu kém phải lo mà chạy cho xa.

Còn nhiều nhiều nữa những câu tục ngữ nói về loài rắn.

Và sau cùng là trong đời thường. Phải, trong đời thường thì tại Việt Nam rắn là món nhậu đặc sản thật quí hiếm. Người ta không bỏ đi cái gì của rắn cả.

Này nhé, da rắn mà nướng lên xơi cũng dòn dòn. Bằng không thì lột ra để mà làm bóp, làm ví cho mấy bà mấy cô.

Nọc rắn tuy có thể làm chết người, nhưng lại là một dược liệu có giá trị. Người ta thường nuôi rắn độc để lấy nọc và nọc rắn còn đắt hơn cả vàng ròng.

Máu rắn có sức tăng cường sinh lực, chống đau lưng nhức mỏi. Vì thế,  dân bợm nhậu thường hay treo rắn lên, chặt cái đuôi và kê mồm vào mút lấy  mút để, uống lấy từng giọt máu của nó, hay cho nhỏ xuống cốc rượu mà…tu.

Thịt rắn thì làm món nhậu. Phải có tiền nhiều thì mới dám bước chân vô nhà hàng đặc sản mà kêu món rắn.

Riêng các cụ có tí tuổi thì thường khoái món “tửu xà” nghĩa là rượu ngâm rắn, hay rắn ngâm rượu. Phải có đủ bảy hay chín loại rắn độc ngâm trong keo rượu thì mới đúng là “tửu xà” thứ thiệc. Uống vào dãn gân dãn cốt, không bổ ngang thì cũng bổ dọc. Không bổ nháo bổ nhào thì cũng bổ chẩng.

Theo thiên hạ cho hay :

- Rắn càng độc thì càng quí, càng đắt và càng có hậu quả bổ dưỡng cao.

Tuy nhiên, người Việt Nam ta ở nước ngoài lâu ngày lây nhiễm thói tục phương tây. Rất hiếm người còn khoái món thịt chó.

Vì thế, nếu gã có trình bày về những món rắn, thì e rằng quí bà quí cô, con cháu Evà sẽ kêu lên oang oác :

- Eo ơi, đồ ma đồ quỉ.

Vì thế, gã xin chuyển hệ qua một đề tài khác vui vẻ hơn và tươi mát hơn trong lúc trà dư tửu hậu của mấy ngày tết. Đó là đề tài “Có tiền”.

Trước hết, gã xin cầu chúc bàn dân thiên hạ trong năm con rắn này , nếu là thương gia thì được buôn may bán đắt và tiền chất đầy nhà, còn nếu là viên chức hay lao động thì vớ được một cái “job”, một công việc với đồng lương khấm khớ một chút.

Hay như Tú Xương đã long trọng :

- Nó lại mừng nhau cái sự giàu,

  Trăm ngàn vạn mớ để vào đâu ?

  Phen nay ắt hẳn gà ăn bạc,

  Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Thế nhưng, có tiền nên buồn hay nên vui ?

Trước câu hỏi này, chắc chắn nhiều người cho rằng gã là kẻ khù khờ, bởi vì chỉ những kẻ khù khờ mới hỏi như vậy mà thôi. Còn những người khôn ngoan sành đời, hẳn phải mừng húm khi đồng tiền rủng rỉnh trong túi.

Cách đây không lâu, gã nhận được một cái “meo” của đứa cháu gái bên Mỹ. Chẳng hiểu nó thuổng ở đâu cái câu “ranh ngôn” thuộc phái thực dung như sau :

- Thiên đàng là lãnh lương Mỹ, ở nhà Anh, đi xe Đức, ăn món Tàu và lấy vợ Việt.

- Còn hỏa ngục là đi xe Mỹ, lấy vợ Anh, ăn món Đức, ở nhà Tàu và lãnh lương Việt.

Xem như thế, lấy được một cô vợ Việt quả là hạnh phúc bảy mươi đời, bởi vì người đàn bà Việt nam vốn dịu hiền, chung thủy, biết dạy con và…chiều chồng. Được khen như thế, hẳn quí bà quí cô sẽ rất lấy làm hãnh diện, phổng cả cái lỗ mũi lên ấy. Chứ còn lạnh lùng và phớt tỉnh như đờn bà Ăng lê thì ai mà thèm ham.

Còn lương Mỹ thì khỏi phải chê vừa nhiều lại vừa được tính bằng đô la, thấy mà ham. Đem cái lương Mỹ ấy về Việt nam thì tha hồ mà ăn tiêu vung vít. Chứ còn “bèo” như lương Việt, thì chỉ có nước chết đói.

Nhìn vào cuộc sống, mọi người bất kể già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu và ngay cả người mù cũng vẫn hiểu được giá trị của đồng tiền, ngay cả người điếc cũng vẫn nghe được âm thanh của bản nhạc chỉ có hai nốt đô và la.

Về vấn đề này, gã xin “no table”, nghĩa là “không bàn” đến vì có một lần gã đã nói tới, và hơn thế nữa nó lại quá rõ ràng và minh bạch, như hai với hai là bốn. Gã chỉ xin ghi lại nơi đây một vài tư tưởng lẩm cẩm được đăng rải rắc trên các báo tại Việt Nam :

- Tiền trước tiên tôn ta thành thần, thành tiên, thành thánh…Tiền tạo thành tích. Tiền trong túi, ta trở thành tiên tiến, ta trở thành tài trí, thân thế ta tăng trưởng, tên tuổi ta thăng tiến, thình thương ta thêm thắm thiết, tất thảy trân trọng ta. Tay thủ tập tiền, tôn ti trật tự tiêu tán. Tù tội tiêu tan, tội thì thành trong trắng, tù thì tha thứ. Thua thành thắng. Thất thu thành thành tựu. Thấy tiền, ta tựa thấy tiên, thấy trước tất thảy. Tiền trợ thủ ta trên tất tật.

Túng tiền, tư tưởng tinh thần tiêu tùng. Trên thiếu tin, thắng thành thua, tài tình thành tai tiếng. Túng tiền, tất thua thiệt. Tình thương tan tác. Trong trắng thành tối tăm. Thiếu tiền, thân thế tựa tre tàn. Tủi thân, trở thành ti tiện. Tham thì thâm thủng tiền tỷ, tiến tới tù tội, tư tưởng thiếu tự tin, tìm thang thuốc tự tử. Thôi, túng thiếu tiền thì tiêu tan, tiêu tán, tiêu tùng tất tật. Thật thảm thiết.

Một tác giả khác thì viết :

- Đồng tiền mạnh mẽ xiết bao,

  Bẻ cong chân lý, lật nhào công minh.

  “Vàng”, “Lầu”, “Đô”, “Xế”…hiển linh.

  Có bây, “ pháp luật nghiêm ninh” trò đùa.

  Buồn thay ! “Vật chất” làm vua.

  “Đức”, “Trí”, “Lễ”, “Nghĩa” phải thua đồng tiền.

Còn trên báo Tuổi trẻ Cười, số “Xuân Canh Ngọ” gã đọc được :

- Ông Tiền, ông Phật, ông Tiên,

  Ba ông đứng lại, ông tiền cao hơn !

  Tiền nhiều, mặc kệ…vẫn hơn.

  Dẫu cho nhân sự ngả nghiêng tứ bề,

  Tiền nhiều chẳng ngán chẳng lo.

  Phất tay một cái, nhằm nhè gì ông.

Hay như thiên hạ bây giờ thường bảo :

- Tiền là tiên là phật,

  Là sức bật của tuổi trẻ,

  Là sức khỏe của tuổi già,

  Là cái đà của danh vọng,

  Là cái lọng để che thân,

  Là cán cân của công lý.

Ý thức được giá trị tuyệt vời như vậy của tiền bạc, cho nên thiên hạ ai cũng tham tiền tham bạc. Hình như cái con “virus tham tiền” đã tiềm ẩn trong mạch máu, trong tim gan phèo phổi, trong lục phủ ngũ tạng của mọi người, đờn ông cũng như đờn bà, từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới lúc nhắm mắt buông tay thở hơi cuối cùng.

Chuyện xảy ra bên nước Đức cách đây vài chục năm.

Số là hôm ấy các đội banh quốc tế đang tranh giải vô địch. Sân vận động chặt ních như nêm. Kẻ hèn có, người sang có. Các vị tai to mặt lớn lại càng nhiều.

Khi tan cuộc, mọi người hối hả kéo nhau ra về, thì bỗng thấy ở ngay giữa lối ra vào có rải rắc nhiều tờ giấy bạc năm trăm của một hay nhiều khán giả hớ hênh nào đó đánh rơi.

Ai cũng lấm la lấm lét, ngó trước nhìn sau…Thế rồi, kẻ trước người sau, tất cả đoàn người đều lần lượt cúi xuống…sửa giày. Có kẻ sửa giày nhiều lần.

Người sang cũng như kẻ hèn. Thượng lưu cũng như hạ cấp. Không ai trao đổi với ai một tiếng, nhưng ai cũng cảm thấy vui như mở cờ trong bụng. Đi xem đấu bóng lần này không ngờ mà được thần tài đưa đón.

Về đến nhà, xoa tay cho sạch, bẻ ngón tay cho mềm, thò vào túi, rút xấp bạc ra, sung sướng, hí hửng.

Thế nhưng, dưới ánh đèn sáng, nhìn kỹ lại thì ôi thôi, khóc vì hổ ngươi, cười ra nước mắt. Vừa tức lại vừa nhục. Tức cho ai mà cũng nhục cho ai. Các ngài đã bị sập bẫy trong một cuộc chơi trắc nghiệm của một tổ chức oái oăm nào đó.

Thì ra toàn là tiền giả, toàn là bạc dổm.

Ý thức được giá trị tuyệt vời như vậy của tiền bạc, cho nên thiên hạ lao mình vào việc tìm tiền kiếm bạc, như con thiêu thân lao mình vào lửa, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, bất chấp mọi thủ đoạn mánh mung, cho dù phải chà đạp lên người khác bằng những phương thế bóc lột và bất công, miễn sao vơ vét về cho đầy túi tham của mình.

Ngày xưa, có người ở nước Tề thích vàng đến mê vàng. Sáng sớm thay áo quần đi ra chợ. Tới hàng đổi tiền, thì liền chộp vội một khối vàng rồi chạy đi. Người ta bắt anh ta lại và hỏi :

- Tại sao giữa đám đông mà anh lại dám đoạt vàng của kẻ khác như thế ?

Anh ta trả lời :

- Lúc thấy vàng, tôi đâu còn thấy thiên hạ chung quanh nữa. Trước mặt tôi, chỉ có vàng mà thôi.

Nhất là những kẻ có tí chức tí quyền, nếu để cho lòng tham thao túng, thì quan lớn đớp miếng to, quan nhỏ xơi miếng bé, chẳng trừ một miếng nào cả, khiến cho bọn dân đen, khố rách áo ôm nhiều phen phải lao đao, xất bất xang bang.

Đang lúc gã ngồi hý hoáy viết những hàng chữ này, thì đài truyền hình loan tin về vụ Tổng thống Phi luật tân, ông Estrada, bị tố giác tội danh tham nhũng, nếu không khéo thì sẽ đi đoong, bị mất chức như chơi.

Cách đây mấy năm, tuần báo Newsweek đã dành những trang chính để đăng tải hồ sơ tham nhũng của cựu tổng thống Nam hàn Ro Te Wu, người trước đó đã công khai thú tội đã nhận tiền hối lộ của nhiều công ty.

Các biện lý đã thẩm vấn 36 nhà doanh nghiệp hàng đầu trong nước có dính líu tới vụ tham nhũng này. Kết quả điều tra, người ta thấy đa số các công ty lớn nhất của Nam hàn đều ít nhiều đã bỏ tiền ra mua chuộc ông tổng thống này, chẳng hạn công ty Huyndai, công ty Samsung...Tổng cộng trong 5 năm làm tổng thống, ông Ro Te Wu đã nhận tất cả 307 triệu đô la tiền hối lộ của 30 nhà doanh nghiệp.

Rồi tạp chí Time, số ra ngày 25 tháng 3 năm 1999, cũng đã cho công bố một tài liệu, theo đó tổng thống Suharto và gia đình ông đã vơ vét được 15 tỷ mỹ kim trong 32 năm cầm quyền của ông tại Indonesia.

Tạp chí Time còn cho biết là ngay sau khi từ chức, ông đã cho chuyển một số tiền là 9 tỳ mỹ kim từ ngân hàng Thụy sĩ sang một ngân hàng khác ít được biết đến tại Áo…

Còn những kẻ vai nặng chân trơn, trong tay chẳng có tí chức tí quyền, thì sẽ phải hùng hục kéo cày, làm ngày làm đêm miễn sao kiếm được một mớ tiền đem về nuôi vợ nuôi con. Thậm chí có kẻ mê kiếm tiền đến nỗi quên cả vợ, bỏ cả con, không ngó ngàng chi tới gia đình, khiến vợ tủi thân đi tìm an ủi nơi vòng tay người khác, còn con cái thì ngán ngẩm với bầu khí lạnh nhạt của gia đình nên tìm lãng quên trong xì ke ma túy, lang thang đi bụi đời.

Một khi đã có tiền, người ta liền nghĩ ngay tới chuyện “mua tiên”, bởi vì như các cụ ta thường nói :

- Có tiền mua tiên cũng được.

Thế nhưng, chính cái chuyện “mua tiên” này mới thực là nhiêu khê, rắc rối và gây nên lắm nỗi thương đau.

Thực vậy, có những ông chồng thừa tiền về Việt Nam ăn chơi phè phỡn, lại còn kiếm thêm tí tình còm vắt vai bằng cách tung tiền ra đổi lấy một “cô tiên bé bỏng”. Vừa đỡ hao tốn, lại vừa bảo đảm an toàn trước sida, cơn bệnh thảm khốc của thế kỷ.

Còn ở Việt Nam, mấy ông quan thừa tiền nhưng hay rửng mỡ, thường tìm đến những quán bia ôm, cà phê ôm, thậm chí có cả…thịt chó ôm để mà du hí. Tới lúc bị những “con gà móng đỏ” chém đẹp, thì  chỉ  còn nước ngửa mặt lên mà than thở cả tiếng :

- Bắc thang lên hỏi ông trời,

  Đem tiền cho gái có đòi được không ?

Những chuyện tình còm trên đây mà đổ bể, thì bảo đảm ”chăm phần chăm”, chắc ăn như bắp là nhà tan cửa nát.

Có những ông thừa tiền, bèn đi tìm “nàng tiên nâu” để giải sầu. Lúc đầu thì hút, hít. Lúc sau thì chích choác. Chỉ một thời gian là thân tàn ma dại vì bị “nàng tiên nâu” là xì ke, ma túy, bạch phiến nó vật đến xùi cả bòn bọt mép, lòi cả xương sống xương sườn phơi ra.

Có những ông vác tiền về Việt Nam đầu tư, bởi vì lòng tham của con người thì không đáy. Không thì muốn cho có. Có ít thì muốn cho có nhiều. Có nhiều thì muốn có nhiều hơn nữa. Chẳng biết đàng nào mà mò.

Đầu tư vào công chuyện nghiêm chỉnh chưa chắc đã ăn ai, lại còn đầu tư vào những chuyện lem nhem mờ ám khiến cho tiền mất tật mang, thân bại danh liệt. Đô la vàng bạc thì bị ông nhà nước tịch thu, còn bản thân thì bị chiếu cố ngồi tù. Chẳng cái dại nào bằng cái dại này.

Nếu hai chữ “mua tiên” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, là mua lấy những phương tiện để hưởng thụ, thì quả là bao la, khó mà xác định cho được, có viết mãi viết hoài cũng chẳng bao giờ hết.

Kinh nghiệm đời thường cho thấy tiền bạc có thể mua được nhiều thứ, nhưng cũng có nhiều thứ tiền bạc chẳng thể nào mua được. Bởi đó, H. Ibsen đã viết như sau :

- Tiền bạc có thể cho ta lớp vỏ bên ngoài của thân xác, chứ không thể cho ta thực chất bên trong của tâm hồn. Tiền bạc có thể mua cho ta nhiều đồ ăn, nhưng không thể mua cho ta sự ngon miệng. Tiền bạc có thể đem lại cho ta nhiều quen biết, nhưng không thể đem lại cho ta tình thân. Tiền bạc có thể mướn cho ta nhiều kẻ hầu hạ, nhưng không thể mướn cho ta  những người trung thành. Tiền bạc có thể tạo nên cho ta nhiều cuộc vui, nhưng không thể tạo nên cho ta hạnh phúc.

Chính vì thế mà trên cõi đời này, không phải chỉ kẻ nghèo mới khổ và mới khóc, bởi vì không thiếu những người giàu cũng khổ và cũng khóc.

Thực vậy, Paul Getty là chủ một hãng dầu lớn nhất tại Anh quốc. Cơ sở của ông rộng trên bốn mươi mẫu tây. Mỗi năm thu nhập hàng tỷ mỹ kim. Thế nhưng, ông phải làm việc rất vất vả và cực nhọc từ ba giờ sáng tới tận khuya. Chung quanh ông có đến mười thám tử hộ vệ, bởi vì ông thường xuyên nhận được những bức thư tống tiền và hăm dọa.

Ông than :

- Tôi là người chẳng bao giờ biết hạnh phúc là gì cả.

Và cay đắng hơn nữa là khi giờ chết đến, chúng ta chẳng mang được tiền bạc đã chắt chiu kiếm tìm sang thế giới bên kia để mà hưởng dùng, đúng như tục ngữ đã bảo :

- Vua Ngô ba mươi sáu tấn vàng,

  Chết xuống âm phủ, chẳng mang được gì.

Tiền bạc ấy sẽ bị chia năm xẻ bảy cho con cho cháu, lắm khi chúng ta chưa chết mà chúng nó đã cãi nhau chí chóe và hạch sách nhau về chúc thư chúc thiếc.

Tiền bạc ấy có khi lại rơi vào tay nhà nước hay những kẻ xa lạ. Quả là :

- Dạ tràng xe cát bể Đông,

  Nhọc nhằn mà chẳng nên công cái gì.

Ở bên Mỹ có một bà lão ăn mày. Bà ta quanh năm vất vả rảo qua các lối ngõ để ăn xin. Không kể chi tiết đông giá lạnh, bà ta chỉ mặc phong phanh một manh áo rách, vá trên vá dưới, vá chằng vá đụp. Bà van xin thảm thiết, kể lể cảnh túng cực của mình. Người thương tình bố thí, kẻ quen mặt xua đuổi, nhưng bà vẫn kiên tâm.

Tối đến, bà trở về túp lều gỗ che bằng những thùng giấy. Bà chỉ ăn những mẩu bánh thừa người ta bố thí cho. Khi đau yếu, bà cũng chẳng dám uống thuốc. Vì sống quá kham khổ như vậy, bà ngã bệnh và chết.

Nhà chức trách thuộc sở vệ sinh được tin liền tới nơi. Chui vào căn lều nhỏ, người ta thấy bà ta nằm chết cứng đơ, nhưng tay vẫn chỉ vào góc nhà. Theo hướng tay của bà, người ta đào bới góc nhà ấy và đã tìm thấy một cái hộp, trong đó đựng 127.000 đô la, tính ra gần hai tỷ đồng Việt Nam bây giờ. Thật là một món tiền khổng lồ những lại vô ích cho chủ nó.

Để kết luận, gã xin mượn tạm nơi đây một tư tưởng thật độc đáo, mà gã cũng chẳng rõ xuất xứ từ đâu :

- Tiền có thể mua được một ngôi nhà, nhưng không mua được một mái ấm.

Tiền có thể mua được một cái giường êm ấm, nhưng không mua được một giấc ngủ ngon lành.

Tiền có thể mua được một chiếc đồng hồ, nhưng không mua được thời gian.

Tiền có thể mua được một cuốn sách, nhưng không mua được kiến thức.

Tiền có thể mua được một địa vị, nhưng không mua được lòng trọng kính.

Tiền có thể mua được thuốc men, nhưng không mua được sức khỏe.

Tiền có thể mua được mua được máu, nhưng không mua được sự sống.

Tiền có thể mua được tình dục, nhưng không mua được tình yêu.

Bạn thấy đấy, tiền bạc chẳng phải là tất cả. Nó không những vô nghĩa mà còn mang lại cho con người đủ loại thống khổ.

Gã nói với bạn tất cả những điều này, bởi vì gã là bạn của bạn.

Và vì là bạn của bạn, gã muốn mang lấy nỗi đớn đau và thống khổ của bạn.

Vì thế, bạn hãy gửi hết tiền của bạn cho gã và gã sẽ gánh chịu nỗi khổ đau thay cho bạn.

Bạn sẽ không bao giờ tìm được một người bạn nào đúng nghĩa hơn gã.

 

Tái bút : phải  tiền mặt đấy.

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!