Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  GH. Đồng Trách Nhiệm
NHỮNG THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 

 

 

Khi về thăm quê nhà, người Việt sinh sống ở hải ngoại không khỏi ngạc nhiên, vì cách sống đạo đặc biệt của giáo dân Việt Nam ở trong nước còn sốt sắng hơn trước 1975. Tại đất nước mà họ định cư, việc thực hành đạo giáo bị sa sút – đối với giáo dân bản xứ, nhất là những cư dân gốc Pháp như ở tỉnh bang Québec, Canada.

 

Tuy nhiên mặt nổi “sống đạo” đầy khích lệ đó đang chứa đựng những lo âu cho một tương lai đạo giáo, trong đường hướng đổi mới ở trong nước toàn cầu hóa trên thế giới.

 

Trong một bài viết trên NET gần đây, một linh mục đã nhận xét:

 

Nếu cả đất nước đang phải chuyển mình canh tân và đổi mới từng ngày như thế, Giáo Hội Công Giáo VN cũng cần phải có những canh tân chỉnh đốn cần thiết kịp thời, chứ Giáo Hội không thể tự an ủi và tự ru ngủ mãi trong những cách thức hành đạo và sống đạo ‘sốt sắng’ kiểu quá khứ được. Bởi vì Giáo Hội không phải là một tháp ngà khép kín và sứ mệnh của Giáo Hội không phải nhằm bảo toàn mọi quá khứ, nhưng là thánh hóakiện toàn hiện tạidọn đường cho tương lai, là đồng hành với con người trong mọi tình huống và hoàn cảnh của cuộc sống ».

 

TIẾT MỘT

GIÁO HỘI NĂNG ĐỘNG

 

Giáo dân sống đạo tích cực

 

Vào mỗi Chúa nhật, tại các Thánh đường, giáo dân tham dự Thánh lễ đông đúc. Có nơi, mỗi Chúa nhật phải cử hành năm sáu Thánh Lễ mới đáp ứng nhu cầu của giáo dân tham dự Thánh Lễ một cách sốt sắng, đọc kinh cầu nguyện không biết mỏi mệt, nghe giảng không hề nhàm chán…Thông thường trong nhà thờ không đủ chỗ ngồi, họ phải đứng cả ngoài sân.

 

Giáo dân còn tham gia những sinh hoạt giáo xứ và các hội đoàn một cách tích cực. Họ cũng hăng say tham gia những công tác tông đồ giúp đỡ người nghèo, nhất là những bệnh nhân phong và HIV/AIDS, không nề hà những vất vả về thể xác lẫn tinh thần và nguy cơ nhiễm bệnh. Những hy sinh đó rất đáng khâm phục!

 

Tình trạng tốt đẹp đó phát xuất từ sự kính trọng và hợp tác của giáo dân đối với linh mục quản xứ, cũng như tinh thần sống đạo hài hòa và sốt sắng của Cộng Đồng Dân Chúa trong các giáo xứ… như linh mục trên đây đã phân tích:

 

Từ tinh thần thành kính cách đơn thuần và sự tương quan thân tình cha-con, trước hết tạo cho bầu không khí sống đạo trong giáo xứ thật đầm ấm và thuận thảo, đồng thời cũng đơn giản hóa rất nhiều cho công tác Mục Vụ của các Linh Mục Quản Xứ, qua sự vâng phục và sự cộng tác tự nguyện và vô điều kiện của mọi thành phần giáo dân.

Quả thật đó là một điều lý tưởng, nó gợi lên cho chúng ta hình ảnh thánh thiện và đáng yêu của các tín hữu thời nguyên thủy: ‘Khi tất cả đều vâng phục, kính yêu các thánh Tông Ðồ, cùng thương yêu gắn bó huynh đệ với nhau như anh em ruột thịt vậy ». (Công Vụ Tông Ðồ, 2, 42-47).

 

Ơn gọi dồi dào

 

Các chủng viện và tu viện hằng năm không đủ chỗ đón nhận những chủng sinh và thỉnh sinh. Thành phần linh mục và tu sĩ trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao. Trong các tu viện và đan viện, các tu sĩ trẻ tuổi chiếm tỷ lệ có khi lên đến bảy chục phần trăm hay hơn nữa! So với Âu Mỹ, đó là một điều rất đáng kinh ngạc. Ở những nơi nầy, nhiều chủng viện và tu viện phải đóng cửa. Những tu sĩ còn sót lại thì tuổi trung bình khoảng 60-65, có khi còn hơn thế nữa!

 

Nếp sống đạo sầm uất

 

Để đáp ứng nhu cầu mục vụ và phụng vụ cho giáo dân, các giáo xứ cần xây cất nhà thờ mới, rộng lớn hơn, hay tân trang những ngôi Thánh đường cũ kỹ, đã bị xuống cấp. Điều nầy mang lại cho giáo dân một nơi thờ phượng xứng đáng và thoải mái mỗi khi tìm đến với Chúa.

 

Mỗi kỳ Đại Hội Lavang, thành phần dân Chúa tham dự trên dưới nửa triệu người, đến từ ba miền Trung, Nam, Bắc và hầu như các giáo xứ trên mọi miền đất nước đều có mặt. Nếu được phép, những Thánh lễ tấn phong linh mục có thể lên tới vài chục vị. Ở Âu Mỹ, mỗi lần phong chức linh mục chỉ vỏn vẹn vài vị là nhiều và có khi tại một địa phương, cả một hai chục năm mới có một lần phong chức như thế!

 

Sự hãnh diện của Tòa Thánh Vatican

 

Vào ngày 22/11/2005, bản tin của Tòa Thánh Vatican cho biết Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã thiết lập một giáo phận mới là Bà Rịa với 224.000 giáo dân, 78 giáo xứ, 91 linh mục triều và dòng, 61 chủng sinh và 598 nam nữ tu sĩ. Trong khi thăm viếng Việt Nam vào thời điểm đó, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Bộ Trưởng Thánh Bộ Truyền Bá Tin Mừng, đã phát biểu:

 

Việt Nam là một cộng đoàn rất năng động. Ta có thể thấy qua số lượng các ơn gọi, các chủng viện, giờ nầy đã đầy ắp và phải xây thêm nhiều cơ sở để có thể tiếp nhận rất nhiều thỉnh sinh; một đời sống đạo, lãnh nhận bí tích và tham gia đời sống Giáo Hội với một tỉ lệ rất cao mà hiện nay không còn tìm thấy được ở Âu châu chẳng hạn!

 

Gần đây, Đức Ông Pietro Parolin, Thứ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, cầm đầu Phái Đoàn thăm viếng Việt Nam từ ngày 05-11/03/2007 đã nhận định về sức sống của Giáo Hội Việt Nam như sau:


Tôi đã nói trong nhiều dịp, trong các cuộc gặp gỡ với các tín hữu, rằng điều mà chúng tôi đã nhận được nhiều hơn những gì chúng tôi đã cho. Thực vậy, người ta không thể không cảm động và được khích lệ vì tấm gương và chứng từ của các tín hữu Công Giáo Việt
Nam.

 

Đôi mắt và tâm hồn tôi như còn đầy những hình ảnh về các buổi lễ phụng vụ ở Quy Nhơn, Pleichuet, Hà Nội, v.v. rất đông tín hữu, phần lớn thuộc các bộ lạc người dân tộc, người thượng, họ tập họp vào ban chiều tối ngày 8-3 trước nhà thờ chính tòa Kontum, hình ảnh cộng đồng giáo xứ Hạ Long rất sốt sắng, đã từng phải chịu nhiều đau khổ.

 

Tôi có ấn tượng rất mạnh về cách cầu nguyện của các tín hữu, rất sốt sắng, chăm chú, sùng kính, nhưng đồng thời rất dấn thân trên bình diện cộng đoàn, vì tất cả mọi người, trẻ em, người lớn, người già người trẻ, nam giới nữ giới hát và thưa đồng đều. Tôi không thể không nhắc tới lòng kính yêu của các tín hữu Công Giáo Việt Nam đối với Đức Thánh Cha, trong cuộc viếng thăm của Phái đoàn Tòa Thánh, các tín hữu đã liên tục bày tỏ lòng gắn bó con thảo và trung thành đối với ĐTC. Giáo Hội Việt Nam là một Giáo Hội can đảm năng động, đầy sức sống, và một trong những dấu chỉ chứng tỏ điều đó là có rất đông ứng sinh linh mục và đời tu.

 

Tiếp đến, đó là một Giáo Hội dấn thân xây dựng xã hội, chăm sóc những người túng thiếu, đồng thời mong muốn có thể dấn thân nhiều hơn nữa trong lãnh vực giáo dục và xã hội, để mang lại một đóng góp có phẩm chất cao hơn và hiệu năng hơn cho đất nước và cho mọi người dân, không phân biệt họ có tín ngưỡng hay không, hoặc thuộc nhóm tôn giáo này hay tôn giáo khác.

 

Sau cùng, đó là một Giáo Hội ý thức về những vấn đề có liên hệ tới sự công nghệ hóa mau lẹ của đất nước, tới sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Việt Nam có mức phát triển kinh tế là 8,4% dự kiến cho năm 2007 này, tức là đứng thứ hai về tỷ lệ phát triển kinh tế mau lẹ trên thế giới. Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam muốn chuẩn bị để đương đầu với thách đố ấy và tiếp tục là muối và là men, và soi sáng cho mọi người qua việc hân hoan loan báo Tin Mừng. 

 

(LM Trần Đức Anh, O.P. Radio Vatican)

 

TIẾT HAI

NHỮNG THAO THỨC

 

Từ một định hướng

 

Chương 4 của “Hiến Chế Giáo Hội” (“Lumen Gentium”), xác định ơn gọi và sứ mạng của giáo dân được đâm rễ sâu trong Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, nhằm tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách thi hành các hoạt động trần thế theo Thánh Ý Thiên Chúa.

 

Ngày 18/11/1965, các Nghị Phụ đã thông qua Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân (“Apostolicam Actuositatem”), nhấn mạnh đến hoa quả của việc tông đồ tùy thuộc vào sự kết hợp sống động của họ với Chúa Kitô. Ở cuối Sắc Lệnh, các Nghị Phụ đã tha thiết kêu gọi: “Thánh Công Đồng hết sức kêu mời tất cả giáo dân, hưởng ứng sự thúc đẩy của Thánh Thần, hãy mau mắn, đại độ và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô…Quả thật, chính Chúa một lần nữa nhờ Thánh Công Đồng nầy, mời gọi tất cả giáo dân hãy kết hợp với Người ngày một mật thiết hơn…họ hãy tham gia vào sứ mạng cứu rỗi của chính Người và một lần nữa Người sai họ đi tới các thành và những nơi Người sẽ đến”.

 

Sau bốn thập niên, lời kêu gọi đó đã được giáo dân Việt Nam hưởng ứng và thực thi như thế nào?

 

Lối giữ đạo theo truyền thống

 

Do cha ông truyền lại và được tôi luyện lúc còn non trẻ, giáo dân Việt Nam coi việc xem lễ Chúa nhật như là một sự bắt buộc tự nhiên với những hậu quả kèm theo. Nếu bỏ xem lễ Chúa nhật, cỏ thể bị khó khăn trong cuộc sống, gia đình bị xáo trộn, vì không được Chúa ban ơn và nhất là sẽ bị án phạt đời sau: khi chết “bị xuống hỏa ngục đời đời”.

 

Ít người nhận chân mối tương quan mật thiết trong tâm hồn được trực nhận một Thiên Chúa Yêu Thương, khi đến nhà thờ. Khi đặt chân đến đây, giáo dân thường đọc nhiều kinh và hát nhiều bài, không ngừng nghỉ, trong khi tâm trí phiêu diêu nơi khác. Rất khó cho một giáo dân, khi đến Thánh đường, có thể ngồi trầm tĩnh năm mười phút hay hơn nữa, để tâm tình với Chúa trong tâm hồn!

 

Nguy cơ đối với giới trẻ

 

Với lối giữ đạo theo thói quen và có tính cách truyền thống đó, nhiều thanh thiếu niên khi bị khủng hoảng về niềm tin, với  một tâm hồn trống rỗng, không biết bám víu vào đâu để tìm ra chân lý đạo giáo ngõ hầu vượt qua cơn thứ thách về đức tin.

 

Khi còn ít tuổi, trẻ em được cha mẹ dẫn đến nhà thờ, không chút thắc mắc do dự. Về nhà ban tối, trẻ em sốt sắng đọc kinh chung trước khi đi ngủ, như một thói quen tốt đẹp. Nhìn những trẻ em ngoan đạo đó, cha mẹ mừng vui và cha xứ hãnh diện. Nhưng khi “tuổi dậy thì” đến, nhiều em đã bị ngã gục, trước sự hốt hoảng của phụ huynh và sự bàng hoàng của cha xứ.

 

Tại một số giáo xứ, người ta chứng kiến cảnh tượng nhiều trẻ em trai gái 14-15 tuổi, trước đây rất ngoan đạo, xem lễ Chúa nhật đều đặn và sốt sắng, lại còn tham gia ca đoàn hay hội giúp lễ. Ban tối, các em xướng kinh ở trong gia đình, trước khi đi ngủ. Bỗng nhiên các em bỏ học, theo bạn bè đi bán xì ke ma túy, không còn xem lễ Chúa nhật hay đọc kinh tối ở nhà. Cha mẹ quá thất vọng, đôi khi dùng đòn tâm lý để thức tỉnh các em: “Con tin có Chúa không?” Có em ngang nhiên trả lời: “Con không biết nữa!” Thế rồi cha mẹ khóc và cha xứ cũng khóc theo. Có khi không nén được xúc động, cha xứ đã khóc nức nở trên tòa giảng. Thật cảm động! Nhưng đã quá trễ, những giọt nước mắt cho các em đó không thể cứu vãn các em!

 

Nhiều cha xứ đã nhận xét: thanh thiếu niên ngày nay không còn “tin tưởng” gì hết. Điều đó cũng dễ hiểu: khi các em không được bồi dưỡng thêm về giáo lý, không biết họp nhau để chia xẻ và học hỏi Lời Chúa, không quen cầu nguyện với Chúa trong thinh lặng (« silent prayer ») để dễ dàng tiếp cận với Chúa trong tâm hồn thì làm sao Đức Tin của các em lớn mạnh được. Vì các em không có Chúa ở trong tâm hồn thì các em đã mất tất cả. Chúa đang nằm ngủ nơi khác, chứ không phải nằm ngủ ở trong tâm hồn các em. Trong tình huống đó, khi thuyền đời các em bị chao đảo, làm sao các em có thể đánh thức Chúa dậy để Ngài cứu vớt các em qua cơn phong ba bão táp của cuộc đời!

 

Số tín hữu suy giảm

 

Nói chung hiện nay số giáo dân Việt Nam không gia tăng kịp với đà tăng gia dân số. Vào thập niên 1950, tức trên nửa thế kỷ nay, giáo dân chiếm tỷ lệ 10% dân số. Ngày nay tỷ lệ đó chỉ còn 8% hay 7% mà thôi. Đứng trên bình diện thực tế, số tân tòng mỗi năm mỗi giảm!

 

Theo Niên Giám 2005 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, số giáo dân là 2.094.450 vào năm 1960 và 5.776.972 vào năm 2004, tức chiếm 7,03% dân số cả nước. (Không biết số thống kê vào năm 1960 căn cứ trên cả hai miềm Nam Bắc hay chỉ miền Nam mà thôi?). Một biệt lệ là khu vực Tây Nguyên và phía Bắc là những nơi có số lượng tín hữu gia tăng nhanh nhất. Ví dụ giáo phận Kon Tum, năm 1971 chỉ có 80.627 giáo dân thì đến năm 2004 đã tăng gấp 2,5 lần (tức 203.723 người). 

 

Về mặt hành đạo, số người trưởng thành có học vấn và nghề nghiệp vững chắc xem ra ít khi đi nhà thờ. Chúa nhật là ngày nghỉ của họ, sau cả tuần lễ kinh doanh vất vả. Hơn nữa đó là ngày để họ đưa gia đình đi các khu giải trí, ăn uống ở nhà hàng…

 

Ơn gọi từ các vùng quê

 

Cũng theo Niên Giám 2005 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, năm 1960 chỉ có 5.789 tu sĩ, 1.914 linh mục, thì năm 2000 có 1.131 đại chủng sinh, 9.986 tu sĩ (trong đó 2.422 là linh mục). Đến năm 2004 có 1.249 đại chủng sinh, 14.413 tu sĩ nam nữ, 3.126 linh mục và 53.887 giáo lý viên.

 

Nhìn chung, hiện nay ở Việt Nam, ơn gọi rất nhiều, nhưng phần lớn đến từ vùng quê. Trong các đan viện hay tu viện, hầu hết các ơn gọi – nam cũng như nữ – đến từ các vùng sâu, vùng xa. Trong một tu hội, sau ba thập niên vừa qua, có trên hai mươi linh mục được thụ phong, nhưng trong số đó chỉ có hai vị xuất thân từ Saigon, số còn lại từ những vùng quê.

 

Trong một Thánh lễ, tại một giáo xứ lớn ở ngoại ô Saigon, nhân dịp quyên tiền giúp Đại Chủng Viện Thánh Giuse, vị linh mục thuyết giảng cho biết hiện nay giáo phận Saigon đang thiếu linh mục, tức thiếu ơn gọi từ thành phố Saigon.

 

Thêm vào đó, ơn gọi tu huynh hiếm hoi hơn. Hầu hết trong các dòng tu hoặc tu hội, ơn gọi linh mục thì nhiều, nhưng ơn gọi tu huynh thì ít và có thể rất ít, tùy hội dòng. Những tu sĩ có chức linh mục phải bận rộn với công tác mục vụ. Nhưng để phục vụ những người già cả neo đơn, các bệnh nhân nan y… thì lại thiếu những tu huynh để cộng tác với các nữ tu và các giáo dân. Đối với các tu hội mà các nam tu sĩ hoàn toàn không có chức linh mục thì việc chiêu sinh vô vàn khó khăn.

 

Đứng trước thực trạng đó, người ta không khỏi thắc mắc về «động cơ» phát sinh nhiều ơn gọi. Hy vọng không có tiềm ẩn yếu tố bất thường trong vấn đề nầy. Khi nêu lên thắc mắc như thế chỉ nhằm mục đích để cùng suy tư về «ơn gọi» cho đúng nghĩa mà thôi!

 

Bức tranh chấm phá

 

Trong hoàn cảnh đặc biệt hiện nay, Giáo Hội Việt Nam không được phép có những đóng góp lớn lao trên bình diện giáo dục, y tế, xã hội... Những phục vụ nhỏ nhoi và khiêm tốn của các nam nữ tu sĩ cũng như giáo dân hiện đang vẽ ra một bức tranh chấm phá với những nét thô sơ, nhưng nói lên được vẻ đặc trưng đối với một Giáo Hội của người nghèo, vì người nghèo và cho người nghèo.

 

Rồi đây, nếu cơ may đưa tới, Giáo Hội Việt Nam được nhập cuộc một cách năng động hơn, với những cơ cấu phục vụ với tầm cỡ to lớn hơn, liệu có tránh khỏi hình ảnh của một Giáo Hội giàu có nhằm phục vụ giới giàu sang hay không?

 

Trước 1975, Giáo Hội đã phục vụ một cách năng động trên bình diện qui mô rộng lớn. Về y tế, có nhà thương Saint Paul. Về giáo dục, có đại học Đà Lạt, đại học Minh Đức. Ở bậc trung học, có các trường Taberd, Saint Paul, Regina Mundi, Regina Pacis ở Saigon, Couvent des Oiseaux ở Đà Lạt, Pellerin, La ProvidenceJeanne d’Arc ở Huế. Ngoài ra ở Saigon còn có Trường Nguyễn Bá Tòng, các trường La-san và những trường trung tiểu học Công Giáo ít nổi tiếng khác ở thành phố cũng như vùng phụ cận.

 

Khi hoạt động trên bình diện đại qui mô, vấn đề tài chánh trở nên cần thiết để duy trì những cơ cấu đó. Việc thâu học phí ở các trường đại học, trung học và tiểu học, cũng như thâu bệnh viện phí tại các nhà thương…trở thành bắt buộc. Lúc đó vô tình Giáo Hội trở thành định chế phục vụ giới giàu sang, còn những người bình dân lao động không thể trả nổi những dịch vụ do Giáo Hội cung cấp.

 

 

TIẾT BA

VẤN ĐỀ XÂY CẤT NHỮNG THÁNH ĐƯỜNG ĐỒ SỘ

 

Vì nhu cầu phụng vụ và mục vụ, nhiều Thánh đường và cơ sở tôn giáo được xây cất lớn lao hơn. Tuy nhiên điều nầy đã gây nên một ấn tượng cách biệt giữa nếp sống sung túc giàu có của giáo sĩ với đại đa số giáo dân nghèo nàn. Theo người ta cho biết, có những nơi, giáo dân không còn tìm đến với các giám mục và linh mục nữa vì sự xa cách giữa hai nếp sống của hai giới, khác với sự thân tình vốn có trước kia.

 

Để có một cái nhìn trung thực về vấn đề nầy, tác giả J.B. Nguyễn Hữu Vinh (hình như đó là một linh mục ở Hà Nội) đã đưa ra những nhận xét dưới đây, đứng trên cương vị một người trong cuộc:


Công trình như nấm sau mưa


Sau một thời gian dài bị cấm đoán… những năm qua, như được “cởi trói”, phong trào xây dựng nhà thờ, nhà xứ và các công trình tôn giáo, nhất là Công giáo đã diễn ra rầm rộ trong Nam, ngoài Bắc…


Thêm vào đó, sau mấy chục năm với nền kinh tế kế hoạch bao cấp đầy khó khăn thiếu thốn, đến khi được “cởi trói”, hội nhập với thế giới, theo nền kinh tế thị trường, điều kiện vật chất cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của việc xây cất, thờ phượng.

 

Đồng thời, những người Việt hiện sống ở nước ngoài xuất thân từ các xứ họ, các giáo phận trong nước, nay đã có cuộc sống kinh tế cao hơn nên đã gom góp để xây dựng lại những Thánh đường to đẹp hơn như những nghĩa cử của người xa xứ với cội nguồn của mình.


Lớn hơn, đẹp hơn, hoành tráng hơn


Nếu đi một vòng từ Nam đến Bắc, qua những vùng đông giáo dân, người ta sẽ thấy, nổi bật trên nền trời xanh, những ngọn tháp cao ngạo nghễ, những Thánh đường to, rộng đang được cấp tập xây dựng như một phong trào, làm nức lòng giáo dân sở tại, làm ấm lòng những giáo hữu tha phương.

 
Những điều bất cập


Việc xây dựng các Thánh đường và công trình tôn giáo nói chung hiện nay đang ồ ạt theo kiểu “phong trào”. Có nơi nhà thờ cũ, hỏng, phá đi xây nhà thờ mới, có nơi nhà thờ lớn, phá đi xây lại lớn hơn. Việc trùng tu, bảo tồn ít thấy dù công trình đó có một giá trị văn hóa, lịch sử trải qua cả trăm năm...

 
Rất nhiều công trình xây dựng theo ngẫu hứng, theo kinh nghiệm là chính, bất chấp kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc. Rất nhiều Thánh đường đã được xây dựng theo ý chủ quan của Cha xứ, Ban Hành Giáo hoặc người tài trợ... theo kiểu “học mót”.

 
Rất nhiều Thánh đường được xây dựng theo kiểu tiết kiệm, có đến đâu, làm đến đó không cần thiết kế, chẳng cần chuyên môn, chỉ cần giao cho một tốp thợ tự biên tự diễn theo ý Cha xứ và ban kiến thiết, vì thuê thiết kế, khảo sát… tốn một số chi phí nào đó. Vì vậy sự lãng phí còn lớn hơn gấp nhiều lần chi phí đó, ngoài ra, nguy cơ nứt nẻ, hư hỏng, sụp đổ bất cứ lúc nào.


Đối với những người Công giáo Việt Nam, họ đã chắt chiu từng đồng tiền, bát gạo, hi sinh rất nhiều công, của và mồ hôi nước mắt khó nhọc của mình. Nhưng trong thực tế, việc xây dựng ở nhiều nơi, nhiều chỗ đã lãng phí cách này hay cách khác. Có khi toàn bộ công trình từ móng đến tường, mái nhà...là một khối bê tông khổng lồ...“không giống ai”. Một công trình tốn kém khủng khiếp và ngôi nhà thờ này, kinh phí đắt gấp năm bảy lần những ngôi nhà thờ khác cùng diện tích sử dụng. Những quy định đó phần nhiều “do người tài trợ quyết định”, vì “nếu không nghe, họ cắt tài trợ cho công trình”.


Vài hệ lụy


Thánh đường càng to, càng đẹp, thì người Công giáo càng hãnh diện và tự hào. Nhưng nhiều khi chúng ta quên mất một điều là Thánh đường đẹp đẽ nhất cho Thiên Chúa ngự, chính là tâm hồn mỗi người.

 

Để xây dựng Thánh đường và các công trình tôn giáo, nhiều nơi đã phải dùng rất nhiều dự án xin tài trợ của các tổ chức và cá nhân… như giáo dục, y tế, xã hội… nhưng đã không sử dụng đúng mục tiêu của dự án đã nêu mà dùng cho việc xây dựng các Thánh đường nguy nga lộng lẫy. Đó là sự dối trá khó có thể chấp nhận dù với một ý tưởng và mục đích tốt.


Ngoài ra, để xây dựng Thánh đường, các linh mục nhiều khi đã phải chấp nhận nhiều điều không bình thường như “xin phép”. Việc xây cất các công trình tôn giáo là một nhu cầu chính đáng của Cộng Đồng Công giáo nên việc cấp phép là điều đương nhiên mà các cấp chính quyền phải làm. Nhưng nhiều nơi vẫn làm chui, làm lén khi đi làm những thủ tục cấp phép, tạo điều kiện cho những quan chức nhà nước tham nhũng, nhận hối lộ để thực thi phận sự của mình. Như vậy, chính chúng ta đã tự trói mình bằng những việc làm sai trái.

 

Thứ đến là vấn đề kinh phí: Rất nhiều nơi, khi xây dựng Thánh đường, đã không lường trước được quy mô và khả năng, dẫn đến công trình kéo dài hàng chục năm không thể hoàn thành… gây lãng phí lớn trong quá trình xây dựng.


Nhiều nơi, sự minh bạch, công khai không được đảm bảo, dẫn đến những nghi kỵ trong cộng đồng đối với những người có trách vụ. Và thật đáng tiếc, có nơi khi xây dựng được những Thánh đường rộng rãi, bề thế, thì mất đi hoặc đã tổn hại nhiều Thánh đường khác quan trọng hơn, đó là tâm hồn người tín hữu.


Một yếu tố quan trọng khác là những vị chủ chăn. Nhiều khi và nhiều nơi, việc xây dựng các công trình đã gần như một cuộc tranh đua và để có tiền bạc xây cất, phải vận động để được cấp phép, được đi nước ngoài xin tài trợ… thậm chí có những vị đã chấp nhận im lặng trước những điều vô lý của cá nhân, của xã hội địa phương với rất nhiều hiện tượng bất công, tham nhũng cũng như nhiều tệ nạn khác với phương châm “im lặng là vàng” mà người Công giáo làm chứng cho sự thật không được phép im lặng.

 
Một vài đề nghị


Mỗi Giáo phận cần có một Ban Phụ trách về xây dựng các công trình trong Giáo phận, gồm những nhà trí thức Công giáo và không công giáo, để tư vấn cho các Giáo xứ, Giáo họ. Nếu cần, nên thành lập một Công ty tư vấn Thiết kế các công trình tôn giáo cho Giáo phận, gồm các Luật sư sẽ tư vấn cho các Giáo xứ, giáo họ trong việc thực hiện các quy định, điều luật trong lĩnh vực xây dựng cũng như nhiều lĩnh vực khác trong các hoạt động tôn giáo.


Mỗi giáo phận đều nên có những quy định cụ thể về việc xây cất, huy động các tiềm năng và nguồn lực cho việc xây dựng các Công trình của Giáo Hội theo những tiêu chuẩn cụ thể, không để tiếp diễn hiện tượng mạnh ai nấy làm, manh mún và không hiệu quả như hiện nay. Và một điều cần hơn hết là Giáo phận luôn nhắc nhở mọi người thấm nhuần rằng: Ngôi Thánh đường đẹp nhất cho Thiên Chúa ngự, chính là tâm hồn mình.

 

TIẾT BỐN

ĐỊNH HƯỚNG TRUYỀN GIÁO MỚI

 

Trong bối cảnh đặc biệt Việt Nam, việc truyền giáo cần phải theo một định hướng mới. Lm. Phêrô Đan-Minh  Hagendorn, Thụy Sĩ đã trình bày gương sáng của Linh mục Gioan B. rêsa Cao Vĩnh Phan như dưới đây:

 

Mặc dù hầu như mù lòa và bệnh tật mà cha vẫn hăng hái làm việc trí tuệ, trong 14 năm nghỉ hưu tại Nhà Hưu Dưỡng Chí Hòa, cha đã biên soạn nhiều tác phẩm giá trị và viết nhiều bài thơ. Điều người ta cảm phục nhất và đánh giá cao, đó là cách sống đơn sơ khó nghèophương pháp truyền giáo độc đáo của cha.

Phương hướng mục vụ mới là phục vụ

Cha Cao Vĩnh Phan chú tâm vào các hoạt động có tính cách văn hóa giáo dục hơn là xây cất những công trình lớn lao. Ngài lo cho các em, nhất là con nhà nghèo, được ăn học đến nơi đến chốn... Trong thời gian hưu dưỡng ngài cũng đã dùng tiền cúng biếu để nuôi mấy chục em con nhà nghèo ăn học thành tài và trong số những ngưòi được cha giúp đỡ có nhiều “người bên lương”.

Về mặt xã hội, cha Cao Vĩnh Phan đã vận động tân trang con đường Phan Thiết – Mũi Né. Ngày nay nhiều người đi du lịch Mũi Né được đi trên con đường tráng nhựa rộng rãi đó.

Cha Cao Vĩnh Phan đã cố gắng sống đúng tinh thần Phúc Âm, theo gương Chúa Giêsu đến để phục vụ chớ không phải được phục vụ” (Mt 20,27-28). Ngài sống đơn sơ, khó nghèo và không bao giờ cho phép tổ chức tiệc mừng.... Việc nhận quà cáp đối với ngài là một việc bất đắc dĩ.

Đặc biệt cha Phan chỉ có tủ đựng sách mà không có tủ đựng quần áo, vì ngài chỉ có hai bộ để thay đổi mà thôi. Chưa bao giờ thấy ngài mặc đồ veste complet có thắt cravate. Trong tập “Những Giòng Lưu Niệm Cuối Đời”, cha Phan đã dặn con cháu của mình khi nào ngài chết đi thì chỉ tổ chức một lễ an táng âm thầm đơn sơ và bó chiếu đem chôn như một người nghèo”.

Đi tìm những con chiên lạc

Công việc mục vụ số một của cha Cao Vĩnh Phan là thăm viếng bổn đạo và đi đến với lương dân, vì theo lời Chúa Giêsu:Thầy còn có nhiều con chiên khác chưa thuộc về ràn nầy, Thầy phải dẫn đưa chúng về một đàn chiên(Ga 10,16). “Chúng con hãy ra đi khắp nơi rao giảng Phúc Âm và rửa tội cho họ” (Mt 28, 19). Lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu là động lực thúc đẩy ngài “ra đi”, để đến với mọi người, lương cũng như giáo.

Đi đến với anh chị em lương dân

Đó là tựa đề một tập sách nhỏ mà linh mục Cao Vĩnh Phan đã viết nhân dịp “Năm Thánh Truyền Giáo 2004”, ghi lại những cuộc gặp gỡ và kỷ niệm đầy tình người với các Đại Đức, Thượng Tọa và Tăng Ni Phật Tử.

Cha Phan không bỏ qua dịp nào mà không gặp gỡ thăm viếng anh em Phật tử: Lễ Hội tôn giáo, đám cưới, đám tang, sinh nhật... Mỗi lần đi qua các chùa quen biết hay chưa quen biết, ngài đều ghé vào chào thăm nói chuyện, lâu mau tùy thời giờ cho phép. Mỗi lần ngài lái xe Honda đi đâu, hễ thấy một vị tu hành mặc áo cà sa đang đi là ngài dừng xe lại để chào hỏi nói chuyện. Nếu vị tu hành đó muốn đi nhờ xe là ngài sẵn sàng chở đi. Khi đến nơi, vị tu hành cám ơn và thường cho ngài địa chỉ rồi mời ngài có dịp đến thăm chơi.

Lúc chào tạm biệt, cha Phan thường mời vị tu hành cùng hợp ý cầu nguyện: “Lạy Chúa, Đấng thiêng liêng quyền phép, chúng con cám ơn Ngài đã ban cho anh em chúng con được gặp nhau hôm nay và được đi đến nơi, về tới nhà bằng yên. Xin Chúa giúp anh em chúng con biết sống theo lương tâm ngay thẳng dưới sự hướng dẫn của Chúa, là Đấng đã tạo dựng trời đất muôn loài và cứu chuộc chúng con, nhờ Chúa Giêsu Kitô”.

Phải đi đến với lương dân

Trong “Tâm Thư Một Linh Mục Hèn Mọn Nghỉ Hưu” gởi Đại Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp tại Hà Nội, năm 2000, linh mục Cao Vĩnh Phan nêu lên một nhận xét: “... Có nhiều vị linh mục đến nhận xứ và có cả vị giám mục đến nhận giáo phận, suốt từ đầu lễ đến cuối tiệc mừng, hoàn toàn thưa trình với giới Công giáo, không hề có một câu nào trực tiếp hay gián tiếp chào thăm đại đa số anh em lương dân đang sống trong lãnh địa trách nhiệm của mình. Thử hỏi, Phúc Âm của Chúa: “Ta còn nhiều chiên khác không thuộc đàn nầy...” (Ga 10,16) và Bài Sai bổ nhiệm của Hội Thánh dạy phải được hiểu làm sao trong vấn đề nầy?” 

Nơi khác ngài viết: “Để thực thi nhiệm vụ Giáo Hội trao phó và Chúa Giêsu truyền dạy, mỗi người Kitô hữu, nhất là các linh mục, phải dấn thân rao giảng và sống Phúc Âm thực sự. Chúng ta phải đi, gặp gỡ, trao đổi, và cầu nguyện, ngõ hầu biến con người hèn mọn của mình thành chứng nhân cụ thể trước mặt anh em chưa nhận biết Chúa…”

Sống Phúc Âm mà chúng ta rao giảng

Mẹ Têrêxa Calcutta cũng đã nói:“Chính Kitô hữu chúng ta thường tạo nên những chướng ngại vật tồi tệ nhất cản trở nhiều người khác muốn đến với Chúa Giêsu: Chúng ta thường rao giảng Phúc Âm mà chúng ta không sống. Đó là nguyên do chính yếu làm cho nhiều người trên thế gian nầy không tin vào Chúa!”

Cha Phan cho biết: “Tôi đến với anh em lương dân một cách bình dị, tầm thường, để cảm thông trao đổi, chia sẽ niềm vui nỗi buồn... Như người bạn thân nhiều lần tôi được mời dùng cơm uống nước với họ, và khi trời mưa gió hoặc đường xa cách, tôi đã ngủ lại trong nhà chùa với họ. Cũng đã có nhiều lần anh em bên lương đến thăm tôi và họ đã nhận lời mời của tôi ở lại dùng cơm nước và nghỉ đêm trong nhà xứ…

Khi dùng cơm, tôi xin phép cầu nguyện trước để Chúa ban ơn lành, trả công cho các ân nhân, cho những người tiếp đón tôi. Trước khi chia tay ra về tôi cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho người ra đi, cũng như kẻ ở lại được vạn sự bình an trong tình thương vô biên của Chúa, Đấng tạo thành trời đất, nghĩa là tôi không ngần ngại nói về Chúa và tình thương của Ngài trước mặt họ khi có điều kiện và hoàn cảnh cho phép.

Với anh em Tin Lành

Cha Phan đã viết: “Riêng đối với anh em Tin Lành, tôi cũng nhiều lần đến với họ, cộng tác với họ và mời họ cộng tác trong việc tôn vinh Đức Chúa Trời. Khi điều kiện và hoàn cảnh cho phép, tôi cũng đã mấy lần tổ chức mừng lễ Giáng Sinh chung với họ, chẳng hạn Đại Hội Thánh Ca năm 1973 tại giáo xứ Vinh Tân, Bình Tuy. Tôi đã đi đến họ như vậy trong 40 năm đời linh mục của tôi.”

Đón tiếp Sư Sãi và Phật tử dịp Lễ Giáng Sinh 1992

Linh mục Cao Vĩnh Phan được rất nhiều Đại đức và tăng ni phật tử quí mến. Nhà báo Lê Thuận Nghĩa đã viết một bài phóng sự về một chuyến viếng thăm Mũi Né dịp Noel năm 1992: “ Chưa bao giờ nhà thờ Mũi Né tiếp đón đông đảo Sư sãi và các Phật tử đến dự lễ Noel như Giáng Sinh năm 1992 nầy. Hơn 50 vị chức sắc của các tôn giáo bạn, trong đó có ba Đại Đức, một Ni cô và khoảng 40 đạo hữu Phật tử từ Phan Thiết đến Mũi Né tham dự lễ Giáng Sinh và trở về trong đêm, mặc dù đường sá xa xôi cách trở có thể phải nằm giữa đường (vì con đường nầy sau bao nhiêu năm chiến tranh chưa được sửa chữa). Về phần quà Noel hôm đó, bà con trong giáo xứ đã tự động đóng góp được ba tạ gạo để phân phát cho 150 người lương giáo nghèo”.

Cha Phan kết nghĩa với Đại Đức Thích Thượng Hiền

Đại đức Thích Thiện Hiền trụ trì tại chùa Phú Sơn gần nhà thờ giáo xứ Thánh Mẫu, nơi cha Cao Vĩnh Phan làm cha xứ tứ 1975 đến 1991. Cha Phan và Đại đức Thích Thiện Hiền đã kết nghĩa anh em với nhau: cha Phan là anh và Đại đức là em, bởi vì cha Phan lớn tuổi hơn. Hai anh em thường gặp nhau, động viên nhau, chia sẻ niềm vui nỗi buồn và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Lúc Đại đức đau ốm, cha Phan đến thăm nom săn sóc, và ngược lại. Thân nhau đến nỗi nhiều lần Đại Đức đã nhờ cha Phan cạo đầu cho mình.

Giữ lời đã nói với Đại đức: “Thầy tịch trước tôi không quên, thầy tịch sau tôi nhớ mãi”. Cha Phan thường đến thăm viếng Đại đức Thích Thiện Hiền trong thời gian bệnh nặng và có mặt lúc lâm chung cũng như đã tham dự đám tang. Tiếp theo sau nghi thức tôn giáo nhà Phật, cha Phan cũng đọc Điếu văn phân ưu và một lời nguyện theo đức tin Công giáo để cầu nguyện cho Đại đức.

Sau lễ an táng của Đại đức nhiều người nói với nhau rằng: Đám tang của Thầy Hiền là đặc biệt hơn cả, vì có linh mục và bổn đạo giáo xứ Thánh Mẫu tham dự một cách tích cực và có lời phân ưu nồng nhiệt chân tình chưa từng có. Bà con họ hàng của Đại đức Thiện Hiền cũng đến giáo xứ Thánh Mẫu để cám ơn cha xứ. Có mấy người ôm lấy cha xứ và khóc. Họ nghẹn ngào nói: Như vậy là Thầy chúng tôi đã viên tịch, cha không còn có dịp mà đến với chúng tôi nữa, nhưng chúng tôi luôn coi cha như người thân thay thế Đại đức Thích Thiện Hiền. Xin cha thương chấp nhận lời khẩn cầu nầy!

Tình bạn giữa cha Phan và Thượng Tọa Thích Huệ Tánh

Người bạn quí mến thứ hai của cha Phan là Thượng Tọa Thích Huệ Tánh, chùa Phật Quang Phan Thiết. Thượng tọa Lê Công Thành pháp danh Thích Huệ Tánh đã trùng tu và tái thiết ngôi chùa Phật Quang, cũng được gọi là Chùa Cát, và khánh thành năm 2005.  Năm nay Thượng Tọa mừng bát tuần. Nhân dịp Tết Đinh Hợi vừa qua, cha Cao Vĩnh Phan đã sáng tác một bài thơ 10 vế để chúc mừng thượng thọ người bạn quí mến của mình.

Tăng ni Phật tử đến thăm cha Phan ở nhà hưu dưỡng 

Linh mục Cao Vĩnh Phan còn có rất nhiều người quen thân bạn hữu Tăng Ni và Phật tử khác. Từ ngày ngài bị bệnh phải nghỉ hưu tại Viện Dưỡng Lão Chí Hòa (cuối năm 1992), nhiều Đại đức, Thượng tọa và Phật tử vùng Phan Thiết và Mũi Né thường xuyên vào thăm ngài. Có nhiều khi họ đi cả phái đoàn vài ba chục người.

Dịp lễ Giáng Sinh năm 1993 có mấy Đại Đức đã đưa các đệ tử và đạo hữu vào thăm cha Phan. Họ nói rằng: “Muốn vào thăm cha vào dịp lễ Noel, vì từ khi cha đi không còn ai mời đi dự lễ Noel nữa”. Hiểu được nguyện vọng của họ, sau khi trò chuyện thăm hỏi, cha Phan mời họ vào nhà nguyện viếng hang đá. Sau một lúc quì cầu nguyện, ngài giải thích cho họ về ý nghĩa lễ Giáng Sinh, dựa vào câu Kinh Thánh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. 

Đến với lương dân trong tình người như một chứng nhân

Có lần cha Phan đã nói: “Đã là con người với nhau, dầu theo đạo nầy hay đạo kia, hoặc không theo đạo nào cả, thì ai nấy cũng đều có nhu cầu đời thường như nhau, cần được nâng đỡ, an ủi, chia sẻ với nhau khi vui cũng như lúc buồn. Do đó, khi tôi đến với người ta là đến bằng con người, với con người và vì con người. Tôi đến với mọi người như một chứng nhân của Chúa Kitô”.

Trước đây các nhà truyền giáo đã gieo vãi hạt giống Phúc âm trên quê hương chúng ta, ngày nay các linh mục phải là những người chăm bón tưới nước để chính Thiên Chúa sẽ làm cho cây lớn lên và sinh hoa kết trái (1Cr 3,6). Sách Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2004 cho thấy rằng: Số tín hữu Công giáo tăng rất ít so với đà tăng dân số Việt Nam hiện nay. Số thống kê những người lớn tuổi gia nhập đạo Công giáo cũng rất ít so với số trẻ em sinh ra từ gia đình Công giáo được rửa tội. Điều đó cho thấy việc truyền giáo tại Việt Nam hiện nay chưa được quan tâm đủ...

Thực thi giáo huấn Công Đồng Vaticanô Đệ Nhị

Đối thoại với anh em lương dân cũng là một đường lối truyền giáo mà Công Đồng Vatican cỗ võ:“Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo khác. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo Hội xét thấy những cách thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, mặc dù có nhiều điểm khác với giáo lý mà Giáo Hội duy trì và giảng dạy, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của Chân lý, Chân lý chiếu soi cho tất cả mọi người. Tuy nhiên Giáo Hội có bổn phận phải kiên trì rao giảng và làm chứng về Chúa Kitô, Đấng là “Đường đi, Sự thật và Sự sống” (Ga 14,6), nơi Ngài, con người tìm thấy đời sống tôn giáo sung mãn, và nhờ Ngài, Thiên Chúa giao hòa mọi sự với mình” (2Cor 5,18-19).

Vì thế Giáo Hội khuyến khích con cái mình nhìn nhận, duy trì và cổ động cho những thiện ích thiêng liêng cũng như luân lý và những giá trị văn hóa xã hội của các tín đồ thuộc các tôn giáo khác, bằng con đường đối thoại và hợp tác cách thận trọng và bác ái với các tín đồ tôn giáo ấy mà vẫn là chứng tá của đức tin và đời sống Kitô Giáo.

Công Đồng Vaticanô II còn dạy: “Chúng ta không thể kêu cầu Thiên Chúa là Cha của mọi người, nếu chúng ta không muốn xử sự như anh em đối với người khác cũng được tạo dựng giống hình ảnh Chúa. Sự liên lạc giữa con người với Thiên Chúa là Cha và giữa con người với anh em mình có liên quan mật thiết với nhau như lời Thánh Kinh: “Ai không yêu thì không nhận biết Chúa” (1Ga 4,8).

Do đó mọi lý thuyết hoặc hành động đưa đến kỳ thị liên quan đến phẩm giá con người và những quyền lợi bắt nguồn từ phẩm giá đó – kỳ thị giữa con người với nhau, giữa dân tộc nầy với dân tộc khác – sẽ không còn nền tảng và không thể chấp nhận được. Vì thế, Giáo Hội bác bỏ mọi sự kỳ thị hoặc đàn áp chủng tộc hay màu da, giai cấp hay tôn giáo, bởi vì thái độ ấy đối nghịch với tinh thần Chúa Kitô.

Do đó, thánh Công Đồng theo gương các thánh Tông Đồ Phêrô và Phao-Lô, khẩn thiết kêu mời mọi Kitô hữu “hãy sống ngay lành giũa người lương dân” (1P 2,12) nếu có thể được, và tùy khả năng hãy sống hòa thuận với hết mọi người (Rm 12,18) như con cái đích thực của một Cha trên trời(Mt 5,45).  

 

TIẾT NĂM

NHỮNG THÁCH ĐỐ

 

Bánh xe trước đổ

 

Trước hết, tôi muốn đề cập tới những gì đã xảy ra ở hải ngoại, cụ thể hơn là ở tỉnh bang Québec, Canada, nơi tôi đã sinh sống gần hai mươi năm trong thời gian trước đây. Những gì xảy ra nơi đó cũng tương tự như ở Âu châu và Mỹ châu.

 

Tôi đến định cư ở Québec vào mùa xuân 1975. Thật là một điều thất vọng lớn lao đối với tôi, khi chứng kiến cảnh sống đạo nơi đây! Québec là vùng nói tiếng Pháp ở Bắc Mỹ, do những người Pháp gốc miền Bretagne ngoan đạo trước kia sang đây lập nghiệp.

 

Kể từ khi nhà thám hiểm Jacques Cartier đặt chân đến đây vào năm 1535 tính đến nay gần năm thế kỷ. Dân Québecois xưa kia rất ngoan đạo – còn ngoan đạo hơn giáo dân Việt Nam hiện nay nữa – nhưng một cuộc cách mạng thầm lặng (révolution tranquille) xảy đến vào thập niên 1960, giống như một trận lũ lụt, đã quét sạch những gì thuộc về gia sản Công giáo trong mấy thập niên kế tiếp.

 

Các ngôi Thánh đường đồ sộ trước đây nhằm đáp ứng nhu cầu của giáo dân tham dự năm sáu Thánh lễ đầy ắp vào mỗi Chúa nhật, nay chỉ còn lại một hai Thánh lễ dành cho một số ít người thưa thớt, phần lớn là ông già bà lão. Có nơi thanh thiếu niên hầu như vắng bóng hoàn toàn. Những người nầy chỉ “xuân thu nhị kỳ”: có thể họ đi nhà thờ vào hai dịp lễ lớn là Giáng Sinh và Phục Sinh mà thôi!

 

Vì thu nhập không đủ để trang trải chi phí – mặc dù được miễn thuế – một số Thánh đuờng phải đóng cửa hoặc bán đi. Lại thêm nạn thiếu linh mục, có khi một cha xứ phải coi sóc vài ba họ đạo.

 

Vào một dịp Giáng Sinh cách đây mấy năm, ở Montréal thuộc Québec, một cha xứ trong mùa đông giá, phải lái xe hơi tới mấy họ đạo cách xa nhau để dâng Thánh Lễ nửa đêm. Sau đó, ngài đã bị kiệt sức mà không ai hay biết. Sáng sớm hôm sau – sáng  ngày 25/12 là ngày Lễ Giáng Sinh – giáo dân chờ đợi tham dự Thánh Lễ ở trong Thánh đường, nhưng không thấy cha xứ đâu cả. Lúc bấy giờ họ mới khám phá ra là ngài đã an giấc ngàn thu trên giường ngủ!

 

Thêm vào đó, giáo sĩ phần đông già nua, vì lớp trẻ không đủ để thay thế những người ra đi do chết chóc hay hồi tục. Ngay Đại Chủng Viện Montréal trước kia hằng năm phải tiếp nhận từ bốn đến sáu trăm đại chủng sinh, nay chỉ còn trên dưới năm mươi đại chủng sinh mà thôi!

 

Các tu viện và đan viện trước kia – nam cũng như nữ – mỗi nơi thường có vài trăm nam tu sĩ hay nữ tu, nay chỉ còn lại từ vài chục đến gần trăm tu sĩ là nhiều, nhưng đa số đều già nua và đau yếu; số nam nữ tu sĩ trẻ tuổi chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vì thế nhiều đan viện hay tu viện cũng phải đóng cửa hay bán đi. Số nam nữ tu sĩ ít oi còn lại phải dời vào sống trong một tòa nhà với tầm cỡ nhỏ hơn trước rất nhiều…

Một linh mục đã nhận xét: “Ở Âu Châu vào thời Trung cổ cũng đã xảy ra tương tự: Hàng Giáo sĩ và các Thầy dòng từng là những người khai hóa dân chúng, mang đến cho cả Âu Châu ánh sáng văn minh. Nhưng ngày nay, chính tại Âu Châu, cái nôi Kitô giáo, một lục địa chẳng những chịu ảnh hưởng Kitô giáo sâu đậm, mà còn có thể nói được là đồng hóa cả với Kitô giáo nữa, hình ảnh các nam nữ Tu sĩ và ảnh hưởng của Giáo Hội đang biến dần. » 

Trông người lại nghĩ đến ta

 

Với nhịp độ đổi mớitoàn cầu hóa như hiện nay, tương lai Giáo Hội Việt Nam sẽ như thế nào? Trong tương lai, khi các vùng quê cũng được đô thị hoá, liệu giáo dân có còn giữ đạo sốt sắng như hiện nay không? Các ngôi Thánh đường rộng lớn hiện tại có còn thu hút đông đảo giáo dân nữa không?

 

Rồi đây khi các vùng sâu vùng xa cũng được đô thị hóa, liệu những ơn gọi có còn phong phú như hiện nay không? Hoặc rồi đây các đại chủng viện, các tu viện không thể chiêu mộ chủng sinh hay thỉnh sinh đủ để thay thế những giáo sĩ và nam nữ tu sĩ lớn tuổi mỗi ngày một tàn tạ?

 

Khi giới trẻ dần dần hội nhập vào nếp sống mới với kinh tế thị trường, đêm ngày chỉ ra sức kiếm thật nhiều tiền để hưởng thụ…lúc đó những ngôi Thánh đường đồ sộ chỉ còn thu hút lớp ngưòi cao niên mà thôi, như tình trạng hiện đang xảy ra ở Âu Mỹ.

 

Khi tâm hồn trống rỗng mà đạo giáo không thể khỏa lấp, giới trẻ không còn đi nhà thờ nữa vì chán chường (“boring”). Thay vào đó, họ sẽ đi tìm những thú tiêu khiển khác, phần nhiều không được lành mạnh…khiến những tệ nạn xã hội gia tăng. Một số ít người lương thiện hơn, sẽ đi tìm những linh đạo khác hấp dẫn hơn (như zen, yoga…), hoặc theo những giáo phái…như ở Âu Mỹ hiện nay, nếu tâm đạo và giáo lý của họ không vững vàng.

 

Nhìn chung, khi một cuộc “cách mạng thầm lặng” sẽ xảy ra trên đất nước Việt Nam, như đã xảy ra trước đây ở Âu Mỹ – điều đó không thể tránh được – liệu Giáo Hội Việt Nam phải đương đầu như thế nào?

Một linh mục cũng đã ưu tư như thế, khi đối diện với thực trạng xã hội và tôn giáo hiện nay ở Việt Nam:

Đa số giáo dân, đặc biệt các thanh niên nam nữ, đã bỏ làng, bỏ giáo xứ đi theo học tại các trường cao đẳng hay đại học nơi các thành phố lớn, hoặc đi tìm công ăn việc làm nơi các miền trù phú khác hay tại các thành thị có các công xưởng kỹ nghệ trên khắp đất nước, và hằng ngày giao lưu tiếp xúc với mọi thành phần xã hội, mọi luồng tư tưởng đối kháng, v.v…

Do đó, quan điểm, tinh thần, não trạng và thái độ người giáo dân cũng thay đổi theo. Và đây chính là nơi bắt nguồn những thách đố mới và đầy gian lao, đòi Giáo Hội phải đối mặt và tìm cách thích nghi kịp thời ».

Thách đố đối với giáo dân

Khi nhìn về tương lai đang đổi mới, người ta nhận thấy giáo dân trong nước rồi đây sẽ tiếp xúc nhiều với người nước ngoài hay Việt kiều và từ đó tiếp nhận những điều mới lạ – vừa xấu vừa tốt – sẽ có ảnh hưởng sâu xa, đưa tới những thay đổi tâm tư không thể tránh được. Chính vị linh mục trên đây cũng đã nhận xét : 

 

« ...Nhờ chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế của Nhà Nước, người dân Việt Nam nói chung và người tín hữu Công Giáo nói riêng, đã có thể tự do gặp gỡ và tiếp xúc với người nước ngoài vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào trên khắp mọi miền đất nước: trên đường phố, trong tiệm ăn, trong quán cà-phê, trong siêu thị hay trong một cửa tiệm buôn bán tạp hóa, v.v…

 

Ðó là chưa kể đến hơn ba triệu Việt Kiều đang sinh sống và đang công tác ở ngoại quốc, hàng năm trở về thăm quê hương hay liên lạc thường xuyên với thân nhân, bà con và bạn bè trong nước qua các phương tiện thông tin tân tiến.

Qua những giao lưu và tiếp cận với mọi thành phần người nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam hay qua các tiếp xúc và trao đổi với các Việt Kiều như thế, người Việt Nam trong nước nói chung và người tín hữu Công Giáo nói riêng, đã học hỏi và tiếp nhận được những điều hay và những cái mới lạ, những tin tức cập nhật trên thế giới; dĩ nhiên, lẫn lộn trong đó có cả những điều tiêu cực và sai lạc nữa.

Giữa một mạng lưới quan hệ rộng rãi và mới mẻ trong một xã hội mở cửa, thông thoáng và đa dạng như hiện nay, tất nhiên sự tri thức, sự hiểu biết, não trạng và quan niệm sống đời thường cũng như sống đạo của người giáo dân Việt Nam sẽ tiếp nhận được những ảnh hưởng ngoại tại sâu xa và đưa tới những thay đổi nội tại không thể tránh được.

Thách đố đối với mục tử

Thời đại mới, phương pháp mới. Các mục tử phải thay đổi quan niệm, tư duy, cũng như phương pháp mục vụ để phù hợp với thời đại mới. Các chủng sinh phải được huấn luyện thích nghi về mặt kiến thức và tu đức. Hãy nghe một linh mục khai triển vấn đề đó như sau:

«Cuộc sống và các sinh hoạt hằng ngày trong các giáo xứ và giáo họ – dù muốn hay không – cũng phải canh tânđổi mới cho thích hợp. Nhất là các vị Mục Tử từ trung ương đến địa phương cũng bó buộc phải thay đổi quan niệm, các tư duy, cả cách thức và phương pháp làm Mục Vụ của mình, sao cho phù hợp với thời đại tiến bộ mới, hầu có thể mang lại lợi ích thiết thực cho các cộng đoàn giáo xứ thuộc quyền và cho các linh hồn.

...Trước những thay đổi nội tại của người giáo dân về tri thức, sự hiểu biết, quan niệm sống và não trạng như thế, Giáo Hội cũng cần phải có những vị Mục tử “tân học”, để ngoài các kiến thức đầy đủ về tu đức, về triết học và thần học, còn cần phải có cả những hiểu biết cần thiết về các khoa học khác, như: tâm lý học, xã hội học, sư phạm, nhân văn, kinh tế, v.v…, đúng như Công Đồng Vatican II đã gợi ý trong Sắc Lệnh về Ðào Tạo Linh Mục ‘Optatam Totius’:

‘Các Giám Mục có nhiệm vụ gửi các chủng sinh có tư cách, nhân đức và trí khôn thông minh tới học tại những Học Viện chuyên biệt, tại các Phân Khoa hay Ðại Học, để chuẩn bị cho những Linh Mục được học hành cao hơn và uyên thâm hơn về các khoa học đạo cũng như khoa học đời xem ra thích hợp, khả dĩ có thể đáp ứng những nhu cầu tông đồ khác nhau’” (Vatican II, Sắc lệnh Ðào Tạo Linh Mục, số 18).

Thách đố đối với linh đạo

Thêm vào đó, nếu những vị lãnh đạo Giáo Hội Việt Nam không cung ứng cho giáo dân – nhất là giới trẻ – một linh đạo mang lại cho họ một “đời sống nội tâm phong phú” để trải qua những thử thách cam go trong đời sống đức tin thì rồi đây Giáo Hội Việt Nam cũng phải đi vào vết xe đã đổ như ở các nước Âu Mỹ.

 

Ngay trong các đan viện và tu viện ở Việt Nam hiện nay mầm mống khủng hoảng cũng đã bắt đầu, tuy ngấm ngầm. Nhưng cùng với thời gian, một ngày kia có thể bùng nổ và cơn khủng hoảng thực sự sẽ xảy ra, như đã xảy ra trước đây ở Âu Mỹ: vào thời điểm sau Công Đồng Vatican II ít lâu, hàng hàng lớp lớp tu sĩ đã “xuất viện” (hồi tục) như một nạn dịch, vì họ cảm thấy đời sống tu trì đối với họ là vô nghĩa!

 

Những hình thức “cầu nguyện bằng chiêm niệm” hay “cầu nguyện trong thinh lặng” (silent prayers), cũng như những buổi họp mặt cùng nhau học hỏi Lời Chúa, thiết tưởng rất hữu ích trong vấn đề bồi dưỡng đời sống nội tâm. Đó là linh đạo rất cần cho thanh thiếu niên để đối phó với những giao động của cuộc sống.

 

Những trăn trở của một giám mục

 

Gần đây, một vị giám mục Việt Nam đã chia sẻ những ưu tư sau đây về hiện tình Giáo Hội Việt Nam:

 

“Nếu Hội Thánh Việt Nam được ví như đoàn dân Chúa lên đường, thì tôi thấy:

Có nhóm đi về hướng đền thờ.

Có nhóm đi về hướng vùng sâu vùng xa.

Có nhóm thích dừng lại ở xóm giàu.

Có nhóm tự nguyện sống giữa xóm nghèo.

Có nhóm dấn thân vào các ngóc ngách của xã hội, để hiện diện với nhiều tình yêu và hy sinh.

Có nhóm đi giữa đời thường với lương tâm trách nhiệm.

Có nhóm hoà mình vào lớp người hưởng thụ, khoác lác, quậy phá.

Có nhóm nhởn nhơ, lười biếng, chậm chạp, không phấn đấu.

 

Đó là bức tranh khá trung thực của Giáo Hội Việt Nam hiện đang hướng đến một tương lai khó đoán trước được, do một vị trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phác họa.

 

Riêng tác giả Sa Mạc Hồng đã kêu mời chúng ta thật sự trở về với “Thánh Địa nội tâm” – để tìm ở đó một linh đạo đích thực – qua bài thơ “Thánh Địa” sau đây:



Chưa một lần con về thăm Thánh địa,
Quê hương Ngài, thành Thánh Giêrusalem.
Nhưng con biết Chúa không đòi con về đó.

Chúa không đòi con về nơi Cổ mộ,
Hay đến Bêlem, tận máng cỏ hang lừa.
Chúa không đòi con leo lên đường Thánh giá,

Theo bước chân Ngài đến Núi Sọ ngày xưa.

Chúa mời con hành hương nơi Thánh địa
chính lòng con, không ở đâu xa.
Con chẳng màng hồi tâm hay thăm viếng,
Trái tim con: đường về nơi đất Thánh
Thân xác con: đền thờ Chúa Thánh Linh.
Con đóng cửa, im lặng thật vô tình!

Nhưng con nghĩ một ngày kia con về Thánh địa,
Để cầu kinh và ăn năn sám hối,
Để cảm thông đường khổ giá Chúa đi qua.

Chúa mời con hành hương nơi Thánh địa
Linh hồn con, ngụp lặn giữa bể dâu,
Đang chơi vơi giữa bóng tối, ánh sáng muôn màu,
Nửa đắm chìm trong thế giới đầy hoan sắc,
Nửa hững hờ nhìn lên Thánh giá thương đau.

Con không nghĩ Linh hồn con cần tẩy rửa,
Nhưng con nghĩ một ngày kia con về Thánh địa,
Để dọn lòng, xin Chúa dẫn con về,
Để xin ơn đại phúc phút ra đi.

Ôi! Lạy Chúa, xin giúp con tìm về Thánh địa
Đền Thờ trong chính bản thân con,
Là Trái tim mở rộng, đón mọi tâm hồn,
Là dọn đường, san lấp hố sâu tội lỗi.

Xin cho con biết hành hương tìm về Chân Thiện Mỹ,
Trong lời Ngài, nơi Thánh giá, giữa dương gian.

 

Lời cảnh tỉnh của một giáo sĩ 

Đối diện với những thách đố mà Giáo Hội Việt Nam phải đương đầu, một linh mục đã đưa ra một tầm nhìn đầy thao thưc sau đây:

Những thách đố to lớn đó không còn cho phép Giáo Hội được hài lòng và dừng lại nơi những cách thức tổ chức Giáo Hội, cách thức thi hành chương trình Mục Vụ, tinh thần và cách thức sống đạo cũng như hành đạo như trong quá khứ nữa.

Tất cả cần phải luôn được đưa ra thảo luận, bàn hỏi, xem xét, để canh tân, sửa chữa và hoàn thiện, hầu trước hết Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam sẽ không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, phá sản và bỏ đạo đầy đau thương như Giáo Hội Công Giáo tại các nước Âu-Mỹ hiện nay.

Tiếp đến, thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế và kỹ nghệ hóa nền kinh tế đất nước, không là dịp cho Giáo Hội bị lạc lõng, bị mất mát và bị mặc cảm lạc hậu, trái lại sứ mệnh của Giáo Hội càng gặt hái được những thành quả to lớn, cụ thể, thực tiễn và chắc chắn.

Nhưng tất cả đều tùy thuộc vào thái độ khôn ngoan, bình tĩnh và thích ứng kịp thời của Giáo Hội: từ Hàng Giáo Phẩm, cho đến các Linh mục, các Nam Nữ Tu sĩ và cộng đồng giáo dân!

Nhà văn Hương Vĩnh

 

Tác giả:  Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!