Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Giáo Sĩ Việt Nam
CÁI CHẾT LÀM RUNG CHUYỂN ĐỊA CẦU

 

Một vì sao lặn

Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị băng hà lúc 9 giờ 37 phút tối – giờ thành phố Roma – nhằm thứ bảy ngày 2 tháng 4 năm 2005, đúng 46 ngày sau khi mừng lễ sinh nhật thứ 85 của Ngài.

Theo truyền thống bắt buộc, vào lúc Ngài từ trần, các cộng sự viên gọi tên Ngài ba lần: “Karol! Karol! Karol!” Khi Ngài không đáp lại, họ tuyên bố Ngài đã ly trần. Rồi cũng theo truyền thống, chiếc nhẫn giáo hoàng của Ngài được cởi ra và đập vỡ tan.

Ngài ra đi cũng như khi Ngài còn sống, mọi việc đều được diễn tiến theo sự lượng định của Ngài. Ngài đã về lại Tòa Thánh Vatican sau khi lưu ngụ ở bệnh viện Gemelli tại Roma lần thứ hai ngay trước lễ Phục Sinh và Ngài đã khước từ trở lại đó khi cảm thấy sức khỏe trở nên suy yếu một cách nhanh chóng. Ngài biết mình sắp lìa đời và đã chuẩn bị ra đi.

Ít phút sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị băng hà, Đức Tổng Giám Mục Leonardo Sandri – một giáo sĩ cao cấp của Tòa Thánh Vatican – đã bước ra ngoài và công bố việc Đức Thánh Cha từ trần cho hằng chục ngàn người tụ tập ở Công Trường Thánh Phêrô. Một giờ sau đó, các chuông Vatican ngân lên báo tin buồn cho dân thành Roma và toàn thế giới.

Vào sáng Chúa Nhật hôm sau, dân chúng tụ tập đông đảo tham dự Thánh Lễ ngoài trời, khởi đầu thời gian thọ tang chính thức. Sau đó trong ngày, thi hài của Đức Thánh Cha được đặt ở đại sảnh, nơi Ngài thường có những cuộc triều yết chung.

Bắt đầu là cuộc kính viếng dành riêng cho những giáo sĩ cao cấp – các vị hồng y và giám mục – thuộc Tòa Thánh Vatican. Kế đó là các viên chức trọng yếu của chính phủ Ý do tổng thống Carlo Ciampi và thủ tướng Silvio Berlusconi cầm đầu.

Thi hài của Ngài mang phẩm phục màu đỏ và trắng của giáo hoàng. Đầu Ngài đội vương miện màu trắng viền vàng, được đặt trên ba cái gối lấp lánh màu vàng. Cây gậy mục tử bằng bạc nằm bên cánh tay trái Ngài.

Các ống truyền hình của báo giới Ý đua nhau thu hình, khởi đầu tiến trình hầu như không ngừng nghỉ về đám táng của Đức Thánh Cha. Phát ngôn viên Tòa Thánh Vatican – tiến sĩ Joaquin Navarro-Walls – sau đó thông báo là Tòa Thánh đã phân phát ba ngàn năm trăm bản thông tin chính thức cho các nhà báo.

Mọi nẻo đường đưa đến Roma

Về sau, thi hài Đức Thánh Cha được an vị trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô từ trưa thứ hai ngày 4 tháng 4 cho tới khi an táng vào thứ sáu ngày 8. Một dòng thác người đổ về Công Trường Thánh Phêrô để được chiêm ngắm thi hài của Đức Thánh Cha, dù trong giây phút ngắn ngủi.

Nửa triệu người đã lặng lẽ đi qua linh cữu của Ngài ngày thứ ba và hôm sau một triệu người khác cũng đã đi qua. Trong số những người đến kính viếng thi hài Đức Thánh Cha, có những viên chức cao cấp của các chính phủ trên thế giới. Tổng thống George W. Bush, tổng thống phu nhân là Laura, các cựu tổng thống George H. W. BushBill Clinton đã quì cầu nguyện bên thi hài Ngài ngay sau khi đến Roma vào chiều tối thứ tư.

Cùng với những ngày trôi qua, khách hành hương đã đến bằng máy bay, xe lửa, xe buýt, xe hơi và cả xe gắn máy nữa. Thời gian phải đứng xếp hàng càng ngày càng lâu hơn đối với những ai hy vọng được chiêm ngắm thi hài Đức Thánh Cha. Vào ngày thứ hai, thời gian chờ đợi thông thường là 5 giờ đồng hồ. Qua ngày thứ tư, thời gian đó kéo dài hơn 10 tiếng.

Sự chen chúc đã trở nên tồi tệ cho đền nỗi vào ngày thứ năm tờ báo hằng ngày ở Roma “Il messagero” đã chạy tít lớn là “Xin Khách Hành Hương Dừng Lại” Lời kêu gọi đó hoàn toàn vô hiệu.

Người ta tin tưởng có tới bốn triệu người đã tới Roma để tiễn biệt người Cha thương mến nằm trong Vương Cung Thánh Đường, sau khi phải đi qua các máy dò bằng kim khí và những máy rà quang tuyến tối tân 

Bảo vệ Roma an toàn và khỏi ứ đọng

Với những đoàn khách hành hương đông đảo tuôn về Roma tham dự đám táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị, Hội Đồng Thành Phố Roma đã dẹp bỏ hết những bảng “STOP” để giữ cho thành phố không những an toàn mà còn xê dịch được.

Roma vốn có một dân số ba triệu bảy trăm ngàn người. Một số ước lượng từ ba tới bốn triệu người tới tham dự đám táng. Khi dân số thành phố đông gấp đôi, Roma phải cần tới mười lăm ngàn cảnh sát viên và nhân viên quân đội tuần tiễu các đường phố, chỉ dẫn dân chúng đi đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

Những viên chức thành phố cung cấp cho khách hành hương những chai nước uống và chăn đắp nếu họ phải nghỉ đêm dọc đường để giữ chỗ theo hàng lối cho ngày hôm sau. Vì những phòng ốc trong các khách sạn đã được mướn hết nên thành phố Roma đã dựng lên những lều trại để cung ứng cho đoàn người đông đảo và dân thành Roma cũng cung cấp giường chõng cho khách hành hương.

Hằng trăm ngàn dân Ba-Lan đã nhảy lên xe buýt hay xe lửa và trực chỉ Roma để vinh danh một người đồng hương lừng danh và quý mến của họ.

Để bảo vệ khoảng tám mươi vị nguyên thủ quốc gia đến Roma tham dự đám tang, những chiếc trực thăng cảnh sát và những chiến đấu cơ không lực Ý tuần tiểu trên không phận Roma.

Khi cử hành Thánh Lễ an táng, một vùng trời năm dặm trên không trung Roma được đóng lại đối với mọi không lưu, ngoại trừ máy bay truyền hình, những trực thăng tuần tiễu và một máy bay thám thính AWACS của Khối Liên Phòng Đại Tây Dương tuần thám. Tàu hải quân Ý tuần hành vùng duyên hãi và canh gác dọc theo sông Tiber.

Lực lượng cảnh bị quốc gia Ý trấn đóng hầu hết mọi ngõ ngách quan trọng trong thành phố Roma. Những lính thiện xạ được trấn đóng trên các cao ốc để quan sát Công Trường Thánh Phêrô.

Ngay cả những vị thượng khách cũng phải đi qua những máy dò kim khí và những túi xách của họ cũng phải cho qua những máy rà quang tuyến X, trước khi vào chỗ ngồi bên cánh phải quan tài trong Thánh Lễ an táng.

Các cơ sở thương mại và học đường ở Roma đều đóng cửa trong ngày lễ an táng và mọi lưu thông bằng xe cộ đều bị cấm chỉ trong khu vực bao quanh Công Trường Thánh Phêrô. Những xe hơi sang trọng đưa đón các vị chức sắc các giáo hội hay những nhân viên chính phủ chỉ dừng lại cho khách lên xuống và di chuyển ngay.

Vì Công Trường Thánh Phêrô không thể dung chứa hết dân chúng tham dự đám tang nên hai mươi bảy màn ảnh truyền hình cỡ lớn được dựng lên trong thành phố để trực tiếp truyền hình cho dân chúng theo dõi diễn tiến buổi lễ.

Thành phố Roma có thể hãnh diện vì đã cố gắng điều hướng một cách tốt đẹp những đoàn khách hành hương đông đảo như thế. Mặc dù trên mấy triệu người tràn qua biên giới trong vài ngày thôi, nhưng không xảy ra một biến cố trầm trọng nào.

Điều không may duy nhất – nhưng không quan trọng mấy – đó là sau khi Thánh Lễ an táng chấm dứt, vì sự khiếm khuyết trong vấn đề thông tin, một máy bay F-16s của Ý Đại Lợi vội vàng cưỡng bách một phi cơ nhỏ đã bay lạc vào không phận bị cấm chỉ phải hạ cánh ở một phi trường kế cận.

Dòng người đủ loại

Đối với dân chúng thành phố Roma, dòng thác người đổ vào Công Trường Thánh Phêrô đã mang nhiều sắc thái đặc biệt. Dân chúng Hoa Kỳ mặc áo quần cụt, người Phi châu mang sắc phục bản xứ, người Phi Luật Tân với áo sơ mi vẽ những bông hồng sặc sỡ, những tu sĩ mặc áo dòng tự đan dệt lấy và đi dép. Hầu hết đều trang bị điện thoại cầm tay. Trong đám đông đó, có cả những người cỡi xe gắn máy và mặc áo da nữa.

Ngạc nhiên biết bao, bên cạnh những người Âu châu tuôn đến Roma, có rất nhiều người khác đến từ những nơi rất xa xôi. Một chị trẻ tuổi đến từ Congo đã giải thích cho một phóng viên tạp chí “Le Monde” của Pháp như sau: “Đức Thánh Cha không bao giờ ngừng đến thăm dân chúng khắp nơi trên địa cầu. Khi nghe tin Ngài qua đời, dân chúng đã rời bỏ làng mạc của mình để trả lại cho Ngài những gì mà Ngài đã trao ban cho họ.

Vào ngày tang lễ, dân chúng đã chui ra khỏi những túi ngủ ở bên các vệ đường vào lúc năm giờ sáng và bắt đầu tiến về Công Trường Thánh Phêrô. Cơ quan công quyền đã đóng lại các nẻo đường chính của thành phố Roma. Sự lưu thông bằng xe hơi bị cấm chỉ, ngoại trừ những đoàn xe hộ tống đưa đón các nhân vật cao cấp thuộc các chính phủ của nhiều quốc gia.

Vị thế của Đức Thánh Cha trên hiện trường quốc tế

Vị thế của Đức Thánh Cha trên thế giới đã được phản ảnh bởi số chức sắc các tôn giáo và thủ lãnh các quốc gia tham dự Thánh Lễ an táng. Khoảng một ngàn bốn trăm nhân viên cao cấp của các chính phủ gồm có bốn vị hoàng đế, năm bà hoàng hậu, bốn mươi bốn vị quốc trưởng, hai mươi lăm thủ tướng, các tổng trưởng, bộ trưởng và các đại sứ đại diện cho hơn 140 quốc gia bên cạnh Tòa Thánh. Họ ngồi bên phải quan tài của Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị được an vị trước Vương Cung Thánh Đường.

Phía đối diện là sáu trăm vị chức sắc các tôn giáo khác bao gồm đại diện các Giáo Hội Chính Thống, Chính Thống Giáo Đông Phương, Anh Giáo, Tin Lành và những cộng đoàn truyền bá Phúc Âm của Hoa-Kỳ. Mười cộng đoàn Do-Thái Giáo và mười cộng đoàn Hồi Giáo cũng gởi đại diện, cũng như sự có mặt của các đại diện Phật Giáo, Silks và Ấn Giáo.

Ngồi sau quan tài là những giáo sĩ cao cấp của Tòa Thánh Vatican được sắp xếp theo thứ tự đẳng cấp giáo sĩ.

Đứng trên bình diện chính trị, những vị thủ lãnh các quốc gia là những người có quyền thế – kể cả quyền sinh sát – nhưng họ đều đến nghiêng mình trước một nhân vật chỉ có quyền uy tinh thần mà thôi. Đấy là những người, trong một hoàn cảnh khác, có khi chẳng muốn nhìn mặt nhau, nhưng đều trịnh trọng đến nơi đây để trao nhau những cái bắt tay xã giao và những lời thăm hỏi có tính cách lịch sự, dù chỉ trong giây lát. 

Tổng thống George W. Bush với tổng thống phu nhân là Laura ngồi một bên và bên kia là các cựu tổng thống Bush chaBill Clinton. Họ ngồi hàng ghế thứ hai, không xa tổng thống Pháp là Jacques Chirac mà có lúc đã cúi xuống hôn tay bà bộ trưởng Condolezza Rice của Hoa Kỳ.

Dư luận cũng bàn tán, vì một sự sắp xếp vô tình hay hữu ý nào đó mà Tổng thống Mỹ phải ngồi gần Tổng thống Mohamad Khatami của Iran. Dư luận cũng chú ý đến một vị trưởng giáo Do Thái ngồi bên cạnh các trưởng giáo Đạo Hồi hay các lãnh tụ Ả Rập. Họ không nói với nhau một lời và họ cũng chẳng nói gì với Tổng thống Hamid Karzai của Á Phú Hãn

Tổng thống Horst Koehler, thủ tướng Gerhard Schroeder và ngoại trưởng Joschka Fischer đại diện cho Đức quốc. Thủ tướng Tony Blair và hoàng tử Charles đại diện cho Anh quốc. Hoàng tử Charles là người đã hoãn lại hôn lễ một ngày để tham dự đám tang. Hoàng đế Juan Carlos của Tây Ban Nha đã tham dự cùng với nữ hoàng Sophia.

Còn có tổng thống nước Brazil là Luiz Inacio da Silva, tổng thống nước Ukraine là Viktor Yushchenko, tổng thống nước Iran là Mohammad Khatami, tổng thống nước Zimbabwe là Robert Mugabe và thủ tướng Canada là Paul Martin. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là ông Kofi Annan đại diện cho cộng đồng thế giới. Ông Lech Walesa – sáng lập viên Công Đoàn Đoàn Kết và là cựu tổng thống tiên khởi của Ba Lan sau khi chế độ Cộng Sản của nước nầy sụp đổ – đã tháp tùng tổng thống đương nhiệm.

Các đệ nhất phu nhân hay hoàng hậu, đều khoác khăn choàng đen. Đẹp nhất, như một tài tử điện ảnh Mỹ, là hoàng hậu Raina của xứ Jordan. Nghiêm chỉnh nhất là hoàng hậu Paola của Bỉ và phu nhân tổng thống Pháp là Bernadette Chirac. Dịu dàng và kín đáo là ngoại trưởng Condoleezza Rice của Hoa Kỳ.

Nghi thức khâm liệm

Trước khi quan tài được khiêng ra Công Trường Thánh Phêrô, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwiz, theo nghi lễ cổ truyền, đã che mặt Đức Thánh Cha bằng một tấm lụa trắng. Đức Tổng Giám Mục Piero Marini, trưởng ban nghi lễ, để hai đồ vật trong quan tài. Đó là một túi nhỏ đựng những đồng tiền Vatican bằng vàng và bạc được đúc trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị và một ống bằng kim khí lưu giữ tiểu sử của Ngài viết bằng La ngữ.

Tài liệu nầy được đọc lên trước khi đặt vào trong quan tài. Tài liệu ghi lại “cuộc đời và những thành quả quan trọng nhất của Đức cố Giáo Hoàng”, theo đó Ngài đã qua đời ngày 02 tháng tư năm 2005, lúc 9 giờ 37 phút tối và “toàn thể Giáo Hội, đặc biệt là giới trẻ, đã đồng hành trong cuộc ra đi của Ngài bằng lời cầu nguyện”. Tài liệu còn ghi tiếp: “Đức Thánh Cha Gioan Phao-Lồ Đệ Nhị là vị Giáo Hoàng thứ 264. Ngài sống mãi trong con tim của Giáo Hội và của cộng đồng nhân loại.

Đó là một triều đại giáo hoàng dài hơn 26 năm, “một trong những triều đại lâu dài nhất của lịch sử Giáo Hội” và được diễn biến trong một thời điểm có nhiều đổi thay lớn lao trong lịch sử.

Giữa những đề tài chính của triều đại giáo hoàng nầy được nổi bật nhất là lòng yêu thương của Ngài đối với giới trẻ, sự cổ võ cuộc đối thoại với người Do-Thái và những thành phần các tôn giáo khác, sự nhiệt thành cầu nguyện bằng tràng chuỗi Mân Côi và sự “khôn ngoan cùng can đảm” theo đó Ngài đã đề xướng những giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.

Kế đó, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwicz, thư ký riêng của Đức Thánh Cha trên hơn ba mươi năm và Đức Tổng Giám Mục Piero Marini, giám đốc nghi lễ của Đức Thánh Cha, đã phủ một tấm lụa trắng trên khuôn mặt Ngài.

Đức Hồng Y Eduardo Martinez Somalo, chưởng ấn của Giáo Hội, giải thích nghi thức đó cho những người hiện diện như sau: “Chúng ta phủ mặt Ngài với sự tôn kính trong niềm cậy trông sâu xa là Ngài được chiêm ngắm dung nhan Cha trên trời, cùng với Đức Trinh Nữ Maria và toàn thể các Thánh.

Tiếp theo đó, Đức Hồng Y đã cầu nguyện với Chúa: “Ước gì diện mạo của Ngài mà ánh sang trần gian không còn chiếu giải nữa, sẽ được chiếu sáng đến muôn đời bởi ánh sáng chân thật phát xuất từ nguồn sáng chẳng hề tắt của Chúa. Ước gì diện mạo Ngài bị che khuất khỏi chúng con, được chiêm ngắm vẻ đẹp muôn đời của Chúa.”

Sau đó, Đức Hồng Y Eduardo Martinez Somalo rảy nước thánh trên thi thể Đức Thánh Cha và tiếp theo, quan tài bằng gỗ bách được đóng kín lại. Trên quan tài của Đức Thánh Cha có khắc một cây thánh giá đơn sơ và chữ “M” – chữ tắt của Mẹ Maria

Đài truyền hình chính thức của nước Ý là RAI UNO, cho biết một nắm đất lấy từ Wadowice – thành phố Đức Thánh Cha sinh ra – đã được pha trộn với đất ở nơi nhà nguyện mà Đức Thánh Cha được chôn cất và bỏ vào trong quan tài. Tuy nhiên tiến sĩ Navarro-Valls cho biết ông không thể kiểm chứng tin nầy.

Thánh lễ an táng

Khoảng ba trăm ngàn người đã đứng sát nhau trong hàng cột bao quanh công trường Thánh Phêrô, trong khi một số khác khoảng hai trăm năm mươi ngàn người tụ tập tại các nẻo đường bao quanh Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Một nửa triệu người khác đã tập họp ở những nơi trọng yếu khác trong thành phố để theo dõi Thánh Lễ qua hai mươi bảy màn truyền hình lớn.

Ở một địa điểm, một thông dịch viên người Ba Lan cầm máy vi âm thông dịch cho khách hành hương Ba Lan. Tại một địa điểm khác, khách hành hương được diễn giải bằng tiếng Đức.

Đúng mười giờ sáu phút sáng, mười hai vệ binh Thụy Sĩ của giáo hoàng trong trang phục nghi lễ với găng tay trắng đã khiêng quan tài ra khỏi Vương Cung Thánh Đường và đặt trên một tấm thảm Á Đông trải trên nền đá ở trước bàn thờ lộ thiên.

Ánh mặt trời le lói qua các cụm mây. Một cơn gió lộng thổi qua Công Trường, cuốn những tà áo đỏ của các vị hồng y. Ở trên quan tài, Đức Tổng Giám Mục Piero Marini đặt một quyển Thánh Kinh bọc da màu đỏ mà cơn gió đã lật qua một số trang rồi tự gập lại.

Một hồi chuông chiêu mộ ngân lên khi quan tài được đặt xuống một cách trang trọng. Ca đoàn nhà nguyện Sixtine cất lên bài ca “Requiem in aeternam” (Xin Chúa cho Ngài được nghỉ an đời đời) để mở đầu Thánh Lễ do Đức Hồng Y Ratzinger, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn chủ tế.

Ngoài ra còn có  sự tham dự của 163 trong tổng số 183 hồng y trên toàn thế giới, của 500 giám mục với sắc phục màu đỏ và 3000 linh mục.

Đức Hồng Y Ratzinger là vị sau nầy sẽ được bầu làm đưong kim giáo hoàng, với danh hiệu Bênêđitô XVI. Ngài là người xứ Bavaria và cộng sự viên của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị trong gần ba thập niên. Ngài đã phục vụ trong chức vị Tổng Trưởng Thánh Bộ Bảo Vệ Tín Lý và Đức Tin.

Hai ca đoàn hát lên những thánh ca bằng tiếng La Tinh cùng với sự hòa nhạc của một cây đàn trong Vương Cung Thánh Đường. Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Ý và tiếng La Tinh cùng với việc tuyên xưng đức tin qua Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicene. Những bài Thánh kinh trong Thánh Lễ được đọc bằng tiếng Tây-Ban-Nha, tiếng Anh và tiếng La-tinh.

 Lời nguyện giáo dân được đọc bằng tiếng Pháp, tiếng Swahili, Tagalog, Ba-Lan, ĐứcBồ-Đào-Nha. Những lời nguyện đó hướng đến việc cầu xin cho linh hồn Đức cố Giáo Hoàng được nghỉ an đời đời, cho Giáo Hội Công Giáo được trung thành và đổi mới, cho sự hòa bình công chính trên thế giới, cho linh hồn những vị giáo hoàng đã ra đi trước đây và cho tất cả những linh mục quá cố, cho tất cả những giáo hữu đã qua đời và cho mọi người hiện diện trong dịp lễ an táng nầy.

Trong Thánh Lễ, Công Trường Thánh Phêrô bị tràn ngập bởi rừng cờ xí tung bay trước gíó, trong đó có nhiều cờ trắng đỏ của Ba Lan. Một số lá cờ của Ba Lan in hình chim đại bàng, biểu hiệu tinh thần quốc gia và sự tự do. Những lá cờ khác thuộc những thành phố Ba Lan rất khăng khít trong con tim của Đức Thánh Cha khi sinh thời.

Dân chúng đã trưng lên những biểu ngữ với hàng chữ “Santo Subito” với ý nghĩa là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị cần được phong thánh ngay.

Đức Hồng Y Ratzinger đã thuyết giảng trong hai mươi phút bằng tiếng Ý. Đối với vị giáo sĩ nầy mà bình thường tỏ ra lạnh nhạt và khó lay chuyển, đó là một kinh nghiệm hết sức xúc động. Ngài đã thuyết giảng như sau:

Hãy theo Thầy! Khi Chúa Giêsu Phục Sinh, Ngài đã nói những lời nầy với vị Tông Đồ Phêrô. Đó là những lời cuối cùng của Ngài cho vị môn đệ nầy là người được Ngài chọn để chăn dắt đoàn chiên.

Hãy theo Thầy! Câu nói nền tảng của Chúa Kitô có thể được xem như là mấu chốt để có thể hiểu được thông điệp mà Thiên Chúa muốn gởi đến qua cuộc đời của vị Cha Chung quá cố kính yêu của chúng ta là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Ngày hôm nay, chúng ta an táng Ngài nơi lòng đất như là hạt giống của sự bất tử – trái tim của chúng ta trào dâng rất nhiều nổi buồn đau, nhưng cũng đồng thời chan chứa thật nhiều niềm hy vọng vui sướng và lòng biết ơn, ngưỡng mộ sâu sắc. 

……

Không ai trong chúng ta lại có thể quên được Chúa Nhật Phục Sinh cuối cùng của đời Ngài. Đức Thánh Cha – dẫu đau khổ tột bực – vẫn một lần nữa tiến ra cửa sổ của Dinh Thự Tông Đồ, và lần cuối cùng, Ngài chúc phúc cho chúng ta,urbi et orbi (cho thành phố Roma và cho toàn thế giới).

Chúng ta có thể chắc chắn rằng vị Giáo Hoàng khả kính của chúng ta ngày hôm nay, cũng đang đứng tại cửa sổ nhà Cha, để nhìn xuống và chúc phúc cho tất cả chúng ta. Vâng, xin hãy chúc phúc cho chúng con, hỡi Đức Thánh Cha!”

Trong khi nói như thế, Đức Hồng Y chỉ tay lên cửa sổ Dinh Thự Giáo Hoàng mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị thường hay đứng. Đức Hồng Y tỏ ra rất xúc động.

Đức Hồng Y muốn nhắc lại biến cố trước đây: trong khi các màn ảnh truyền hình hướng lên cửa sổ căn phòng của Đức Thánh Cha, Ngài đã được đưa tới đó ngày 27 tháng ba vừa qua để ban phép lành long trọng nhân lễ Phục Sinh cho Giáo Hội và thế giới, nhưng Ngài không thể thốt lên lời nào được.

Bài thuyết giảng của Đức Hồng Y Ratzinger đã bị đứt khoảng mười ba lần vì những tràng pháo tay nổ vang, một điều ít khi xảy ra trong những ngôi thánh đường ở Hoa Kỳ, nhưng xảy ra rất thường ở Âu châu.

Thánh lễ càng diễn tiến, mây đen trở nên dày đặc và mặt trời thỉnh thoảng biến mất. Gió thổi lên và làm tung mái tóc bạc phơ của Đức Hồng Y.

Thánh lễ tiếp tục, cộng đoàn trao nhau những cái bắt tay chúc bình an cho những người ngồi bên cạnh: đó là phần lễ nghi do Công Đồng Vatican II đem vào phụng vụ. Đến lúc rưóc lễ, ba trăm hai mươi linh mục tỏa ra giữa dân chúng để trao ban Mình Thánh Chúa cho hằng trăm ngàn người chờ đợi rước lễ 

Trong Thánh Lễ an táng của Đức Giáo Hoàng – cũng như thánh lễ an táng của bất kỳ người Công Giáo nào, sau phần rước lễ là nghi thức “tán dương cuối cùng và vĩnh biệt”.

Tuy nhiên, không giống những thánh lễ an táng của hầu hết những người Công Giáo khác, ở đây Kinh Cầu Các Thánh được hát lên lúc gần cuối lễ và nghi thức cầu nguyện vĩnh biệt lần nầy được nối tiếp bởi những lời cầu của Giáo Hội thành phố Roma là giáo phận của Đức Thánh Cha và bởi những lời cầu nguyện của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương bởi những giám mục của họ đứng trước quan tài với lễ phục màu đỏ và vàng hoặc trắng, đen hay đỏ tươi.

Kế đó, với trầm hương và nước thánh, Đức Hồng Y Ratzinger đã làm phép quan tài và ca đoàn hát lên: “Tôi tin Chúa đã phục sinh và đang sống và một ngày kia tôi cũng sẽ sống lại với Ngài.” Tang lễ kết thúc với cộng đoàn cùng hát: “Ước mong các thiên thần đưa đón cha vào nước thiên đàng; ước mong khi cha đến nơi, các thánh tử đạo đón tiếp cha và dẫn đưa cha đến đền thánh Giê-ru-sa-lem.”

Sau đó Đức Hồng Y Ratzinger và Hồng Y Đoàn trở lại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, trong khi những vệ binh Thụy Sĩ khiêng quan tài Đức Thánh Cha lên vai. 

Khi lên đến tầng cấp cao nhất trước Vương Cung Thánh Đường, họ quay quan tài lại về phía dân chúng để mọi người được chiêm ngưỡng một lần cuối cùng bằng những tràng pháo tay kéo dài. Rồi họ từ từ quay quan tài trở lại tư thế cũ và biến dần trong Vương Cung Thánh Đường.

Giới trẻ vang lên những tiếng “Gioan Phaolô! Gioan Phaolô!” bằng tiếng Ý trong khi các chuông của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ngân lên trầm buồn.

Nghi thức an táng

Đi theo quan tài Đức Thánh Cha vào bên trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô để dự buổi an táng là Đức Hồng Y Martinez Somalo, ba vị hồng y thâm niên và những phụ tá thân cận nhất.

Đại diện những cộng đoàn Kitô Giáo khác trong đoàn người đi theo quan tài Đức Thánh Cha đến mộ phần là Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo Bartholomew Constantinople, vị lãnh đạo tinh thần của Chính Thống Giáo thế giới và Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams Canterbury, thủ lãnh Anh Giáo.

Trong khi đoàn người đi theo quan tài tiến tới hầm mộ ở dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, ca đoàn hát Thánh Vịnh với điệp khúc “Ước gì Chúa đón cha vào nước Thiên Đàng.”

Ở trong nhà nguyện mà Đức Thánh Cha sẽ được chôn cất, một phó tế đã cầu xin Chúa giải thoát linh hồn Ngài “khỏi những quyền lực của sự tối tăm, xin tha thứ những tội lỗi của Ngài, chấp nhận những việc thiện mà Ngài đã làm, xin ban cho Ngài sự bình an và cho phép Ngài được gia nhập vào đoàn ngũ các Thánh”.

Tiếp theo, quan tài được đưa vào hầm mộ dưới lòng Vương Cung Thánh Đường. Một số hồng y danh dự đứng ngoài hầm mộ. Các vị lấy nón đỏ trên đầu ra để tỏ dấu hiệu cung kính lần cuối cùng.

Tiến sĩ Joaquin Navarro-Walls – phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican – cho biết một cây thánh giá đơn sơ và một tấm bảng bằng đồng trên đó có khắc tên Đức Thánh Cha được đặt lên đầu quan tài bằng gỗ bách được đóng kín và đặt trong một quan tài khác cũng bằng gỗ có viền kẽm. Sau cùng quan tài nầy cũng được đặt vào một quan tài bằng gỗ khác và được đưa vào lòng đất.

Chính ngôi mộ đó trước đây đã chôn cất thi hài Đức Thánh Cha Gioan XXIII cho tới khi Ngài được phong Chân Phước. Từ đó quan tài của Ngài được dời lên trên lòng Vương Cung Thánh Đường.

Tiến sĩ Navarro-Valls cho biết thêm là Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị được chôn cất giữa hai phụ nữ duy nhất được chôn ở trong hầm dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô là Nữ Hoàng xứ Cyprus Nữ Hoàng Christina nước Thụy Điển ở thế kỷ thứ mười bảy.

Hoàn toàn im lặng!” Đức Hồng Y Roger Mahoney của Tổng Giáo Phận Los Angeles đã nói với “Washington Post” như thế. “Khi an táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị xong và ai nấy ra về hết rồi, chúng tôi đã trở lại phòng thánh và cởi áo lễ ra, không ai nói với nhau một lời, không một lời nào hết.

Đây là tang lễ lớn nhất, đông nhất, của hai ngàn năm lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Lần trước, được coi đông người nhất, là tang lễ của Đức cố Giáo Hoàng Phaolồ VI vào năm 1978. Năm đó, có 100 ngàn người tham dự.

Tổng thống Bush có lý, khi nói rằng tang lễ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị là một trong những biến cố ý nghĩa nhất trong sự nghiệp tổng thống của ông. Một biến cố mà nhiều người sẽ ghi nhớ mãi mãi.

Trong khoảng khắc, Vatican trở thành thủ đô của thế giới, trái tim của nhân loại. Và những người bình thường đều thấy rằng mình vừa vĩnh biệt một vị thánh. Thế giới sau này sẽ nhớ đến tang lễ Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị, một biến cố thực sự toàn cầu, được hai tỷ người – tức một phần ba nhân loại – cùng trực tiếp theo dõi trên màn ảnh truyền hình 

Dù Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ra đi, nhưng những sách của Ngài vẫn thuộc loại bán chạy nhất. Từ đầu năm đến nay, “Atria Books” đã tái bản lần thứ ba cuốn “Memory and Identity” (Ký Ức và Căn Tính); và “Rise, Let Us Be on Our Way” (Đứng Dậy, Chúng Ta Cùng Đi). Cuốn “Crossing the Threshold of Hope” (Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng) của nhà xuất bản Knopf biến mất hoàn toàn trên thị trường sau khi tin Đức Thánh Cha qua đời được loan báo.

Di chúc của Đức Thánh Cha

Không tích lũy một chút của cải vật chất nào, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị quan tâm nhiều nhất đến những vấn đề khác trong di chúc mà Ngài đã viết trong những cuộc tĩnh tâm Mùa Chay kể từ năm 1971.

Trong những năm đầu triều đại giáo hoàng, xem ra Ngài nghĩ tới việc được chôn cất ở Ba Lan và gợi ý là hàng giáo phẩm nơi đó sẽ lo liệu. Tuy nhiên, càng về sau, Ngài để cho Hồng Y Đoàn có quyền quyết đoán tối hậu. 

Ngài đã ghi chú là được chôn “dưới đất không” với một “tấm bia đơn giản”. Di chúc đó được viết tay bằng tiếng Ba Lan rồi dịch ra tiếng Ý bởi Tòa Thánh Vatican trước khi được phổ biến.

Vào đầu năm 1980, Ngài đã thổ lộ tâm trạng thất vọng đối với Đảng Cộng Sản Ba Lan. Ngài đã ghi chú như sau: “Hành trình của Giáo Hội đã trở nên khó khăn và đầy căng thẳng, đối với giáo dân cũng như giáo sĩ.”

Vào năm 1990, Ngài cảm tạ Chúa là các chế độ Cộng Sản ở Đông Âu đã sụp đổ mau lẹ mà không phải qua một trận chiến nguyên tử.

Sau cuộc ám sát hụt năm 1981, Đức Thánh Cha đã viết là đời sống của Ngài tùy thuộc vào Thiên Chúa: “Tôi hy vọng Ngài sẽ giúp đỡ tôi nhận biết tôi phải tiếp tục trong công tác mục vụ nầy bao lâu. Tôi cầu xin Ngài gọi tôi về khi chính Ngài muốn thế.”

Trong di chúc, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã yêu cầu vị thư ký riêng của Ngài là Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwiz đốt hết những lời ghi chép của Ngài và phân phát những vật dụng của Ngài. Hoa hồng thu được từ những quyển sách Ngài viết đã được chỉ định cho những cơ quan từ thiện.

Ngài đã kết thúc di chúc của Ngài bằng những dòng chữ sau đây:

“Trong khi phần cuối cuộc đời dương thế của tôi đang tới gần, với ký ức buổi ban đầu, tôi hướng về cha mẹ, người anh và người chị của tôi (mà tôi không được biết vì chị đã qua đời trước khi tôi sinh ra), với giáo xứ Wadowice mà tôi đã được nhận lãnh Bí Tích Thánh Tẩy, thành phố thân yêu của tôi, những ngưi thân thuộc, bạn bè từ thời mẫu giáo, trung học, đại học, cho tới thời gian bị chiếm đóng, khi tôi là một công nhân.

Và rồi giáo xứ Niegowice và giáo xứ Thánh Florian ở Krakow, công tác mục vụ ở đại học, mọi môi trường…Krakow và Roma…những người mà bằng một cách đặc biệt được Chúa giao phó cho tôi. Với tất cả, tôi muôn nói lên một điều: Xin Chúa trả công cho quý bạn!

Câu cuối cùng của di chúc, bằng tiếng Latinh: “In manus tuas, Domine, commendo spiritum meum” – với ý nghĩa như sau: “Trong tay Ngài, lạy Thiên Chúa, con xin phó thác thần trí của con.”

Ba Lan than khóc

Không nơi nào mà sự ra đi của Đức Thánh Cha đã có một tác động mãnh liệt như ở Ba Lan, quê hương của Ngài. Tổng thống Aleksander Kwasniewski ra lệnh treo cờ rũ và những Thánh Lễ đặc biệt lôi cuốn từng ngàn người ngay trước khi Đức Thánh Cha được an táng.

Một ngày trước lễ an táng, tức thứ năm ngày 7 tháng 4, gần một triệu người đã tụ họp ở Blonie Meadow ở Krakow, nơi mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị thường dâng Thánh Lễ khi Ngài trở lại thành phố mà Ngài đã làm giám mục, tổng giám mục và hồng y trong gần hai mươi năm.

Một số tám trăm ngàn người khác đứng xem lễ an táng trên những màn ảnh lớn. Dân chúng hát theo những bài thánh ca quen thuộc được phát thanh. Nhiều người tham dự thuộc thành phần giới trẻ mà Đức Thánh Cha đã ra sức đem họ trở về và nhiều người trong đám đó mang áo trắng hay băng trắng để vinh danh Ngài.

Hằng trăm ngàn người Ba Lan khác tụ tập ở Công Trường Warsaw’s Pilsudski để canh thức, trong khi cuộc sống công cộng ở thủ đô và bất cứ ở nơi nào khác trên đất nước Ba Lan đều khựng lại. Các hãng xưởng, tiệm buôn và học đường ở nơi thủ đô cổ kính Warsaw đều đóng cửa.

Ở bên ngoài thánh đường bà Thánh Anna, một biển hoa cùng những đèn cầy đã tràn ngập các đường sá. Sau Thánh Lễ an táng, pháo binh Ba Lan đã bắn hai mươi sáu phát sung đại bác, mỗi phát tượng trưng cho một năm của triều đại Ngài.

Người Công Giáo và Do Thái Giáo gặp nhau ở nguyện đường duy nhất của Do Thái tại Warsaw để khóc thương một nhân vật vĩ đại đã làm rất nhiều ngõ hầu đem hai tôn giáo xích lại gần nhau. Ở Wadowice là thành phố nhỏ mà Ngài Karol Wojtyla sinh ra năm 1920, khoảng mười lăm ngàn người tập họp ngoài thánh đường mà Ngài đã được rửa tội.

Người Ba Lan không giới hạn việc than khóc ở trong nước mà thôi. Hàng ngàn người đã sang Roma để tham dự Thánh lễ. Những chuyến xe lửa đặc biệt đã rời Warsaw tối thứ tư với hành trình hơn ba mươi tiếng đồng hồ để đến ga Ostia ở ngoại ô kinh thành muôn thuở mà họ chỉ đến được vào nửa đêm thứ năm.

Hàng chục người chen chúc nhau trong các toa xe lửa mà không còn một chỗ trống. Khi xe lửa đi qua Czestochowa, nơi có Thánh tượng Đức Mẹ Đen mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã rất tha thiết, ấp ủ trong lòng, những người trẻ đã hát kinh “Lạy Cha” và kinh “Kính Mừng”.

Một sinh viên Ba Lan đã tóm lược cảm tưởng của nhiều người, khi anh ta nói với ký giả Christophe Chatelot của tạp chí “Le Monde” là nhóm của anh cảm thấy vừa vui vừa buồn. Có thể Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị không hiện diện trong con tim mỗi người Ba Lan, “nhưng tất cả chúng tôi đều buồn vì đã mất đi một nhân vật vĩ đại như Ngài”, anh nói.

Tiếng vọng từ Trung Hoa Lục Địa

Khi tin tức về sự ra đi của Đức Thánh Cha được loan báo, nhà cầm quyền Cộng Sản Hoa Lục đã huy động các lực lượng an ninh chìm nổi theo dõi ngày đêm các cộng đoàn Công Giáo Thầm Lặng.

Về phía Giáo Hội Yêu Nước của chính phủ, ban đầu nhiều linh mục còn dè dặt. Tại một nhà thờ trong khu vực thương xá Wangfujing, gần Thiên An Môn, cha sở chỉ cho dán một thông cáo ở ngoài cửa nhà thờ để cộng đoàn xúm nhau đọc, ai muốn hiểu sao thì hiểu, cha sở không dám bình luận thêm. Nhưng đó chỉ là số ít không đáng kể.

Ngay tại Vương Cung Thánh Đường phía nam thủ đô Bắc Kinh trong khu Xuan Wu Men là nhà thờ lớn nhất tại thủ đô Bắc Kinh, vào sáng Chúa Nhật ngày 3 tháng 4, cha Sun Shangen đã thông báo việc Đức Thánh Cha qua đời với cộng đoàn như sau: “Thiên Chúa đã gọi Ngài về yên nghỉ trong vòng tay từ ái. Ngày hôm nay chúng ta hãy nghĩ đến Ngài trong những ý nguyện của mình. Chúng ta hãy cầu xin ơn Chúa cho Ngài sớm hưởng phước Thiên Đàng.”

Cha Sun Shangen công khai nhắc lại ước mơ chưa tròn của Đức Thánh Cha là viếng thăm hai nước Á châu: Trung Hoa và Việt Nam. Đồng thời cha bày tỏ tình hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh.

Tại các nhà thờ khác trực thuộc Giáo Hội Yêu Nước được chính phủ nhìn nhận, các linh mục công khai tán dương công đức của Đức Thánh Cha và không ngần ngại nhắc đến biến cố các chế độ Cộng Sản bị sụp đổ tại Đông Âu.

Các linh mục công khai bày tỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh và tổ chức các buổi cầu nguyện hết sức trọng thể. Các linh mục cũng nhấn mạnh nhiều lần đến hai chữ “Đừng Sợ! mà Đức Thánh Cha thường hay nhắc nhở.

Đối với Giáo Hội Thầm Lặng, nhà nước Trung Quốc một mặt cảnh cáo công khai, một mặt theo dõi ngày đêm.

Tại tỉnh Hà Bắc, nơi tập trung đông đảo dân Công Giáo, công an ập đến nhà Đức Cha Giuliô Jia Zhiguo. Họ không bắt ngài vì tình trạng sức khỏe của ngài quá thê thảm. Đức Cha chỉ được phép dâng Thánh Lễ cầu hồn cho Đức Thánh Cha tại nhà nguyện riêng với hai người giúp lễ mà thôi, ngoài ra không ai khác được phép tham dự lễ cầu hồn hết.

Cũng thế, Đức Cha Giuse Zhang Weizhu của Xianxian cũng bị công an canh chừng nghiêm nhặt.

Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các linh mục và giáo dân vẫn có thể làm lễ chui để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Một giáo dân cho phóng viên UCAN biết là các tín hữu tại đây đã để hình Đức Thánh Cha ở chính giữa bàn thờ: “Chúng tôi cảm thấy an ủi vì trong Thánh Lễ cha sở đọc những bản tin cho biết trước khi qua đời Đức Thánh Cha trối lại đừng khóc và hãy vui vẻ.”

Tại giáo phận Tianjin, Đức Cha Stêphanô Li Side cũng bị canh gác ngày đêm. Cả Đức Cha phụ tá Melchior Shi Hongzhen cũng bị canh chừng.

Tại giáo phận Wenzhou, năm ngàn người Công Giáo thầm lặng đã tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, nhưng phải chia thành nhiều lễ, mỗi lễ chỉ vài trăm người.

Tại giáo phận Fuzhou, cách 1630 cây số về phía đông nam Bắc Kinh, một nữ tu cho biết: “Nhiều người trong chính quyền địa phương nói họ cũng có cảm tình với Đức Thánh Cha nên muốn làm gì thì làm.”

Phản ứng từ phía Nga Sô

Cảm tình đối với Công Giáo của người Nga gia tăng đáng kể trong vòng 5 năm qua theo một cuộc nghiên cứu vừa được công bố.

Cuộc nghiên cứu do cơ quan “Obshczestvennoe mnenie” (Ý kiến công chúng) cho thấy 30% dân Nga bày tỏ cảm tình đối với Công Giáo. Con số này gia tăng đáng kể so với cuộc nghiên cứu được thực hiện vào năm 2000 vì vào năm đó, chỉ có 16% dân Nga bày tỏ cảm tình với Công Giáo.

Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy số người Nga “không ưa” Công Giáo đã giảm  từ 9% xuống còn 5% trong vòng 5 năm qua.                                  

Cơ quan “Obshczestvennoe mnenie” cũng cho biết một con số đáng kể là đến 77% dân Nga đã theo dõi buổi trực tiếp truyền hình thánh lễ an táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị hôm 8/4/2005. Hơn 46% người được hỏi nhận định rằng cái chết của Đức Thánh Cha là một mất mát lớn lao cho thế giới.

Cuộc điều tra đã phỏng vấn 1500 người cư ngụ trên 100 thành phố và làng mạc cho thấy dù Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga thường có những lời lẽ không đẹp đối với Công Giáo và cá nhân Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ Đệ Nhị, nhưng Ngài có một ảnh hưởng sâu đậm đối với người tín hữu Nga, và khơi dậy cảm tình của họ đối với Giáo Hội Công Giáo.

CHẾT MỚI NÓI NÊN LỜI

TƯỞNG NIỆM ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II

BĂNG HÀ NGÀY 02-04-2005

 

Lạy Cha Gioan Phao-lồ Đệ Nhị!

Hai mươi sáu năm ngôi vị giáo hoàng

trĩu nặng trên đôi vai Cha.

Giờ Chúa cho Cha

thanh thản cất bước ra đi,

trong tiếc thương của toàn dân Chúa

và của cộng đồng nhân loại.

 

Lời Cha đã ban ra

hai mươi sáu năm về trước,

tại Quảng Trường Thánh Phê-rô

trong đại Lễ Đăng Quang:

Các con đừng sợ!”

 

Lời đó như sấm ran

dội khắp năm châu bốn biển,

xuyên thấu tâm can mọi người thiện chí

và lay chuyển những thành trì kiên cố,

xây đắp bởi những ý thức hệ bất nhân,

tạo nên những chế độ thù nghịch đối đầu,

suốt chiều dài thế kỷ hai mươi.

 

Lạy Cha!

Bể dâu còn đó!

Những tang thương đổ vỡ còn tiếp diễn

từ đông sang tây,

từ bắc chí nam,

từ sâu thẳm nội tâm con người

cho đến ngoại cảnh nhân thế.

 

Cha ơi!

Những lời kêu vang trầm thống của Cha

hơn một phần tư thế kỷ qua,

không được nhân loại đón nhận,

với con tim rộng mở,

đểtiếp nhận Chúa Kitô”,

vì ít người quan tâm

đối với những lời Cha ban tặng.

 

Văn minh sự chết vẫn tràn lan.

Đó là những cơn sóng thần lớn nhỏ,

Xua đuổi nền văn minh sự sống

lùi vào bóng tối củađêm trường thời gian” (1),

khiến sự yêu thương nhường chỗ cho hận thù,

chiến tranh được cổ võ,

khủng bố được khuyến khích

ngay trên những phần đất còn sót lại

mang chút dấu ấn hòa bình!

 

Cha đã cất bước lữ hành,

tính bằng nhiều vòng trái đất,

để van xin mà không biết mỏi mệt:

Hãylấy tình thương xóa bỏ hận thù”,

tay nắm tay xây dựng hòa bình

trong tinh thầntứ hải giai huynh đệ!”

 

Cha đã đi tìm giới trẻ

của triệu triệu mầm non thế hệ,

từ Âu sang Á,

từ Phi châu sang Mỹ châu,

để gieo mầm mống đức tin và hy vọng,

trong những tâm hồn non trẻ

là tương lai huy hoàng của Giáo Hội

và của thế giới ngày mai.

 

Cha đã đau buồn

chứng kiến bao cảnh não lòng

của một số rất nhỏ

những mục tử Giáo Hội Cha

đã vấp ngã trên hành trình dâng hiến

làm dịp cho kẻ gian ác

lớn tiếng bôi nhọ thanh danh Giáo Hội

và bôi bác

những giá trị đạo đức ngàn đời.

 

Nhưng Cha cũng rất vui

vì những hoa trái Giáo Hội gặt hái được

qua giòng lịch sử,

với những gương hy sinh vô bờ bến

của triệu triệu chứng nhân giữa giòng đời,

những giáo sĩ, tu sĩ lẫn giáo dân,

trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai,

đã hy sinh cuộc đời cho công lý và tình thương,

ngay cả lấy máu đào minh chứng đức tin.

 

Cha đã yêu thương Giáo Hội

yêu thương cho đến hơi thở cuối cùng!” (2)

Để đáp trả tình yêu đó,

con cái Cha từng đoàn lũ lượt,

từ nhiều nơi trên thế giới,

với triệu triệu người sát cánh bên nhau,

tuôn về kinh thành muôn thuở,

đợi chờ cả ngày lẫn đêm,

để tôn kính chiêm ngưỡng dung nhan Cha lần cuối,

dù chỉ trong một vài phút giây ngắn ngủi!

 

Khắp nơi trên thế giới,

con cái Cha,

cũng như những người thành tâm thiện chí,

qua mạng truyền hình

hay những kênh truyền thông,

đã tôn kính theo dõi tang lễ của Cha

để cùng hiệp thông tỏ tình quý mến

và cùng nhau tiễn biệt Cha

về nơi an nghỉ vĩnh  hằng

trên Thiên Quốc!

 

Ngày Cha nằm xuống,

thế giới đã nắm chặt tay nhau,

dù trong thời gian vắn vỏi.

Những thủ lãnh thù nghịch

có cơ hội ngồi bên nhau

trao đổi đôi lời giao tế

hoặc những cái bắt tay lịch sự

trong tang lễ của Cha.

 

Lạy Cha!

Hai mươi sáu năm rao giảng sứ điệp

của Tin Mừng yêu thương và tha thứ,

khắp năm châu bốn biển.

Nhưng tiếng Cha chỉ đồng vọng

trong tâm hồn tỷ tỷ người nghe

khi Cha nằm xuống,

khi mọi ngôn từ đều im bặt!

 

Cha ơi!

KHI CHẾT CHA MỚI NÓI NÊN LỜI! 

Lời của vô thanh

nhưtiếng vỗ của một bàn tay!” (3)

như tiếng thì thầm của vũ trụ,

như tiếng chim ca” (4)

như lời mẹ đong đưa” (5) ru con ngủ.

 

Đó là dư âm

của Lời Chúa Cha nói với Chúa Con:

Hôm nay Cha đã sinh ra Con!(6)

để rồi Cha cũng như tất cả chúng con

được trở nên nghĩa tử của Cha trên trời

và sung sướng kêu lên:

Abba! Cha ơi! (7)

 

Lạy Cha Gioan Phao-lồ Đệ Nhị!

Thời điểm Cha nhắm mắt

là khởi đầu cuộc sống trường sinh,

là lễ Phục Sinh của Cha,

là lễ Hiện Xuống Mới của Giáo hội

và của mỗi người trong chúng con,

vì sứ điệp của Cha chỉ vang vọng

trong tâm hồn nhân thế

khi Cha im bặt không còn cất tiếng nói!

 

Đó chính là lúc Thánh Thần của Chúa

đổ tràn xuống trên đầu chúng con

những con trai con gái (8),

để chúng con ra đi loan báo Tin Mừng

về cuộc Phục Sinh của Chúa,

của Cha và của Giáo Hội trần thế,

trên bước đường lữ hành,

cho đến tận cùng trái đất,

cho đến thời cánh chung,

vào khithế mạt” (9),

khi Chúa Kitô vinh quang trở lại!

Amen!

 

GHI CHÚ

(1)   La nuit des temps

(2)   Phúc Âm Thánh Gioan:

Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và  Người  yêu thương họ  đến  cùng.” (Gio13, 1)

(3)   Công án thiền

(4)   Anthony de Mello:

Chim ca không phải công bố điều gì, nhưng vì có một bài ca

(5)   Bài hát Trịnh Công Sơn

(6)   Bài ca nhập lễ Đêm Giáng Sinh:

Dominus dixit ad me:“Filius meus es tu. Hodie genui te!”  

(Chúa Trời nói với tôi: “Con là Con Cha. Hôm nay Cha đã sinh ra Con!”)

(7)   Thánh Phaolồ:

…Thần Khí làm cho “anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: Abba! Cha ơi!” (Rm 8, 15)

(8)   Thánh Kinh:

Ta sẽ đổ Thần Trí ta trên các loài xác thịt; con trai và con gái các ngươi sẽ nói tiên tri.” Gio-en 2, 28).

Ta sẽ là Cha các ngươi và các ngươi sẽ là con trai, con gái của Ta. Chúa toàn năng phán như vậy.” (2 Cr 6, 18)

(9)   La fin des temps

  

Tác giả:  Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!