Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  GH. Đồng Trách Nhiệm
NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM CŨNG CÓ MỘT TỪ ĐƯỜNG

GS Nguyễn Lý-Tưởng

Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, mỗi dòng họ, mỗi gia tộc đều có  một “từ đường”. Đó là ngôi nhà tôn quý hơn các ngôi nhà khác của mọi người trong gia tộc, là nơi đặtù bàn thờ và linh vị hay hình ảnh của những người trong dòng họ đã qua đời. Từ cha mẹ, ông bà, ông cố trở lên cho đến bậc thủy tổ khai sáng ra dòng họ con cháu đều được thờ ở đây. Đồ thờ gồm có bát nhang, lư hương và đôi chân đèn bằng đồng. Những  dòng họ có người đỗ đạt, làm quan, giữ chức vụ lãnh đạo trong xã hội hay giàu có, thế lực tại địa phương thì từ đường là một ngôi nhà đồ sộ, cổ kính, tọa lạc trên một mảnh vườn rộng rãi, có sân gạch, cây cảnh, hoa quý như mai, đào, hải đường, sứ (đại)...hoặc cây tùng, cây bách. Bên trong từ đường còn có hoành phi, câu đối, liễn, trướng và bàn thờ chạm trỗ mỹ thuật, sơn son thếp vàng, có tán lọng và hai con hạc bằng đồng chầu hai bên bàn thờ; có khi còn thêm các đồ sành, sứ, ché, chậu, và các loại đồ cổ đắt tiền... 

Từ đường cũng là nơi lưu trữ gia phả, bằng sắc, giấy tờ, những kỷ vật có liên quan đến dòng họ, tổ tiên...Từ đường có một người trông coi, săn sóc, quét dọn, lau chùi, trồng hoa,v.v....gọi là “ông  từ”...Gia đình nào thuộc hạng bình dân, không có địa vị lớn trong xã hội, con cháu nghèo, làm ăn vất vả, không có điều kiện để lập một ngôi từ đường riêng biệt, thì ngôi nhà của người trưởng tộc hay người con trưởng, là nơi con cháu họp mặt vào ngày kỵ, ngày giỗ của gia đình.

Những ngày Tết, ngày giỗ, kỵ thì con cháu họp mặt làm lễ tổ tiên, thắp hương, vái lạy trước bàn thờ có hoa, nến, rượu, bánh, trái, thức ăn (gọi là cỗ)...Lễ xong mọi người cùng nhau ăn uống, tiệc tùng, thăm hỏi, hàn huyên tâm sự vì lâu ngày mới có dịp gặp lại. Những người đi xa, lâu ngày về thăm quê hương, bà con, họ hàng...nhất là vào dịp Tết, hoặc khi có chuyện vui mừng như cưới hỏi, nhà mới, xây lăng mộ ông bà, con cháu thi đậu,v.v...thường đến từ đường thắp nhang, khấn vái, tạ ơn, báo cáo với vong linh những người đã khuất biết những biến cố vui buồn của gia tộc.

Người Công Giáo Việt Nam cũng có một ngôi từ đường chung đó là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang mà Đức Thánh Cha Gioan 23, ngày 22 tháng 8 năm 1961 đã nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường. Biến cố quan trọng nầy đã được Linh Mục Stanilas Nguyễn Văn Ngọc, tác giả sách “Linh Địa La Vang” do nhà sách Xây Dựng xuất bản  tại Sài Gòn năm 1970, ghi lại như sau:

“ Sắc Chỉ của Tòa Thánh do Cha De Nitris, thư ký Tòa Khâm Mạng phụng mạng đem ra La Vang đã được cung kính đặt tại nhà thờ Cổ Vưu (Trí Bưu) để chờ lúc rước trọng thể lên đền thờ Đức Mẹ La Vang theo nghi lễ đặc biệt Á Đông.

Sáng hôm đó một đoàn xe chở nhiều Linh Mục tháp tùng Cha De Nitris về Cổ Vưu cung nghinh Sắc Chỉ. Đoàn xe lên đến Cổng Tam Quan, thì dừng lại, mọi người xuống xe. Hộp đựng Sắc Chỉ được đặt lên một bàn kiệu trang hoàng lộng lẫy do 8 người mặc áo dấu khiêng, có 4 lọng vàng hầu che kính cẩn. Trước bàn kiệu, đi đầu là một số chức việc các họ nghiêm nghị trong bộ quốc phục áo địa xanh khăn đóng. Rồi tiếp các Cha trong Uỷ Ban Đại Hội La Vang và Cha De Nitris, theo sau bàn kiệu là Ban Cổ Nhạc thần kinh trang phục theo lối xưa, khăn đen áo xanh có dây lưng điều thắt ngang hông. Giữa tiếng hoan hô và tiếng nhạc, bàn kiệu Sắc Chỉ tiến vào lễ đài, đoàn người cung kính rẽ ra, các Linh Mục, các Giám Mục bước ra đón mừng Sắc Chỉ. Đến trước đài, vị Thư ký Tòa Thánh lấy hộp Sắc Chỉ cung kính giao cho Đức Cha Ngô Đình Thục, Tổng Giám Mục Huế, Người lãnh lấy bước lên đài mở hộp lấy Sắc Chỉ trải ra trên bàn rồi giao cho vị Thư ký Tòa Khâm Mạng tuyên đọc nguyên văn La Tinh, và Cha Simong Nguyễn Văn Lập đã phụng đọc lại bằng tiếng Việt như sau:

Gioan XXII

Để Muôn Đời Ghi Nhớ

Lòng ta đầy tràn an ủi khi hồi tưởng đến vô vàn dấu tỏ lòng cung kính Đức Mẹ xuất hiện khắp nơi trên hoàn cầu, như muôn đóa hoa tuyệt đẹp trổ ra trong cánh đồng phì nhiêu Công Giáo. Đất Việt Nam cũng trổ hoa mến yêu Đức Trinh Nữ và ở La Vang một làng nằm trong lãnh thổ nước nầy, có đền thờ danh tiếng vì được dân chúng đến viếng đêm ngày đông đúc và được coi như một Thiên Đài toàn quốc. Đền thờ ấy, các Giám Mục Miền Nam Việt Nam trong phiên họp năm 1960 đã muốn gọi là “Đền thờ toàn quốc khấn tặng” vì các Ngài đã quyết định dành riêng cho Đức Mẹ một đền thờ để nhớ ơn Đức Mẹ bảo trợ, ban cho Giáo Hội chiến thắng được địch quân, Đức tin được bênh vực, đất nước được thống nhất và hưởng lại tự do; muốn được những ân phúc ấy, dân chúng sẽ đến viếng mỗi ngày một đông hơn và xem đền thờ ấy như “Nhà Cầu Nguyện”. Nơi đó sẽ còn thiết lập và khuyến khích thói quen chầu Thánh Thể ngõ hầu lòng thành kính Chúa Giêsu đi đôi với lòng thành kính Đức Mẹ. Vì những lý do nói trên, các Giám Mục ấy, cũng là theo ý Đức Hồng Y Giêgôriô Phêrô Agagianian, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, đã nghĩ đến cho đền thờ ấy những vinh dự của một Vương Cung Thánh Đường, các Ngài đã nhờ Đức Cha Phêrô Ngô Đình Thục, Tổng Giám Mục Huế, đệ trình lên cho ta ý nguyện của các Ngài. Phần ta, để ban thưởng Đức Tin bất khuất của Giáo Hữu Việt Nam một cách cân xứng và để thúc đẩy lòng đạo đức thực hành, ta vui lòng chấp nhận ý nguyện ấy. Bởi thế sau khi đã bàn hỏi Thánh Bộ Lễ Nghi, tìm biết chắc chắn và cân nhắc kỹ lưỡng, ta lấy toàn quyền Giáo Hoàng của ta viết Sắc Chỉ nầy có hiệu lực vĩnh viễn, để ban cho Thánh đường Đức Mẹ La Vang ở Địa phận Huế được tước hiệu và phẩm giá Tiểu Vương Cung Thánh Đường với tất cả các quyền lợi, đặc ân thường ban cho những Thánh đường như thế, không gì trái ngược có thể chống lại Sắc Chỉ nầy. Ta tuyên bố và quyết định như thế và truyền cho Sắc Chỉ nầy có thế giá vững bền, hiệu lực vĩnh viễn, và có hiệu quả hoàn toàn đầy đủ, ta truyền cho những ai liên quan hoặc có thể liên quan với Sắc Chỉ nầy, từ nay về sau, phải hoàn toàn vâng phục và đoán định như thế, từ nay bất cứ ai, bất cứ quyền nào có vị phạm sắc Chỉ của ta, vô tình hay hữu ý, đều kể là bất thành, vô hiệu.

Ban tại Rôma, cạnh Thánh đường Thánh Phêrô, có đóng Ấn Ngư Phủ, ngày 22 tháng 8 năm 1961 năm thứ 3 trị vì.

Thừa Lệnh Đức Giáo Hoàng

 ký thay: Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh

 Angelo Dell’ Acqua

 

Sau khi đọc bản dịch sắc Chỉ Tòa Thánh nâng đền thờ Đức Mẹ La Vang lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường xong, thì Đức Tổng Giám Mục Huế tuyên bố “Kể từ nay (22/8/1961) Vương Cung Thánh Đường và khu vực La Vang là nhà của Mẹ, đất của Mẹ, là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc”. (Sđd, từ trang 113-116)   Trong dịp đến thăm và dâng Thánh Lễ đồng tế tại nhà thờ Saint Barbara (Giáo phận Orange, California) sáng Chúa nhật 15 tháng 10 năm 2006, Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, TGM Giáo phận Huế đã cho biết:

“Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong phiên họp vào tuần lễ đầu tháng 9 năm 2006 tại Huế, đã gởi thư yêu cầu Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam trả lại toàn bộ 23 hec-ta đất của Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang cho Giáo Hội Công Giáo Viêt Nam vì đó là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc, là ngôi Từ Đường của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam”...

Sau ngày bế mạc phiên họp của Hội Đồng Giám Mục VN  tại Huế, một phái đoàn gồm Đức Cha Nguyễn Văn Hòa (Chủ Tịch HĐGMVN), Đức Cha Ngô Quang Kiệt (TGM Hà Nội), Đức Cha Nguyễn Như Thể (TGM Huế), Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn (TGM Sài Gòn), đã ra Hà Nội gặp ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam CS để trực tiếp yêu cầu Nhà Nước trả lại toàn bộ đất đai (đã chiếm đoạt sau 1975) của Vương Cung Thánh Đường La Vang cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Hiện nay Giáo Hội Việt Nam chỉ được sử dụng hơn 6 hec-ta mà thôi. Nhà thờ đổ nát do bom đạn chiến tranh mùa Hè 1972 đến nay vẫn chưa được phép trùng tu.

Đức TGM Huế nói: Giáo Hội cần phải lấy lại toàn bộ diện tích đất đai đã bị chiếm để xây dựng một tổng thể cho Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc, xứng đáng là Trung Tâm Hành Hương của người Công Giáo Việt Nam cũng như của tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo hay chủng tộc.

Hiện nay, mỗi ngày, mỗi tuần...đều có khách hành hương từ phương xa đến; trong năm, vào những ngày lễ lớn của Giáo Hội, hay dịp Tết nguyên đán...đều có hàng ngàn, hàng vạn người đến hành hương La Vang. Và cứ ba năm một lần, có Đại Hội toàn quốc, từ Lạng Sơn đến Cà Mau, đồng bào lương giáo lũ lượt về đây, trong cảnh màn trời chiếu đất, không có chỗ để chen chân, không có chỗ để che lều tạm trú, khi rước kiệu Đức Mẹ, không có đường để đi...Đất của Giáo Hội bị Nhà Nước chiếm mà khi có việc cần sử dụng, Giáo Hội phải làm đơn xin “thuê mặt bằng”...Thật không có điều gì bất công và phi lý cho bằng!

Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang nằm trong lãnh thổ của Giáo phận Huế nên Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể là “ông từ” của từ đường nầy. Làm “ông từ” thì phải lo bảo vệ, săn sóc, xây dựng cho từ đường của Giáo Hội...nên ngài phải xuôi ngược đây đó để tranh đấu đòi lại “đất hương hỏa của tổ tiên”.

Sau 1975,  Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, với trách nhiệm của một “ông từ” đã tìm đến Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang để bảo vệ, chăm sóc...nhưng chính quyền CSVN tại địa phương đã ngăn trở, không cho ngài đến đó. Cũng trong thời gian nầy, các Linh Mục, Tu sĩ Nam Nữ và giáo dân cũng không được phép đến hành hương tại La Vang. Những cuộc tập họp, rước kiệu và Thánh Lễ đồng tế long trọng như ngày xưa cũng bị cấm chỉ hoặc hạn chế. Nhờ sự tranh đấu quyết liệt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và nhất là của Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể, từ 1995 trở đi, đã dần dần tổ chức được các Đại Hội ba năm một lần. Quan trọng nhất là Đại Hội kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998) được tổ chức vào các ngày 13, 14 và 15 tháng 8 năm 1998 tại La Vang, Quảng Trị với 300.000 người tham dự.

Mặc dù chính quyền CSVN ra sức ngăn cản bằng những chỉ thị trên giấy tờ, không cho tổ chức Đại Hội kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang trên phạm vi toàn quốc mà chỉ được phép tổ chức hạn chế trong phạm vi Giáo phận Huế (Quảng Trị, Thừa Thiên). Vị Linh Mục đại diện Ban Tổ Chức được cử ra Hà Nội gặp Ban Tôn Giáo Trung Ương để xin phép thì được trả lời:“La Vang thuộc lãnh thổ tỉnh Quảng Trị thì anh phải trở về gặp chính quyền tỉnh Quảng Trị mà xin phép”. Nhưng vị Linh Mục kia đã giải thích:“-La Vang là Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc, là từ đường của Giáo Hội Việt Nam, từ Lạng Sơn đến Cà Mâu, Công Giáo chúng tôi chỉ có một chỗ duy nhất mang tính cách toàn quốc là La Vang nầy mà thôi. Đại Hội kỷ niệm 200 năm là Đại Hội được tổ chức trong phạm vi toàn quốc, giáo dân cả nước sẽ về dây tham dự...Vì thế chúng tôi phải ra Hà Nội, gặp Ủy Ban Tôn Giáo Trung Ương để xin phép”...

Năm 1998, chính quyền đã viện dẫn nhiều lý do rất vô lý như: vì thời tiết hạn hán lâu ngày khắp miền Trung nên không đủ nước để cung cấp cho đồng bào; vì tình hình lương thực khó khăn nên không đủ thực phẩm để cung cấp cho dân chúng địa phương và khách hành hương; vì các phương tiện giao thông xe tàu không đủ phục vụ cho đồng bào...để không cho tổ chức Đại Hội, không bán vé máy bay cho Việt kiều về thăm Đà Nẵng, Huế, không cho thành lập các phái đoàn hành hương từ các tỉnh trong nước và nhất là không cấp chiếu khán cho các phái đoàn nước ngoài đến La Vang, đến nỗi một đặc sứ của Tòa Thánh Vatican cũng không được đến Việt Nam trong thời điểm nầy. Việt kiều về thăm muốn đi Huế và Đà Nẵng thì chỉ được đi và về trong vòng 3 ngày, ban đêm bị Công An thu giấy thông hành, sáng mới trả lại...Cho Công An cầm roi điện đứng hai bên đường để thị uy...Đưa cả Sư đoàn bộ đội vào tăng cường ở chung quanh La Vang để đàn áp biểu tình...

Nhưng đồng bào vẫn cơm đùm gạo bới, bằng đủ mọi phương tiện: đi bợ, đi thuyền, đi xe đạp, xe gắn máy, xe lửa, xe đò, thuê xe hơi cho cả gia đình, cho từng toán 5, 7 người hay vài chục người từ miền Bắc, miền Nam, từ Cao Nguyên, từ các tỉnh miền Trung đổ về, không quản nắng nôi, vất vả, chấp nhận cảnh màn trời chiếu đất...để đến linh địa La Vang cho bằng được vào các ngày 13, 14, 15 tháng 8 năm 1998, ngày Đại Hội kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang.

Đại Hội đã diễn ra trong vòng an ninh, trật tự, không có một biến cố bất thường nào xảy ra. Tất cả mọi kế hoạch đều đã được thực hiện một cách sít sao. Đồng bào đến tham dự Đại Hội đã mang theo nước uống, thức ăn dự trù trong 3 ngày. Họ cũng mang theo lều trại để che nắng mưa. Ban ngày họ núp dưới bóng cây để cho có bóng mát, chiều tối bớt nắng họ mới ra ngoài. Các bể nước luôn luôn có người mang bình đến xin nước để uống và đem về dùng vì họ tin rằng nước ở linh địa nầy có sức chữa bệnh tật. Người ta cũng mang từng bó lá cây đến bán. Các lá cây nầy đã được đồng bào mang đến để dưới chân đài Đức Mẹ để xin ơn và đã được các Linh Mục ban phép lành để cho đồng bào mang về nhà. Các trạm y tế do các sơ Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (Phú Xuân) phụ trách để chữa bệnh và giúp đồng bào khi gặp trường hợp cấp cứu...Trong những ngày nắng hạn, bỗng nhiên trời chuyển cơn mưa lớn đem nước đến cho vùng nầy. Đại Hội kỳ niệm 200 năm (1798-1998) đã có 300.000 người và mới đây, Đại Hội 2005, có đến 500.000 người về tham dự!

Báo chí và các hãng thông tấn ngoại quốc cũng đã đưa tin và hình ảnh Đại Hội. Báo chí của nhà nước CSVN cũng loan tin và đăng hình ở trang nhất...

Trước niềm tin của con người, không có một sức mạnh nào có thể ngăn cản được, dù là án tử hình đi nữa. Theo truyền thống đã có từ hàng trăm năm, những người đi hành hương La Vang, không phân biệt tôn giáo, khi có dịp Đại Hội, họ vẫn đến đây kính viếng Đức Mẹ và xin ơn cần thiết; trong đời sống hằng ngày, khi có chuyện khó khăn, đồng bào lương giáo đều chạy đến La Vang, cầu xin với Đức Mẹ.

(…..)

Sự thành công của Đại Hội kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998) và các Đại Hội ba năm một lần tiếp sau đó, không phải là do ân huệ của chính quyền CSVN dành cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như nhiều người lầm tưởng mà chính là do sức mạnh của Đức Tin, do tài tổ chức lãnh đạo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, do truyền thống kỷ luật chặt chẽ và đức vâng lời tuyệt đối của con chiên  đối với chủ chăn và nhất là các sinh hoạt tại La Vang có tính cách thuần túy tôn giáo, không mang màu sắc chính trị. Sức mạnh Đức Tin đó càng ngày càng lớn thêm lên và không một quyền lực nào của sức mạnh trần thế có thể tiêu diệt được. Lịch sử của Giáo Hội đã chứng minh điều đó.

La Vang có một lịch sử lâu đời, được biết đến từ năm 1798 dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn. Cảnh Thịnh tên thật là Nguyễn Quang Toản, người kế vị vua Quang Trung Nguyễn Huệ, lo sợ trước sức mạnh của chúa Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định, đang trên đường Bắc tiến...nên đã ra lệnh tiêu diệt người theo đạo Công Giáo vì nghĩ rằng họ sẽ ủng hộ chúa Nguyễn. Mặc dù lệnh “giết đạo” đã được bí mật truyền đi, nhưng nhờ quan Thượng Thư Hồ Công Diệu (là một người theo đạo “kín”...) đã tìm cách thông báo cho các Linh Mục biết trước...nên giáo hữu các làng Trí Bưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa...ở chung quanh thị xã Quảng Trị đã chạy vào rừng La Vang lánh nạn...Đức Mẹ Maria đã hiện ra an ủi giáo dân trong hoàn cảnh đó.

Sự tích Đức Mẹ La Vang đã được truyền khẩu từ thời đó cho đến 1886, gần 90 năm sau, Đức Giám Mục Gaspar (Đức Cha Lộc), cai quản Giáo phận Huế mới cho phép xây dựng nhà thờ kính Đức Mẹ hiện ra tại La Vang. Nhà thờ nầy từ khi khởi công xây dựng cho đến lúc hoàn thành phải mất 15 năm (1886 -1901).

Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần thứ nhất đã diễn ra trong ba ngày 6,7 và 8 tháng 8 năm 1901. 

Tại sao mãi đến năm 1886, Đức Giám Mục Huế mới cho phép xây đền thờ kính Đức Mẹ La Vang?  Chúng ta biết, từ năm 1798 Đức Mẹ hiện ra tại La Vang đến năm 1885 (kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị và truyền hịch “bình Tây sát Tả” ) trải qua gần 90 năm, Giáo Hội bị bách hại qua nhiều thời kỳ và riêng năm 1885, giáo dân bị giết tập thể lên đến cả trăm ngàn người từ Nam chí Bắc. Năm 1886, dưới thời vua Đồng Khánh, tình hình yên ổn hơn trước, nhất là tại Giáo phận Huế, nhà vua chủ trương ôn hòa, không đàn áp người theo đạo Công Giáo nên các phe chủ trương tiêu diệt đạo Công Giáo cũng không còn hoạt động hữu hiệu được nữa. Đức Giám Mục Gaspar đã chọn “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu” làm bổn mạng nhà thờ La Vang là có ý xin Đức Mẹ che chở, phù hộ  cho con cái của Giáo Hội CG Việt Nam được thoát khỏi cơn bách hại.

Trải qua năm tháng, nhất là trận bão năm Bính Thìn 1916, nhà thờ nầy đã bị hư hỏng nhiều. Ngoài ra, con số khách hành hương mỗi ngày mỗi đông thêm, nhà thờ cũ không đủ chỗ chứa, nên đến năm 1924, thời Đức Cha Allys (Lý), mới cho phép trùng tu làm  lại nhà thờ khác lớn hơn, đẹp đẽ hơn. Trải bốn năm, 1928 mới hoàn thành. Mùa Hè đỏ lửa năm 1972, nhà thờ nầy đã bị bom đạn tàn phá, đến nay hơn 35 năm rồi mà chưa được trùng tu! Năm 2005 vừa qua, đã có 500.000 người về tham dự Đại Hội không có chỗ chen chân.

Trong phiên họp tháng 9-2006 vừa qua tại Huế,  Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dự trù từ nay đến  Đại Hội 2008 sắp tới phải làm sao lấy lại được toàn bộ (23 hecta 5588 mét vuông) đất đai của La Vang đã bị nhà nước CSVN chiếm, để xây dựng một tổng thể xứng đáng với Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc.

Ngày 21 tháng 10 năm 2006 vừa qua, có bốn Giám Mục đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Việt nam được mời đến tham dự Lễ Khánh Thánh Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang được  xây dựng bên trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Hoa Thịnh Đốn. Đây là Thánh Đường lớn vào bậc nhất Hoa Kỳ và cả Mỹ Châu, đã có 60 quốc gia được xây dựng nguyện đường ở đó với trang trí mỹ thuật nói lên đặc tính văn hóa của dân tộc mình. Con số người Công Giáo Việt Nam ở  hải ngoại có là bao so với một quốc gia khác trên thế giới! Thế mà nhờ thế lực của Mẹ La Vang, người CG Việt Nam tại Hoa Kỳ đã có mặt tại Vương Cung Thánh Đường nầy là Trung Tâm Hành Hương Quốc Gia của Hoa Kỳ! Có thể nói được, người Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và hải ngoại đã có một “từ đường thứ hai” tại nước Mỹ. Đây cũng là trung tâm hành hương thứ hai của người Việt Nam chúng ta!

Ngày Tết, nhờ về “ngôi nhà của Mẹ” , “từ đường” của Giáo Hội Việt Nam, nếu ai có điều kiện thì đến hành  hương La Vang, đốt ngọn nến, lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Quê Hương và gia đình...Xin Mẹ cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thực hiện được ước mơ của mình là xây dựng một tổng thể thật xứng đáng trên phần đất “hương hỏa” La Vang với toàn bộ diện tích (23 hécta 5588 mét vuông) đất của tổ tiên để lại. Một Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc với sự góp công, góp của của con cái Mẹ trên toàn thế giới có sức thu hút mọi người không phân biệt tôn giáo, sắc dân, từ khắp nơi trên thế giới đến với Mẹ. Đại Hội LaVang 2008 sẽ là nơi gặp gỡ của con cái Mẹ khắp nơi trên toàn thế giới trong hoàn cảnh đất nước đổi mới, đồng bào được hưởng các quyền tự do dân chủ, nhất là quyền tự do tôn giáo.

Đón mừng năm mới 2007

GS Nguyễn Lý-Tưởng

Tác giả:  GS Nguyễn Lý-Tưởng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!