Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Giáo Sĩ Việt Nam
TRUYỀN GIÁO

 

JB. Trần Hữu Hạnh, fsf

2007

 

MỤC LỤC 

Bài 1: Nền tảng Kinh thánh của sứ vụ

Bài 2: Nền tảng Thần học của sứ vụ

Bài 3: Người giáo dân thừa sai

Bài 4: Đối thoại và Hội nhập văn hóa trong bối cảnh VN

 

CHỮ VIẾT TẮT 

AA      Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân

AG      Sắc lệnh về Truyền giáo

CD      Sắc lệnh về Chức vụ Giám mục

CL       Tông huấn Christifideles Laici

DP      Văn kiện Đối thoại và Rao truyền

DV      Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa

EA     Tông huấn Giáo hội tại  Á Châu

EN     Tông huấn Loan báo Tin mừng

ES      Thông điệp Ecclesiam Suam

GS      Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới hôm nay

LG     Hiến chế Tín lý về Hội thánh

NA     Tuyên ngôn về liên lạc của GH với các tôn giáo ngoài Kitô giáo

RM     Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc

VC       Tông huấn về Đời sống Thánh hiến

 

Bài 1

NỀN TẢNG KINH THÁNH CỦA SỨ VỤ

 

I. CỰU ƯỚC 

Để cứu độ các dân tộc, trước tiên, Thiên Chúa chọn dân tộc Israel làm dân riêng của Ngài, một dân được thánh hiến cho Thiên Chúa (x. Xh 19, 3-6; Đnl 7, 6. Nhưng sự chọn lựa này đã làm cho Israel tách lìa khỏi các dân tộc khác, vì tự cho rằng dân thánh thì không thể sống chung với dân tội lỗi. Những người nước ngoài còn bị coi là nguyên nhân dẫn đến sự suy đồi đạo đức của Israel (x. Đnl 7, 1-2).

Do đó, trong Cựu ước, dân Israel đã không đến với các dân tộc khác để đưa họ về với Thiên Chúa. Chúng ta chỉ thấy được những dấu hiệu, ngụ ý hay ám chỉ về ơn cứu độ hoàn vũ, đặc biệt là trong kinh nghiệm thần bí về Người Tôi Trung trong Isaia chương 40- 55. Trong những bài ca về Người Tôi Trung, Thiên Chúa phán: “Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng trái đất.” (Is 49, 6). Một dấu hiệu khác: “Có tiếng hô: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu. Bấy giờ vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng Đức Chúa đã tuyên phán.” (Is 40, 3-5)  Những gì dân ngoại thấy và ca tụng trở thành nguồn mạch cho ơn cứu độ của họ cũng như cho dân Israel. Khi một số dân ngoại có thể được cứu độ, một sứ mệnh hoàn vũ được mở ra cho tất cả mọi người.[1]

Cũng có những ngụ ý về sứ mệnh truyền giáo xuyên qua văn hóa trong kinh nguyện của Israel, nhất là trong những bài thánh ca ngợi khen như Thánh vịnh 29. Thánh vịnh này trở thành kiểu mẫu của việc chấp nhận văn hóa và thánh ca của Canaan. Bằng cách duy trì thần thoại của Canaan, mà bây giờ được hướng về Gia-vê, cả hoàn vũ đã trở thành một đền thờ sinh động, nơi mà tất cả cùng hô: “Vinh danh Chúa!”[2]

Những ám chỉ về ơn cứu độ hoàn vũ cũng được tìm thấy trong sách Khôn ngoan: “Quân vô đạo đáng phải thiếu ánh sáng, đáng bị giam cầm trong cảnh tối tăm bởi chúng từng giam hãm con cái Chúa, những người Chúa dùng mà ban cho thế gian ánh sáng không hề tắt của lề luật.” (Kn 18, 4). Giao ước của Thiên Chúa với Noê (x. St 8, 20 – 9, 17) là một biểu tượng của giao ước của Thiên Chúa đối với tất cả các quốc gia: “Đây Ta lập giao ước của Ta với các ngươi, với dòng dõi các ngươi sau này.” (St 9, 9). Cầu vồng sẽ là “dấu của giao ước Ta đã lập giữa Ta với mọi xác phàm ở trên mặt đất.” (St 9, 17).[3]

Một cái nhìn thoáng qua về ơn cứu độ hoàn vũ trong thời cánh chung, thường nối kết với sự quang lâm của Đấng Mêsia. Dân ngoại sẽ trẩy đến nhà của Thiên Chúa để lắng nghe huấn lệnh của Người: “Nước nước dập dìu kéo nhau đi. Rằng: “Đến đây, ta cùng lên núi Đức Chúa, lên nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ. Vì từ Xion, thánh luật ban xuống, từ Giêrusalem, lời Đức Chúa phán truyền.” (Is 2, 3) Nhưng những bản văn này còn tập trung vào Israel. Nó không dẫn đến một sứ mệnh đem ơn cứu độ đến cho dân ngoại.[4]

Chỉ có mình ngôn sứ Giona được sai đến Ninivê, một thành phố của một quốc gia khác. Nhưng vị ngôn sứ không loan báo ơn cứu độ cho dân ngoại, mà lại loan báo về sự phán xét và trừng phạt. Kết quả là mọi người trong thành phố đó đã ăn năn hối cải và trở về với Thiên Chúa, nhưng Giona lại phẫn uất về kết quả đó (x. Gn 1—4). Do đó, đây không phải là ơn gọi để mở ra hoạt động truyền giáo.[5] 

Nhưng Israel không phải là một dân thuần chủng, mà sống xen lẫn với những người nô lệ Ai Cập, những người hầu nghèo khổ của các tiểu vương Canaan, những người nhập cư từ phương đông, và trong sách Dân số 11, 4 còn nói về “đám dân ô hợp” sống giữa Israel. Bởi vậy, trong khi thần học hay tôn giáo có khuynh hướng tách lìa hay chống lại những người bên ngoài, hành động cứu độ của Thiên Chúa đối với “đám dân ô hợp” và pha trộn, hướng Israel đến chỗ mở rộng và hoàn vũ.[6] 

Khi chọn Israel, Thiên Chúa có ý định đến với tất cả các dân tộc, nhưng Israel không nhận ra rằng Ngài chọn họ để đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt mọi dân tộc đến với Ngài. Tuy vậy, có thể nói rằng lịch sử Israel là lịch sử cứu độ và Israel trở thành biểu tượng của công cuộc cứu độ hoàn vũ của Thiên Chúa, vì nó đã biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả các dân tộc.

Tóm lại, trong Cựu ước, không có một lệnh truyền rõ ràng về việc đem ơn cứu độ của Thiên Chúa đến tận cùng trái đất. Nếu dân ngoại có đến với Thiên Chúa, đó là vì chính Thiên Chúa đã đem họ đến với Ngài. Nhưng những gì mà Cựu ước nói về hành động của Thiên Chúa, lời hứa và giáo huấn của Ngài và về các dân tộc khác, đã ảnh hưởng đến khái niệm về sứ mệnh truyền giáo trong Tân ước.[7]  

 

II. TÂN ƯỚC 

Tân ước là một cuốn sách về sứ mệnh truyền giáo. Loan báo Tin mừng, một định nghĩa của sứ mệnh truyền giáo, thường được nói đến trong rất nhiều bản văn của Tân ước: Lc 4, 18; Mc 16, 15; 13, 10; 14, 9; Rm 1, 1; 1, 16; 1Cr 1, 17, v.v.  Chính ý muốn cứu độ hoàn vũ của Thiên Chúa đã thúc đẩy sứ mệnh này. Những dấu hiệu, ngụ ý hay ám chỉ về ơn cứu độ hoàn vũ trong Cựu ước, đã trở thành mối quan tâm rõ ràng và ưu tiên hàng đầu của tất cả các cộng đoàn trong Tân ước.[8] 

1. Sứ vụ của Chúa Giêsu

Chúa Giêsu đã nhận được sứ mệnh từ Chúa Cha khi Ngài đến trong thế gian (x. Ga 17, 18). Ngài là vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (x. 1Tm 2, 5). Cả khi bắt đầu sứ vụ công khai (x. Mt 3, 16- 17) và khi bắt đầu cuộc khổ nạn của Ngài (x. Mt 26, 42), Chúa Giêsu khẳng định dâng hiến đời Ngài để thi hành sứ mệnh mà Chúa Cha trao phó cho Ngài.[9]

a. Sứ vụ của Chúa Giêsu: đến với tất cả con cái nhà Israel

Chúa Giêsu cảm thấy mình đặc biệt được gởi đến cho dân Israel (x. Mt 15, 24; 10, 5- 6). Lịch sử Israel hướng tới sự hoàn tất trong Chúa Kitô (x. Mt 1, 22- 23; 2, 5- 6. 15. 17- 18. 23). Sứ mệnh của Ngài bao trùm tất cả mọi chiều kích của hiện hữu và mang chúng tới sự hoàn hảo. Ngài biểu lộ một sự quan tâm đặc biệt đối với những người nghèo, người bệnh, người tội lỗi và những người bên lề xã hội. Sứ mệnh của Ngài bao trùm hết mọi người, cả người nghèo và người giàu, người bị bách hại và người bách hại, người tội lỗi và người đạo đức. Sứ mệnh của Ngài đã phá vỡ tất cả những bức tường ngăn cách và thù hận giữa các cá nhân và giữa các nhóm với nhau.[10] Trong Mt 5, 43- 45, Chúa Giêsu kêu gọi một sự hoà giải vô điều kiện, yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại.  Như vậy, mọi người mới được trở nên con cái của Cha trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.

Sứ điệp của Ngài gắn liền với ý tưởng về triều đại nước Thiên Chúa, một vương quốc của tình yêu, hoà bình và công chính. Được thánh hiến bởi Thần khí, Ngài đã thực hiện những dấu lạ để tiêu diệt triều đại của Satan. Ngài không định nghĩa về triều đại nước Thiên Chúa, nhưng mô tả nó trong những dụ ngôn và ẩn dụ (x. Mt 13; Mc 4). Nước Thiên Chúa đang hiện diện nơi Ngài (Lc 17, 21; Cv 8, 12; 28, 31; Ep 5, 5; 2Pr 1, 11) và đang đợi chờ tới ngày viên mãn. Thật vậy, nước Thiên Chúa đã đến và đang đến qua con người, lời nói và hành động của Ngài. Ngài đã làm cho nước Thiên Chúa hiện diện bằng cách biểu lộ Thiên Chúa như là Cha qua lời nói và hành động của Ngài và bằng cách mang lại sự giải thoát và ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Lời đáp trả của Ngài đối với các môn đệ của Gioan tẩy giả, liên quan đến việc quang lâm của Đấng Mêsia và sự thiết lập triều đại nước Thiên Chúa, đã “vang dội lại viễn tượng về triều đại nước Thiên Chúa trong các Thánh vịnh và các Ngôn sứ xưa: ‘Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng’ (Mt 11, 4- 5). Những dấu hiệu này đã minh chứng rằng nước Thiên Chúa đang hiện diện.”[11]

b. Sứ vụ của Chúa Giêsu còn bao trùm tất cả các dân tộc[12]  

Chúa Giêsu không chỉ đến với những con chiên lạc nhà Israel, mà Ngài còn phá vỡ mọi bức tường ngăn cách. Ngài hoà giải cả vũ trụ với Thiên Chúa ( x.Cl 1, 18-20 ), dân Do thái và dân ngoại, dẹp tan các mối thù địch để tạo ra một nhân loại mới (x. Ep 2, 13-18). Ơn cứu độ của Thiên Chúa là Chúa Giêsu, được ban cho tất cả các dân tộc (x. Lc 2, 30; 3, 6; Cv 28, 28). Israel phải nghe trước hết (x. Mt 10), nhưng máu Con Chiên phải đổ ra để mang ơn cứu độ cho muôn người (x.Mc 10, 45; 14, 24). Simêôn đã giới thiệu Chúa Giêsu như là ánh sáng soi đường cho dân ngoại (x.Lc 2, 32)[13]. Tin mừng phải được loan báo cho tất cả dân ngoại (x. Mc 13,10; Mt 24, 14). Chúa Giêsu đã nói với người Do thái: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.” (Ga 10, 16). Trong Chúa Giêsu, không có sự phân biệt giữa Do thái và dân ngoại (Ga 4, 24; Cl 3, 11). Ngài đã đến những vùng ngoại giáo như Sepphoris,  Skythopolis, Gabai, Hippô, Gađara, Ghêrasa, Xêsarêa Philíp, Tyrô,  Siđon.

Thật vậy, Chúa Giêsu đã đến với nhiều người dân ngoại như người đàn bà gốc Phênixi xứ Xyri (x. Mc 7, 24-30), ông đại đội trưởng ngoại giáo (x. Mt 8, 5-13), người đàn bà Canaan (x. Mt 15, 21- 28), người đàn bà Samari (x. Ga 4, 5- 42), một số người Hy Lạp (x. Ga 12, 20- 36). Ngài cũng đến phía bắc Palestin, bao gồm miền đất của dân Ghêrasa (x. Mc 5 và Lc 8, 26- 56). Những phép lạ Ngài làm cho dân ngoại đã chỉ ra rằng triều đại nước Thiên Chúa đang hiện diện và hoạt động bên ngoài dân được chọn.[14]

Thần học Kinh thánh quan tâm một cách đặc biệt đến sự “tập họp”. Tất cả các dân tộc được tập họp vào ngày phán xét (x. Lc 11, 31-32). Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa bắt nguồn từ việc tạo dựng, được hoàn thành trong mầu nhiệm vượt qua và đạt tới tầm vóc viên mãn vào ngày cánh chung khi tất cả nhân loại tập họp cùng nhau (x. Mt 25). Chúa Giêsu loan báo một cách rõ ràng việc dân ngoại bước vào nước Thiên Chúa: “Từ phương đông, phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Ixaác và Giacóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” (Mt 8, 11-12; x. Lc 13, 18- 29; 11, 20- 24) Những ai sẵn sàng đáp lại lời mời đều sẽ được vào dự tiệc trong nước Thiên Chúa (x. Lc 14, 21-24). Điều này cho thấy dân ngoại được coi như ngang hàng với dân Israel và họ chia sẻ trọn vẹn niềm vui trong nước Thiên Chúa.[15]

Bên cạnh đó, Chúa Giêsu thường quan tâm đặc biệt đến dân ngoại. Ngài nhìn nhận những điều tốt đẹp nơi họ. Ngài thường nghĩ về họ, nói về họ và so sánh họ một cách ưu ái với người Do thái (x. Mt 21,43; 8,10; 15, 21- 28; Mc 7, 24- 30). Chúa Giêsu cũng đưa ra những điều kiện để được vào nước Thiên Chúa: hãy sám hối và tin vào Tin mừng (x. Mc 1, 15). Sứ điệp này không chỉ dành riêng cho dân Israel.[16] 

Thật vậy, thánh Matthêu đã xác nhận rằng Chúa Giêsu đã hoàn tất những gì mà tiên tri  Isaia 42, 1-4 đã nói: “Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người. Ta cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân. Người sẽ không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường. Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng, và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người.” (Mt 12, 18-21)

Tin mừng Gioan nói về vinh quang Thiên Chúa như là mục đích sau cùng của sứ mệnh của Chúa Kitô. Cha và Con liên kết trong việc biểu lộ vinh quang. Vinh quang Thiên Chúa chính là nền tảng của sứ mệnh. Cái chết của Chúa Giêsu không chỉ biểu lộ vinh quang Thiên Chúa, mà còn biểu lộ một cách rõ ràng nhất tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại. Sứ mệnh của Chúa Giêsu là cứu độ thế giới và ban sự sống đời đời cho những ai đặt niềm tin nơi Ngài. Trung tâm của sứ mệnh này là tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một của Ngài (x. Ga 3, 16). Thật vậy, Chúa Giêsu kêu gọi tất cả nhân loại (x. Mt 11, 28), Ngài chết cho tất cả nhân loại (x. 2Cr 5, 15) và thánh giá của Ngài lôi kéo tất cả nhân loại (x. Ga 12, 32). Cuộc thương khó và cái chết của Ngài đã đạt đến đỉnh điểm của việc tự hiến cho nhân loại.[17]

Chúa Giêsu đã hiểu rõ ràng sứ mệnh của Ngài trên trái đất. Lúc lên mười hai tuổi, Ngài đã nói: “Con phải làm công việc của Cha con” (Lc 2, 49); và lúc hấp hối trên thập giá, Ngài đã thốt lên: “Mọi sự đã hoàn tất.” (Ga 19, 30) Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ mệnh Chúa Cha trao phó.

Tân ước đã minh chứng Chúa Giêsu là Đấng cứu độ trần gian. Ngài là kiểu mẫu của sứ mệnh truyền giáo. Sứ mệnh của Chúa Giêsu bao trùm toàn bộ Tân ước và qua đó nối kết tất cả những sách trong Tân ước lại với nhau. Tách khỏi sự hướng dẫn này, chúng ta không thể hiểu được toàn bộ Tân ước hay bất cứ một cuốn sách nào của nó.[18] 

2. Sứ mệnh truyền giáo của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi

Chúa Giêsu gọi các môn đệ để ở với Ngài và chia sẻ sứ mệnh của Ngài. Bởi đó, bước theo Chúa Giêsu và chia sẻ sứ mệnh của Ngài luôn gắn liền với nhau. Sứ mệnh của Giáo hội được nối kết với sứ mệnh của Chúa Giêsu: “Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian.” (Ga 17, 18) Và “như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20, 21).

Chúa Giêsu đã thiết lập Giáo hội và ủy thác cho Giáo hội nhiệm vụ loan báo Tin mừng (x. Mt  28, 19-20; Mc 16, 15- 16; Lc 24, 46-48; Ga 17,18; 20, 21; Cv 1, 8). Mệnh lệnh này đã trở thành sứ mệnh chính yếu của Giáo hội. Giáo hội không hiện hữu vì mình, nhưng hiện hữu cho nhân loại và với nhân loại. Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, trong sự vâng lời Chúa Giêsu và dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, đã nhiệt tâm rao giảng Tin mừng và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình, để làm chứng cho ơn cứu độ mà Chúa Giêsu đã thực hiện qua cái chết và sự phục sinh của Ngài (x. Cv 2, 37-40; 1Cr 9, 16). Vì thế, sứ mệnh của các tông đồ có cùng một đặc tính như sứ mệnh của Chúa Kitô.[19] 

Đối với cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, kinh nghiệm phục sinh là trung tâm của sứ mệnh của họ. Tin mừng được viết ra từ kinh nghiệm này. Biến cố phục sinh và hiện xuống đã biểu lộ cho cộng đoàn tiên khởi căn tính của Chúa Giêsu như là Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Mêsia, Chúa tể hoàn vũ. Toàn bộ lệnh truyền của Chúa Giêsu về sứ mệnh truyền giáo được ghi lại trong những bản văn sau biến cố phục sinh:  Mt 28, 18-20; Mc 16, 15-18; Lc 24, 46-49; Cv 1, 8; Ga 17, 18; 20, 21- 23. Sứ mệnh truyền giáo của các môn đệ chủ yếu bắt đầu vào ngày lễ Hiện xuống, khi thánh Phêrô làm chứng cho sự phục sinh của Chúa Kitô (x. Cv 2, 17- 34). Chúa Thánh Thần đã khai lòng, mở trí cho họ và thúc đẩy họ trở thành những nhân chứng cho Chúa Kitô phục sinh (x. Cv 1, 8).

Đời sống, lời giảng dạy, hành động, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô trở thành chất xúc tác cho mọi hoạt động truyền giáo của cộng đoàn tiên khởi và cấu tạo nên sứ điệp căn bản của nó. Chúa Kitô đã xây dựng nền tảng của sứ mệnh truyền giáo cho dân ngoại. Ngài là vinh quang của Israel và là ánh sáng chiếu soi muôn dân.

Sau khi Chúa về trời, các Kitô hữu không đi ra khỏi Giêrusalem. Giêrusalem được xem như là trung tâm của cộng đoàn mới. Các Kitô hữu vẫn lui tới đền thờ theo thông lệ. Cộng đoàn tụ họp ở Giêrusalem để được Chúa Kitô phục sinh tiếp tục dạy dỗ về nước Thiên Chúa và chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống (x. Cv 1, 3-5). Sách Công vụ Tông đồ đã mô tả các hoạt động sống động của cộng đoàn này. Nó gồm ba phần: phần thứ nhất nói về sự phát triển của Giáo hội tại Giêrusalem và việc đón nhận quyền lực từ Thánh Thần; phần thứ hai trình bày việc mở rộng Giáo hội tới Samari, các vùng ven biển và Antiôkia; phần thứ ba cho thấy hoạt động truyền giáo được mở rộng ra nhiều hướng, đặc biệt là các cuộc hành trình của thánh Phaolô.

Thật vậy, vào ngày lễ Ngũ Tuần, khi các Kitô hữu đang tụ họp ở Giêrusalem, Thánh Thần đã đổ tràn ơn xuống trên họ. Được hướng dẫn bởi Thần khí, Hội thánh lan tỏa tới Giuđêa và Samari (x. Cv 8, 4—9, 31), tới các dân ngoại và công đồng Giêrusalem (x. Cv 9, 32 — 15, 35), cuộc hành trình thứ hai và thứ ba của thánh Phaolô (x. Cv 15, 36—21, 14) và cuộc hành trình của thánh Phaolô tới Rôma (x. Cv 27, 1 — 28, 31). Sứ mệnh của họ mang tính hoàn vũ, hướng đến tất cả các dân tộc (x. Mt 28, 18) và tới tận cùng trái đất (x. Cv 1, 8). Tận cùng trái đất, hiểu theo các tông đồ là Rôma, vì nó được coi là trung tâm thế giới lúc đó.

Thánh Phaolô đã nhận ra sứ mệnh đặc biệt của ngài. Ngài được kêu gọi để trở thành vị tông đồ của dân ngoại: “Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ.” (Rm 1, 5; x. Gl 1, 15-16; 2, 7-8)

Nước Thiên Chúa cũng là nội dung sứ điệp của các tông đồ (x. Cv 1, 3). Nhận được quyền năng của Thánh Thần, các tông đồ đã mạnh dạn làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh. Đó là quyền lực để chữa lành hoặc thực hiện các điềm thiêng dấu lạ  (x. Lc 5, 17; 6, 9; 8, 46; Cv 3, 12; 4, 7; 6, 8), đề loan báo Lời với niềm xác tín (x. Cv 4, 8. 29. 31). Làm chứng là căn tính và là chức năng của sứ mệnh của họ.

Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi bị thúc bách phải thi hành sứ mệnh, như Chúa Giêsu đã nói: “Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được.” (Ga 9, 4). Thánh Phaolô đã ý thức sâu xa được điều đó khi ngài nói: “Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi chạy hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi đã nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa.” (Cv 20, 24)

Lệnh truyền đem ơn cứu độ đến cho tất cả các dân tộc chỉ được tìm thấy trong Tân ước. Chúa Giêsu và sứ mệnh của Ngài là nơi qui chiếu và quyết định cho tính cách cũng như tính cấp bách của sứ mệnh của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Các tông đồ đã nói: “Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra.” (Cv 4, 20) Đối với thánh Phaolô: “Tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng tôi.” (2Cr 5, 14) Thật vậy, đối với những người yêu mến Chúa Kitô, việc nói về Ngài là một niềm vui và là một đặc ân. Đó là một kinh nghiệm hết sức phấn chấn.[20] Các tông đồ luôn ý thức về việc rao giảng của họ, bởi vì: “Tất cả những ai kêu cầu danh Đức Chúa sẽ được cứu thoát. Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi?” (Rm 10, 13-15) Thánh Phaolô gọi chúng ta là những cộng tác viên của Chúa (x. 2Cr 6, 1), là sứ giả thay mặt Chúa Kitô, những người nói thay chính Chúa Giêsu (x. 2Cr 5, 20).

 

III. NGUỒN GỐC BA NGÔI CỦA SỨ VỤ 

Sứ mệnh truyền giáo là công trình của chính Thiên Chúa Ba Ngôi (missio Dei). Đó là tình yêu mà Thiên Chúa Cha biểu lộ cho nhân loại. Vì yêu, ngôi Cha đã tạo dựng nhân loại; rồi khi nhân loại sa ngã, ngôi Con đã ra tay cứu chuộc và ngôi Ba đã thánh hoá nhân loại. Do đó, sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội bắt nguồn từ sứ mệnh của Chúa Con và Chúa Thánh Thần theo ý định của Thiên Chúa Cha (x. AG 2). Đó là sự tham gia và tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu cho đến ngày tận thế. 

1. Ý định cứu độ của Chúa Cha 

Thiên Chúa là Cha đầy lòng xót thương, đã tạo dựng nên chúng ta và mời gọi chúng ta chia sẻ sự sống và vinh quang với Ngài. Ngài còn không ngừng đổ tràn lòng nhân từ xuống trên chúng ta đến độ trở nên “mọi sự trong mọi người” (1Cr 15, 28), để làm vinh danh Ngài và mưu cầu hạnh phúc cho chúng ta (x. AG 2). Thật vậy, sứ mệnh bắt nguồn từ Thiên Chúa Cha và hành động đầu tiên của sứ mệnh này là chính sự tạo dựng. Chúa Con và Chúa Thánh Thần được sai đến thế gian để làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa Cha: Lời và Thần khí đã hiện diện ngay khi sáng tạo để diễn tả kế hoạch của Thiên Chúa, nhằm mục đích hòa giải và hợp nhất muôn loài. Nếu Thiên Chúa đã phán dạy con người bằng nhiều lần nhiều cách qua các ngôn sứ (x. Dt 1, 1), thì đó chính là một phần kế hoạch của Ngài cho nhân loại. Do đó, toàn bộ lịch sử của nhân loại trở thành lịch sử cứu độ.[21]

Thiên Chúa Cha đứng tại trung tâm của sứ mệnh. Ngài là Thiên Chúa của sứ mệnh. Sứ mệnh là một nguồn suối từ Thiên Chúa chảy đến nhân loại. Sứ mệnh này mang tính hoàn vũ. Nó bao trùm tất cả. Tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương, quan phòng. Hoạt động truyền giáo chính là biểu lộ ý muốn của Thiên Chúa. Ngài là nguồn suối tình yêu và ý muốn của Ngài là cứu độ tất cả nhân loại.[22] Ngài là Thiên Chúa của dân Israel và của dân ngoại (x. Rm 3, 29).

Chúa Cha đã sai Con Một của Ngài đến thế gian làm Đấng cứu độ (x. 1Ga 4, 14) và ban tặng cho thế gian chính Con Một của Ngài. Ngài nắm trong tay mọi quyền lực và quyết định công việc và sứ điệp của Người được sai đi.[23] Việc thâu tóm mọi sự trong Chúa Kitô là ý định tối hậu của Thiên Chúa Cha (x. Ep 1, 10).    

2. Chúa Giêsu, Sứ giả của Chúa Cha 

Ý định cứu độ trong Chúa Kitô đã có trước khi tạo dựng vũ trụ (x. Ep 1, 3- 10). Chúa Giêsu là Lời  từ nguyên thủy (x. Ga 1,1), là A-đam mới (x. 1Cr 15, 22, 45-49), là “ánh sáng đã đến trong thế gian, ánh sáng thật chiếu soi mọi người” (Ga 1, 9), là Đấng trung gian cứu độ duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (x. 1Tm 2, 5). “Ngoài Ngài ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” (Cv 4, 12) Bởi đó, không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Ngài (x. Ga 14, 6). Trong Chúa Giêsu, “muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người.” (Cl 1, 16). Ngài đã được Chúa Cha đặt “đứng hàng đầu trong mọi sự.” (Cl 1, 18) Ngài là “ánh sáng soi đường cho dân ngoại.” (Lc 2, 32)

 Thiên Chúa bước vào lịch sử nhân loại qua việc Nhập thể của Chúa Giêsu. Trong Chúa Giêsu, “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người.” (Cl 1, 19). Chúa Giêsu chính là Tin mừng của Thiên Chúa (x. Mc 1, 1; Rm 1, 1-3),  là sứ giả đầu tiên và vĩ đại nhất của Tin mừng (x. EN 7). Ngài là trung tâm của kế hoạch cứu độ của Chúa Cha. Ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ, Ngài đã khẳng định sứ mệnh của Ngài là loan báo Tin mừng theo lệnh truyền của Chúa Cha: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4, 18; x. Is 61, 1)

Chúa Giêsu luôn sống trong mối quan hệ mật thiết với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Ngài được sai đi bởi Chúa Cha. Đây là nền tảng cho các đề tài liên hệ tới sứ mệnh trong Tin mừng Gioan. Ngài được sai đi bởi Chúa Cha để thực hiện kế hoạch cứu độ thế giới (x. Ga 3, 17; 5, 30; 8, 16), nhận được quyền năng từ Chúa Cha để hoàn thành sứ mệnh của Ngài (x. Ga 5, 20-21; Mt 28, 18). Ngài đến từ Chúa Cha, ở lại trong Chúa Cha (x. Ga 10, 38; 16, 32) và sau cùng trở về với Chúa Cha (x. Ga 16, 5; 7, 33; 13, 36).

Chúa Giêsu đã khẳng định những gì Ngài nói và những gì Ngài giảng dạy đều xuất phát từ Chúa Cha, Đấng sai Ngài (x. Ga 12, 49; 7, 16). Ngài luôn thực thi ý muốn của Đấng đã sai Ngài (x. Ga 6, 38). Chúa Giêsu đến để biểu lộ tình yêu của Chúa Cha cho chúng ta và biểu lộ tình yêu của Ngài đối với Chúa Cha. Thánh Gioan đã trình bày mục đích của sứ mệnh này: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.” (Ga 3, 17) Thật vậy, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3, 16)

Công việc cứu độ thế giới của Thiên Chúa đã được hoàn tất nơi Chúa Giêsu qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Nhờ Ngài mà muôn vật được tha thứ và hoà giải với Thiên Chúa. “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” (Cl 1, 20) Cái chết của Ngài là để “quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11, 53), và “một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.” (Ga 12, 32) Chúa Giêsu đã hoàn thành kế hoạch cứu độ của Chúa Cha trên thập giá, khi Ngài tuyên bố: “Mọi sự đã hoàn tất.” (Ga 19, 30)

Trong Chúa Kitô phục sinh, con người khám phá ra ý nghĩa đời sống của mình và mục đích của việc tạo dựng. Thật vậy, Chúa Giêsu là sự diễn tả sau cùng và hoàn hảo nhất tình yêu của Chúa Cha đối với nhân loại và sứ mệnh của Ngài chính là sự biểu lộ tình yêu đó. Ngài luôn sống trong sự hiện diện của Chúa Cha và hiến trọn đời Ngài cho sứ mệnh mà Chúa Cha đã trao phó (x. Lc 2, 49). Toàn bộ đời sống Ngài là sự loan báo. Trong mọi việc, Ngài luôn trung thành với ý muốn của Chúa Cha. Về cơ bản, sứ mệnh của Chúa Giêsu là sứ mệnh được thi hành trong ánh sáng của Chúa Ba Ngôi, trong sự hiện diện mầu nhiệm và hoạt động cùng nhau giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.[24]  

 3. Sứ vụ của Chúa Thánh Thần

Tính phổ quát của hoạt động cứu độ của Chúa Giêsu sẽ không thể nào hiểu được nếu không có hoạt động phổ quát của Chúa Thánh Thần. Trong Cựu ước, hoạt động phổ quát của Chúa Thánh Thần đã tỏ ra ngay khi tạo dựng (St 1, 2). “Thần khí của Đức Chúa ngập tràn cõi đất, bảo toàn mối hiệp nhất giữa muôn vật muôn loài, thấu hiểu hết mọi lời mọi tiếng.” (Kn 1, 7) Các vua, thẩm phán, ngôn sứ đều nhận được sự trợ giúp của Thần khí để thi hành công việc của họ. Họ hoàn thành sứ mệnh Thiên Chúa trao ban trong quyền năng của Thánh Thần. Chúng ta có thể tìm thấy hoạt động của Thần khí trong St 41, 38-39; Đn 4, 15; Is 32, 15; 44, 3; ngôn sứ: Đnl 18, 15-19; Ds 11, 24-25; 1Sm 19, 20tt; Am 3, 8; Gr 20, 7-19; quyền năng và sự khôn ngoan: Tl 6, 33-35; 11, 28-29; 13, 24-25; 1V 5, 9-10; Isaia nói về đặc sủng của đấng Mê-si-a: 11, 1-2; 42, 1; 61, 1-3 và Ge 3, 12; những ân huệ được hứa ban cho thời đại của đấng Mê-si-a: Đnl 28, 49; Is 28, 11tt; Ge 3, 1.

Trong Tân ước, Chúa Thánh Thần ban đặc sủng cho mỗi người vì lợi ích chung. Ơn của Thần Khí hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người Kitô hữu, bởi vì “không ai có thể nói Chúa Giêsu là Chúa mà không ở trong Thần Khí” (1Cor 12, 3). Giao ước mới là Giao ước của Thánh Thần (x. 2Cr 3, 6). Chính Chúa Giêsu đã nhận Thần khí để bắt đầu sứ vụ công khai của Ngài (x. Lc 4, 18-19; Is 61, 1- 2). Việc Nhập thể của Chúa Giêsu cũng là do tác động của Chúa Thánh Thần trong lòng Trinh nữ Maria (x. Lc 1, 35). Sự phục sinh của Ngài cũng do sự can thiệp của Chúa Thánh Thần (x. Rm 1, 4; 8, 11). Chúa Giêsu lại ban Thần khí cho các môn đệ để họ làm chứng cho Ngài (x. Cv 1, 8).

Chúa Giêsu nói về mối liên hệ của Chúa Thánh Thần với Ngài và với Chúa Cha: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.” (Ga 16, 12-15) Thật vậy, Chúa Thánh Thần không tự mình nói ra điều gì, nhưng truyền lại và cắt nghĩa cho chúng ta những gì Chúa Giêsu đã dạy.

Khi sai các môn đệ, Chúa Giêsu đã nói: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Nói xong, Người thổi Thần khí vào họ (x. Ga 20, 21-22), khiến họ và Thần khí trở thành như một để cùng làm chứng cho Chúa Kitô (x. Ga 15, 26- 27; Cv 1, 8). Chúa Thánh Thần, Đấng được sai đến bởi Chúa Cha và Chúa Con, để thực hiện công cuộc cứu độ thế giới cho tới khi hoàn tất, luôn hiện diện trong mỗi người. Ngài thâu tóm tất cả chúng ta lại trong Chúa Kitô.

Tóm tại, sứ vụ là công việc của Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa đang hoạt động trong thế giới và Ngài muốn chúng ta tham gia với Ngài. Sứ vụ của Giáo hội bắt nguồn từ sứ vụ của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần, theo kế hoạch cứu độ của Chúa Cha (x. AG 2). Sứ vụ của Giáo hội là cộng tác và tiếp tục sứ vụ ấy, theo mẫu gương của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình làm giá cứu chuộc cho muôn người.

 

Bài 2

NỀN TẢNG THẦN HỌC CỦA SỨ VỤ

Sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã thể hiện nơi trần gian cũng là sứ mệnh của mỗi người chúng ta, vì chúng ta là Thân Thể của Ngài. Những gì Ngài đã thể hiện trong thân xác Ngài, ngày nay chúng ta tiếp nối như Thân Thể linh thiêng của Ngài là Giáo hội. Ngài muốn cứu độ con người thoát ách tội lỗi và hòa giải họ với Thiên Chúa. Ngài đã biến đổi chúng ta từ thù nghịch, trở thành bạn hữu của Ngài và giao cho chúng ta nhiệm vụ đem tất cả mọi người cũng trở thành bạn hữu của Ngài (x. 2Cr 5, 18).

 

I. SỨ VỤ CỦA GIÁO HỘI TRƯỚC VATICAN II 

Nói chung, trước công đồng Vatican II, sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội được xem như là việc rao giảng Tin mừng cho những người chưa biết Chúa để cứu họ và “vun trồng” Giáo hội. Sự thành công của sứ mệnh được đo lường bằng con số của những người trở lại đạo, vì chỉ như vậy họ mới được rỗi linh hồn và Giáo hội mới được mở rộng. Do đó, thần học về sứ mệnh đã được xây dựng dựa trên châm ngôn: “Ngoài Giáo hội, không có ơn cứu độ.”[25] 

Toàn bộ thế giới được phân chia thành hai nhóm: những người nắm được các phương tiện cứu độ và những người không có những phương tiện đó. Hay nói cách khác, những người ở trong Giáo hội và những người ngoài Giáo hội. Giáo hội đối nghịch lại với thế giới như là sự thánh thiêng đối với thế tục. Giáo hội có khuynh hướng đồng hóa mình với nước Thiên Chúa. Tất cả những điều này đã dẫn đến hậu quả là thái độ khinh thường các tôn giáo, các lễ nghi và các nền văn hóa khác.[26] Đối với giai đoạn trước công đồng Vatican II, nhiều người đã nhận xét rằng Chúa Giêsu loan báo về triều đại nước Thiên Chúa, Giáo hội nguyên thủy rao giảng về Chúa Kitô; nhưng sau đó, Giáo hội loan báo về chính mình.

Mặc dù đã có những nỗ lực chống lại việc áp đặt văn minh tây phương lên các xứ truyền giáo, các nhà truyền giáo tây phương đã cứ cố lấy các giá trị của văn minh nước họ mà thay thế các giá trị của những nền văn hóa bản địa. Và điều tất yếu đã xảy ra là phong trào truyền giáo từ đông sang tây, từ bắc tới nam được tiến hành song song với các phong trào xâm chiếm thuộc địa. Họ đã “vun trồng” Giáo hội theo “nền văn minh Kitô giáo” trong tất cả các lãnh vực tôn giáo, văn hóa và xã hội. Vì vậy, ngày nay, nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia ở Châu Á, coi Giáo hội như là một sự nhắc nhớ tới chủ nghĩa thực dân trong quá khứ.[27]

Nói lên những điều này không phải là để chối bỏ những thành tựu to lớn mà biết bao nhà truyền giáo nhiệt thành, thậm chí có nhiều người đã hy sinh cả tính mạng mình cho sứ vụ loan báo Tin mừng, nhưng là để chúng ta thấy được những thách đố mà Giáo hội đang gặp phải cũng như rút ra được những bài học qúi báu cho công việc truyền giáo trong thiên niên kỷ mới này.

 

II. SỨ VỤ CỦA GIÁO HỘI  TỪ VATICAN II

1. Vatican II

Từ công đồng Vatican II, Giáo hội đã thoát ra khỏi cái nghĩa hạn hẹp về sứ mệnh truyền giáo. Sứ mệnh của Giáo hội được hiểu theo nghĩa là sự tham gia và tiếp nối sứ vụ của Ba Ngôi. Nó đâm rễ sâu vào tận trong Thiên Chúa Ba Ngôi: “Tự chính bản chất của mình, Giáo hội lữ hành là truyền giáo; vì theo kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa Cha, Giáo hội bắt nguồn từ sứ vụ của Chúa Con và của Chúa Thánh Linh.” (AG 2) Tình yêu của Chúa Cha, sứ vụ của Chúa Con và của Chúa Thánh Thần hình thành, hướng dẫn và thúc đẩy tất cả các hoạt động truyền giáo của Giáo hội. Vậy thì, tác giả và tác nhân chính của sứ mệnh truyền giáo không phải là Giáo hội, nhưng là chính Thiên Chúa Ba Ngôi (Missio Dei); sứ vụ không thể quan niệm chỉ như là một hoạt động thuần túy của Giáo hội, do Giáo hội và cho Giáo hội, nhưng trước tiên là hành động của chính Thiên Chúa Ba Ngôi. Sứ vụ của Giáo hội không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ lệnh truyền của Ðức Giêsu, mà hơn nữa, là từ Missio Dei. Qua đó, Thiên Chúa Cha sai Con Mình và Thần khí đến trong thế gian hầu làm cho nhân loại được tham dự vào trong sự sống của Ba Ngôi. Một khi đã ý thức như thế, thì không còn có thể chỉ coi sứ vụ như là hoạt động nhằm làm cho con số thành viên của Giáo hội tăng thêm, và bứng chuyển những cơ cấu giáo hội sẵn có để đem đặt vào các vùng đất của dân ngoại, hoặc là đồng hóa sứ mạng truyền giáo với sứ mạng văn minh hóa; nhưng là phải đi theo mẫu gương của sứ giả Tin Mừng đầu tiên, tức Ðức Kitô và Thần Khí của Người.

Nếu sứ mệnh của Giáo hội đã được khai sinh từ sứ vụ của Ba Ngôi, thì toàn thể Giáo hội phải là truyền giáo, và như thế là do tự bản chất. Không truyền giáo, Giáo hội không còn ý nghĩa. Do đó, mọi Kitô hữu đều có bổn phận phải truyền giáo tùy theo khả năng của mình (x. LG 17). AG số 10-18 mô tả hoạt động truyền giáo của Giáo hội như là làm chứng, loan báo, tập họp dân Thiên Chúa và xây dựng cộng đoàn Kitô hữu. Sứ mệnh của Giáo hội là rao truyền và thiết lập giữa các dân tộc triều đại nước Thiên Chúa, và Giáo hội là hạt giống, là sự khởi đầu của triều đại ấy trên trần gian, là dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại. Công đồng cũng phân biệt triều đại nước Thiên Chúa trong lịch sử và sự viên mãn của nó vào thời cánh chung (x. LG 1, 5, 9). Thật vậy, triều đại nước Thiên Chúa tuy đã bắt đầu trong lịch sử, nhưng vẫn còn trong giai đoạn hình thành để đi tới viên mãn (x. Mt 26, 29; Mc 14, 25; Lc 11, 20; 22, 19). Giáo hội vừa là hình ảnh, vừa là phương tiện để hình thành nó. Do đó, Giáo hội không hiện hữu vì mình, mà vì nhân loại và cho nhân loại. Giáo hội chia sẻ cùng một định mệnh với thế giới.

Công đồng cũng nhìn nhận vai trò tích cực của các tôn giáo và các nền văn hóa trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Ơn cứu độ có thể đến với những ai không thuộc về Giáo hội theo hình thức thấy được bên ngoài (x. LG 16; GS 22). Thật vậy, Lời và Thần khí không chỉ hoạt động trong trái tim con người, mà còn trong các tôn giáo và các truyền thống văn hóa nữa.[28] Công đồng đã thấy nơi chúng những điều chân thiện; những chân lý và ân sủng; những hạt giống Lời Chúa; những truyền thống khổ hạnh và chiêm niệm; những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết, tuy có nhiều điểm khác với Giáo hội, cũng thường đem lại ánh sáng của chân lý.  Giáo hội bảo tồn các yếu tố tôn giáo và nhân bản qúi giá trong các truyền thống riêng. Những gì là thiện hảo trong tâm hồn và tư tưởng của loài người, hoặc trong nghi lễ và văn hóa riêng của các dân tộc, hoạt động của Giáo hội không nhằm tiêu diệt chúng, nhưng lành mạnh hóa, nâng cao và hoàn thành chúng, tháp nhập chúng vào Thân thể Chúa Kitô, để Thiên Chúa được tôn vinh, ma qủi bị xấu hổ và con người được hạnh phúc (x. LG 16, 17; GS 92; AG 9, 11, 15, 18; NA 2). Những nhìn nhận này cho thấy rằng Giáo hội phải không ngừng đối thoại với các tôn giáo, với những truyền thống văn hóa. Giáo hội được kêu gọi để khám phá ra những hạt giống của Lời đang ẩn tàng nơi họ. Đối thoại phải là mối quan tâm chính của Giáo hội, nhờ đó Giáo hội nhận thức sâu xa hơn về sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi những truyền thống văn hóa và những người tin của các tôn giáo khác. Bởi vì Chúa Thánh Thần hoạt động nơi trần gian trước khi Chúa Kitô được vinh quang (x. AG 4). Sau khi đã nhìn nhận trong các tôn giáo khác có tia sáng của chân lý chiếu soi mọi người, công đồng khẳng định sự cần thiết phải loan báo Chúa Kitô: “Tuy nhiên Giáo hội rao giảng và có bổn phận phải rao giảng Chúa Kitô, Đấng ‘là đường, là sự thật và là sự sống’ (Ga 14, 6), nơi Người, con người tìm được sự viên mãn của đời sống tôn giáo và nhờ Người, Thiên Chúa giao hoà mọi sự với mình.” (NA 2)

Chúa Kitô và Thần khí của Ngài đều đang hoạt động nơi trần thế: “Tất cả những ai có thiện chí được ơn thánh hoạt động một cách vô hình trong tâm hồn. Thật vậy, vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực ra là duy nhất, nghĩa là do Thiên Chúa, cho nên ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm phục sinh ấy, cách nào đó chỉ có Chúa mới biết thôi.” (GS 22) Chính Chúa Thánh Thần kêu gọi mọi người đến với Chúa Kitô và thúc đẩy tâm hồn họ vâng phục đức tin nhờ hạt giống Lời Chúa và việc rao giảng Tin mừng (x. AG 15).

Công đồng đã xây dựng một nền thần học về Chúa Thánh Thần mà từ lâu Giáo hội hầu như đã lãng quên. LG 4, 19, 48; GS 22; AG 4, 15; DV 11; v.v. đã nói lên vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống cũng như tất cả các hoạt động của Giáo hội. 

Nếu Giáo hội coi các tôn giáo khác là xấu xa, tội lỗi, sai lầm thì hoạt động của Giáo hội sẽ là chinh phục, loại trừ và thống trị. Nhưng nếu Giáo hội nhìn nhận nơi các tôn giáo và các nền văn hóa là chân thiện, dù chưa đạt được trọn vẹn, thì hoạt động của Giáo hội là đối thoại, tìm cách để bổ sung và thăng tiến. Nếu Giáo hội nhận thức sâu xa về sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi các dân tộc, sự phân chia giữa thánh thiêng và thế tục không còn nữa. Và nhờ đó, một nhận thức mới về sứ mệnh đang thấm vào tất cả mọi lãnh vực của đời sống Giáo hội.[29] 

Ngày nay, truyền giáo được hiểu theo một nghĩa rộng lớn, đó là Phúc âm hóa: đem các giá trị Tin mừng vào trong các thực tại trần thế. Hiểu như thế, chúng ta thấy ngay nhu cầu phải trở về nguồn của sứ vụ là chính Chúa Giêsu Kitô và Tin mừng của Người, để thông hiệp với Người và tiếp tục sứ vụ của Người.  

2. Các Đức Giáo hoàng 

a. Đức Phaolô VI

- Thông điệp Ecclesiam Suam (ES): được ban hành giữa kỳ họp thứ hai và thứ ba của công đồng. Đức Phaolô VI đã đánh dấu sự xuất hiện của từ “đối thoại” trong xu thế đổi mới của công đồng. Ngài trình bày rằng Thiên Chúa không ngừng đối thoại với nhân loại và vai trò của Giáo hội là kéo dài sự đối thoại đó. Giáo hội phải đối thoại với thế giới, với các Giáo hội Kitô khác, với các tôn giáo khác và đối thoại ngay chính trong Giáo hội. Giáo hội đối thoại với thế giới vì Giáo hội có điều gì đó để nói, có một sứ điệp để rao truyền. Ngài coi đối thoại như một phương pháp truyền giáo. Muốn có đối thoại, Giáo hội phải có thái độ kính trọng và lắng nghe. Giáo hội cần nhìn nhận và tôn trọng những giá trị luân lý và tinh thần nơi các tôn giáo khác. Đối thoại với các tôn giáo khác để hợp tác với họ trong việc mưu ích cho con người và đẩy lùi bóng tối của sự dữ. Không chỉ lắng nghe tiếng nói của con người, mà còn lắng nghe tiếng nói phát xuất từ trái tim của họ. Tinh thần của đối thoại là tình hữu nghị; và còn cần phải đi xa hơn nữa, đó là tinh thần phục vụ (x. ES 65, 81, 87, 97- 116). 

-          Tông huấn Loan báo Tin mừng (EN):

Đức Giáo hoàng đã đưa ra một cái nhìn có tính cách đổi mới về sứ mệnh truyền giáo: “Phúc âm hóa có nghĩa là đem Tin mừng vào mọi lãnh vực trong đời sống nhân loại để nhờ đó, làm biến đổi nhân loại từ bên trong.” (EN 18)

Sẽ không có loan báo Tin mừng nếu không có tác động của Thần khí, linh hồn của Giáo hội. Ngài là tác nhân chính của sứ mệnh truyền giáo. Chính Ngài thúc đẩy mỗi người loan báo Tin mừng (x. EN 75).

Toàn bộ Giáo hội nhận được sứ mệnh để loan báo và hoạt động của mỗi người đều quan trọng đối với toàn thể. Giáo hội hoàn thành sứ mệnh của mình qua các hoạt động khác nhau. Đức Giáo hoàng đưa ra những phương kế để loan báo Tin mừng như là làm chứng bằng đời sống, rao giảng, phụng vụ Lời Chúa, dạy giáo lý, sử dụng các phương tiện truyền thông, tiếp xúc cá nhân, thực hành các bí tích, định hướng lòng đạo đức bình dân (x. EN 15, 40- 48).

Loan báo Tin mừng là sứ mệnh chính của Giáo hội, là ân huệ và ơn gọi đặc biệt của Giáo hội và là căn tính sâu xa nhất của Giáo hội. Giáo hội hiện hữu là để loan báo Tin mừng, nghĩa là để rao giảng và dạy dỗ, để giao hòa những người tội lỗi với Thiên Chúa, làm cho cuộc hiến tế của Chúa Kitô tồn tại mãi trong thánh lễ, nơi tưởng niện cái chết và sự phục sinh vinh quang của Ngài. Nội dung chính yếu của Tin mừng là tình thương của Thiên Chúa Cha. Trung tâm của sứ điệp là ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô. Giáo hội phải loan báo rõ ràng rằng nước Thiên Chúa được thiết lập trên trái đất nơi chính Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, qua đời sống, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Ơn cứu độ được ban cho tất cả mọi người như tặng phẩm của ân sủng và lòng nhân từ của Thiên Chúa (x. EN 14, 27).

Tin mừng có thể thấm vào tất cả các nền văn hóa, nhưng không lệ thuộc bất cứ nền văn hóa nào. “Triều đại nước Thiên Chúa mà Tin mừng loan báo được sống bởi những con người gắn liền với một nền văn hóa, và việc xây dựng nước ấy không thể không vay mượn những yếu tố thuộc văn hóa loài người.” (EN 20) Vì thế, Phúc âm phải thấm nhập, ăn sâu vào trong văn hóa và trong toàn bộ nếp sống của con người: “Giáo hội phải thấm sâu vào và biến đổi bởi sức mạnh của Tin mừng những tiêu chuẩn phán đoán, những giá trị, những mối bận tâm, những trào lưu tư tưởng, những động cơ đi ngược lại với Tin mừng và kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.” (EN 19) “Giáo hội tìm cách hoán cải lương tâm cá nhân cũng như tập thể, những hoạt động, đời sống và hoàn cảnh cụ thể của con người.” (EN 18)

Giáo hội kính trọng các tôn giáo khác, vì “chúng biểu hiện sống động cho tâm hồn của biết bao người. Chúng mang trong mình dư âm hàng ngàn năm tìm kiếm Thiên Chúa, tuy chưa đầy đủ nhưng thường là với tấm lòng chân thật và ngay thẳng… Các tôn giáo ấy mang trong mình những hạt giống của Lời để chuẩn bị cho việc đón nhận Tin mừng.” (EN 53)

Việc loan báo Tin mừng sẽ không trọn vẹn nếu không quan tâm đến mối quan hệ giữa Tin mừng và cuộc sống: cá nhân và xã hội của con người, công lý, hoà bình, phát triển và việc giải phóng con người thoát khỏi nghèo đói, bệnh tật và những bất công (x. EN 29- 38). Thật vậy, ơn cứu độ trọn vẹn bao trùm toàn bộ con người với hết mọi chiều kích cuộc sống. Nhưng “không bao giờ Giáo hội đồng nhất hóa việc giải phóng con người với ơn cứu rỗi trong Ðức Giêsu Kitô... Giáo hội biết rõ rằng cảnh thành tựu của giải phóng, đà phát triển của thịnh đạt và tiến bộ, tự chúng, không đủ để đảm bảo cho việc thành tựu của công trình xây dựng Nước Thiên Chúa.” (EN 35)                                                                                                             

b. Đức Gioan Phaolô II 

- Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc (RM) 

Thông điệp đã tóm tắt sứ mệnh của Giáo hội vào ba con đường chính: rao giảng, đối thoại và thăng tiến con người.

Rao giảng về Chúa Giêsu Kitô phải là mối ưu tiên thường xuyên của Giáo hội. Mọi hình thức hoạt động truyền giáo đều hướng về đó. Truyền giáo là bổn phận của mọi Kitô hữu, không có bất cứ một ngoại lệ nào (x. RM 2, 3, 44). 

Đức Giáo hoàng cũng khẳng định rõ rệt hơn nữa hoạt động của Chúa Thánh Thần mà Vatican II đã trình bày: “Sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần không chỉ tác động trên mỗi cá nhân, nhưng còn trên xã hội, lịch sử, các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo nữa.” (RM 28) Ngày nay, Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động trong tâm hồn con người, trong lịch sử các dân tộc, trong các nền văn hóa và trong các tôn giáo. Hoạt động này được hiểu trong sự qui chiếu về Chúa Kitô (x. RM 29). Bởi đó, Giáo hội phải đối thoại với các tôn giáo khác và với các nền văn hóa.      

Công đồng Vaticanô II đã nhìn nhận các giá trị tích cực trong các tôn giáo khác, như vậy việc rao giảng Tin mừng có còn cần thiết không hay được thay thế bằng công cuộc đối thoại liên tôn? Ðể trả lời cho câu hỏi này, Ðức Gioan Phaolô II đã khẳng định rằng: “Công cuộc đối thoại liên tôn là một phần trong sứ mạng truyền giáo của Giáo hội. Ðược hiểu như là một phương pháp và phương tiện giúp cho đôi bên hiểu biết lẫn nhau và làm cho nhau thêm phong phú, đối thoại không đi ngược lại với sứ mạng truyền giáo ad gentes. Thật vậy, công cuộc đối thoại có những liên hệ đặc biệt với sứ mạng truyền giáo và là một trong những cách thức biểu đạt của sứ mạng ấy... Ðối thoại có thể được khai mở và tiến hành với niềm thâm tín xác quyết rằng Giáo hội là công cụ thường cách (ordinary means) của ơn cứu độ, và chỉ một mình Giáo hội mới có đầy đủ những phương cách cần thiết để mang lại ơn cứu độ.” (RM 55)[30]

Về đối thoại với các nền văn hóa, ngài khẳng định: “Qua công tác hội nhập văn hóa, Giáo hội làm cho Phúc âm nhập thể vào trong các nền văn hóa khác nhau, và đồng thời, đưa dẫn các dân tộc cùng với các nền văn hóa của họ đi vào trong cộng đoàn của mình. Giáo hội chuyển thông qua cho họ những giá trị của mình, và cùng lúc, thu nhận những yếu tố hay đẹp sẵn có ở nơi các nền văn hóa ấy để đổi mới chúng từ bên trong. Qua công tác hội nhập văn hóa, về phía mình, Giáo hội sẽ trở thành dấu chứng dễ nhận ra hơn của chính bản chất mình, cũng như sẽ trở thành hữu hiệu hơn trong công việc truyền giáo. Nhờ việc tiến hành công tác hội nhập như thế tại các Giáo hội địa phương, chính Giáo hội hoàn vũ cũng được nên phong phú hơn, bởi các lãnh vực khác nhau trong đời sống Kitô, - như là các lãnh vực Phúc âm hóa, phụng tự, thần học, - và các hoạt động từ thiện... sẽ có thêm nhiều dạng thức biểu đạt và nhiều giá trị dồi dào hơn.” (RM 52)

Giáo hội góp phần vào sự phát triển nhân loại qua việc sống chứng tá và qua các hoạt động như đối thoại, thăng tiến con người, dấn thân cho một nền hòa bình và công bằng, giáo dục, chăm sóc bệnh nhân, trợ giúp người nghèo và trẻ em (x. RM 20). Rao giảng Tin mừng tự nó bao hàm một động lực cho giải phóng và phát triển: “Sứ điệp của Tin mừng tạo ra một sức mạnh giải phóng mà nó thực sự thăng tiến sự phát triển, vì nó dẫn tới sự hoán cải của tâm hồn và tư tưởng, nuôi dưỡng nhận thức về phẩm giá của mỗi con người, khuyến khích tình liên đới, hiến thân và phục vụ người thân cận, và ban tặng cho mỗi người một nơi trong kế hoạch của Thiên Chúa, là kế hoạch xây dựng một nước Thiên Chúa bình an và công chính đã bắt đầu ngay trên trần thế này… Sự phát triển con người bắt nguồn từ Thiên Chúa, từ kiểu mẫu của Chúa Giêsu- Thiên Chúa làm người, và nó phải dẫn về với Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao có một sự nối kết chặt chẽ giữa loan báo Tin mừng và thăng tiến con người.” (RM 59) 

- Tông huấn Giáo hội tại  Á Châu (EA) 

Trong tông huấn này, Đức Giáo hoàng nhấn mạnh đến sứ vụ yêu thương và phục vụ trong bối cảnh Á Châu.

Châu Á là cái nôi của các tôn giáo và các nền văn hóa lớn. Nó cũng là nơi sinh của Chúa Giêsu và Giáo hội. Nhưng sau 2000 năm, phần lớn dân ở lục địa này lại không biết Chúa Giêsu và coi Ngài như là người phương tây (x. EA 1, 2). Nhiều người Châu Á còn coi Kitô giáo là một tôn giáo “ngoại lai” và thường gắn Giáo hội với những quyền lực thực dân (x. EA 9). Do đó, Giáo hội tại đây cần làm sáng tỏ nguồn gốc Châu Á của Chúa Giêsu và chính mình. Giáo hội đã lãnh nhận quà tặng từ Thiên Chúa là Chúa Giêsu và Giáo hội phải chia sẻ quà tặng qúi giá này cho Châu Á. Ngài là Đấng cứu độ duy nhất, là cội nguồn mọi loài mọi vật và tất cả chỉ đạt tới viên mãn nơi Ngài. Vì vậy, Ngài có thể thỏa mãn mọi khát vọng sâu xa nhất của tất cả mọi người, mọi dân tộc Châu Á (x. EA 4, 10, 14).

Vì vậy, Chúa Giêsu Kitô phải là trung tâm của sứ điệp của Giáo hội. Con người của Ngài, gương mặt Châu Á của Ngài, cần phải được giới thiệu cho người Châu Á. Sứ mệnh của Giáo hội không chỉ là mang Chúa Giêsu đến lục địa này, nhưng mà còn phải khám phá ra sự hiện diện của Ngài nơi chính quê hương Châu Á của Ngài. Lý do làm cho người Châu Á khó gần gũi với Ðức Giêsu là vì chúng ta đã nhào nặn Chúa Giêsu thành con người tây phương, tức là con người của suy luận, lý trí. Nhưng Ðức Giêsu tiên vàn là con người của lòng thương xót, con người của mọi người và đặc biệt là của người nghèo.

 Trong bối cảnh Á Châu, việc phục hồi gương mặt Châu Á của Chúa Giêsu và việc loan báo Chúa Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất như thế nào? Tông huấn khẳng định rằng “không thể có Phúc âm hóa thật sự nếu không công khai loan báo Chúa Giêsu là Chúa” (EA 19). Nhưng tông huấn cũng nhìn nhận rằng sự loan báo ấy “đã đụng phải những khó khăn về triết học, văn hóa và thần học, nhất là nhìn từ những niềm tin có trong các tôn giáo lớn của Châu Á, vốn quyện rất chặt với các nền văn hóa và các thế giới quan riêng biệt” (EA 20). Bởi vậy, chúng ta phải từng bước giới thiệu Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, Thiên-Chúa-ở-với-chúng-ta. Tông huấn đề cao phương pháp kể truyện vì nó quen thuộc với văn hoá Á Châu hơn là suy luận theo kiểu tây phương. Phải rao giảng về Chúa Giêsu theo các mô hình văn hóa và theo các cách tư duy của các dân tộc ấy. Làm sao để giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng đáp ứng những khát vọng sâu thẳm của con người Á Châu biểu lộ trong văn hóa dân gian, chuyện cổ tích, sự tích, thần thoại, truyền thuyết, trong các huyền thoại. Sau đó, nên dùng lối sư phạm gợi mở, vận dụng các câu truyện, dụ ngôn, thần thoại, biểu tượng để đưa họ đến với Chúa Giêsu, Đấng đang chờ đón họ, thỏa mãn những khát vọng sâu thẳm của họ. Phải dùng phương pháp rất quen thuộc ở Châu Á là thuật chuyện về cuộc đời Chúa Giêsu; dùng những hình ảnh, câu chuyện, dụ ngôn để trình bày giáo lý như Chúa đã dùng. Cần trình bày Chúa Giêsu như là thầy dạy và ngôn  sứ, vị lương y, người Samari nhân hậu, nhà lãnh đạo tinh thần, vị mục tử nhân lành, người bạn đầy lòng trắc ẩn của người nghèo, Ðấng giải phóng và  ban sự sống (x. EA 20). Những hình ảnh này có sức hấp dẫn và lôi cuốn các dân tộc ở Châu Á đang sống trong nghèo đói, áp bức, bất công và bạo lực lan tràn, giúp họ trong cuộc đấu tranh nhằm tới công lý và  hòa hợp, tức là đối với  cuộc đấu tranh cho sự sống mà chúng  ta đang tiến hành. Khi họ khám phá ra rằng Chúa Giêsu là con đường giúp họ đạt tới Thiên Chúa, một Thiên Chúa của tình yêu, bình an và hạnh phúc, thì lúc đó với kinh nghiệm cá nhân của mình, họ sẽ xác tín rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất của họ.     

Người Á Châu có một cái nhìn tổng hợp và hài hòa về mọi thực tại. Họ yêu thích sự hòa điệu giữa các tương phản, vì sự hòa điệu ấy vừa rất huyền nhiệm, vừa rất gần gũi với con người: hòa điệu giữa trời/ đất, thần linh/ con người, hữu hạn/ vô hạn,  hữu hình/ vô hình, thánh thiện/ tội lỗi, có/ không, sống/ chết, hạnh phúc/ đau khổ, động/ tĩnh, âm/ dương,... Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, Thiên Chúa vô hình mặc lấy thân xác con người, nối kết trời và đất, trung gian giữa Thiên Chúa và con người, vừa là Chúa thật vừa và người thật, sống yêu thương và kết bạn với những người tội lỗi, Đấng đầy quyền năng nhưng đã hủy mình ra không, đã chết và đã sống lại là nơi hội tụ tuyệt vời của các tương phản ấy.[31] 

Ngày nay, người dân Á Châu đang khao khát Đấng Tuyệt Đối, khao khát Thiên Chúa. Có sự đói khát không thể chối cãi được, đặc biệt là nơi những người trẻ, đối với việc cầu nguyện và chiêm niệm. Chắc chắn đây là sự khơi dậy của Thánh Thần. Do đó, Giáo hội phải biết lắng nghe Thánh Thần đang hiện diện và hoạt động trong các cộng đoàn tín đồ khác, trong sự hài hòa của sự hiệp thông Châu Á, để đồng hành với họ trong cuộc hành trình chung kiếm tìm một cách không mỏi mệt Đấng Tuyệt Đối. Tại Châu Á, Chúa Thánh Thần đã hoạt động ngay từ thời các tổ phụ, qua các ngôn sứ và hoạt động mạnh mẽ thời Chúa Giêsu và Giáo hội sơ khai. Và ngày nay, Ngài đang hoạt động giữa các Kitô hữu Á Châu, củng cố đời sống chứng tá, đời sống đức tin của họ giữa các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo của lục địa này. Sự hiện diện và hoạt động của Ngài không thể tách rời sứ vụ cứu độ hoàn vũ của Chúa Giêsu. Chúa Thánh Thần đã khơi dậy trong các nền văn hóa và các tôn giáo ở lục địa này một sự khao khát “nước hằng sống” (Ga 4, 10- 15), mà chỉ có Chúa Giêsu mới có thể hoàn toàn thỏa mãn được (x. EA 18). Thật vậy, Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của đối thoại và hội nhập văn hóa ở Châu Á (x. EA 21).

Vì vậy, đối thoại phải là kiểu mẫu đặc trưng của Giáo hội tại Châu Á (x. EA 29). Nó không đơn giản là một chiến lược chung sống hòa bình giữa các dân tộc, nhưng là một phần bản chất của sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội, một ơn gọi thực sự cho Giáo hội. Bởi vì nó bắt nguồn từ cuộc đối thoại cứu độ yêu thương của Chúa Cha với nhân loại, qua việc Nhập thể của Chúa Con, trong quyền năng Thánh Thần (x. EA 3, 29). Tông huấn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đối thoại bằng cuộc sống và bằng con tim. Ðối thoại bằng cuộc sống đòi hỏi phải có những cuộc gặp gỡ thân thiện, kính trọng, yêu thương và hợp tác với nhau. Ðối thoại bằng con tim đòi hỏi phải có tấm lòng hiền lành và khiêm nhường của Chúa Giêsu (x. EA 31 ).

Trong tiến trình gặp gỡ giữa Tin mừng và văn hóa ở Châu Á, Giáo hội rao giảng Tin mừng trong một bối cảnh văn hóa để người nghe dễ dàng hiểu và chấp nhận. Giáo hội phải hiểu được tâm trí và tâm hồn của người nghe, những giá trị, tập quán, những khó khăn, hy vọng và ước mơ của họ (x. EA 21).

Hiệp thông và truyền giáo không thể tách rời nhau (x. EA 24). Do đó, thiếu sự hiệp thông, Giáo hội không thể chu toàn sứ mạng của mình. Trong nền văn hóa và tôn giáo của sự hài hòa ở Châu Á, Giáo hội cần xây dựng và cổ xúy tinh thần  hòa hợp. Giáo hội được kêu gọi đóng giữ  vai trò làm bí tích, tức là dấu  chỉ và khí cụ, của mối kết hợp  mật thiết với Thiên Chúa và của  mối hiệp nhất toàn thể nhân loại (x. LG 1, EA 24). Sứ mệnh của Giáo hội phải được biểu lộ trong sự làm chứng và hành động hợp nhất của tất cả mọi thành viên. Do đó, bản chất và sứ mệnh của Giáo hội là sự tham gia. Sự sống bên trong của Giáo hội chính là Thần khí của hiệp thông: trong bản chất, Giáo hội là cộng đoàn hiệp thông, bén rễ sâu trong sự sống của Chúa Ba Ngôi. Đó là một cộng đoàn mà trong đó mọi người đều nhìn nhận và coi nhau như anh em, chị em một nhà, cùng tham gia và đồng trách nhiệm, thực hành lắng nghe, đối thoại, cùng nhau phân định trong Thánh Thần, cùng nhau làm chứng và cùng nhau hoạt động cộng tác với nhau. Đó là nơi các đặc sủng của mỗi thành viên được chấp nhận và thi hành trong các thừa tác vụ khác nhau. Sự hiệp thông vừa là nguồn suối, vừa là hoa trái của việc truyền giáo và truyền giáo hoàn thành trong hiệp thông (x. EA 24). Ba Ngôi chính là nền tảng của hiệp thông và đối thoại, là cùng đích và là mẫu mực tuyệt hảo của hiệp thông đối thoại.

Mọi người phải rao giảng bằng đời sống chứng tá của mình. Nghĩa là đời sống của họ phải đi đôi với lời họ rao giảng. Tại Châu Á, một người có lòng đạo đức thật sự sẽ được kính trọng và noi theo. Bởi vì, “con người thời nay tin ở những chứng nhân hơn là tin ở thày dạy, tin ở kinh nghiệm hơn là ở sách vở, tin ở lối sống và hành động hơn là ở lý thuyết.” Do vậy, công việc loan báo Tin mừng phải được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện và chiêm niệm, nghĩa là trong sự kết hợp mật thiết với Chúa, nguồn suối của hoạt động truyền giáo. Nếu ở Châu Á người ta tôn kính những người có địa vị cao thế nào, thì những người có trách nhiệm trong Giáo hội càng phải nêu cao đời sống gương mẫu để xứng đáng với lòng kính trọng đó (x. EA 23, 42, 43).

Việc phục vụ xã hội qua giáo dục, chăm sóc bệnh nhân, người tàn tật, người di trú, người dân tộc thiểu số, đấu tranh cho sự công bằng và các quyền của con người là một minh chứng mạnh mẽ cho sứ điệp của Tin mừng (x. EA  42).

3. Liên Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC)  

Những thành quả của FABC được Đức Gioan Phaolô II đúc kết trong tông huấn Giáo hội tại Châu Á (EA), năm 1998, đã trình bày ở trên. Ở đây chỉ phác họa thêm một số đặc điểm của FABC

Từ khi thành lập (1972) đến nay, FABC đã có một quá trình trên 30 năm suy tư, nghiên cứu và áp dụng những giáo huấn của Công đồng Vatican II vào thực tại Châu Á. FABC phản ánh và đào sâu về đời sống và sứ mệnh của Giáo hội ở Châu Á. FABC giúp Giáo hội ở Châu Á tìm ra một cách hiện diện mới mẻ, những định hướng mục vụ, nhiệm vụ loan báo Tin mừng, hội nhập văn hóa, đối thoại liên tôn, thăng tiến con người, liên đới qua việc xây dựng công bằng và hòa bình trong ánh sáng của những thực tại phức tạp ở Châu Á, để tiếp tục sứ mệnh của mình trong khi đồng hành với các dân tộc ở lục địa này. Thật vậy, truyền giáo chính là hiện diện với mọi người, đáp ứng những nhu cầu của họ với sự nhạy cảm về sự hiện diện của Thiên Chúa trong các truyền thống văn hóa và tôn giáo. Do đó, sứ mệnh của Giáo hội tại Châu Á được thực hiện qua ba cuộc đối thoại: đối thoại với các tôn giáo, với các nền văn hóa và với người nghèo (x. FABC I).

Giáo hội được kêu gọi trở thành cộng đoàn đối thoại. Tại Châu Á, những giá trị của các tôn giáo và tín ngưỡng đã trở thành linh hồn của văn hóa. Tôn giáo và văn hóa có ảnh hưởng lẫn nhau và gắn bó khăng khít với nhau, không thể tách rời được. Những giá trị của tôn giáo và văn hóa đan quyện vào nhau và tạo nên cách sống, cách suy tư của con người. Do vậy, đối thoại với các tôn giáo và hội nhập văn hóa là hai tiến trình bổ túc và gắn liền với nhau. Giáo hội đối thoại với người nghèo vì đại đa số dân ở lục địa này là những người nghèo.

Giáo hội phải lấy triều đại nước Thiên Chúa làm trung tâm đời sống mình, thay vì coi Giáo hội là trung tâm như từ trước đến nay. Sứ mệnh của Giáo hội là loan báo và thiết lập triều đại nước Thiên Chúa giữa các dân tộc. Giáo hội trở nên dấu chỉ và dụng cụ hữu hiệu của sự hiện diện cứu độ của triều đại này, triều đại của công lý, hoà bình và tình thương mà Giáo hội là hạt giống. “Triều đại nước Thiên Chúa là lý do hiện hữu của Giáo hội. Giáo hội hiện hữu trong và vì triều đại ấy… Nơi nào Thiên Chúa được đón nhận, Tin mừng được sống, con người được tôn trọng…Ở đó, triều đại nước Thiên Chúa hiện diện.”[32] Vì thế, Giáo hội không có lựa chọn nào khác là đối thoại với các truyền thống tôn giáo và văn hóa để hợp tác với tất cả những người thiện chí trong việc thăng tiến công bình, bình an, tình yêu và tình hữu nghị giữa các dân tộc.[33] Giáo hội đối thoại với mọi người trong tinh thần bình đẳng, tôn trọng, làm phong phú lẫn nhau để cùng cộng tác trong việc xây dựng thế giới, thiết lập triều đại nước Thiên Chúa trong mọi lãnh vực của cuộc sống.

Trong cuộc đối thoại với người nghèo, Giáo hội cần phải có tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo. Liên kết với người nghèo, người bị áp bức, người bị bỏ rơi là đáp lại những đòi hỏi của Tin mừng về triều đại nước Thiên Chúa trong thế giới hôm nay: bằng cách trở thành Giáo hội của người nghèo và cho người nghèo, Giáo hội ở Châu Á trở thành khí cụ và bí tích của triều đại nước Thiên Chúa.[34]  

4. Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN)

Biến cố 1975 đã giúp Giáo hội Việt Nam nhìn lại chính mình và đồng thời ý thức hơn về sứ mệnh loan báo Tin mừng trong hoàn cảnh mới. Khi Giáo hội không còn nắm trong tay các phương tiện loan báo Tin mừng, khi Giáo hội bị tước hết mọi đặc quyền đặc lợi, Giáo hội thực sự trở thành Giáo hội của Chúa Giêsu: khiêm hạ và phục vụ. Như người tôi tớ khiêm nhu của triều đại nước Thiên Chúa, Giáo hội trở nên gần gũi với người nghèo, với truyền thống tôn giáo và văn hóa của dân tộc và với những thực tế xã hội của đất nước.

Trong bản góp ý của HĐGMVN gởi cho Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á[35], các Giám mục Việt Nam đã quả quyết: “Một Giáo hội nghèo mới có thể thích hợp với đại dương mênh mông của người nghèo. Một Giáo hội khiêm nhu nhỏ bé dễ hòa mình vào giữa đại đa số những người nghèo của Châu Á. Và một Giáo hội không quyền lực dễ gần gũi số đông những người chỉ mơ ước được làm người, được cơm no áo ấm, được học hành và có việc làm.” Cũng trong bản góp ý này, các Giám mục Việt Nam đã rút ra được những kinh nghiệm từ thực tế, và do đó, nhận thức được một cách loan báo Tin mừng mới, trong bối cảnh Châu Á: “Lục địa Á Châu không phải là một vùng đất hoang mà chúng ta có thể gieo trồng bất cứ giống gì. Trái lại, đây là vùng đất của những tôn giáo và của những nền văn hóa lâu đời hơn nhiều so với Âu Châu… Tại đây, phần lớn người ta không phải là không biết đến Thiên Chúa, trái lại, họ cũng cảm nghiệm được sự hiện diện của Người một cách nào đó, và gọi Người bằng những tên gọi khác nhau, như là Trời, là Thiên, là Brahman… Do đó, ‘truyền giáo’ không phải là giới thiệu một Thiên Chúa, một Chúa Kitô hoàn toàn xa lạ, mà một cách nào đó, có thể nói là ‘làm sáng tỏ cái đức sáng’ (minh minh đức) vốn đã hiện hữu tiềm tàng, hay là giúp cho người ta ‘ngộ’ được cái chân lý, mà theo công đồng Vatican II, đã có một phần nào trong các tôn giáo khác (x. NA 2), đặc biệt là của Á Châu. Hãy theo cung cách của chính Chúa Giêsu, là nói cho người ta biết Thiên Chúa đang ở giữa họ, ngay trong lòng họ, bây giờ và tại đây, chứ không phải tại Giêrusalem hay một nơi nào khác, một thời nào khác. Nói khác đi, chính từ thứ nước uống hàng ngày mà người ta có thể khám phá ra nước hằng sống (x. Ga 4, 7- 26)”. Vì vậy, các Giám mục Việt Nam nhận định rằng truyền giáo không phải là “tìm cách thuyết phục, tuyên truyền, càng không phải là chinh phục, kéo cho được đông người ‘vào’ Đạo, nhưng trái lại là đi đến với mọi người (x. Mt 28, 19), làm người với mọi người, ở giữa mọi người (x. Ga 1, 14), như là nhân chứng của Chúa Kitô, hiện thân tình yêu của Cha trên trời.”

Giáo hội phải “đồng hành với dân tộc, đồng cảm, chia sẻ hy vọng và lo âu của dân tộc trong tiến trình phát triển xã hội và thăng tiến con người.” (Thư chung 2001, số 9)

Theo tinh thần của FABC, các Giám mục Việt Nam cũng đặc biệt chú tâm đến ba cuộc đối thoại: với các tôn giáo, với các nền văn hóa và với người nghèo.

Thư chung của HĐGMVN năm 1980 đã định hướng cho việc hội nhập văn hóa: “Xây dựng trong Hội thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức Tin phù hợp với truyền thống dân tộc” (số 11). Và được khẳng định lại trong Thư chung 1992: “Xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả Đức Tin có bản sắc dân tộc hơn” (số 9). Hội nhập văn hóa “là tìm ra những điểm gặp gỡ giữa Tin mừng và hồn dân tộc, để xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin ngày càng phù hợp hơn với nền văn hóa dân tộc.” (Thư chung 1998, số 13) Các Giám mục Việt Nam đã giải thích rõ hơn về mối quan hệ giữa Tin mừng và văn hóa Việt Nam và khuyến khích người Công giáo Việt Nam đem những giá trị của Tin mừng làm phong phú và thăng tiến những giá trị của văn hóa Việt Nam: “Yêu thương và hiệp nhất là đặc điểm của Tin mừng Chúa Giêsu Kitô và cũng là điểm gặp gỡ sâu xa nhất giữa Tin mừng và văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa vốn lấy nghĩa đồng bào và đạo hiếu trung làm nền tảng cho đạo đức xã hội.” (Thư chung 1998, số 5)

Giáo hội phải là một cộng đoàn đối thoại: “Cuộc đối thoại phải khởi đi từ trong lòng Hội thánh, giữa các thành phần dân Chúa, bằng khiêm tốn lắng nghe, bằng trao đổi yêu thương để trở thành một tiếng nói hy vọng khơi nguồn cho cuộc đối thoại với mọi anh chị em ở những môi trường khác biệt.” (Thư chung 2001, số 10) Ở Việt Nam, “đa số đồng bào là người có tín ngưỡng và tôn giáo,” nên “tôn giáo phải là nền tảng cho người ta xích lại gần nhau.”

“Đối thoại với người nghèo, không chỉ là nghèo về của cải vật chất mà còn nghèo về phẩm giá, về kiến thức, về niềm hy vọng… Không nên coi người nghèo như đối tượng của ‘việc từ thiện’ nhưng như những con người đáng được tôn trọng và cần được lắng nghe.” Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, “cần đối thoại để hiểu biết, yêu mến, tôn trọng và liên đới, nhằm bảo vệ phẩm giá, quyền lợi của họ.” (Thư chung 2001, số 11)

 Các Giám mục Việt Nam cũng khuyến khích những người Công giáo can đảm đến với những miền đất mới, nơi những nhà truyền giáo chưa đặt chân tới và đến với tất cả mọi môi trường trong đời sống xã hội, vì chúng cần “sự hiện diện của Chúa Kitô, chứng tá của Hội thánh và ánh sáng của Tin mừng.” (Thư chung 2003, số 8)

Tóm lại, từ cái nhìn rộng mở của công đồng Vatican II, Giáo hội đã hiểu truyền giáo là công việc bao trùm tất cả mọi hoạt động của con người: Phúc âm hóa toàn diện (integral evangelization). Nó bao gồm mọi lãnh vực, vật chất cũng như tinh thần: “Ngày nay việc Phúc âm hoá là một thực tại, vừa súc tích vừa năng động. Nó gồm có nhiều khía cạnh và yếu tố: chứng tá, đối thoại, rao giảng, dạy giáo lý, hoán cải, bí tích Rửa tội, gia nhập vào cộng đoàn Giáo hội, thiết lập Giáo hội, hội nhập văn hoá và thăng tiến toàn diện con người. Một số yếu tố liên kết với nhau, đang khi một số khác là những bước hay những giai đoạn kế tiếp nhau của toàn thể quá trình Phúc âm hoá.” (EA 23) Thư chung 1980 xác nhận: “Không có sinh hoạt nào của con người lại xa lạ đối với sứ mạng của Hội thánh, và ngược lại không có sinh hoạt nào của Hội thánh không liên quan tới tất cả cuộc sống con người.” Giáo hội ngày càng ý thức hơn về vai trò dụng cụ và dấu chỉ của sự hiệp nhất, về sự dấn thân để đem lại hòa bình và phát triển con người.

 

Bài 3

NGƯỜI GIÁO DÂN THỪA SAI                       

Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ của Ngài: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” (Mt 28, 19) Do đó, sứ mệnh nền tảng của Giáo hội luôn luôn là, và mãi mãi sẽ là, loan báo Tin mừng cho những người chưa từng được nghe. Không một Kitô hữu nào, không một tổ chức nào của Giáo hội có thể tránh né nhiệm vụ trên hết này: loan báo Chúa Kitô cho tất cả mọi người (x. RM 3).

Truyền giáo là bổn phận của mọi Kitô hữu (linh mục, tu sĩ và giáo dân), vì ơn gọi làm Kitô hữu tự bản chất cũng là ơn gọi làm tông đồ (AA 2). Trong Giáo Hội, có nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều cùng chung một sứ mệnh. Tuy nhiên, người giáo dân thường không nhận ra ơn gọi và sứ vụ của họ. Họ nghĩ rằng việc truyền giáo là của linh mục và tu sĩ, nên đa số họ rất thờ ơ với việc loan báo Tin mừng.

1. Ơn gọi và sứ mệnh của người giáo dân

Tông Huấn “Christifideles laici” (Kitô hữu giáo dân) nói về nền tảng của ơn gọi và sứ mệnh của người tín hữu: qua Phép rửa, người tín hữu được thông dự vào mầu nhiệm của Giáo hội. Họ trở thành con của Chúa (số 11), chi thể của Chúa Kitô (số 12), được thánh hiến làm Đền thờ của Thánh Thần (số 13). Là chi thể của Đức Kitô, họ được thông dự vào ba chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả (số 14). Là Đền thờ của Thánh Thần, họ được thúc đẩy nên thánh qua việc phát triển các hoa trái của Thánh Thần (số 16).

Thật vậy, người giáo dân có những nhiệm vụ khác nhau và họ cũng được kêu gọi nên thánh trong bậc sống của họ. Mỗi Kitô hữu nhận được một ân sủng của Thánh Thần vì lợi ích chung (x. 1Cr 12, 7). Giáo dân có ơn gọi và sứ vụ riêng, đó là sứ vụ giữa đời. Họ hiện diện khắp nơi, nhất là những nơi mà hàng giáo sĩ và tu sĩ không thể hiện diện được. Công đồng Vatican II cũng trình bày một cách rõ ràng về  ơn gọi và sứ vụ của người giáo dân: “Những Kitô hữu được tháp nhập vào Thân thể Chúa Kitô nhờ phép Thánh Tẩy, đã trở nên dân Thiên Chúa và tham dự vào chức vụ tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô theo cách thức của họ… Vì ơn gọi riêng, giáo dân có bổn phận tìm kiếm nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Ðó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế, với lòng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác, vì thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo Thánh Ý Chúa Kitô, hầu ca tụng Ðấng Tạo Hóa và Ðấng Cứu Ðộ.” (LG 31; x. Can 204)

Trong Giáo Hội, mọi người đều có phẩm giá ngang nhau, dù chức năng có khác nhau: “Chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin, một Phép Rửa, một dân riêng của Thiên Chúa, cùng chung một phẩm giá của những chi thể đã được tái sinh trong Đức Kitô, cùng có một ân huệ làm con cái Thiên chúa, một ơn gọi nên trọn lành , một ơn cứu độ và một niềm hy vọng duy nhất và một đức ái không phân chia . Vì thế trong Đức Kitô và trong Giáo hội không có sự hơn kém về nguồn gốc hay dân tộc, vì địa vị xã hội hoặc vì nam nữ.” (LG 32).

Công đồng còn đề cao vai trò của người giáo dân trong sứ mệnh loan báo Tin mừng: “Người giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo hội hiện diện và hoạt động nơi và trong những hoàn cảnh mà nếu không có họ, Giáo hội sẽ không trở thành muối của thế gian. Như thế, vì những ân huệ đã lãnh nhận, mọi giáo dân vừa là chứng nhân vừa là dụng cụ sống động cho chính sứ mệnh của Giáo hội.” (LG 33) Người giáo dân sống và làm việc với những người tin của các tôn giáo khác trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Do đó, “nhiệm vụ cao cả của mọi giáo dân là làm cho ý định cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan tới tất cả mọi người ở mọi nơi và mọi thời đại. Vì thế, khắp nơi phải mở đường cho họ tích cực tham gia vào công cuộc cứu độ của Giáo hội, tùy sức lực họ và tùy nhu cầu của thời đại.” (LG 33) Các kitô hữu giáo dân giữ một phần cá biệt và thiết yếu trong sứ mệnh của Giáo Hội (AA 1). Bộ Giáo luật cũng nói lên tầm quan trọng của họ: “Xét vì các giáo dân, cũng như mọi tín hữu khác, được Thiên Chúa ủy thác làm việc tông đồ, do Phép Rửa Tội và Phép Thêm Sức, nên họ có nghĩa vụ tổng quát và có quyền lợi xét như từng cá nhân hoặc kết hợp thành hiệp hội, phải làm sao để sứ điệp cứu rỗi của Thiên Chúa được mọi người khắp thế giới biết đến và đón nhận. Nghĩa vụ này lại càng thôi thúc hơn trong những hoàn cảnh mà chỉ có thể nhờ các giáo dân, người ta mới có thể nghe Phúc âm và biết Ðức Kitô.” (Can 225 §1)

Trong Tông huấn Kitô hữu giáo dân, Ðức Gioan Phaolô II cũng nhấn mạnh đến vai trò của người giáo dân trong Giáo hội và trong thế giới hôm nay: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!” Lời mời gọi này không chỉ là việc của các mục tử, các giáo sĩ và tu sĩ. Ðó là lời mời gọi mọi tín hữu: hết mọi giáo dân cũng đều được Chúa mời gọi và sai đi làm việc ở trong vườn nho của Ðức Kitô tức Giáo Hội và ở giữa thế gian” (CL 2). Ngài nhận định tiếp: “Trong hoàn cảnh hiện tại, các giáo dân có khả năng để hoạt động trong nhiều công tác và nhiều lãnh vực; vì thế, họ phải tận lực hoạt động cho giáo xứ để củng cố niềm hiệp thông trung thực và đánh thức lòng nhiệt thành truyền giáo cho lương dân, cũng như lòng tin của các tín hữu đã bỏ đạo hoặc sống đạo thờ ơ” (CL 27).

Tông huấn Giáo hội tại Á Châu cũng khẳng định: “Hơn ai hết, họ chính là những người được mời gọi biến đổi xã hội, cộng tác với các Giám mục, linh mục và tu sĩ, bằng cách đưa ‘tinh thần của Chúa Kitô’ vào trong não trạng, tập quán, luật lệ và cơ chế của thế giới mà trong đó họ đang sống.” (EA 22).  “Do ân sủng và tiếng gọi của bí tích Rửa Tội và Thêm sức, tất cả các giáo dân đều là thừa sai; và môi trường hoạt động tông đồ của họ là những lãnh vực mênh mông và phức tạp, từ chính trị, kinh tế, kỹ nghệ, giáo dục, truyền thông, khoa học, cho đến kỹ thuật và thể thao.” (EA 45)

Các văn kiện của Liên hiệp các Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) đều lưu tâm đến vai trò của giáo dân. Người giáo dân là thừa sai số một trong lãnh vực văn hóa và trong toàn bộ cơ cấu đời sống xã hội (FABC 5 -Bandung, 17-27 tháng 7, 1990, 5.1).

 Bởi đó, “Thánh Công đồng nhân danh Thiên Chúa tha thiết khuyên nhủ tất cả giáo dân, hưởng ứng sự thúc đẩy của Thánh Thần, hãy mau mắn, quảng đại và hy sinh đáp lại tiếng gọi của Đức Kitô giờ đây đang tha thiết kêu mời họ… Quả thật, chính Chúa một lần nữa nhờ Thánh Công Đồng này, mời gọi tất cả các giáo dân hãy kết hiệp với Người ngày một mật thiết hơn và nhận thức được những gì của Người cũng là của chính mình ( Pl 2,5), họ hãy tham gia vào sứ mạng cứu rỗi của chính Người và một lần nữa Người sai họ đi tới các thành và những nơi Người sẽ đến” (AA 33).

Tóm lại, nhờ lãnh nhận bí tích Rửa tội và Thêm sức, mỗi tín hữu được trở thành con cái Chúa, trở thành chi thể trong Thân thể Chúa Kitô, được Chúa sai làm tông đồ. Thêm vào đó, các bí tích, nhất là bí tích Thánh thể- linh hồn của mọi hoạt động tông đồ, thông ban và nuôi dưỡng trong họ đức ái đối với Thiên Chúa và đối với loài người. 

2. Đào tạo cho sứ mệnh của người giáo dân

Giáo hội chưa được thiết lập thực sự, chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Ki-tô giữa loài người nếu như chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với hàng Giáo phẩm. Thật vậy, Phúc âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân. Do đó, ngay khi thiết lập, Giáo hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng giáo dân Kitô giáo trưởng thành.” (AG 21).

Vì thế, người giáo dân cần được học hỏi giáo huấn của Giáo hội về xã hội liên quan đến các vấn đề như ơn gọi, phẩm giá và sứ vụ của người Kitô hữu; đời sống nhân loại; gia đình; xã hội. Giáo hội cần quan tâm vào việc đào tạo những người giáo dân trưởng thành và dấn thân, biết làm men làm muối, bênh vực công lý, xây dựng hòa bình, hòa giải. Giúp họ thực thi sứ mạng loan báo Tin Mừng trong các môi trường xã hội, nhất là trong một số môi trường mà chỉ có họ mới có thể hiện diện.

Việc đào tạo về Kinh thánh phải được xem như là một phương tiện thiết yếu để giáo dục họ trong đức tin và trang bị cho công việc loan báo Tin mừng của họ (x. EA 22). Do đó, việc đào tạo giúp người giáo dân theo một “tiến trình trưởng thành liên tục của cá nhân trong đức tin và là một tiến trình nên giống Đức Kitô, theo ý muốn của Chúa Cha, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần” (CL 57). Kế đó, việc đào tạo giúp họ trở thành người giáo dân đích thực và trưởng thành; nghĩa là giúp họ khám phá ra ơn gọi và sứ vụ của họ, tích cực sống ơn gọi và chu toàn sứ vụ ấy (x. CL 58). Đó là hàng giáo dân có khả năng và điều kiện để cùng làm việc, cộng tác và đồng trách nhiệm (chứ không phải chỉ là những người thừa hành) với các chủ chăn để thực thi sứ mạng mà Chúa Giêsu trao phó cho toàn Giáo hội.

Ðược Thánh Thần ban sức mạnh và nhờ các bí tích cũng cố, người giáo dân sẽ dấn thân vào trong cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội, đem Tin mừng của Chúa Giêsu áp dụng vào trong mọi môi trường sống của mình. “Các kitô hữu đã được đào tạo đầy đủ sẽ thành thừa sai đối với bạn đồng cảnh của mình: thanh niên thì phúc âm hóa thanh niên, công nhân thì phúc âm hóa công nhân, chuyên nghiệp thì phúc âm hóa các bạn đồng nghiệp, công chức thì phúc âm hóa công chức, gia đình thì phúc âm hóa gia đình; và như thế, tất cả sẽ trở thành men để biến đổi xã hội Châu Á” (FABC 5 -Bandung, 17-27 tháng 7, 1990, 5.2).

Tông huấn Giáo hội tại Á Châu khuyến khích thành lập và đào tạo những Cộng đoàn Giáo hội cơ bản (Basic Ecclesial Community: BEC). Đây là cách thể hiện mới của Giáo hội. Nó cung cấp cho người giáo dân cảm giác thuộc về Giáo hội, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động của Giáo hội, giúp họ nhận ra sự hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống hằng ngày của họ. Họ tập họp cùng nhau trong những nhóm nhỏ, cử hành Lời Chúa và Thánh Thể để họ có thể nuôi dưỡng ý thức về cộng đoàn và tông đồ. Đó chính là chất men làm biến đổi thế giới của chúng ta.[36] “Các Cộng đoàn Giáo hội Cơ Bản như một phương thế hữu hiệu đẩy mạnh sự hiệp thông và cộng tác trong các giáo xứ và giáo phận, và như một lực lượng thực sự cho công cuộc Phúc âm hóa. Những tập thể nhỏ bé này sẽ giúp các tín hữu sống thành những Cộng đoàn Đức Tin, cầu nguyện và yêu thương như các Kitô hữu đầu tiên (x. Cv 2, 44-47; 4, 32-35). Các Cộng đoàn này còn giúp các thành viên sống Tin Mừng trong tinh thần yêu thương huynh đệ và phục vụ, từ đó trở thành khởi điểm vững chắc cho một xã hội mới, biểu hiện một nền văn minh tình thương. Cùng với Thượng Hội Đồng, tôi khuyến khích Giáo hội tại Á châu, chỗ nào có thể được, hãy coi các Cộng đoàn cơ bản ấy như một nét tích cực trong công tác Phúc âm hóa của Giáo hội.” (EA 25).

Trong thời đại chúng ta, người giáo dân đóng vai trò chủ đạo trong sứ mệnh loan báo Tin mừng và tân Phúc âm hóa. Qua các đặc sủng của họ, họ tích cực loan báo Tin mừng cho toàn thế giới qua con đường đối thoại bằng đời sống, mang sứ điệp của Tin mừng đến khắp mọi nơi. Giáo hội tại Á Châu phải là Giáo hội tham gia (Participatory Church) mà trong đó không ai cảm thấy bị loại trừ (x. EA 45). Toàn bộ Giáo hội được sai đi để loan báo và phục vụ nước Thiên Chúa. Tất cả các thành viên của Giáo hội đều có trách nhiệm xây dựng Giáo hội và chia sẻ toàn bộ sứ vụ của Chúa Kitô. Thật vậy, chúng ta là Giáo hội. Đó là cộng đoàn con cái Thiên Chúa, cùng là môn đệ của Chúa Kitô nhờ Chúa Thánh Thần. Vì vậy, sự hiệp thông trong cộng đoàn và sứ vụ phải liên kết và thúc đẩy lẫn nhau. Trong Châu Á ngày nay, Chúa Thánh Thần đang thúc giục những môn đệ của Chúa Kitô sống và làm chứng về sự hiệp nhất trong Giáo hội địa phương, đặc biệt là tại lãnh vực giáo xứ, xây dựng một Giáo hội tham gia mà trong đó các Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân cùng hiệp thông, chia sẻ, hợp tác và đồng trách nhiệm trong sứ vụ loan báo Tin mừng.[37]

 

 Bài 4

ĐỐI THOẠI VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA

TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HÔM NAY 

Ngày nay, để cho việc truyền giáo đạt kết quả tốt đẹp, Giáo Hội quan tâm đến việc tìm hiểu, tôn trọng các tôn giáo, các tín ngưỡng và các nền văn hóa bản xứ. Tiến trình hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn cũng nằm trong khuôn khổ hoạt động truyền giáo. Một trong những lý do thần học sâu xa thúc đẩy chúng ta dấn thân vào trong công cuộc đối thoại là trong đối thoại, chúng ta nhận thức sâu xa hơn về sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi các dân tộc, các tôn giáo và các nền văn hóa.[38]

a. Hội nhập văn hóa

 Thiên Chúa rất gần gũi với con người. Con Thiên Chúa đã trở thành người phàm để con mắt chúng ta có thể thấy được. Lời đã trở thành xác phàm và bén rễ sâu trong một nền văn hóa: “Chúa Kitô đã nhờ việc Nhập thể mà liên kết mình với những hoàn cảnh nhất định về xã hội và văn hóa của những người mà Ngài cùng chung sống.” (AG 10) Chúa Giêsu đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân và sống như người trần thế (x. Pl 2, 7). Điều này biểu lộ sự liên đới của Thiên Chúa và sự đồng hóa, cảm thông của Chúa Giêsu với điều kiện sống của con người: “Chúng ta cần sự tha thứ, Ngài sẵn sàng tha thứ. Chúng ta khao khát tự do, Ngài là Đấng giải thoát. Chúng ta mò mẫm để tìm kiếm Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa mạc khải. Chúng ta mất ý thức về Thiên Chúa và người thân cận, Ngài là Thiên Chúa mặc lấy xác phàm.”[39]

Công đồng Vatican II đã tuyên bố: “Những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong nghi lễ và văn hóa riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người.” (LG 17, 1) “Muốn thế, một đàng chúng ta phải đào sâu Thánh kinh và Thần học để nắm vững những điều cốt yếu của Đức tin, đàng khác phải đào sâu nếp sống của từng dân tộc trong nước, để khám phá ra những giá trị riêng của mỗi dân tộc. Rồi từ đó, chúng ta tận dụng những cái hay trong một kho tàng văn hóa mà xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả Đức tin phù hợp hơn với truyền thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống trên Quê hương và trong cộng đồng Hội thánh này.” (Thư chung 1980, số 11)

Trong bối cảnh Việt Nam, qua bản góp ý của HĐGMVN gởi cho Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á, các Giám mục Việt Nam đã nhận định: “Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một tâm hồn yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, người Việt Nam là một mảnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin mừng… Đạo lý Đông phương vốn trọng chữ Trung, chữ Hiếu và chữ Nhân rất gần với tinh thần của Kitô giáo: trung với Chúa, hiếu thảo với ông bà cha mẹ tổ tiên và nhân ái với mọi người.”

- Hội nhập văn hóa trong phụng vụ

“Phụng Vụ là nguồn gốc và là tuyệt đỉnh của tất cả đời sống Kitô hữu và truyền giáo. Phụng Vụ là một phương tiện quyết định của việc rao giảng Tin Mừng, nhất là tại Á Châu, nơi mà những người theo đạo khác nhau rất ưa thích việc tế tự, những lễ hội tôn giáo và những việc đạo đức bình dân. Phụng Vụ của các Giáo Hội Phương Đông phần lớn đã được hội nhập văn hoá có kết quả sau bao thế kỷ tương tác với nền văn hoá xung quanh, nhưng những Giáo Hội được thành lập mới đây cần làm sao để phụng vụ trở nên nguồn mạch nuôi dưỡng hơn cho dân chúng, qua việc sử dụng khôn ngoan và hiệu năng các yếu tố rút ra từ các nền văn hoá địa phương. Nhưng sự hội nhập Phụng vụ đòi hỏi nhiều điều hơn là việc chú tâm vào những giá trị văn hoá truyền thống, những biểu tượng và những nghi thức. Cũng cần lưu ý đến những thay đổi trong ý thức và thái độ gây ra do sự xuất hiện của các nền văn hoá trần tục và hưởng thụ đang ảnh hưởng đến cảm thức phụng tự và cầu nguyện của người Á Châu. Cũng không được bỏ qua những nhu cầu riêng biệt của người nghèo, người di dân, người tị nạn, giới trẻ và phụ nữ trong bất cứ việc hội nhập phụng vụ chân chính nào tại Á Châu.” (EA 22)

Trong bản góp ý của HĐGMVN gởi cho Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á, các Giám mục Việt Nam đã nêu lên những khó khăn trong lãnh vực này như sau: “Trong phụng vụ, việc hội nhập văn hóa tuy đã có vài sáng tác (như các ngày Tết dân tộc, lễ Trung Thu), nhưng cho đến nay mới còn ở mặt ngoài. Ở đôi nơi, mặt ngoài này lại không thích hợp; những cảnh dâng hoa rườm rà, dù lọng… nhắc nhớ những lễ nghi thời phong kiến hơn là đưa vào thái độ phụng thờ thẳm sâu. Sống theo chiều hướng này, người dạy đạo dần dần xa cách lớp người học đạo, và làm cho những người này có cảm tưởng Kitô giáo chỉ là một tôn giáo ngoại lai.”

Đây thực sự là vấn đề cần sự nghiên cứu và đóng góp của mọi người, đặc biệt là những nhà chuyên môn. HĐGMVN đã đưa ra những hướng dẫn sau: “Hội nhập văn hóa không phải là chạy theo ‘mốt thời đại,’ cũng không phải là hoài cổ, nhưng là tìm ra những điểm gặp gỡ giữa Tin mừng và hồn dân tộc, để xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin ngày càng phù hợp hơn với nền văn hóa dân tộc.” (Thư chung 1998, số 13)

- Hội nhập văn hóa trong việc giảng dạy

Điểm cốt lõi cho phương pháp giảng dạy của chúng ta là làm thế nào để trình bày Chúa Kitô- được sinh ra trong phần đất Á Châu, cho người Á Châu có thể hiểu được. Bởi đó, vấn đề của chúng ta ngày nay là phải xác định lại căn tính Á Châu của Chúa Giêsu. Ngài là người Á Châu và cách sống, suy nghĩ và hành động của Ngài đều mang đậm màu sắc văn hóa Á Châu. Bên cạnh đó, chúng ta cần thay đổi phương pháp giảng dạy: “Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ý thức rõ về nhu cầu khẩn khiết của Giáo Hội tại Á Châu, muốn trình bày mầu nhiệm Chúa Kitô cho các dân tộc mình, theo những kiểu mẫu văn hoá và cách suy nghĩ của họ. Các Ngài chỉ rõ rằng việc hội nhập đức tin như thế trên lục địa các Ngài, gồm có việc tái khám phá khuôn mặt Á Châu của Chúa Giêsu và việc tìm ra những phương cách để các nền văn hoá Á Châu có thể nắm bắt ý nghĩa cứu độ phổ quát của mầu nhiệm Chúa Giêsu và Giáo hội Người.” (EA 20)

Tông huấn đã đề ra phương pháp giảng dạy như sau: “Nói chung, phương pháp kể truyện, quen thuộc với văn hoá Á Châu, thì đáng được dùng ưu tiên. Quả thực, việc rao giảng Chúa Giêsu Kitô có thể có hiệu quả nhất bằng cách kể lại câu chuyện về Người, như sách Phúc âm làm. Các khái niệm hữu thể học có liên quan, mà phải luôn luôn được hàm ý và diễn tả khi đang trình bày về Chúa Giêsu, có thể được bổ sung nhờ những viễn tượng có tính cách tương quan, lịch sử và cả đến tính vũ trụ. Các Nghị Phụ lưu ý, Giáo hội phải cởi mở với những phương cách mới và gây ngạc nhiên, nhờ vậy mà gương mặt Chúa Giêsu có thể được trình bày tại Á Châu. Thượng Hội Đồng khuyến cáo rằng việc dạy giáo lý tiếp sau đó, phải theo ‘một khoa sư phạm có tính gợi ý, sử dụng những câu truyện, những dụ ngôn và những biểu tượng rất đặc trưng của phương pháp giảng dạy Á Châu’. Sứ vụ của chính Chúa Giêsu cho thấy rõ giá trị của việc tiếp xúc cá nhân, điều này đòi hỏi nhà truyền giáo phải lưu tâm đến hoàn cảnh người nghe, để có thể cống hiến một sự loan báo tương xứng với trình độ trưởng thành của người nghe, qua một hình thức và ngôn ngữ xứng hợp.” (EA 20).

Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, có rất nhiều chuyện kể, truyền thuyết, thần thoại, ngụ ngôn, biểu tượng,… mà chúng ta cần sử dụng để giới thiệu gương mặt Châu Á của Chúa Kitô. Chúng ta cần học hỏi nơi những anh em Phật giáo nhiều, vì họ đã tạo ra được một hình ảnh ông Bụt sống động, từ bi, xả kỷ…     

- Tôn kính ông bà tổ tiên

Người Á Châu có một cái nhìn tổng hợp và hài hòa về mọi thực tại. Nếu một tôn giáo nào không thích hợp với sự hài hòa này, nó sẽ bị tẩy chay. Tam giáo được chấp nhận ở Việt Nam vì họ đã biết tùy duyên hóa độ. Đặc biệt họ đã tiếp nhận việc tôn kính tổ tiên- tín ngưỡng nền tảng của dân tộc, làm vững mạnh và phong phú nó. Do đó, những điều tốt đẹp của các tôn giáo này đã thấm nhuần vào nền văn hóa Việt Nam, trở thành hồn dân tộc.

Tại Việt Nam nói riêng và các dân tộc Á Đông nói chung, việc hiếu thảo với cha mẹ và tổ tiên là một bổn phận hết sức quan trọng. Do đó, trong việc hội nhập văn hóa, chúng ta cần chú trọng đến yếu tố văn hóa hết sức nền tảng này. Việc tôn kính ông bà tổ tiên có ảnh hưởng rất lớn đến việc loan báo Tin mừng. Trong quá khứ, việc tôn kính tổ tiên được coi như là một hình thức của lòng tin tôn giáo, nên bị cấm. Việc cấm thờ cúng này đã làm cho người Công giáo bị coi như những kẻ xa lạ trong chính đất nước của họ và bị bách hại; và ngày nay, nó còn là một khó khăn rất lớn trong mục vụ và là một thách đố thực sự trong việc loan báo Tin mừng. Cái khó khăn trong hội nhập văn hóa là làm sao diễn tả sứ điệp Tin mừng và sống sứ điệp đó phù hợp với truyền thống văn hóa, tâm linh và luân lý Việt Nam. 

Xét cho cùng, việc tôn kính ông bà tổ tiên chỉ có tính cách văn hóa và luân lý trong đời sống xã hội và gia đình, chứ không có tính cách tôn giáo. Việc tôn kính này có hai mục đích chính: thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn; và xin ông bà tổ tiên, vì mối dây liên hệ huyết thống, mà phù hộ cho con cháu.

Từ năm 1964, HĐGMVN đã cho phép thi hành một số hình thức tôn kính dành riêng cho ông bà tổ tiên, vừa loại bỏ điều gì xem ra như là mê tín dị đoan. Theo đó, nguời Công giáo có thể có những bàn thờ tổ tiên trong gia đình; và trên bàn thờ này người ta có thể trưng những hình ảnh hay bài vị của tổ tiên; và trước những hình ảnh và bài vị nầy, người ta có thể dâng hương và cúi mình tôn kính. Nhưng ngày nay, nhiều người Công giáo vẫn coi việc tôn tính tổ tiên như một điều cấm kỵ hoặc chỉ tôn kính cho có hình thức.

Thực ra người Công giáo vẫn kính nhớ ông bà tổ tiên, nhưng với cách thức khác người ngoài Công giáo. Giáo hội Công giáo có những ngày dành riêng để kính nhớ ông bà tổ tiên cũng như những người đã ly trần, và dành trọn tháng 11 để cầu nguyện cho những người đã qua đời. Trong các thánh lễ an táng, lễ giỗ, lễ các đẳng, v.v., có các lời nguyện đặc biệt chỉ cho người qua đời. Người Công giáo biểu lộ niềm tin vào Ðức Kitô, Ðấng đã phục sinh từ cõi chết, Ðấng sẽ cho ông bà tổ tiên và những người đã qua đời cũng được phục sinh như Người và được hưởng hạnh phúc muôn đời.

Nhưng việc tôn kính tổ tiên theo văn hóa Việt Nam được thực hành trong các gia đình vào những dịp lễ như đám tang, lễ giỗ, lễ cưới, Tết Nguyên đán, … Vì vậy, mỗi gia đình Công giáo nên có một bàn thờ tổ tiên, được đặt bên dưới bàn thờ Chúa, để nhắc nhở con cháu về đạo lý làm người, con cái thảo hiếu với cha mẹ, cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Trong những dịp lễ giỗ, những người Công giáo nên mời bạn bè, láng giềng, những người thuộc các tôn giáo khác đến để cùng cầu nguyện cho ông bà tổ tiên và chia sẻ bữa cơm thân mật. Việc hội nhập văn hóa liên quan đến thờ cúng tổ tiên trong những dịp lễ như Tết Nguyên Đán, giỗ tổ Hùng Vương, lễ cưới, lễ an táng, lễ giỗ, … cần được nghiên cứu và áp dụng để tạo ra sự gần gũi hơn với những người ngoài Công giáo. Đây cũng là những dịp tốt để người Công giáo loan báo Tin mừng, vì trong những dịp lễ này những người ngoài Công giáo thường đến chia sẻ với họ niềm vui cũng như nỗi buồn.

Trong việc tôn kính tổ tiên, có một số điểm rất gần gũi với đức tin Công giáo như mối liên hệ giữa người sống và người chết, linh hồn bất tử, tin ở đời sau, đạo hiếu, đạo lý uống nước nhớ nguồn, cùng chung một nguồn gốc. Bởi đó, người Công giáo cần lành mạnh hóa và hướng dẫn những yếu tố này đến chỗ hoàn thiện trong Chúa Kitô:

+ Chúng ta có thể nói về Thiên Chúa từ chính ông bà tổ tiên chúng ta. Thật vậy, chúng ta có thể rao giảng về một Thiên Chúa, là chính Tổ Tiên của cả nhân loại, nguồn mọi tình phụ tử, “nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất” (Ep 3, 14). Điều này đã được công đồng Vatican II quả quyết: “Mọi dân tộc đều thuộc về một cộng đoàn cùng chung một nguồn gốc, vì Thiên Chúa đã cho toàn thể nhân loại sinh sống trên mặt địa cầu (x. Cv 17,26). Họ lại có cùng một mục đích tối hậu là Thiên Chúa, Đấng vẫn hằng giải rộng sự quan phòng, chứng tích lòng nhân hậu và ý muốn cứu độ cho hết mọi người (x. Kn 8,4; Cv 14,17; Rm 2,6-7;1 Tm 2,4), cho đến khi những người được chọn hiệp nhất với nhau trong thành thánh, rạng người vinh quang Thiên Chúa, nơi muôn dân bước đi trong ánh sáng Ngài (x. Kh 21,23-24)” (NA 1). Thiên Chúa muốn tập họp nhân loại vào một gia đình chung, trong đó mọi người đối xử với nhau như anh chị em. Do đó, mọi người cũng phải có bổn phận hiếu thảo với Cha trên trời. Trong bản góp ý của HĐGMVN gởi cho Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á, các Giám mục Việt Nam đã đề nghị giới thiệu Giáo hội như một gia đình của Thiên Chúa, trong đó Thiên Chúa là Cha, Chúa Giêsu là Trưởng Tử, mọi người là anh chị em với nhau nhờ được liên kết với Người: ai thi hành ý muốn của Chúa Cha, người ấy là anh chị em của Chúa Kitô (x. Mt 12, 50). Chúa Giêsu cũng khẳng định mọi người chỉ có một Cha trên trời (x. Mt 23, 9). Và Người nói với các môn đệ: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em.” (Ga 20, 17) Người đã vâng lời Cha trên trời cho đến chết và hiếu thảo với cha mẹ trần thế, hằng vâng phục các ngài (x. Lc 2, 51). “Cũng chính vì thế, một khuôn mặt Chúa Kitô hiền hậu và khiêm nhường (x. Mt 11, 29), phản ánh một người Cha nhân hậu (x. Lc 6, 36), Đấng muốn qui tụ mọi người trong đại gia đình nhân loại mới, trong đó mọi người hiếu với Cha, yêu thương hòa hợp với anh em, dễ thu hút tâm hồn Châu Á.”

+ Về việc hiếu thảo với cha mẹ, người Công giáo phải hiếu thảo với cha mẹ vì Thiên Chúa là Cha chúng ta đã dậy như thế (giới răn thứ 4). Trong nền văn hóa toàn cầu ngày nay, nền tảng gia đình đang bị lung lay, Giáo hội cần đặc biệt bảo vệ và phát triển đạo hiếu, vì đó là một trong những yếu tố củng cố nền móng gia đình một cách hữu hiệu.

+ Về mối liên hệ giữa người sống và người chết, sự sống ở kiếp sau, linh hồn bất tử, chúng ta có thể nói về tín điều các thánh thông công, sự sống đời đời…

Đó chính là những “hạt giống của Lời,” ánh sáng chân lý, được chuẩn bị cho người Việt Nam để đón nhận Tin mừng. Do đó, chúng ta cần phải “xây dựng trong Hội thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức tin phù hợp hơn với truyền thống Dân tộc.” Nhờ đó, Tin Mừng mới dễ dàng đi vào lòng người hơn.

Tôn kính tổ tiên là cách tốt nhất để tạo sự hòa hợp dân tộc, củng cố lòng yêu nước thương nòi, vì nó nhắc nhở mọi người về một nguồn gốc chung, cùng một giống nòi, dù khác biệt về tôn giáo, chính kiến hay vị trí xã hội.

Chúng ta cần khuyến khích và cổ vũ cho việc tôn kính tổ tiên để có cùng một tâm tình với đồng bào của chúng ta và để tạo ra sự gần gũi, ruột thịt như nền văn hóa Việt Nam đã nhắc nhở chúng ta cùng chung một bào thai (đồng bào). Chúng ta cần gạn đục khơi trong, bài trừ những gì là mê tín dị đoan và thăng tiến những cái tốt, cái hay, cái đẹp trong nền văn hóa Việt Nam. 

b. Đối thoại liên tôn 

Có 4 hình thức đối thoại liên tôn:

- Đối thoại bằng cuộc sống: Mọi Kitô hữu đều được mời gọi đem tinh thần Tin Mừng vào trong môi trường sống và làm việc của mình: sống trong tinh thần cởi mở và thân thiện láng giềng; cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, những khó khăn cũng như những lo toan của con người trong cuộc sống.

- Đối thoại bằng hành động: Các Kitô hữu và những người khác cộng tác với nhau trong việc giải phóng và phát triển con người.

- Đối thoại bằng cách trao đổi về mặt thần học (còn gọi là đối thoại giữa các chuyên gia):  Các chuyên viên đào sâu hơn sự hiểu biết của họ về các di sản của các tôn giáo và đánh giá đúng về những giá trị tinh thần của mỗi tôn giáo.

- Đối thoại bằng con đường kinh nghiệm tôn giáo: Các tín đồ của các tôn giáo có thể chia sẻ cho nhau những điều tốt đẹp trong tôn giáo của mình. Chẳng hạn chia sẻ kinh nghiệm về cầu nguyện, chiêm niệm, đức tin, bổn phận, cách diễn tả Tuyệt Đối hay phương cách tìm kiếm Tuyệt Đối, nhất là những cảm nghiệm về Tuyệt Đối. Đây là kiểu đối thoại làm phong phú đời sống tâm linh của nhau, thăng tiến và duy trì những giá trị cao cả nhất và những lý tưởng tâm linh (x. DP 42).

“Mỗi thành viên và tất cả cộng đồng Kitô hữu được mời gọi để tham gia đối thoại, dù không luôn luôn ở cùng một trình độ hoặc cùng một phương thức. Sự đóng góp của họ thực sự cần thiết trong lãnh vực này, bởi vì họ có thể cải thiện các mối quan hệ giữa các tín đồ của các tôn giáo khác nhau, qua gương sáng của họ trong những hoàn cảnh họ sống và trong những hoạt động của họ. Một số người trong họ cũng có thể đóng góp qua việc tìm tòi nghiên cứu.” (RM 57). Tông huấn Giáo hội tại Á Châu nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đối thoại bằng cuộc sống và bằng con tim. Ðối thoại bằng cuộc sống đòi hỏi phải có những cuộc gặp gỡ thân thiện, kính trọng, yêu thương và hợp tác với nhau. Ðối thoại bằng con tim đòi hỏi phải có tấm lòng hiền lành và khiêm nhường của Chúa Giêsu (x. EA 31 ). Đối thoại giúp làm cho nhau phong phú về mặt tâm linh, về sự cảm nghiệm thiêng liêng, về kiến thức tôn giáo, giúp xua tan những hiểu lầm và thành kiến. Đối thoại phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, kính trọng nhau và hợp tác với nhau trong các lãnh vực xã hội, luân lý và giáo dục, để xây dựng cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.[40]

Khi đối thoại với các tín đồ các tôn giáo khác, người Kitô hữu cần yêu thương, tôn trọng, lắng nghe và cố gắng thấu hiểu những gì mà họ muốn thông truyền cho mình, coi đó là những món quà Thiên Chúa ban cho để đem lại lợi ích thiêng liêng cho mình. Người Kitô hữu phải luôn sẵn sàng để được “thanh tẩy” và cả được “biến đổi” qua các cuộc gặp gỡ đó.[41] Bởi vì, chân lý vẹn toàn nơi Chúa Kitô không bảo đảm cho người Kitô hữu rằng họ đã nắm được chân lý đó trọn vẹn. Trong khi giữ vững căn tính của mình, người Kitô hữu cần được chuẩn bị để học hỏi và đón nhận từ những người khác những giá trị tích cực của các truyền thống của họ (x. DP 49). Đối thoại dẫn đến việc hoán cải nội tâm (hoán cải đối với Thiên Chúa) của cả hai phía trong đối thoại (x. RM 56). Bởi vậy, một cuộc đối thoại chân thành và đích thực không nhắm đến việc lôi kéo người khác theo đạo, vì sự hoán cải hoàn toàn tuỳ thuộc vào lời mời gọi bên trong của Thiên Chúa và sự tự do đáp trả của con người.[42] Nhưng đối thoại phải mở ra con đường để loan báo Tin mừng. Chúng ta không đối thoại để loan báo; tuy nhiên, đối thoại là công việc của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài quyết định chúng ta phải loan báo hay không, phải loan báo khi nào, ở đâu và loan báo như thế nào, như Ngài đã hướng dẫn các tông đồ xưa trong sách Công vụ tông đồ.[43] 

Trong bối cảnh Việt Nam, người ta thích đối thoại qua chứng tá sống động hơn là tranh luận về giáo lý, và người ta quan tâm nhiều đến những giá trị luân lý hơn là những khác biệt giữa các tôn giáo. FABC cũng chỉ ra rằng một trong những cách hiệu quả nhất của đối thoại liên tôn là đối thoại bằng cuộc sống, và cách tốt nhất của nó là sự thăng tiến con người.[44] Bởi đó, đối thoại bằng cuộc sống và bằng hành động với những người thuộc các tôn giáo khác cùng sống và làm việc trong một môi trường, rất dễ thực hiện và có hiệu quả nhất. Qua đó, người ta có thể “làm chứng trước người khác trong cuộc sống hằng ngày về những giá trị tinh thần và nhân bản của chính họ và giúp người khác sống theo những giá trị này, để xây dựng một xã hội ngày càng công bằng và huynh đệ hơn.” (RM 57)  Hơn nữa, những người có tín ngưỡng và những người thuộc các tôn giáo khác nhau sống gần gũi với nhau trong bầu khí hòa bình và tôn trọng lẫn nhau, nên đối thoại bằng đời sống và bằng hành động rất dễ thực hiện trong bối cảnh Việt Nam. Nó có thể “diễn ra ngay trong cuộc sống hằng ngày giữa các tín đồ cùng sống trong một thôn xóm, khu phố, qua cách giao tiếp, làm ăn, buôn bán với nhau cũng như chia cơm sẻ áo cho nhau.” Người Công giáo có thể thăm viếng những người thuộc các tôn giáo khác, chúc mừng họ khi họ gặp vui, an ủi khi buồn và nâng đỡ khi họ gặp hoạn nạn. Đó là những trang Phúc âm sống động giúp anh chị em ngoài Công giáo nhận ra chân dung Chúa Giêsu và hiểu biết đạo Chúa cách chính xác hơn. Đối thoại để hiểu biết, xóa bỏ những thành kiến, chấp nhận nhau, tôn trọng, yêu thương nhau và hợp tác với nhau trong việc phục vụ hạnh phúc của đồng bào (x. Thư chung 2001, số 13; Thư chung 2003, số 11).

Đức Thánh Cha hướng dẫn cho người công giáo Việt Nam qua sứ điệp chào mừng hàng giáo phẩm năm 2002: “Để chu toàn không ngừng sứ mạng yêu thương và phục vụ, Giáo Hội công giáo cũng được mời gọi chia sẻ niềm hy vọng của mình bằng đường lối đối thoại, một lối đối thoại phát sinh và triển nở trong cuộc đối thoại cứu độ do tình yêu thương của Cha đối với nhân loại, nhờ Chúa Con và trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Một lối đối thoại chân thành và xây dựng giữa tất cả các nhân tố của xã hội dân sự là đường lối duy nhất mang lại niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt Nam.”

Chúng ta cần được đào tạo để trở thành người biết lắng nghe, chấp nhận những khác biệt, khiêm tốn học hỏi, yêu thương và tôn trọng mọi người, cùng nhau hợp tác vì lợi ích chung.

Tại Châu Á, những giá trị của các tôn giáo và tín ngưỡng đã trở thành linh hồn của văn hóa. Tôn giáo và văn hóa có ảnh hưởng lẫn nhau và gắn bó khăng khít với nhau, không thể tách rời được. Những giá trị của tôn giáo và văn hóa đan quyện vào nhau và tạo nên cách sống, cách suy tư của con người. Do vậy, đối thoại với các tôn giáo và hội nhập văn hóa là hai tiến trình bổ túc và gắn liền với nhau.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

- Alejandro Cussianovich. Religious Life and the Poor: Liberation Theology Perspectives. New York: Orbis Books, 1979.

- Bernard Haring. Evangelization Today. New York: The Crossroad Publishing Company, 1991.

- Charles Van Engen, Dean S. Gilliland and Paul Pierson. eds. The Good News of the Kingdom: Mission Theology for the Third Millennium. New York: Orbis Book, 1993.

- Charles Van Engen. Mission on the Way, Issues in Mission Theology. USA: Baker Book , 1996.

- David J. Bosch. Transforming Mission: Paradigm Shifts in Theology of Mission. New York: Orbis Books, 1991.

- Donald Dorr. Mission in Today’s World. New York: Orbis Books, 2000.

- Donald Senior and Carrol Stuhlmueller. The Biblical Foundations for Missions. Mary Knoll, New York: Orbis Books, 1989.

- George Vanchipurackal. Why the Missions? - A Study on the Necessity of Evangelization. Bangalore, India: Claretian Publications, 1989.

- G. Rosales and C.G. Arevalo, eds.   For All the Peoples of Asia, Vol 1, 3. Quezon City: Claretian Publications, 1992.

- Jacques Dupuis, SJ. Jesus Christ at the Encounter of World Religions. New York: Orbis Book, 1991.

-______________. Toward a Christian Theology of Religious Pluralism. New York: Orbis Book,1997.

- James A. Scherer and Stephen B. Bevans. New Direction in the Mission and Evangelization 1. New York: Orbis Book, 1992.

- James A. Scherer. New Direction in the Mission and Evangelization 2. New York: Orbis Book, 1994.

- J. Andrew Kirk. What is Mission? Theological Explorations. London: Darton, Longman & Todd, 1999.

- James H. Kroeger, M.M., ed. Telling God’s Story, Episcopal Commission on Mission- Catholic Bishops’ Conference of the Philippines. Quezon city: Claretian Publications, 2001.

- Jesus Alvarez Gomez. New Evangelization for the Third Millennium. Quezon City: Claretian Publications, 1997.

-  John Driver. Images of the Church in Mission. Canada: Herald Press, 1997.

- Joseph Mattam and Sebastian Kim, eds. Mission Trends Today: Historical and Theological Perspectives. India: St Paul Press, 1997.

- Juan Esquerda Bifet. Spirituality for Missionary Church. Roma: Urbaniana University Press, 1994.

- J. Verkuyl. Contemporary Missiology- An Introduction.  Michigan: Wm. B. Eerdmans Publishing Company Co., 1987.

- L. Legrand. Unity and Plurality- Mission in the Bible. New York: Orbis Book, 1990.

- Lode Wostyn. Believing Unto Discipleship:Jesus of Nazareth. Philippines: Claretian Publications, 2003.

- Mario Saturnino Dias. Evangelisation and Inculturation. Bombay: Daughters of St. Paul, 2001.

- Michael, S.J. Amaladoss. Mission Today- Reflections from an Ignatian Perspective. India: Gujarat Sahitya Prakash, 1989.

- Müller, K.;  Theo Sundermeier;  Stephen B. Bevans;  Richard H. Bliese, eds. Dictionary of Mission. New York: Orbis Book, 1997.

- Robert J. Schreiter, ed. Mission in the Third Millennium. New York: Orbis Book, 2001.

- Sebastian Karoremprel. Following Christ in Mission- A Foundational Course in Missiology. Pasig City: Paulines Publications, 1996.

- Stephen B. Bevans, SVD, ed. Models of Contextual Theology. New York: Orbis Books, 2002.

Thomas C. Fox. Pentecost in Asia- A New Way of Being Church. Philippines: Claretian Publications, 2001.

- Thomas Menamparampil. Thoughts on Evangelization. Bombay: St. Paul Press, 1997.

- William J. Larkin Jr. and Joel F Williams. Mission in The New Testament- An Evangelical Approach. New York: Orbis Books, 1999.

- William R. Burrows, ed. Redemption and Dialogue- Reading Redemptoris Missio and Dialogue and Proclamation. New York: Orbis Book, 1993.

- Peter Phan. “The Mission of God: Its Challenges and Demands in Today's World.” East Asian Pastoral Review (39, 2002).

- Nguyệt San Công giáo và Dân tộc, số 40, 4/1998 

- http://www.ucanews.com

- http://www.sedos.org


[1] X. Donald Senior and Carrol Stuhlmueller, The Biblical Foundations for Missions (Mary Knoll, New York: Orbis Books, 1989), tr. 100-101.

[2] X. Ibid., tr. 114-115.

[3] X. Jacques Dupuis, SJ, Jesus Christ at the Encounter of World Religions (New York: Orbis Book, 1991), tr. 118.

[4] X. William J. Larkin Jr. and Joel F Williams, Mission in The New Testament- An Evangelical Approach ( New York: Orbis Books, 1999), tr. 23- 24; Jacques Dupuis, SJ, Jesus Christ at the Encounter of World Religions, tr. 40.

[5] X. David J. Bosch, Transforming Mission: Paradigm Shifts in Theology of Mission (New York: Orbis Books, 1991), tr. 17.

[6] X. Donald Senior, The Biblical Foundations for Missions, tr.134.

[7] X. David J. Bosch, Transforming Mission, tr. 19; George Vanchipurackal, Why the Missions? - A Study on the Necessity of Evangelization (Bangalore, India: Claretian Publications, 1989), tr. 23; Charles Van Engen, Mission on the Way, Issues in Mission Theology (USA: Baker Book , 1996), tr. 112.

[8] X. Donald Senior, The Biblical Foundations for Missions, tr. 141.

[9] X. William J. Larkin Jr., Mission in the New Testament, tr. 33.

[10] X. Charles Van Engen, Dean S. Gilliland and Paul Pierson. eds., The Good News of the Kingdom: Mission Theology for the Third Millennium  (New York: Orbis Book, 1993), tr. 72; Lode Wostyn, Believing Unto Discipleship:Jesus of Nazareth (Philippines: Claretian Publications, 2003), tr. 90- 91; David J. Bosch, Transforming Mission, tr. 28.

[11] John Driver, Images of the Church in Mission (Canada: Herald Press, 1997), tr. 91.

[12] Có một số cách hiểu khác về sứ vụ của Chúa Giêsu đối với dân ngoại: Có khuynh hướng cho rằng Chúa Giêsu thực sự là một nhà truyền giáo cho dân ngoại, vì Ngài đã đến vùng đất của dân ngoại, tiếp xúc với họ, chữa bệnh cho họ, có cái nhìn thiện cảm đối với họ và sau cùng đã sai các môn đệ khi rao giảng khắp nơi. Khuynh hướng khác thì cho rằng khi còn sống, Chúa Giêsu không xúc tiến việc truyền giáo cho dân ngoại, nhưng Ngài đã có ý định trong đầu và sau khi phục sinh, Ngài đã sai các môn đệ thực hiện ý định của Ngài. Một khuynh hướng khác cho rằng Chúa Giêsu không đi truyền giáo cho dân ngoại, nhưng các môn đệ, sau khi Chúa phục sinh, đã hiểu được ý định của Chúa qua sứ điệp của Ngài. Một khuynh hướng nữa cho rằng Chúa Giêsu không đi truyền giáo cho dân ngoại (Mt 10, 5; 15, 24 còn cho thấy Chúa Giêsu như là minh nhiên bác bỏ việc truyền giáo cho dân ngoại) và các môn đệ cũng không suy diễn ra việc truyền giáo này, nhưng biến cố phục sinh của Chúa đã giúp họ ý thức rằng thời kỳ cứu độ sau cùng đã đến: Nước nước dập dìu kéo nhau cùng lên núi Đức Chúa, lên nhà Thiên Chúa của Gia-cóp.

[13] Thánh Luca chú ý đặc biệt tới ơn cứu độ phổ quát của Chúa Giêsu. Trong Tin mừng Luca, không có lệnh truyền giống như “đừng đi về phía dân ngoại” (Mt 10, 5), cũng không có những lời nhận xét không tốt về dân ngoại như trong Mt 5, 47; 6, 7. 32; 15, 26- 27,… Mt 1, 1- 16 nói gia phả của Chúa Giêsu bắt nguồn từ ông Ap-ra-ham, tổ phụ dân Do thái; còn Lc 3, 23- 38 thì bắt đầu từ A-đam, nguyên tổ của nhân loại. Cả ba Tin mừng Nhất lãm đều trích Is 40, 3-5 (Mt 3, 3; Mc 1, 3; Lc 3, 4- 6), nhưng chỉ có Lc mới nói tới “mọi người phàm” (Is 40, 5).

[14] X. Jacques Dupuis, S.J., Jesus Christ at the Encounter of World Religions, tr. 132.

[15] X. J. Verkuyl, Contemporary Missiology- An Introduction  (Michigan: Wm. B. Eerdmans Publishing Company Co., 1987), tr. 104; L. Legrand, Unity and Plurality- Mission in the Bible (New York: Orbis Book, 1990), tr. 56-57; Robert J. Schreiter, ed., Mission in the Third Millennium (New York: Orbis Book, 2001), tr. 31; Donald Senior, The Biblical Foundations for Missions, tr. 153.

[16] X. Jacques Dupuis, Toward a Christian Theology of Religious Pluralism (New York: Orbis Book,1997), tr. 46.

[17] X. William J. Larkin Jr., Mission in the New Testament, tr. 214, 216; L. Legrand, Unity and Plurality, tr. 142; Alejandro Cussianovich, Religious Life and the Poor: Liberation Theology Perspectives (New York: Orbis Books, 1979), tr. 57.

[18] X. Jacques Dupuis, Jesus Christ at the Encounter of World Religions, tr. 94.

[19] X. Juan Esquerda Bifet, Spirituality for Missionary Church (Roma: Urbaniana University Press, 1994), tr. 18; David J. Bosch, Transforming Mission, tr. 36-38.

[20] X. Thomas Menamparampil, Thoughts on Evangelization (Bombay: St. Paul Press, 1997), tr. 10; Joe Kallarangatt, Understanding of Mission- 10 November 2000 at http://www.sedos.org/, accessed on February 20, 2003.

[21] X. Michael Amaladoss, Delhi, The Trinity on Mission at http://www.sedos.org/, accessed on August 29, 2003.

[22] X. James A. Scherer and Stephen B. Bevans, New Direction in the Mission and Evangelization 1 (New York: Orbis Book, 1992), tr. 136.

[23] X. William J. Larkin Jr., Mission in the New Testament, tr. 212.

[24] X. James A. Scherer, New Direction in the Mission and Evangelization 2 (New York: Orbis Book, 1994), tr. 29.

[25] X. Jacques Dupuis, Toward a Christian Theology of Religious Pluralism, tr. 84-99; Joseph Mattam and Sebastian Kim, eds. Mission Trends Today: Historical and Theological Perspectives (India, Njarakkatt: St Paul Press, 1997), tr. 19; J. Andrew Kirk, What is Mission? Theological Explorations (London: Darton, Longman & Todd, 1999), tr. 23.

[26] X. Peter Phan, “The Mission of God: Its Challenges and Demands in Today's World,” East Asian Pastoral Review (39, 2002): tr. 111-112.

[27] X. Michael, S.J. Amaladoss, Mission Today- Reflections from an Ignatian Perspective (India: Gujarat Sahitya Prakash, 1989) tr. 10-11; Thomas Menamparampil, Thoughts on Evangelization, tr. 17.

[28] X. Jacques Dupuis, Jesus Christ at the Encounter of World Religions, tr. 136- 140

[29] X. Gianni Colzani, Theology of Mission after Vatican II at http://www.sedos.org/.

[30] Văn kiện Đối thoại và Rao truyền có cái nhìn bổ túc giữa đối thoại và loan báo Tin mừng: “Dù không nằm trong cùng một bình diện, thì cả công cuộc đối thoại liên tôn lẫn công tác rao giảng đều là những thành tố chính thực trong sứ mạng phúc âm hóa của Giáo hội. Cả hai đều là chính đáng và cần thiết. Chúng liên hệ mật thiết với nhau, nhưng không thể thay thế cho nhau: một nỗ lực đối thoại liên tôn chân chính về phía Kitô giáo tất phải hàm ngụ nỗi lòng mong muốn làm sao để Ðức Giêsu Kitô được biết đến rõ hơn, cùng được nhìn nhận và yêu mến; việc rao giảng về Ðức Giêsu Kitô cần phải được tiến hành theo tinh thần đối thoại của Phúc Âm. Là khác biệt nhau, nhưng như kinh nghiệm đã cho thấy, cả hai hoạt động ấy có thể được cùng lúc và cùng một Giáo hội địa phương, cùng lúc và cùng một cá nhân, dấn thân đảm nhận và tiến hành.”  (DP 59)

[31] X. lnstrumentum Laboris ,số 30

[32] Thomas C. Fox, Pentecost in Asia- A New Way of Being Church (Philippines: Claretian Publications, 2001), tr. 75.

[33] X. FABC, Journeying Together Toward the Third Millennium, Statement of the Fifth Plenary Assembly, Bandung, Indonesia, 27 July 1990, in  G. Rosales,  and C.G. Arevalo, eds,   For All the Peoples of Asia, Vol 1 (Quezon City: Claretian Publications, 1992), số 1.7.

[34] X. FABC, BISA VI: Final Reflections of the Sixth Bishops’ Institute for Social Action, Levalle, Kandy, Sri Lanka, 4-8 February 1983, in G. Rosales,  and C.G. Arevalo, eds.,  For All the People of Asia, Vol 1, số 8-19.

[35] Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 40, 4/1998, tr. 22- 32.

[36] X. FABC, Franz-Josef Eilers, ed.,  For All the People of Asia, Vol 3 (Quezon City: Claretian Publications, 2002), tr. 3, 4,  36, 91, 108, 115.

[37] X. UCAN News, Ucan Commentary - The Role of Religious amid the Asian Crisis, November 16, 1998 at http://www.ucanews.com/html/uca/index.html.

[38] X. UCAN News, Ucan Document - Interreligious Dialogue and the Synod for Asia, May 21, 1998 at http://www.ucanews.com/html/uca/ index.html.

[39] J. Verkuyl, Contemporary Missiology- An Introduction (Michigan: Wm. B. Eerdmans Publishing Company Co., 1987), tr. 358.

[40] X. FABC, BIRA I: Statement and Recommendations of the First Bishops’ Institute for Interreligious Affairs, Sampran, Bangkok, Thailand, 18 October 1979, in G. Rosales,  and C.G. Arevalo, eds.,  For All the People of Asia, Vol 1 (Quezon City: Claretian Publications, 2002), số 12.

[41] X. FABC, FIRA II, Second Formation Institute for Inter-Religious Affairs, Final Statement, Redemptoris Center, Pattaya, Thailand, 8-13 July, 1999, in Franz-Josef Eilers, ed., For All the People of Asia: Federation of Asian Bishops’ Conferences, Vol 3, số 3.7.

[42] X. FABC, BIRA III: Statement and Recommendations of the Third Bishops’ Institute for Interreligious Affairs, Madras, India, 20 November 1982, in G. Rosales,  and C.G. Arevalo, eds.,  For All the People of Asia, Vol 1, số 4.

[43] X. FABC, BIRA IV/7: Statement of the Seventh Bishops’ Institute for Interreligious Affairs on the Theology of Dialogue, Tagaytay City, Philippines, 28 October-3 November 1988, in Gaudencio Rosales and C. G. Arevalo, eds., For All the People of Asia, Vol. 1, số 13.

[44] X. James H. Kroeger, M.M., ed., Telling God’s Story, Episcopal Commission on Mission- Catholic Bishops’ Conference of the Philippines (Quezon city: Claretian Publications, 2001), tr. 83. 

Tác giả:  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!