Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Giáo Sĩ Việt Nam
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT TÂM HỒN

Lm. Đinh Trung Hoà (mang kiếng trắng) thăm Trung Tâm Mai Hoà, xin nhấp chuột vào hình để xem hình phóng lớn. 

Thực sự con rất ngần ngại khi được mời chia sẻ những kinh nghiệm của đời dâng hiến.  Nhưng một ý nghĩ làm con mạnh dạn kể lại cuộc hành trình của mình, là có thể khi chia sẻ với quý linh mục tu sỹ và các bạn, con sẽ tạo cơ hội cho con, và cho mọi người có dịp nhìn lại hành trình của riêng mình trên đường theo Chúa.  Con hy vọng những chia sẻ của con sẽ gợi lên những điểm tương đồng trong kinh nghiệm của quý cha, quý Soeur, quý anh chị em tu sỹ và các bạn tại đây về ơn gọi của mình.  Vì thế, con suy niệm như Ðức Maria, chịu lưỡi dao sắc cắt mở tâm hồn mình để tâm tư nhiều người được biểu lộ.

1.

Trở lại vào cuối năm 1993, khi con vừa học xong Ðại Học, tương lai như đang mở rộng trước mắt con.  Con đã được phỏng vấn và được nhận vào làm trong một bệnh viện cho năm tới, con đang có một mối tình sâu đậm đã ba bốn năm, và chúng con đã dự định đi đến hôn nhân.  Con dường như đã có tất cả trong tay: tình yêu, bằng cấp, nghề nghiệp...  Thế nhưng không hiểu sao, tâm hồn con càng ngày càng cảm thấy xao động, bất an, trống vắng không thể tả.  Con như đang thiếu thốn, khát khao một cái gì đó mà con không thể hiểu nổi.  Gia đình con không thể hiểu con.  Cô bạn con khổ sở lắm vì không thể hiểu được con.  Nỗi khao khát, bất an ấy rất dai dẳng, rất mạnh mẽ và rất thật.  Nếu con chối bỏ nỗi khát khao ấy, con sẽ phải chối bỏ chính sự hiện hữu của mình.  Con khổ sở, dằn vặt vô cùng, vì không biết tại sao mình lại như thế.  Con xin cô bạn con thời gian để con có dịp tìm ra câu trả lời cho mình.

Vào dịp con về thăm Vũng Tàu năm 1995, con ra viếng thăm tượng Chúa Giêsu Vua tại đây.  Trong khi con đang leo lên những bậc thang bên trong tượng Chúa, chợt có tiếng vang lên trong đầu con, “Ta là đường”.  Con mỉm cười thú vị, vì mình đang thực sự bước đi trên những bậc thang ở trong tượng Chúa, và tò mò tự hỏi, “Nếu Ngài là đường, thì Ngài dẫn người ta đi đâu?  Con tiếp tục bước lên hết những bậc thang hình xoắn ốc, và lên đến vai Chúa.  Lên đến nơi, con ngước mắt lên nhìn xem con đường này dẫn người ta đi đâu.  Nhìn lên, con chỉ thấy trời thôi. Thế rồi con chợt hiểu: Chúa Giêsu chính là con đường dẫn đến Thiên Chúa Cha.  Rồi con đột nhiên nhận ra Thiên Chúa chính là Ðấng Toàn Chân, Toàn Thiện, Tuyệt Mỹ mà tâm hồn con đang khao khát.  Con như vừa bị một tiếng sét đánh, ngây ngô, bàng hoàng như người vừa tỉnh cơn mơ.

Con chạy vội xuống chân Chúa, chạy ra một quãng xa và nhìn lại.  Trời ơi, tất cả là sự thật!  Ngài chính là con đường dẫn đưa con người đến với Thiên Chúa.  Thế mà người ta đã không nhận ra Ngài, chối bỏ và giết chết Ngài.  Ngay cả con cũng không nhận biết Ngài.  Con chợt nhận ra Chúa Giêsu và cảm động quá.  Con cũng ngỡ ngàng nhận ra chính mình: con đang khao khát Thiên Chúa.  Thiên Chúa chính là câu trả lời cho những khắc khoải và bất an vô tận của con.

2.

Thế là bắt đầu cuộc hành trình của con tìm kiếm Thiên Chúa, và tìm kiếm nhân vật Giêsu.  Con bắt đầu đặt câu hỏi lại với tất cả: niềm tin, cứu chuộc, tội, ân sủng, sống và chết... Con bắt đầu cầu nguyện, một việc con không làm đã rất lâu, và bắt đầu lần giở lại những trang Kinh Thánh.  Trong kinh nguyện, con cảm nhận được lời kêu mời của Thiên Chúa: hãy vượt lên trên tất cả mọi trở ngại, và gặp gỡ, kết liên với Thiên Chúa.  Ðây chính là câu giải đáp cho đời con.  Con biết đây là ơn gọi của tất cả mọi người: ơn gọi kết hợp với Thiên Chúa.  Thế nhưng Chúa muốn con sống mối liên kết với Chúa bằng cách nào?  Trong bậc gia đình, làm tu sỹ, hay sống độc thân?   Ðây là câu hỏi quá khó, vì chọn lựa này sẽ ảnh hưởng đến cả đời con, và ảnh hưởng đến rất nhiều người thân yêu của con.  Lại một lần nữa con khổ sở, giằng co, khi lý tưởng va chạm vào thực tế.  Làm sao con chọn lựa được, vì nhiều người đang trông cậy nơi con, tin tưởng nơi con?  Vả lại, ra đi là từ bỏ tất cả những gì con có: nghề nghiệp, gia đình, tình yêu... để đi theo một giấc mơ.

Lúc này, con hay hỏi, “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?  Con như chạy quanh mãi hết đường, cuối cùng phải quay trở lại đối đầu với những gì mình hoài chạy tránh, “Lạy Chúa, Chúa muốn con đi đâu, con sẽ đi theo đó”.  Con chạy mãi tả tơi, bây giờ đứng lại đầu hàng.  Con không có câu trả lời khi con kiếm tìm ý muốn của con.  Con tê dại, tơi tả, rách nát.  Con tìm đến Chúa và hỏi: “Chúa muốn gì?

Dần dà, con nhận ra điều này: khi con suy nghĩ về cuộc sống hôn nhân, con thấy như có cánh cửa đóng sầm trước mặt con.  Nhưng khi con suy nghĩ về đời tu trì, con cảm thấy an bình, có niềm vui và sự sống.  Dần dà, từng bước nhỏ, con tìm ra sức mạnh và sự hướng dẫn của Chúa trong cầu nguyện, và thấy mình được kêu gọi dấn thân bước theo Chúa, dẫu biết mình tội lỗi, bất xứng.

3. Hành Trình Nội Tâm

Khi mới bắt đầu đời sống tu trì, con nhận ra mình khao khát Thiên Chúa, và khao khát vô cùng được vươn lên trên mọi sự để kết hợp với Thiên Chúa.  Thân phận con người phù du tạm bợ, ví như hình ảnh “bèo dạt mây trôi” của người thi sỹ nọ.  Khi con nhận ra thân phận con người của mình, con vô cùng ao ước được thoát ra khỏi cái thân phận sâu kén của mình, để tung cánh bướm bay lên tìm kiếm cái toàn thiện, tuyệt mỹ, để tiếp cận với cái thường hằng vĩnh cửu.  Trong những lần tĩnh tâm, con nao nức kiếm tìm Thiên Chúa trong cái tuyệt đối, trong siêu nhiên vô hình.

Một lần cha linh hướng nói con giống con bò hì hục sau cánh cổng, tìm lối thoát ra.  Cha hỏi con, “Con đang tìm gì?   Con muốn tìm Chúa Giêsu”.  Cha hỏi, “Chúa Giêsu là ai?  Chúa Giêsu là Thiên Chúa xuống thế cứu chuộc con người.  Cha nghiêm trang nói, “Không phải, Chúa Giêsu là người, và con càng trở thành người bao nhiêu con càng trở nên giống Chúa bấy nhiêu”. 

Qua lời khẳng định này, con tự hỏi mình đang kiếm tìm Thiên Chúa ở đâu?  Dần dà con cảm nhận được Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Nhập Thể.  Khi Chúa đến làm người, mang lấy thân sâu nhộng như con, thì trong thân phận làm người của con, con có thể tiếp cận Thiên Chúa.  Thân phận con là bèo là mây, nhưng khi Chúa đến làm bèo làm mây với con, con không cần phải vượt thoát khỏi thân phận bèo mây của mình.  Con tìm thấy trong cái phù du tạm bợ của cuộc đời con có cái thường hằng vĩnh cửu là Chúa.  Con dần dà nhận ra ơn gọi làm người của mình, ơn gọi của con không đưa con vượt thoát khỏi thân phận con người, nhưng vượt thoát khỏi ngục tù của bản ngã, của cái tôi để bước đi theo Chúa.  Con vẫn là bèo là mây, nhưng bèo mây trôi về nguồn cội, là chính Chúa.

4. Ra Ði và Trở Về

Trong đời sống tu trì, con thấy hành trình của con là những cuộc ra đi và trở về.  Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hát: “Một hôm em ra phố về, thấy đời mình là những chuyến xe”. Cuộc đời con là những chuyến xe, chuyến tàu ra đi và trở về.  Ra đi khỏi những bến bờ an toàn để đến những vùng biển xa lạ.  Con ra đi khỏi chốn thân quen của gia đình, của bằng hữu, của nghề nghiệp, môi trường văn hóa và ngôn ngữ để bước đến những nơi bất định. 

Con lạ lẫm theo các Soeur Áo Nâu (Brown Sisters) đi chăm sóc cho các người già đơn độc quanh nội thành Sydney.  Con ngồi la cà làm quen với những người nghiện rượu sống tại trung tâm Greenvale.  Con bỡ ngỡ, sợ hãi đứng trước lớp học không biết làm sao giữ trật tự tại trường Trung Học Mt Druitt, Sydney.  Con tìm cách làm quen với các người Thổ Dân (Aborigines) tại vùng Balgo, Kimberley.   Con ra đi, và con cũng trở về.  Con trở về với cội nguồn văn hóa của con khi con va chạm với văn hóa Tây phương, hay tiếp cận với văn hóa của người Thổ Dân.  

Con trở về với giá trị thực của con người mình; trở về với nguồn trợ lực, nguồn sức sống của đời con là chính Chúa.  Lắm lúc, ra đi chính là trở về.  Cha Hoàng Mạnh Hùng OP dùng hình ảnh này, “Giọt nước tách mình ra khỏi nguồn nước là bắt đầu một cuộc hành trình về với cội nguồn đích thực của mình.  Con ra đi, và trở về, nhưng khi con trở về, con không trở về với nơi mình ra đi, nhưng mỗi lần càng đi sâu hơn vào cuộc hành trình, như hình xoắn ốc. Con nhận ra càng đi con càng tiến sâu trong tương quan với Thiên Chúa.

5. Chiêm Niệm Hay Hành Ðộng?

Lúc mới vào Dòng, con thích cầu nguyện lắm, vì đó là nơi con tìm gặp, và cảm nhận được sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa.  Nhưng khi con bắt tay vào công việc, vào hoạt động, con cảm thấy mình xa rời sự hiện diện của Thiên Chúa.  Con vật lộn hoài với câu hỏi này: làm sao tìm gặp Thiên Chúa trong hành động?  Làm thế nào để trở thành người ‘Chiêm niệm trong hành động’?  Con có phải chọn lựa giữa chiêm niệm và hành động hay không?  Trong suy niệm, con nhận biết Thiên Chúa trở thành nguyên nhân đầu tiên và mục đích sau cùng của các hoạt động tông đồ, con làm những công việc này vì Chúa.  Nhưng làm thế nào để tìm gặp, để cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa trong hành động của con?

6. Ðông Timor

a. Hy Sinh và Lý Tưởng

Khi xem tin tức về các cuộc bạo động bên Timor trên truyền hình, con cảm thấy rạo rực trong lòng: con phải làm gì cho đất nước và dân tộc khổ sở này?  Con hỏi Chúa: “Lạy Chúa, con có thể làm được gì?  Khi nhận được tin hai linh mục Dòng Tên bị sát hại, con xúc động mãnh liệt.  Linh mục trẻ Dewanto tại Suai che chở cho một số người Ðông Timor ẩn nấp trong nhà thờ, cha tiến ra thương lượng với đám dân quân, và bị họ dùng dao giết chết.  Con cảm động vô cùng khi suy niệm lời Chúa Kitô, “Này là mình tôi, bể nát vì anh em.  Này là máu tôi, tuôn đổ vì anh em.”  Cái chết của hai cha gắn liền với ơn gọi theo Chúa, đặc biệt ơn gọi linh mục của hai cha, hiến thân mình như chính Chúa Kitô.  Con rất xúc động không phải vì ước muốn tử đạo, nhưng vì lý tưởng cao quý của ơn gọi: dấn thân, quên mình cho những người khốn khổ, cô thế.

b. Ðất Nước Máu Lệ

24 năm dưới sự cầm quyền của Nam Dương: chính quyền Nam Dương đổ rất nhiều tài nguyên, nhân lực vào xây dựng Ðông Timor, nhưng cầm quyền với bàn tay sắt. Nhà cầm quyền kiểm soát rất nghiêm nhặt, không cho tụ họp từ ba người trở lên.  Họ xua dân lập ấp, tạo áp lực đồng hoá dân tộc, xoá đi văn hoá truyền thống, bản sắc dân tộc; dùng những biểu tượng truyền thống để hô hào sáp nhập vào Nam Dương.  Gia đình Suharto tự định đoạt xây Vương Cung Thánh Ðường Dili, đài Chúa Kitô Vua Cristo Rey of Dili.  Người Ðông Timor rất bất bình, vì nguy cơ vong bản, mất quyền tự quyết, nên bắt đầu cuộc đấu tranh dành độc lập: nhóm Fretilin, tổ chức CNRT (tổ chức kháng chiến Ð. Timor) từ ngay sau cuộc xâm lấn năm 1975.

Cuộc trưng cầu dân ý năm 1999: người Ðông Timor đòi tự chủ, độc lập khỏi Nam Dương.  Cuộc bạo động kinh hoàng tháng 9 năm 1999 có thể coi là sự trả thù của quân đội và một số phe nhóm Nam Dương: trừng phạt sự vô ơn của Ð. Timor.  Ða số phòng ốc, cơ sở bị cướp bóc, đốt phá, đặc biệt những cơ sở do người Nam Dương xây dựng: trường học, bệnh xá, hội trường, nhà kho, trụ sở, trường Ðại học, một số nhà thờ.  Rất nhiều nhà cửa thường dân, chợ búa, cửa tiệm bị cướp bóc và thiêu huỷ.  Rất nhiều làng con đi qua: toàn bộ cơ sở vật chất đáng giá đều bị tiêu huỷ.  Một số khá lớn dân chúng bị đánh dập, tàn sát, rất nhiều người bị dồn bắt qua Tây Timor với đoàn dân quân, đem qua các trại tỵ nạn Tây Timor. 

c. Tình Hình Hiện Tại

Kinh tế: huỷ hoại hoàn toàn.  Chợ búa không họp, không có xe cộ chuyên chở.  Mất nhiều tháng sau mới bắt đầu có xe hàng, họp chợ.  Dili nhiều dãy phố chỉ còn trơ lại các sườn nhà bị thiêu huỷ.  Ðiện nước bị cắt đứt, mất khá lâu để cung cấp lại được.  Ðiện thoại không có, thư từ ra nước ngoài chỉ đưa ra từ Dili, do quân đội đảm trách.  Ðường xá tồi tàn, cầu đường hư hỏng nhiều chỗ.  Lương thực cần cung cấp khẩn cấp.  Khi con tới nơi, các bà các cô bày bán lẻ tẻ mấy thứ trái cây bên vệ đường, bên những ngôi nhà cháy đen.

Hệ Thống Giáo Dục và Y Tế: hoàn toàn sụp đổ vì các cơ sở, phòng ốc, phương tiện bị cướp phá, huỷ hoại hoàn toàn, trong khi đó các nhân viên người Nam Dương, vốn giữ vai trò then chốt trong các hệ thống này, đều về nước, để lại một lỗ hổng rất lớn, không thể trám lấp được.

d. Tình trạng sức khoẻ

Lúc con tới cuối tháng 12, mùa mưa được hai tháng, bệnh sốt rét đang lan tràn khắp nước.  Ðồng thời, do suy dinh dưỡng lâu năm, sức đề kháng suy giảm, người dân bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, bệnh ngoài da, giun sán và lao. 

Con được gởi đến Luro, một tỉnh lỵ nhỏ khoảng 200 cây số phía Ðông Thủ Ðô Dili.  Tại đây có khoảng 11000 dân, sống bằng nghề nông, một số ít chăn nuôi trâu bò, và một số nhỏ các làng ven biển sống bằng nghề đánh cá.  Tại đây có một bệnh xá nhỏ, do MDM thành lập (Medicos Del Mundo: Hội Y Sỹ Thế Giới, chi nhánh Bồ Ðào Nha).  Bệnh xá này thâu dụng 4 nhân viên y tế địa phương, thuốc men do MDM cung cấp, và phục vụ cho dân số khoảng 3000 tại các làng lân cận. Nhu cầu y tế: còn khoảng 8000 đến 9000 người chưa có dịch vụ y tế.  Các nhu cầu y tế rất khẩn thiết, do các bệnh tật lan tràn, nhưng nhiều nơi chưa có nhân viên y tế đặt chân tới sau cuộc bỏ phiếu.

Chỉ với đôi tay nhỏ bé, thiếu thốn kinh nghiệm, thuốc men, dụng cụ y tế, con được gởi đến để đáp ứng nhu cầu y tế cho khoảng 9000 người dân cư, sống tản mác trong các làng mạc trên vùng đồi núi. 

c. Con Cá, Chiếc Bánh và Con Người

Con đặt chân tới Luro, và cảm nhận tiếng Chúa nói: “Các con hãy cho họ ăn”.  Trước nhu cầu quá lớn, và phương tiện quá nhỏ nhoi trong tay, con thường tự hỏi, “Con có thể làm được gì đây?  Sau thời gian đầu lo sợ, bỡ ngỡ, con bắt đầu nhập cuộc, và xem xét những phương tiện và nhân lực hiện có.  Tại Luro có 7 nhân viên y tế địa phương: 4 người đang làm cho MDM, 3 người vẫn chưa có việc làm: một y sỹ, một dược sỹ, một nữ hộ sinh.

Trạm Y Tế Lưu Ðộng: Con đến nói chuyện và tham khảo với các nhân viên y tế địa phương.  Khi con đề nghị họp nhau lập ra một trạm y tế lưu động, họ rất nhiệt tình hưởng ứng.  Con mời ba người tại Daudere, và một y tá tại Luro, thành lập nhóm y tế, gồm có sáu người (kể cả con và người thông dịch).  Con đến văn phòng Cao Ủy OCHA xin họ trợ giúp cho nhân viên của nhóm gạo và một ít tiền mỗi tháng.  Mỗi ngày chúng con đến một làng khám bệnh và cho thuốc, chăm sóc vết thương, có thông dịch viên đi theo.  Hôm đầu tiên, chúng con đến làm việc tại Daudere và gặp 189 bệnh nhân.  Rất nhiều người bị sốt rét, nhiễm trùng phổi trong suốt 3-4 tháng không ai chữa trị.  Trung bình, chúng con gặp từ 40 đến 150 bệnh nhân mỗi ngày.  Buổi trưa, các ông trùm trong làng mời cả nhóm về ăn cơm.

Bệnh nhân đến từ khắp nơi, nhiều người đi bộ 4 tiếng băng rừng lội suối, bế con nhỏ đến gặp con.  Nhiều trẻ em 5, 6 tuổi bị sốt rét suốt 3 tháng, vàng vọt, đờ đẫn, lại suy dinh dưỡng trầm trọng.  Nhiều người bị lao phổi suốt 10 năm trời không được chữa trị.  Có người do suy dinh dưỡng, thân thể quá suy nhược uống bao nhiêu thuốc trị lao cũng không thể hồi phục được.  Nhiều làng vùng núi, tất cả trẻ em đến khám bệnh đều bị giun sán và tiêu chảy, vì nguồn nước bị ô nhiễm.

Nhiều lần hết thuốc, con khổ sở vì thương người bệnh tật, phải đi gõ cửa hết mọi nơi: đến Hội Y Sỹ Thế Giới (MDM) tại Los Palos, trại lính InterFET Nam Hàn, các Soeur Nhật Bản, UNICEFF Dili.  Cùng khó vái tứ phương.  Nhiều chuyến đi về không, con rất chán nản và ấm ức, trong khi số lượng thuốc quyên góp còn nằm ở Darwin chờ chuyên chở.

Trong lúc phục vụ cho nhu cầu y tế trước mắt, chúng con nhắm đến mục đích lâu dài: là tái thiết lập hệ thống y tế cho địa phương, để nhân viên y tế tiếp tục cung cấp cho nhu cầu của người dân.  Ưu tiên hàng đầu: huấn luyện nhân viên y tế bằng cách làm việc chung, rút tỉa kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho họ.  Trong các lớp học cuối tuần: bàn luận về các vấn đề y tế, phương pháp vệ sinh, khử trùng, khám bệnh, ra toa cho thuốc.  Kêu  gọi, cổ động Liên Hiệp Quốc UNTAET, MDM trợ giúp và cho phép những nhân viên có tay nghề được phép hành nghề, được cung cấp thuốc men, phương tiện làm việc, để họ có khả năng cung ứng cho các nhu cầu trong cộng đồng của họ.

Một hôm kia, trong khi khám bệnh tại một làng vùng núi, có một chị vào khám bệnh.  Chị chỉ khoảng 47 tuổi, bàn tay chị trơ xương, làm con nghĩ ngay đến bệnh cùi.  Nhưng khi hỏi chuyện chị, con mới biết chị bị thương tật cột sống khi chạy loạn lên núi trong cuộc biến loạn năm 1975.  Nhìn chị chỉ có da bọc xương, xanh xao, lưng cong gò, thật tội nghiệp.  Con hỏi:

-           Mỗi ngày chị ăn mấy bữa?

-           Có ngày ăn một bữa, có ngày không có bữa nào.

-           Tại sao thế?

Chị ngập ngừng,

-           Vì nhà không có gì ăn.

-           Ở nhà chị ở với ai?

-           Ở một mình.  Tôi có người em, hiện đang ở bên Tây Timor.

-           Bây giờ đang mùa gặt bắp, chị có bắp ăn không?

-           Không, vì tôi bệnh tật, đâu có trồng cấy gì được!

Chị mỏi mệt đứng lên, và kêu thốt lên một tiếng, lảo đảo vịn tay vào tường vì chóng mặt.  Chị chỉ có da bọc xương, mảnh khảnh, run rảy vì kiệt sức.  Bỗng mắt con nhạt nhòa, “Trời ơi, Chúa đó sao?  Con như chợt nhận ra Chúa Kitô trong hình hài người thiếu phụ đau khổ này: tàn tật, cô đơn, đói khát, bệnh hoạn, tìm đến gặp con.  Con bủn rủn vì bất ngờ tiếp cận với Chúa trong tình cảnh này.

Chính Chúa đến trong hành động của con, và biến hành động thành chiêm niệm.

7.  Vài Suy Tư Về Kinh Nghiệm Tông Ðồ

-           Con cần hiện diện giữa cuộc đời như Chúa Giêsu đã đến để hiện diện giữa cuộc đời.  Con không tìm cách che lấp thực tế, hay chối bỏ, hoặc thi vị hoá thực tế, nhưng cần nhìn vào thực trạng của cuộc đời, với con mắt, đôi tay, trái tim, trí óc của người đã nhập cuộc.

-           Làm việc tông đồ, con đến với những con người để giúp họ tìm ra cách giải quyết những khó khăn của họ, giúp họ có khả năng và điều kiện để thực hiện các chương trình phục vụ và phát triển cho địa phương họ.  Nếu là người cho, con rất dễ ghiền vai trò này, muốn bảo toàn vai trò của mình là người phân phát.  Con cần phải cho đi cả cái vai trò ấy.  Cái gì làm con trở thành người cho?  Tài sản?  Ðịa vị?  Tiền bạc?  Danh tiếng?  Bằng cấp?  Con có dám cho đi cả những thứ này, để trở thành người trắng tay, để tiếp xúc với mọi người chân chất, đơn sơ như chính Chúa Kitô không?

-           Con cần ý thức là mình được sai đi.  Chúa gửi con đến làm phương tiện mang đến sự sống cho mọi người.  Không phải sứ vụ của con để sở hữu, để tự hào, nhưng là sứ vụ của Chúa.  Con là khí cụ đơn sơ, nhỏ bé trong tay Chúa.  Ơn gọi tông đồ là ơn gọi đồng hành với Thiên Chúa bước vào đời, để làm chứng tá cho tình yêu Thiên Chúa.

(Bài chia sẻ trong Đại Hội Linh Mục Tu Sĩ tại Sydney năm 2000)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả:  Lm. Đinh Trung Hòa, SJ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!