Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Văn Hóa Xã Hội
XÓM NHÀ TÔI

  

Từ ngày rời giáo xứ Xây Dựng đi , gia đình chúng tôi qua không biết bao nhiêu là giáo xứ . Từ An Lạc đến Nam Hòa , về cư xá Bắc Hải , lên Đắc Lộ .. về lại An Lạc rồi dời sang chùa Khuông Việt … 

Cha Lãm phàn nàn làm sao mà gia đình tôi cứ dời đi mãi , nhưng chúng tôi có muốn thế đâu , mỗi lần đi là mỗi lần công việc lại khó khăn , những chủ hàng chỉ thích mình ở gần để hối thúc , gom hàng đúng giờ qui định, nhưng khổ nỗi, nhà người ta muốn bán mà bán mãi không được , đến khi họ chuyển sang cho thuê , mình thuê vài tháng là có người đến mua cao giá , chủ nhà dù có thương mình cũng không làm sao bỏ qua cơ hội ấy được, và mình cứ thế là đi tìm nhà khác để họ khỏi bận lòng . 

Đến căn nhà cuối cùng ở chùa Khuông Việt thì chúng tôi không còn nhận hàng gia công nữa, mà tự may chăn mền rồi đi bỏ các chợ xa Thủ Đức, Biên Hòa, Long Thành … , từ chăn mền nhiều người hỏi hàng khác và chúng tôi cứ thế tìm hàng cho họ , ban đầu tiền bạc sòng phẳng, sau cứ gối đầu tiền vốn lên cao dần … 

Đến năm thứ sáu thuê nhà, chủ nhà lại muốn bán nhà , lần này thì thật sự nản lắm rồi . Chúng tôi bàn với nhau phải đi mua đại miếng đất rẻ nào để làm nhà ở , vì thế sau mỗi lần đi bỏ hàng , chúng tôi lại lang thang khắp các vùng ven để tìm cho mình một miếng đất vừa túi tiền , mà cũng tiện cho nhiều mặt … 

Thật tình, ở vòng vòng khu Ông Tạ quen rồi, giờ đi đâu tôi cũng ngán , xa nhà thờ, xa trường các con học , xa chỗ nhận hàng … mọi sự đều bất tiện , nhưng nếu mua những nhà mình đã thuê thì tiền đâu ra mà mua cho nổi ? 

Thời đó , ở Bà Quẹo nhiều đất bán lắm, nhất là khu vườn mai , giá không cao, nhưng thật tình tôi không có đủ tiền để mua . Sau này những nơi ấy thành khu phố rất đẹp ông xã cứ phàn nàn , và nói với bạn bè “Ở đâu bà ấy cũng chê” . 

 Ông ấy nói thế hơi oan cho tôi, vì những nơi cảm thấy được thì không đủ tiền, còn những nơi gần Bình Hưng Hòa , gần mồ mã tôi sợ lắm . Từ thuở nhỏ tôi đã sợ người chết . Ngày tôi còn ở trong trại “Mồ côi” Gò Thị tôi đã nói với bạn bè .

“Mình ước làm sao sau này, chỗ nào có người chết là mình dời đi chỗ khác” 

Còn vào tận trong sâu nữa thì làm sao con tôi đi học ?

Làm sao ngoài quê họ muốn vào trọ nhà tôi vài hôm được ? 

Đi hoài khu Tân Bình (nay là Tân Phú, Bình Tân) không được , thấy ý tôi muốn mua gần bến xe để bà con dể đến nhà , ông bèn tìm quanh quanh bến xe , sau đó qua cầu Đỏ , đi dần về phía cầu Băng Ky vào hẻm phải, có những lô đất nhỏ hợp lý (trước nhà Cao Minh) tôi vừa lòng , hẹn hôm sau trở lại đặt tiền .. 

Trên đường ra khỏi hẻm , ông thấy lô đất nhỏ bỏ trống gắn bản bán , ông dừng lại hỏi thăm , chủ đất nhờ người hàng xóm nói giá và hẹn đến ngay . 

Trong lúc chờ người chủ đất đến, tôi quan sát khu xóm , lòng chẳng yên vì chợt thấy sau miếng đất ông xã muốn mua có chàng thanh niên trọc đầu ở đó. .

Tôi thầm thì :

-          Em không muốn ở đây , hình như có “tội phạm” .

-          Tầm bậy , ở đây gần lộ chính (cách 30m), mặt tiền hẽm nữa .

-          Nhưng em có linh cảm không tốt , em không thích .

-          Em nhiều chuyện quá ! 

Thế rồi anh bỏ đi, không muốn nghe tôi nói nữa . Tôi lo và buồn lắm vì xem chừng ông xã rất thích miếng đất này , mọi sự đã “hợp lý” , thêm phần ông đã thích nữa thì khó bề thay đỗi . 

Chủ đất là cô gái gần ba mươi , chưa lập gia đình , cô tâm sự như sau:

-   “Em và bà này (chỉ nhà sát miếng đất) cùng hùn tiền mua nguyên căn nhà 7x14 , tính để đó rồi làm nhiều việc khác, nhưng chị em không hợp tính nhau , em đòi chia phần của em ra , bà chia cho em 1/3 số tiền em góp là bấy nhiêu ( 22m2), em giận quá, lại còn đòi mua lại phần em với giá cũ (thấp), nên em thà bán rẽ cho người khác chứ không bán cho bà , ai đến mua bà cũng dèm pha không ai mua được , hôm nay anh chị đến không gặp bà ấy là may rồi .

Em bán cho anh chị giá 16 triệu, đặt cọc trước cho em một ít, em thấy anh chị hiền, em cho thiếu nợ, cứ làm nhà ở đi,  khi nào có tiền trả em cũng được “. 

Tôi lấy làm lạ, mới gặp nói chuyện qua lại chưa đầy một giờ mà tin người thế sao ? Tuy thế tôi vẫn không muốn mua tý nào . 

Khác với tôi, ông xã tôi thích lắm , mừng thầm cho mình là may mắn “không đặt cọc miếng đất phía trong” , ông vội tháo trên tay tôi chiếc nhẫn 2chỉ làm lộ phí đi đường, đưa cho cô gái . 

-      Tôi đang cần đất , mà cô thì mong bán sớm, thỏa thuận như thế, tôi cũng không trả giá. Hiện tôi chưa đủ tiền , nếu chồng tiền đất thì thiếu tiền làm nhà , cô cho chúng tôi thiếu như vậy thì quá tốt, làm nhà xong tôi sẽ gởi tiền đủ cho cô, chúng tôi cũng cám ơn cô nhiều vì đã tin tưởng chúng tôi … 

Tôi im lặng để anh nói , điều kiện quá thuận lợi cho tôi, tôi còn muốn gì ? Không dể gì tôi được cái may mắn ấy, nhưng sao cái cảm giác ban đầu vẫn không tan biến đi , tôi cố vui mừng như ý ông xã, về thông báo cho các con là ngày mai mình sẽ kêu thợ làm nhà, và chuẩn bị hết thời gian đi thuê chỗ này chổ nọ nữa rồi… 

                                           000 

Vốn luyến buôn bán tôi chưa tới 10 triệu , phải đi đòi nợ để về làm nhà , ông Thầy trên Bình Long cho mượn một ít , vợ chồng em trai , con gái và ông anh họ ở Pháp nghe tin làm nhà cũng gởi về cho một ít , hoàn tất cái nhà 22m2 có căn gác gỗ là 40 triệu , kể cả tiền đất của cô gái tốt bụng, giao ngay cho cô trước khi dọn về nhà mới . 

Những ngày ông Xã làm nhà , tôi vẫn may hàng, và cơm nước cho con mang lên nhà đang xây cho anh , mọi sự theo ý anh,  tôi chỉ nói . 

- Anh làm gì tùy anh , nhưng phía trước anh phải chừa 1m50 để bỏ xe , tường kín lại, đêm ngũ, xe vẫn để phía ngoài . 

Và tôi ở nhà đinh ninh anh làm theo ý mình , nào ngờ ngày cuối cùng trước khi dọn nhà , lên xem nhà và giao tiền cho chủ đất, thì anh đã làm khác mọi chuyện . Anh tận dụng mọi phần đất , thêm năm phân vàng nữa cho chủ cũ, để họ cho mở được cửa hông nhà . Nhưng mặt tiền nhà anh không làm theo ý tôi .Anh nói nhà nhỏ còn chừa hành lang làm gì , anh chỉ chừa 70cm làm thềm nhà , ban ngày để xe trên thềm, ban đêm đưa vào nhà , không rào chắn gì cả … 

Thấy kiểu làm không như ý,  tôi phật lòng lắm, nhưng anh có đủ lý do mà tôi không cải lại được , phụng phịu và ấm ức thế thôi .  

Thế nhưng đó là điều mà nhiều năm vợ chồng cứ lời qua tiếng lại . Chẳng là cái thềm nhà trống trãi ấy là dịp sinh tội , cho nhiều người và cho cả tôi . 

Về sống tại khu xóm “Cầu Băng Ky” rồi, tôi mới thấy mọi việc rõ hơn trong “linh cảm” .  

Chúa ơi! Từ nhỏ đến lớn tôi chưa bao giờ sống một khu phố tàn tệ như khu phố này . Một khu phố ngập tràn tiếng chửi thề , mới dọn về là tôi muốn dọn đi ngay, tôi gây lộn với ông xã suốt ngày vì đã chọn mua nơi đây khi tôi đã can dán, thậm chí chờ đêm về để nói lời dịu dàng năn nỉ đừng ham nơi ấy … Tôi vừa tức , vừa bực , vừa chán , vừa buồn và vừa đau khổ… nói ra thế cho mọi người thấy tâm trạng tôi lúc đó như thế nào , nó như muốn khùng lên vậy. 

Nhiều lúc tôi ngồi ngẫm nghĩ : “Tại sao cũng cái xã hội này , cũng những khu phố bình dân , hẽm hóc tôi từng ở, mà sao tôi chưa hề có cảm giác buồn phiền, nghẹt thở như ở nơi đây ? Hơn 40 tuổi , 40 năm lăn lóc chứ đâu phải ngày một ngày hai?

Đâu phải tôi vừa từ vách tường cao của Dòng Kín bước ra hay từ Tu viện Saint Paul mới ló đầu ra hôm qua, nên thấy choáng cảnh vật bên ngoài ?

 Cũng không phải tôi từ Vương quốc nào lịch lãm , trí thức, cao sang mà đặt chân vào vùng đất thấp kém , tệ lậu, như người ta từ Kinh đô ánh sáng mà ghé qua vùng đất thiếu văn minh nhất của Trái đất …?

Cũng không phải tôi là tiểu thư đài cát luôn ở trong lâu đài , nhà cao , cửa rộng mới bước vào xóm lao động nghèo hèn mà thấy mọi việc hết sức lạ lẫm … khó chịu … khó thở … 

Thế thì tại sao ? Như mới lần đầu thế này ? … 

Suy nghĩ mãi tôi mới nghĩ ra : 

-          Từ nhỏ sống với các Sr. và Làng Công Giáo của tôi

-          Miền Trung của tôi  không hay chửi thề

-          Vùng Kinh tế mới, toàn những người mưu sinh, không có thói quen đó

-          Và những khu xóm Đạo mà tôi thuê nhà bảy năm qua, không đến nỗi làm tôi sững sờ như ở đây . 

Tôi đang ở trong một khu xóm không hề có người theo Đạo CG, và rặt người miền Nam chân chất , người lớn chưa hề bước chân vào trường học, con cái học chưa xong tiểu học đã phải nghĩ học, hoặc vì chửi thề nói bậy quá, cô thầy dạy không được…, hoặc phải ở nhà tìm miếng ăn sinh sống. 

Khi tôi mới về, khu xóm toàn thanh niên , một vài cô gái nho nhỏ ít thấy mặt . Trước mặt nhà tôi là lô đất trống dọc theo đường hẽm 40 mét , xem như không có hàng xóm đối diện và là nơi thuận tiện nhất cho tụi thanh niên rảnh rỗi tụ tập, nhậu nhẹt  với vô số chuyện phiếm mà nó nhặt được , và cái thềm nhà tôi là nơi lý tưởng nhất cho đêm về nhà tôi đã tắt đèn, đóng cửa .  

Tôi không tiếc chi cái thềm nhà vô dụng về ban đêm đó , nhưng nó làm khổ hai lỗ tai của tôi quá , tôi phải mở cửa ra mời đi nơi khác tụ tập, để nhà tôi được nghĩ ngơi, nhiều lần như thế, tôi trở thành người khó tính nhất của xóm, có đứa thì sợ, có đứa thì cứ vờ lì ra, xem tôi làm được gì ? Chồng tôi thi thoảng mới chứng kiến, mới lên tiếng, còn các con tôi : Đây là điều lo sợ nhất của tôi . 

Ban ngày các con tôi đi học, chồng tôi đi làm, họ đỡ chứng kiến những lời trò chuyện thô lỗ của người lớn trao đỗi bình thường giữa ban ngày , họ nói năng đùa cợt chuyện phòng the, chuyện đáng giấu, với những từ trắng trợn …, như chuyện thường ngày nghiêm túc của họ.

Đôi khi, tôi theo dõi họ từ trong cửa kiếng nhà tôi mà họ không thấy được , thái độ, khuôn mặt họ tuyệt nhiên không có sự gì ngại ngùng, xấu hổ , hay là tội lỗi như tôi tưởng , tôi đâm ra tội nghiệp cho họ …, tệ nạn hơn nữa có một vài người Bắc mới vào, trong suy nghĩ của họ, là phải chửi hơn những người Nam đó, mới đè đầu được dân khu xóm này, nên tôi sợ cái bí quyết “kinh khủng” này nhất … 

Tôi rất lo sợ cho con cái tôi , đứa nhỏ nhất đang học lớp 4 , sợ nó chiêm nghiễm thói ăn nói thô tục của họ, sợ nó nghe quá thành quen thuộc và buộc miệng nói những lời quen thuộc ấy một cách ngẫu nhiên không kiềm chế , tôi sợ lắm … và sau nhiều đêm cãi vả , sau nhiều đêm, ngày, chứng kiến rõ ràng cái không khí này không hợp với gia đình mình, ông xã tôi đồng ý với tôi bán nhà đi tìm chỗ khác . 

Bản bán nhà của chúng tôi treo thật lâu , chúng tôi lại tiếp tục đi tìm những khu xóm nghiêm túc hơn , cũng có nhiều nơi rất vừa ý . Ví như tôi bán nhà của mình được 10cây vàng thì tôi có thể tìm được khu xóm vừa ý và tiện lợi hơn với số tiền đó, nhưng chúng tôi cứ xem rồi để đó, không trở lại được, vì nhà tôi không ai mua, tiền bạc thì không thể mượn thêm của ai khi mà tiền cũ mình chưa thanh toán xong . Tôi khổ sở lắm , chồng tôi thì lây cái khổ bỡi những lời ca thán của tôi , còn con tôi hai đứa nhỏ không nói gì, hai đứa lớn thì sợ phải đi ở nhà thuê thêm một lần nữa, nên không nhiệt tình lắm cho sự thay đổi của tôi . 

Chờ bán nhà hoài không được , tôi đành phải theo thời gian mà làm quen với lối xóm . 

 Mùa Giáng Sinh năm đó khu xóm nhà tôi thật thê thảm . Khi mọi nơi giăng đèn sáng trời, khu Xây Dựng nơi nhà Nội các cháu ở, rộn ràng, mọi người xôn xao, vui vẻ chuẩn bị cho ngày lễ hội quốc tế, thì xóm nhà tôi tối om , loe loét ngọn đèn hẽm vàng vọt, làm tôi nhớ bài “Loan mắt nhung” thuở nhỏ hay hát, mà hình dung xóm tôi cũng không khác gì .  

Tôi bèn nghĩ ra cách , phải làm một hang đá thật lớn, đèn hoa đủ màu …, phải làm một ngôi sao thật to, treo trước cửa nhà để họ thấy rằng, ở đây cũng có người có Đạo, ở đây hẽm tối này, Chúa cũng ghé đến và ở lại, tôi chuẫn bị thêm 30 phần quà cho các cháu nhỏ vào tối 24 trước khi vào Lễ Nữa Đêm .  Lễ về,  trước khi ăn Réveillon tôi còn bắt cho cả nhà hát bài Đêm Đông, khi cả xóm ai cũng tắt đèn đi vào giất ngũ , có lẽ có người cũng bất chợt giật mình với tiếng hát của nhà tôi, nhưng chắc họ không mấy phàn nàn vì món réveillon tôi đã chia sớt cho những nhà gần nhà tôi trước khi đóng cửa nhà đi Lễ đêm. 

Qua năm thứ ba , khu đất trước nhà tôi có người mua , họ bắt đầu làm nhà, thì nhà tôi có người đồng ý mua với giá chúng tôi đã định 2 năm trước , thế nhưng những nơi chúng tôi đã đi xem, giờ không còn nữa , với số tiền ấy thì không làm sao mua được điều vừa ý nào, chúng tôi tăng giá nhà lên, vẫn dự định ra đi . 

Trước nhà tôi năm căn nhà đúc, tường cao cửa đóng , lúc ấy ông xã tôi mới nghĩ ra bít lại cái thềm nhà và hàn khung sắt kéo cửa như những nhà mới, nên không còn chỗ tụ tập của đám thanh niên rỗi nghề nhàn hạ ấy nữa.

Lại thêm tụi nó có đứa cũng lập gia đình đi xa, có đứa có con, có vợ, không được đàn đúm nữa . Vợ chúng nó không ai khác lạ, là những cô gái “đi đêm” mà chúng nó thường dắt mối, đưa đón lấy tiền. Vợ chồng chúng nó “đơn giản” đến độ ấy, bình thường thấy cũng đẹp đôi như ai, nhưng những lúc gặp chuyện ghen tuông,  hoặc chồng, hoặc vợ, thì không làm sao chịu nỗi, nhất là về đêm, chỉ còn cách gọi công an đến giãi quyết . 

Lớp lớn lập gia đình, thì lớp kế lên thay. Lớp kế này có một số đi học , có đứa học được cấp hai rồi nghĩ, có đứa đang vào cấp ba , có đứa nhà nghèo, có đứa khá giả … tụi nó trầm ngâm hơn lớp đàn anh . 

Con trai nhỏ của tôi cùng trang lứa với tụi này, học trường Nguyễn Thượng Hiền , tôi không chuyển trường cho tụi nhỏ, vì tin thế nào gia đình tôi cũng về lại dưới ấy, kể cả hộ khẩu (đến hôm nay tôi vẫn chưa chuyển về). Thời gian này là thời gian tôi lo sợ nhất trong suốt thời kỳ nuôi con cái của tôi, đặc biệt là cậu con trai tuổi Thân này . 

Chúng tôi vẫn sống thế , vừa cách biệt vừa gần gũi , họ thiếu gì cần đến, chúng tôi có là đưa ngay . Họ có tháng cô hồn cho tụi nhỏ rủ nhau dành giựt suốt ngày , thì tôi có quà ông già Noel hằng năm tặng chúng nó.

Những ngày cuối năm sắm sửa Tết nhất , cũng dành những phần quà cho những gia đình neo đơn, có người già trong nhà , cái bánh chưng, hộp sữa, ký đường , chai rượu Việt Nam… tuyệt đối tôi không ghé nhà ai chơi, hoặc trò chuyện lâu với ai,  và con tôi cũng không chơi một bạn nào trong xóm , gặp nhau chỉ cười chào hỏi thế thôi . 

Rồi con trai tôi qua được thời kỳ kinh hoàng nhất của tuổi dại khờ, thì xóm tôi những đứa trầm ngâm ấy đã nghiện ma túy và nhiễm HIV. Tôi không còn cách gì để đổi được nhà nữa, ngoại trừ may ra trúng số, ông xã tôi cũng hay mua vé số, và mua nhiều tờ . Tôi thường đùa . 

- Xin Chúa cho trúng số để đổi nhà mà làm gì mua nhiều tờ trúng tỷ vậy ? Tham quá Chúa không cho đâu . 

Anh nói: “Còn làm nhiều việc!” 

Mua số hoài mà chẳng bao giờ được trúng số , cuộc sống khu phố dần dần đỗi khác, những lần con nước lên… qua nhiều lần nâng đường, nâng nền nhà, khu xóm không còn ngập lụt nữa. Những căn nhà cao từng phía trước, làm khu phố có vẻ “văn hóa” một tý , những lời thô tục có giảm đi tý ít, vì sự vắng mặt của nhiều thành phần, lớp đàn anh phải ra đường tìm miếng ăn cho gia đình, lớp đàn em dần dần lặng tiếng, vì một số vào trung tâm cai nghiện , một số đang thoi thóp với cơn nghiện , với căn bệnh thế kỷ, không thuốc chữa này… 

Đau đầu nhất cho tôi là những lần nhà tôi có khách, mà nhất là khách các cha , các Sr., mà các Ngài ấy lại thường ghé nhà tôi đến độ chị Trưởng nhóm SPC gọi nhà tôi là “Đất lành chim đậu” nữa chứ. Ngoài miệng tôi hớn hở, niềm nở thế, chứ lòng hồi hộp lo âu không tưởng, thế nhưng cũng hay thực, chưa bao giờ nhà tôi có khách mà những điều không hay kia lại xảy ra, kể cả lũ nhỏ thường ngày qua lại trước nhà chửi thề như bắp rang, cũng không hề xuất đầu lộ diện, thậm chí họ còn nói nhà tôi dể ghé, dể tìm hơn mọi nhà … 

Một điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, là nhiều người nói đi ngang qua cầu Băng ky dể bị giựt đồ, nhưng tôi ở nhiều năm chưa thấy được chuyện đó, có một lần người nhà tôi bỏ xe trước cửa vào nhà, quên cả chìa khóa trên xe, đứa nhỏ đi ngang qua rút chìa khóa thì có người gọi cửa trả lại cho chúng tôi, có người nghĩ rằng “… mười phương cũng chừa một phương …” nhưng tôi hoàn toàn không cảm thấy điều ấy, bằng chứng là gia đình chúng tôi luôn khóa nhà đi cả ngày, vẫn chưa có chuyện gì nhỏ xảy ra . Tôi nghĩ rằng, miệng mồm họ thế, sự thiếu thốn về kiến thức làm họ ra thế, chứ tâm địa họ chưa đến nỗi nào … 

Hai năm gần đây, khu xóm chìm xuống trong tang thương của những gia đình có con nhiễm HIV, mới hơn hai mươi tuổi mà năm đứa lần lượt đã ra đi . 

Xã hội không có gì phàn nàn, ray rứt. Những tổ nào có “xì ke ma túy chết thì không đạt điểm thi đua” . Còn những năm không có sida chết thì năm nào cũng đạt “Tổ văn hóa, gia đình văn hóa, của phường” . 

Con cái tôi trong sự giữ gìn của tôi cũng theo thời gian lớn dần , tôi giảm bớt sự lo sợ, căng thẳng . Cầu xin sao, Chúa cho các con tôi hiểu được điều tốt, điều xấu, điều nên làm và điều không nên làm, khi phải sống chung chạ lẫn lộn hơn mười năm qua với những tệ đoan, những thành phần thấp nhất của xã hội… , để không uổng công tôi từng giờ từng phút ăn không ngon, ngũ không yên vì con cái. 

Mười hai năm qua, lớp thứ ba lại đến , những đứa bé mà tôi cho quà Noel năm đầu tiên, có đứa nay đã vào cấp ba , nó thuộc thế hệ thứ ba rồi , và thế hệ này hơn hẳn hai thế hệ đàn anh của nó, nó lanh lẹ, mau cập nhật, suốt ngày thích vào vi tính, lớp này gái trai đầy đủ và đông đảo, vì thêm vào nhiều gia đình nhà mới xây ở xóm trong, và nhiều gia đình tạm trú ở phòng trọ, … chúng nó đã làm rộn lên khu xóm, vì đã có thời được báo chí gọi là “Xóm điện ảnh” . 

Có chị bạn sau khi đọc báo Công giáo&Dân tộc đã gọi điện hỏi tôi ; 

-          Xóm em là xóm điện ảnh hả H ?

-          Em đâu biết .

-          Em xem báo CG&DT thì biết .

Tôi tìm tờ báo xem , mới biết những điều xảy ra ở xóm mình, hỏi thăm chị hàng xóm trước nhà , đúng là có hôm cả xóm tôi đi đóng phim thật, mọi sự có thay đổi … và tụi nhỏ thế hệ thứ ba này không biết sẽ đi về đâu ? 

                                                    000 

Con gái út tôi phàn nàn:

-  Mẹ ơi! Sao tụi nhỏ này nó ghê quá, mới tý xíu mà yêu với đương, ghen tương chưởi bới nhau om sòm, mỗi đứa còn có một điện thoại di động nữa, cha mẹ nó chẳng hiểu việc gì nó đang làm mẹ à, những lúc mẹ đi dạy, con ở nhà một mình nghe tụi nó léo nhéo nhức cả đầu mẹ ơi… 

Tôi không trả lời được, nhìn con gái út nay đã ra thiếu nữ , biết điều đúng, điều sai, tôi thật an lòng, và cảm tạ Chúa đã không bỏ quên lời cầu nguyện của tôi . Tôi nói với các con . 

“Cố gắng làm có tiền, để dành, khi có gia đình phải ở nơi khác , không thể ở đây được, nếu có em bé thì càng phải đi xa nơi này hơn nữa…” 

Thật khó mà sống ngược với câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. 

Đến hôm nay gia đình tôi sống tại khu xóm này là 14 năm, một thời gian khá dài cho một dự tính “Ra đi”. Tôi vẫn chờ ra đi khi có dịp . Mười bốn năm ròng rã có vui, có buồn với nhau , tôi không còn sợ, ghét, xa lánh họ như những ngày đầu mới đến nữa, những lời thô tục của họ cũng giảm dần khi trò chuyện với chúng tôi, họ cũng hiểu được là chúng tôi không khinh ghét họ khi ít trò chuyện với họ, mà thật sự chúng tôi không quen được cách ăn nói buông tuồng của họ . Tôi không hiểu họ nghĩ gì trong đầu họ về gia đình tôi, nhưng tôi nhận thấy trong mắt họ không loại bỏ gia đình chúng tôi . 

Đời sống của chúng ta luôn luôn là sự đấu tranh không ngừng , nhưng thú thật với quí vị , cuộc chiến đấu này cam go lắm , chúng tôi không nghĩ cả gia đình tôi có thể vượt qua được cơn thử thách này mà không bị suy suyễn tý nào , con cái tôi cũng can trường lắm … nhưng đừng nên xem nhẹ những điều này … Không chắc gì chúng ta làm được những điều như có phép lạ :

”Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” .

Sài Gòn vào mùa mưa.

KH

Tác giả: 

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!