Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  GH. Đồng Trách Nhiệm
LÀM CÔNG DÂN CHÂN CHÍNH

Tài Liệu:

“Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Công Dân Chân Chính”

Một Lời Kêu Gọi về Trách Nhiệm Chính Trị của HĐGM Hoa Kỳ

 

Nguyên bản tiếng Anh: http://www.usccb.org/faithfulcitizenship/FCStatement.pdf

 

Theo bản tin của National Catholic Reporter ngày 14 tháng 11 vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chấp thuận tài liệu “Làm Công Dân Chân Chính” với 97.8% phiếu thuận.  Tài liệu này được soạn thảo nhằm mục đích hướng dẫn người Công Giáo Hoa Kỳ trong mùa bầu cử 2008 tới.

Đức Cha Nicholas DiMarzio của Brooklyn nói rằng: “Tài liệu này là kết quả của một tiến trình vô tiền khoáng hậu qua việc cẩn thận lắng nghe, tham khảo rộng rãi và làm việc tận lực để tạo nên một sự đồng tâm của trong giáo hội về điều gì là chân thật trong giáo huấn Công Giáo và có thể hợp nhất Hội Đồng Giám Mục chúng tôi.”

“Văn kiện này không thể coi là thuộc loại thiên đảng phái, hữu khuynh, tả khuynh, Dân Chủ hay Cộng Hòa.  Văn kiện này kêu gọi người Công Giáo dùng đức tin của mình mà uốn nắn đời sống chính trị của họ, chứ không phải ngược lại.”

Đức Cha Samuel Aquila của Fargo, North Dakota nói: “Nếu chúng tôi không cảnh giác dân chúng rằng việc chọn lựa những gì tự bản chất là xấu có ảnh hưởng đến phần rỗi của họ, thì chúng tôi không làm tròn phận sự của những vị thầy.”

“Làm Công Dân Chân Chính” đưa ra hai cám dỗ mà người Công Giáo phải tránh trong việc quyết định khi bỏ phiếu.

Cám dỗ thứ nhất là không cần phân biệt giữa những loại khác nhau của vấn đề liên quan đến sự sống và nhân phẩm. Tài liệu nhấn mạnh: “Sự cố tình và trực tiếp hủy hoại sự sống của những người vô tội luôn luôn là điều sai chứ không phải chỉ là một trong những vấn đề.”

Cám dỗ thứ hai là việc “lạm dụng những sự phân biệt cần thiết về luân lý này như là một cách để coi thường hay khước từ những đe dọa nghiêm trọng đến sự sống và nhân phẩm.”

Trong khi nhấn mạnh đến việc chống lại những sự dữ tuyệt đối như phá thai và kỳ thị chủng tộc, tài liệu này cũng nhận rằng trong vài trường hợp, người Công Giáo có thể bầu cho những người ủng hộ phá thai nếu có những “lý do tương xứng” để làm như thế.  Nhưng lại không nói “lý do tương xứng là gì”.  [Có thể tùy Giám Mục địa phương quyết định. Trường hợp điển hình là khi chỉ có ứng viên ủng hộ phá thai thì phải bầu cho người nào ít hại nhất về các vấn đề luân lý khác].

Về vấn đề này, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput nhấn mạnh rằng cần phải đưa ra giới hạn. Ngài nói với National Catholic Reporter rằng:

“Tôi nghĩ rằng có những lý do chính đáng để bỏ phiếu cho những người không đồng ý với Hội Thánh về vấn đề phá thai, nhưng đó phải là một lý do mà bạn có thể tự tin mà giải thích với Chúa Giêsu và các nạn nhân bị phá thai khi bạn gặp Chúa và họ vào ngày Phán Xét. Đó là điều kiện duy nhất.”

Đây là lần đầu tiên mà tài liệu “Làm Công Dân Chân Chính” được soạn thảo bởi nhiều ủy ban khác nhau của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và được trình lên toàn thể Hội Đồng để bỏ phiếu. Tài liệu này là đề nghị chung của ủy ban Chính Sách Quốc Nội, Chính Sách Quốc Tế, Hoạt Động Phò Sự Sống, Truyền Thông, Tín Lý, Giáo Dục và Di Dân.

Sau đây chúng tôi xin lần lượt dịch từng phần của tài liệu này để các tín hữu Công Giáo Việt Nam có tài liệu tham khảo.

GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi
 

Nội Dung

 

PHẦN I - Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Công Dân Chân Chính: Suy Tư Của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Về Giáo Huấn Hội Thánh Và Đời Sống Chính Trị

Nhập Đề. 4

Tại sao Hội Thánh Dạy về Những Vấn Đề Liên Quan Đến Chính Sách Công Cộng?. 5

Ai Trong Hội Thánh Nên Tham Gia vào Đời Sống Chính Trị?. 7

Hội Thánh Làm Gì Đề Giúp Tín Hữu Công Giáo Nói về Những Vấn Đề Chính Trị và Xã Hội?  8

Một Lương Tâm Được Đào Luyện Kỹ Càng. 8

Đức Tính Khôn Ngoan. 9

Làm Lành Lánh Dữ. 9

Những Chọn Lựa Về Luân Lý. 11

Hội Thánh Nói Gì về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo ở Nơi Công Cộng? - Bảy Đề Tài Chính  13

Quyền Sống và Phẩm Giá của Con Người 14

Mời Gọi vào Gia Đình, Cộng Đồng, và Tham Gia. 15

Quyền Lợi và Nhiệm Vụ. 15

Thương Yêu Người Nghèo. 15

Giá Trị của Lao Động và Quyền Lợi của Công Nhân. 16

Đoàn Kết 16

Chăm Sóc cho Các Tạo Vật của Thiên Chúa. 17

Kết Luận. 17

PHẦN II:  Áp D ụng Giáo Huấn Công Giáo Vào Các Vấn Đ ề Chính - Tóm Tắt Lập Trường Chính Sách Của Hồi Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. 19

Sự Sống Con Người 19

Đời Sống Gia Đình. 21

Công Bằng Xã Hội 22

Đoàn Kết Toàn Cầu. 24

PHẦN III. 26:  Mục Đích Của Đời Sống Chính Trị: Những Thách Đố Đối Với Các Ứng Cử Viên Và Nhân Viên Chính Phủ. 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 28

Các Văn Kiện Chính Của Công Giáo Về Đời Sống Công Cộng Và Các Vấn Đề Luân Lý. 28


PHẦN I

ĐÀO LUYỆN LƯƠNG TÂM ĐỂ THÀNH CÔNG DÂN CHÂN CHÍNH

SUY TƯ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC HOA KỲ

VỀ GIÁO HUẤN HỘI THÁNH VÀ ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ 

Nhập Đề 

1.  Là một dân tộc, chúng ta cùng chia sẻ những phúc lành và sức mạnh, kể cả một truyền thống tự do tôn giáo và quyền tham gia chính trị. Tuy nhiên, như một dân tộc, chúng ta cũng phải đương đầu với những khó khăn trầm trọng là những khó khăn hiển nhiên về chính trị mà lại có những chiều kích luân lý sâu xa.

2.  Chúng ta là một quốc gia được xây dựng trên nền tảng “sự sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc,” nhưng người ta đang không hoàn toàn bảo vệ chính quyền sống, nhất là của những thai nhi, là phần tử yếu đuối nhất của gia đình Hoa Kỳ.  Chúng ta được mời gọi để làm những người xây dựng hòa bình trong một quốc gia đang có chiến tranh.  Chúng ta là một quốc gia đã thề hứa theo đuổi “tự do và công lý cho mọi người,” nhưng thường lại bị chia cách quá nhiều bởi lằn ranh màu da, chủng tộc, và sự thiếu quân bình về kinh tế.  Chúng ta là một quốc gia của những người di dân, đang cố gắng để diễn tả những khó khăn của những người di dân mới đang sống giữa chúng ta.  Chúng ta là một xã hội được xây dựng trên sức mạnh của các gia đình, được mời gọi để bảo vệ hôn nhân và nâng đỡ đời sống luân lý và kinh tế của các gia đình.  Chúng ta là một dân tộc hùng cường trong một thế giới bạo động, phải đương đầu với khủng bố và đang cố gắng xây dựng một thế giới an toàn, công bình và hòa bình hơn.  Chúng ta là xã hội giàu sang mà trong đó còn có quá nhiều người đang sống trong nghèo khổ, thiếu những săn sóc về sức khỏe, và những nhu cầu thiết yếu cho đời sống.  Chúng ta là thành phần của một cộng đồng thế giới đang phải đương đầu với những đe dọa khẩn cấp về môi sinh để tồn tại.  Những thách đố này nằm ở trọng tâm của đời sống công cộng và ở trung điểm của việc theo đuổi công ích.[1]

3.  Trong nhiều năm qua, chúng tôi, các Giám Mục Hoa Kỳ đã tìm cách chia sẻ các giáo huấn Công Giáo về đời sống chính trị.  Chúng tôi đã làm như thế qua hàng loạt những lời phát biểu được công bố mỗi bốn năm đặt trọng tâm vào “nhiệm vụ chính trị” và “nhiệm vụ công dân chân chính.”  Trong tài liệu này chúng tôi tiếp tục thông lệ ấy để duy trì sự liên tục của những điều chúng tôi đã nói trong quá khứ dưới ánh sáng của những thách đố mới mà quốc gia và thế giới của chúng ta đang phải đương đầu.  Đây không phải là những giáo huấn mới, mà là xác định lại những gì Hội Đồng Giám Mục và Hội Thánh hoàn vũ đã dạy.  Là người Công Giáo, chúng ta là phần tử của một cộng đồng có một gia sản phong phú giúp chúng ta xét đoán những thách đố trong đời sống công cộng và góp phần vào việc đem lại công bằng và hòa bình hơn cho mọi người.

4.  Một phần của gia tài phong phú về công dân chân chính là giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II trong Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo (Dignitatis Humanae).  Tuyên ngôn này nói rằng: “chính xã hội sẽ được hưởng nhờ những lợi ích của công lý và hòa bình, phát sinh do lòng trung thành của con người đối với Thiên Chúa và Thánh Ý Ngài” (số 6). Hoạt động cho công lý đòi hỏi tinh thần và tâm hồn của người Công Giáo được giáo dục và đào luyện để biết và thực hành toàn thể đức tin.

5.  Công bố này nhấn mạnh đến vai trò của Hội Thánh trong việc đào luyện lương tâm, và nhiệm vụ luân lý của mỗi người Công Giáo phải lắng nghe, đón nhận, và thực thi giáo huấn của Hội Thánh trong nhiệm vụ đào luyện lương tâm của mình suốt đời. Với nền tảng này, người Công Giáo có thể lượng giá các lập trường chính trị, các cương lĩnh của các đảng phái, và những lời hứa cũng như việc làm của các ứng cử viên theo ánh sáng Tin Mừng và giáo huấn của Hội Thánh về luân lý và xã hội để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

6.  Chúng tôi cố gắng thực thi việc này bằng cách trả lời bốn câu hỏi: (1) Tại sao Hội Thánh lại dạy về những vấn đề liên quan đến những chính sách công cộng? (2) Những ai trong Hội Thánh nên tham gia vào đời sống chính trị? (3) Hội Thánh làm thế nào để giúp người Công Giáo nói về những vấn đề chính trị và xã hội? (4) Hội Thánh nói gì về học thuyết xã hội Công Giáo cho quần chúng?

7.  Trong công bố này, chúng tôi, các Giám Mục không có ý bảo người Công Giáo phải bầu cho ai hay không được bầu cho ai.  Mục đích của chúng tôi là giúp họ đào luyện lương tâm theo chân lý của Thiên Chúa.  Chúng tôi công nhận rằng nhiệm vụ chọn lựa trong đời sống chính trị là nhiệm vụ của mỗi cá nhân theo một lương tâm được đào luyện chu đáo, và sự tham gia của họ vượt trên việc bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử.

8. Trong những năm bầu cử, có thể có nhiều bản tin và hướng dẫn bầu cử được xuất bản và phát hành. Chúng tôi khuyến khích người Công Giáo hãy tìm đọc những tài liệu do chính Giám Mục, Hội Đồng Giám Mục tiểu bang của họ, hay Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho phép.  Công bố này có mục đích suy luận và bổ túc chứ không thay thế cho các giáo huấn của các Giám Mục của giáo phận hay tiểu bang của quý vị.  Dựa theo những suy tư này và của các Giám Mục địa phương, chúng tôi khuyến khích người Công Giáo trên toàn nước Mỹ tích cực tham gia vào tiến trình chính trị, nhất là trong thời buổi thử thách này.

Tại sao Hội Thánh Dạy về Những Vấn Đề Liên Quan Đến Chính Sách Công Cộng?

9. Nhiệm vụ của Hội Thánh phải tham gia vào việc hình thành luân lý tính của xã hội là một đòi hỏi của đức tin.  Đó là một phần căn bản của sứ vụ mà chúng tôi đã nhận được từ Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng ban cho chúng ta một cái nhìn về sự sống được mặc khải trong Thánh Kinh và Thánh Truyền.  Để vang vọng lại giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II: “Ngôi Lời làm người, trong khi tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Chúa Cha, cũng cho chúng ta thấy làm người thật sự là gì” (xem Gaudium et Spes, số 22).  Tình yêu mà Đức Kitô dành cho chúng ta giúp chúng ta thấy thật rõ nhân phẩm của chúng ta, và thôi thúc chúng ta yêu mến tha nhân như Người đã yêu thương chúng ta.  Đức Kitô, Vị Thầy, chỉ cho chúng ta điều gì là chân thật và tốt lành, nghĩa là điều gì phù hợp với với bản tính con người của chúng ta như những thụ tạo tự do và thông minh, được tạo dựng theo và giống hình ảnh Thiên Chúa, và được Đấng Tạo Hóa ban cho nhân phẩm và nhân quyền.

10. Những gì mà đức tin dạy chúng ta về phẩm giá con người và về sự thánh thiêng của sự sống của mỗi người giúp chúng ta thấy rõ hơn, và cùng là những chân lý mà chúng ta nhận thức được qua hồng ân lý trí con người.  Trọng tâm của những chân lý này là việc tôn trọng phẩm giá của mỗi người.  Đây là điểm nòng cốt của giáo huấn về luân lý và xã hội Công Giáo.  Bởi vì chúng ta là những người có cả đức tin lẫn lý trí, nên việc chúng ta đem những chân lý thiết yếu về sự sống con người và nhân phẩm ra chỗ công cộng là điều hợp tình và cần thiết.  Chúng ta được mời gọi để thực thi mệnh lệnh của Đức Kitô là: ‘hãy yêu thương nhau” (Ga 13:34).  Chúng ta cũng được mời gọi để đề cao hạnh phúc của tất cả mọi người, để chia sẻ phúc lành với những người thiếu thốn, để bảo vệ hôn nhân, và sự sống cùng nhân phẩm của mọi người, nhất là những người yếu đuối, cô thế, và không có tiếng nói.  Trong Thông Điệp đầu tiên, Deus Caritas Est, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã giải thích rằng: “đức ái phải tác động toàn thể đời sống người tín hữu giáo dân, và như thế bao gồm cả các hoạt động chính trị của họ, sống như “bác ái xã hội” (số 29).

11. Có người đặt ra vấn đề là việc Hội Thánh đóng một vai trò trong đời sống chính trị có hợp lý không.  Nhiệm vụ phải dạy về các giá trị luân lý hình thành đời sống chúng ta, kể cả đời sống công cộng, là trọng tâm của sứ vụ mà Đức Chúa Giêsu Kitô trao cho Hội Thánh.  Hơn nữa, Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tham gia và lên tiếng của mỗi tín hữu và của các cơ quan tôn giáo mà chính quyền không được can thiệp, ủng hộ hay kỳ thị.  Luật dân sự phải công nhận hoàn toàn và bảo vệ quyền lợi, nhiệm vụ và các dịp thuận lợi của Hội Thánh để tham gia vào xã hội mà không được bắt Hội Thánh phải từ bỏ hay coi nhẹ những xác tín quan trọng về luân lý của Hội Thánh.  Truyền thống đa dạng của quốc gia chúng ta được gia tăng thay vì bị đe dọa khi mà những những nhóm tôn giáo và những người có tín ngưỡng đem những sự xác tín và quan tâm của họ vào đời sống công cộng.  Thực ra, các giáo huấn của Hội Thánh cũng phù hợp với những giá trị căn bản đã thành hình lịch sử quốc gia chúng ta: “sự sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc.”

12. Cộng đồng Công Giáo đem vào cuộc đối thoại chính trị những tài nguyên quan trọng cho tương lai của dân tộc chúng ta.  Chúng ta đem vào một cơ cấu luân lý kiên định – rút ra từ lý trí căn bản của con người được soi sáng bởi Thánh Kinh và giáo huấn Hội Thánh - để định giá các vấn đề, các cương lĩnh chính trị, và các cuộc tranh cử.  Chúng ta cũng đem lại kinh nghiệm rộng rãi trong việc phục vụ những người thiếu thốn – giáo dục người trẻ, săn sóc bệnh nhân, cung cấp chỗ ở cho những người vô gia cư, giúp đỡ các phụ nữ gặp khó khăn khi thai nghén, cho người đói ăn, đón chào những người di cư và tản cư, mở rộng tay trong việc đoàn kết toàn cầu, và theo đuổi hòa bình.

Ai Trong Hội Thánh Nên Tham Gia vào Đời Sống Chính Trị?

13. Theo Truyền Thống Công Giáo, làm công dân có trách nhiệm là một nhân đức, và tham gia vào đời sống chính trị là một bổn phận luân lý.  Bổn phận này bắt nguồn từ quyết tâm khi chúng ta chịu phép Thánh Tẩy là theo Đức Chúa Giêsu Kitô và làm nhân chứng cho Người trong mọi việc chúng ta làm.  Như Sách Giáo Lý Công Giáo nhắc nhở chúng ta: “Tất cả mọi người phải tham gia, tùy theo địa vị và vai trò của mình, để mưu cầu công ích.  Bổn phận này gắn liền với phẩm giá con người…. Các công dân phải tích cực tham gia càng nhiều càng tốt vào đời sống xã hội” (câu 1913-1915).

14. Tiếc là việc chính trị ở nước chúng ta thường là một cuộc thi đua của những thế lực tư lợi, những công kích theo đảng phái, những lời tuyên truyền, và những lời nói quá đáng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.  Hội Thánh kêu gọi một loại tham gia chính trị khác: một sự tham gia được thành hình bởi các xác tín về luân lý của những lương tâm được đào luyện kỹ càng, và chú tâm vào phẩm giá của từng con người, việc theo đuổi công ích, cùng bảo vệ những người yếu đuối và cô thế.  Lời kêu gọi làm công dân chân chính xác nhận tầm mức quan trọng của việc tham gia chính trị và quả quyết rằng phục vụ quần chúng là một ơn gọi có giá trị.  Là người Công Giáo chúng ta phải được hướng dẫn bởi xác tín về luân lý của chúng ta nhiều hơn là sự ràng buộc của chúng ta với một đảng phái chính trị hay một phe phái tư lợi.  Khi cần thiết, sự tham gia của chúng ta phải giúp biến đổi đảng phái mà chúng ta đang tham gia; chúng ta không được để đảng phái biến đổi chúng ta đến nỗi chúng ta bỏ quên hay chối từ những chân lý căn bản về luân lý.  Chúng ta được mời gọi để đem các nguyên tắc, những chọn lựa chính trị, những giá trị và lá phiếu của chúng ta lại với nhau, để góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

15. Các giáo sĩ và giáo dân có vai trò bổ túc cho nhau trong đời sống công cộng.  Chúng tôi, các Giám Mục, có nhiệm vụ chính là trao lại giáo huấn về luân lý và xã hội của Hội Thánh.  Cùng với các linh mục và các phó tế, được sự giúp đỡ của các tu sĩ và các giáo dân có vai trò lãnh đạo trong Hội Thánh, chúng tôi có nhiệm vụ dạy những nguyên tắc luân lý căn bản để giúp người Công Giáo đào luyện lương tâm của họ cho đúng, để hướng dẫn họ trong những quyết định công cộng theo chiều kích luân lý, và khuyến khích các tín hữu thi hành nhiệm vụ của họ trong đời sống chính trị.  Để làm tròn những trọng trách này, các nhà lãnh đạo Hội Thánh phải tránh ủng hộ hay chống đối các ứng cử viên, hoặc bảo dân chúng phải bầu cử thế nào.  Như Đức Thánh Cha Bêneđictô XVI đã nói trong Deus Caritas Est,

Hội Thánh muốn giúp đỡ để đào luyện lương tâm trong đời sống chính trị, và khuyến khích hiểu biết hơn về những đòi hỏi chân chính của công lý cũng như sẵn sàng hơn để hành động theo chúng, ngay cả khi hành động này trái ngược với những hoàn cảnh có lợi cho cá nhân…. Hội Thánh không thể và không được tự mình lăn vào cuộc chiến chính trị để đem lại một xã hội công bình nhất có thể được.  Hội Thánh không thể và không được quyền thay thế quốc gia.  Nhưng đồng thời Hội Thánh cũng không thể và không được đứng ngoài lề trong cuộc chiến cho công lý (số 28).

16. Như Đức Thánh Cha cũng dạy trong Deus Caritas Est, “nhiệm vụ trực tiếp để hoạt động cho một trật tự công bình của xã hội là nhiệm vụ của giáo dân” (số 29). Nhiệm vụ này khẩn thiết hơn bao giờ hết trong môi trường chính trị hiện nay, khi mà người Công Giáo có thể cảm thấy bị cô lập về chính trị, nhận thức rằng không có một đảng nào và quá ít ứng cử viên hoàn toàn chia sẻ quyết tâm của Hội Thánh trong việc tôn trọng sự sống và phẩm giá của mọi con người từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên.  Nhưng đây không phải là lúc để chúng ta rút lui hay nản chí; mà là lúc để chúng ta nhập cuộc trở lại.  Nhờ đào luyện lương tâm của mình theo giáo huấn Công Giáo, giáo dân Công Giáo nam cũng như nữ có thể nhập cuộc một cách tích cực: ứng cử vào các chức vụ; làm việc trong một đảng phái chính trị; truyền thông những quan tâm của mình và quan điểm của mình cho những viên chức được bầu ra; cùng tham gia sứ vụ xã hội của giáo phận hay những cơ quan hỗ trợ, những sáng kiến của các Hội Đồng [Giám Mục] Công Giáo tiểu bang, những tổ chứng cộng đồng, và những cố gắng khác nhằm áp dụng những giáo huấn luân lý chân chính ở nơi công cộng.  Ngay cả những người không thể bầu cử cũng có quyền có tiếng nói về những vấn đề ảnh hưởng đấn đời sống của họ và công ích.

Hội Thánh Làm Gì Đề Giúp Tín Hữu Công Giáo Nói về Những Vấn Đề Chính Trị và Xã Hội?

Một Lương Tâm Được Đào Luyện Kỹ Càng

17. Hội Thánh trang bị cho các phần tử của mình bày tỏ về những vấn đề chính trị và xã hội bằng cách giúp họ phát huy một lương tâm được đào luyện kỹ càng.  Người Công Giáo có nhiệm vụ thiết yếu là đào luyện lương tâm của mình suốt đời theo lý trý và giáo huấn Hội Thánh.  Lương tâm không phải là cái gì cho phép chúng ta biện minh cho bất cứ việc gì chúng ta muốn làm, nó cũng không phải chỉ là “cảm giác” về những gì chúng ta phải làm hay không được làm.  Trái lại, lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa vang vọng trong tâm hồn con người, bày tỏ chân lý cho chúng ta và kêu gọi chúng ta làm những điều tốt trong khi tránh những điều xấu xa.  Lương tâm luôn đòi hỏi những cố gắng nghiêm chỉnh để có những phán đoán chắc chắn về luân lý dựa vào chân lý của đức tin chúng ta.  Như Giáo Lý Công Giáo viết: “Lương tâm là một phán quyết của lý trí; nhờ đó con người nhận biết một hành vi cụ thể mình định làm, đang làm hay đã làm, là tốt hay xấu. Trong lời nói và hành động, con người phải trung thành tuân theo điều mình biết là chính đáng và ngay lành” (số 1778).

18. Việc đào luyện lương tâm bao gồm một số yếu tố.  Trước hết phải có một ước muốn ôm ấp sự tốt lành và chân lý.  Đối với người Công Giáo thì điều này bắt đầu từ sự mong muốn và sẵn sàng tìm kiếm chân lý và những gì chính đáng qua việc học hỏi Thánh Kinh và các giáo huấn của Hội Thánh trong Sách Giáo Lý Công Giáo.  Một điều quan trọng khác là nghiên cứu các dữ kiện và những tài liệu đứng đằng sau những sự chọn lựa khác nhau.  Sau cùng, suy nghĩ trong cầu nguyện là điều quan trọng để biết Thánh Ý Chúa.  Người Công Giáo cũng cần biết rằng nếu họ không chịu đào luyện lương tâm thì họ có thể có những phán đoán sai lầm.[2]

Đức Tính Khôn Ngoan

19.  Hội Thánh nuôi dưỡng những lương tâm được đào luyện kỹ càng không phải chỉ qua việc dạy những chân lý về luân lý mà còn còn khuyến khích các phần tử của Hội Thánh phát triển nhân đức khôn ngoan.  Đức khôn ngoan giúp chúng ta “trong mọi hoàn cảnh nhận ra điều thiện đích thực và chọn lựa những phương thế tốt để đạt tới” (GLCG 1806).  Đức khôn ngoan uốn nắn và thông báo cho khả năng của chúng ta để cân nhắc giữa những chọn lựa khác nhau, để quyết định chọn lựa nào thích hợp nhất trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó, và để hành động dứt khoát.  Việc thi hành nhân đức này thường đòi hỏi lòng can đảm để hành động trong việc bảo vệ những nguyên tắc luân lý trong khi quyết định về việc làm thế nào để xây dựng một xã hội công bằng và an bình.

20.  Giáo huấn của Hội Thánh nói rõ rằng một mục đích tốt không thể biện minh cho những phương tiện vô luân.  Trong khi tất cả chúng ta tìm cách gia tăng công ích – bằng cách bảo vệ sự thánh thiêng bất khả xâm phạm của sự sống từ giây phút thụ thai cho đến khi chết cách tự nhiên, bằng cách bảo vệ hôn nhân, bằng cách cho kẻ đói ăn và cho người không có nhà cư trú, bằng cách đón chào các người di cư và bảo vệ môi sinh - điều quan trọng mà chúng ta phải ý thức là không phải tất cả mọi cách thức hành động có thể có đều được phép về luân lý.  Chúng ta có nhiệm vụ phân biệt những chính sách nào phù hợp với luân lý.  Người Công Giáo có thể chọn lựa những cách khác nhau để giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách, nhưng chúng ta không có thể khác nhau về trách nhiệm luân lý của chúng ta trong việc góp phần xây dựng một thế giới công bằng và hòa bình hơn bằng những phương tiện hợp với luân lý, để che chở những người yếu đuối và cô thế, cùng bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm.

Làm Lành Lánh Dữ

21.  Được sự giúp đỡ của đức khôn ngoan trong việc sử dụng lương tâm được đào luyện kỹ càng, người Công Giáo được mời gọi để phán đoán cách thực tế về những chọn lựa tốt và xấu nơi chính trường.

22.  Có những việc chúng ta không bao giờ được phép làm, dù là cá nhân hay xã hội, bởi vì chúng luôn trái ngược với tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.   Những hành động như thế hoàn toàn sai lầm đến nỗi chúng luôn luôn chống lại sự tốt lành thật sự của con người.  Những điều ấy gọi là những hành vi “ác tự bản chất.”  Phải luôn luôn loại bỏ và chống lại chúng và không bao giờ được hỗ trợ hay chấp nhận chúng.  Một thí dụ quan trọng là cố tình hủy hoại sự sống của những người vô tội, như phá thai hay giết chết êm dịu.  Ở quốc gia chúng ta, “phá thai và giết chết êm dịu đã trở thành một đe dọa lớn lao nhất cho nhân phẩm vì chúng tấn công trực tiếp đến sự sống, là một điều căn bản nhất mà con người mong muốn và là điều kiện cho tất cả những điều khác” (Sống Tin Mừng Sự Sống, số 5).  Coi việc phá hủy sự sống của người vô tội chỉ như là một sự chọn lựa cá nhân là một lỗi lầm có một hậu quả luân lý nghiêm trọng.  Một hệ thống luật pháp dựa trên sự chọn lựa mà vi phạm đến quyền sống căn bản là một hệ thống hư hỏng tận gốc.

23.  Tương tự, những đe doạ trực tiếp đến sự linh thiêng và phẩm giá cùng sự sống con người, như sao người và hủy hoại phôi thai để làm thí nghiệm, cũng là những việc ác tự bản chất.  Chúng ta phải luôn luôn chống lại những việc này.  Những vi phạm trực tiếp khác đến sự sống của những người vô tội như giết người, tra tấn, kỳ thị chủng tộc, và nhắm đến những người không chiến đấu trong các hành động khủng bố hay chiến tranh không bao giờ có thể biện minh được.

24.  Việc chống lại những hành động tự bản chất là ác làm tổn thương đến phẩm giá con người cũng mở mắt chúng ta để nhìn thấy những điều tốt chúng ta phải làm, nghĩa là nhiệm vụ tích cực của chúng ta phải đóng góp vào công ích và hành động trong sự đoàn kết với những người thiếu thốn.  Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Sự thật là chỉ những giới răn tiêu cực luôn có tính bắt buộc và trong mọi hoàn cảnh, không có nghĩa là những cấm đoán trong đời sống luân lý quan trọng hơn nhiệm vụ phải làm điều lành được các giới răn tích cực ám chỉ” (Veritas Spendor, số 52).  Cả hai việc chống lại sự dữ và làm điều lành đều là những nhiệm vụ thiết yếu.

25.  Quyền sống bao hàm và liên hệ đến những nhân quyền khác - đến những điều tốt căn bản mà mọi người đều cần đến để sống và phát triển.  Tất cả mọi vấn đề về sự sống đều liên hệ với nhau, vì giảm thiểu sự kính trọng sự sống của bất cứ cá nhân hay nhóm nào trong xã hội cũng sẽ làm giảm bớt sự kính trọng đối với tất cả sự sống.  Tính cấp bách về luân lý để đáp lại những nhu cầu của tha nhân - những nhu cầu căn bản như thực phẩm, nhà ở, y tế, giáo dục, và việc làm có ý nghĩa – là sự bó buộc phổ quát trên lương tâm chúng ta và có thể được thỏa mãn cách hợp pháp bằng nhiều cách.   Người Công Giáo phải tìm cách tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu này.   Như Chân Phước Giáo Hoàng Giaon XXIII đã dạy: “[mỗi người chúng ta] có quyền sống, quyền vẹn toàn thân thể, và quyền có phương tiện thích hợp để phát triển đời sống đúng cách; những điều chính yếu ấy là thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi, y tế, và sau cùng là những phục vụ xã hội cần thiết” (Pacem in Terris, số 11).

26.  Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cắt nghĩa sự quan trọng của việc trung thành với các giáo huấn căn bản của Hội Thánh như sau:

Trước hết, lời kêu la thông thường, được phát ra một cách chính đáng vì nhân quyền – thí dụ, quyền về y tế, gia cư, làm việc, gia đình, và văn hóa - đều là sai lầm và ảo tưởng nếu quyền sống, là quyền căn bản và chủ yếu nhất và là điều kiện cho tất cả các quyền khác của cá nhân, không được bảo vệ với một quyết tâm tối đa (Christifideles Laici, số 38).

27.  Hai cám dỗ trong đời sống công cộng có thể bóp méo việc bảo vệ sự sống và phẩm giá con người của Hội Thánh:

28.  Điều đầu tiên là coi các vấn đề luân lý ngang hàng với nhau mà không phân biệt giữa những vấn đề liên quan đến đời sống và phẩm giá con người. Việc trực tiếp và cố tình hủy hoại sự sống của những người vô tội từ giây phút thụ thai đến khi chết tự nhiên luôn luôn là điều sai và không phải chỉ là một vấn đề trong nhiều vấn đề. Chúng ta phải luôn luôn chống lại nó.[3]

29.  Điều thứ hai là lạm dụng những sự phân biệt căn bản cần thiết này bằng cách làm giảm thiểu hay coi thường những đe dọa trầm trọng khác liên quan đến sự sống và phẩm giá con người.  Kỳ thị chủng tộc và những kỳ thị bất công khác, việc sử dụng án tử hình, dựa vào chiến tranh bất chính, việc dùng tra tấn,[4] các tội ác chiến tranh, việc không chịu đáp ứng lại nhu cầu của những người đang chịu đói khổ, thiếu phương tiện y tế, hay chính sách di dân bất công, tất cả là những vấn đề luân lý quan trọng đang thách thức lương tâm chúng ta và đòi hỏi chúng ta phải hành động.  Đây không phải là những bận tâm thứ yếu có thể bỏ qua.  Chúng tôi yêu cầu người Công Giáo phải nghiêm chỉnh quan tâm đến các giáo huấn của Hội Thánh về những vấn đề này.  Mặc dù việc chọn lựa những phương thế để đáp ứng cách thỏa đáng nhất những đe dọa thúc bách liên quan đến sự sống và phẩm giá con người là những vấn đề chính để thảo luận và quyết định, điều này không làm cho chúng trở thành những quan tâm thứ yếu hay cho phép người Công Giáo bỏ qua hay coi thường giáo huấn của Hội Thánh về những vấn đề quan trọng này.  Rõ ràng là không phải tất cả mọi người Công Giáo đều liên hệ với từng quan tâm này, nhưng chúng ta phải nâng đỡ nhau như một cộng đồng đức tin để bảo vệ sự sống và phẩm giá con người ở bất cứ nơi nào mà chúng bị đe dọa.  Chúng ta không phải là miếng rời rạc, nhưng là một gia đình đức tin đang làm tròn sứ mệnh của Đức Chúa Giêsu Kitô.

30.  Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Toà Thánh Vatican đưa ra một điểm tương tự:

Cũng phải chú thích rằng một lương tâm Kitô được đào luyện kỹ càng không cho phép một người bỏ phiếu cho một chương trình chính trị hay một điều luật trái ngược với những nội dung căn bản của đức tin và luân lý.  Đức tin Kitô là một đức tin thống nhất toàn diện, và như thế việc cô lập một vài phần tử của đức tin đến nỗi làm tổn thương toàn bộ giáo thuyết Công Giáo là thiếu mạch lạc.  Một quyết tâm chính trị dựa vào một phương diện cô lập của học thuyết xã hội của Hội Thánh không làm cho một người cho toàn bộn phận của mình đối với công ích (Chú giải về Tín Lý liên quan đến một số vấn đề về việc người Công Giáo tham gia vào đời sống chính trị, số 4).

Những Chọn Lựa Về Luân Lý

31.  Các quyết định về đời sống luân lý rất phức tạp và đòi hỏi việc sử dụng một lương tâm được đào luyện kỹ càng với sự giúp đỡ của đức khôn ngoan.  Việc sử dụng lương tâm này bắt đầu cằng việc chống lại ngay những luật lệ và những chính sách khác vi phạm sự sống con người và làm yếu đi việc bảo vệ sự sống ấy.  Những ai đã biết mà còn cố tình trực tiếp ủng hộ những chính sách hay những điều luật làm tổn thương đến những nguyên tắc luân lý căn bản là cộng tác với thần dữ.

32.  Đôi khi chúng ta đã có những luật lệ trái luân lý đang được hiện hành.  Trong trường hợp này, tiến trình đề ra những luật lệ để bảo vệ sự sống tùy thuộc vào phán đoán khôn ngoan và “nghệ thuật có thể có được.”  Theo thời gian tiến trình này có thể phục hồi công lý từng phần hay từ từ.  Thí dụ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã dạy khi một nhân viên chính quyền là người nhất định chống phá thai không thành công hoàn toàn trong việc phá bỏ luật phá thai, người ấy có thể hoạt động để gia tăng việc bảo vệ sự sống của con người chưa sinh ra, “bằng cách giới hạn sự thiệt hại gây ra bởi luật ấy” và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nó càng nhiều càng tốt (Evangelium Vitae, số 73).  Những tiến bộ từng bước như thế trong luật pháp được chấp nhận như những bước dẫn đến việc phục hồi công lý hoàn toàn.  Tuy nhiên, Người Công Giáo không bao giờ được từ bỏ đòi hỏi về luân lý là tìm cách bảo vệ hoàn toàn sự sống con người từ giây phút thụ thai đến khi chết tự nhiên.

33.  Phán đoán khôn ngoan cũng cần thiết trong việc áp dụng những nguyên tắc luân lý vào những chọn lựa chính sách riêng biệt như chiến tranh Iraq, chính sách gia cư, ý tế, di dân, và những chính sách khác.  Đây không có nghĩa rằng tất cả mọi chọn lựa đều có giá trị ngang nhau, hoặc hướng dẫn của chúng tôi và của các vị lãnh đạo khác của Hội Thánh cũng chỉ là những ý kiến khác về chính trị hay chính sách mà chúng tôi ưa thích trong số những chính sách khác nhau.  Ngược lại, chúng tôi nài nỉ người Công Giáo hãy cẩn thận lắng nghe những thầy dạy của Hội Thánh khi chúng tôi áp dụng học thuyết xã hội Công Giáo vào những đề nghị và trường hợp dứt khoát. Những phán quyết hay đề nghị chúng tôi là những Giám Mục đưa ra về những vấn đề này hiển nhiên là không có thẩm quyền luân lý ngang hàng với những giáo huấn về luân lý của Hội Thánh hoàn vũ.  Tuy vậy, những hướng dẫn của Hội Thánh về những vấn đề này là nguồn tài liệu cần thiết cho người Công Giáo khi họ thẩm định xem những phán đoán của riêng họ có phù hợp với Tin Mừng và với giáo huấn Công Giáo hay không.

34.  Người Công Giáo thường phải đương đầu với những chọn lựa khó khăn về việc phải bỏ phiếu ra sao.  Đó là lý do tại sao bỏ phiếu theo một lương tâm được đào luyện kỹ càng là điều cần thiết để nhận ra những tương quan chính đáng giữa những điều tốt về luân lý.  Một người Công Giáo không được bỏ phiếu cho một người có lập trường ủng hộ một điểu tự nó là dữ, như phá thai hay kỳ thị chủng tộc, nếu một người có ý định ủng hộ lập trường này.  Trong những trường hợp như thế, một người Công Giáo sẽ mắc tội chính thức hợp tác với sự dữ nghiêm trọng.  Đồng thời, một người cũng không được dùng việc một ứng cử viên chống lại sự dữ này để biện minh cho sự lơ là hay không quan tâm của ứng cử viên ấy đến những vấn đề luân lý quan trọng khác liên quan đến sự sống và phẩm giá con người.

35.  Đôi khi có thể một người Công Giáo không chấp nhận một lập trường của một ứng cử viên nhưng quyết định bỏ phiếu cho ứng cử viên ấy vì những lý do luân lý trầm trọng khác.  Chỉ có thể được phép bỏ phiếu như thế vì những lý do thật sự trầm trọng về luân lý, chứ không phải vì thăng tiến quyền lợi hạn hẹp của đảng phái hay trung thành với đảng phái hoặc coi thường những sự dữ về luân lý căn bản.

36.  Khi tất cả các ứng cử viên đều có một lập trường thiên về những gì mà tự bản chất là sự dữ, người dân có lương tâm rơi vào một tình trạng khó xử. Người ấy có thể có một cách là không bầu cho ai cả, hoặc sau khi phân tích kỹ lưỡng, có thể quyết định bầu cho một ứng cư viên xem ra sẽ không tích cực cổ võ lập trường phản luân lý này và sẽ tích cực theo đuổi những điều tốt lành khác thực sự  có lợi cho nhân loại.

37.  Điều thiết yếu là khi quyết định, người Công Giáo phải được hướng dẫn bởi một lương tâm được đào luyện kỹ càng, một lương tâm có thể nhận ra rằng không phải mọi vấn đề đều có cùng một giá trị luân lý như nhau, và nhiệm vụ chống lại những gì tự bản chất của chúng là ác phải là ưu tiên đặc biệt của lương tâm và hành động của chúng ta.  Những quyết định này phải kể đến những quyết tâm, cá tính, sự liêm chính, và khả năng có thể ảnh hưởng đến vấn đề liên quan của ứng cử viên.  Chung quy, đây là một quyết định mà mỗi người Công Giáo phải tự chọn lấy theo sự hướng dẫn của một lương tâm được đào luyện theo giáo huấn về luân lý của Hội Thánh.

38.  Cần phải xác tín rằng các chọn lựa về chính trị của các công dân không phải chỉ có ảnh hưởng đến hòa bình và thịnh vượng chung mà còn ảnh hưởng cả đến phần rỗi của cá nhân.  Tương tự, các loại luật lệ và chính sách mà những viên chức chính quyền ủng hộ ảnh hưởng đến tình trạng hạnh phúc về tinh thần của họ.  Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong suy niệm về Thánh Thể như là “bí tích tình yêu” gần đây đã thách đố tất cả chúng ta sống điều mà ngài gọi là “một cách sống Thánh Thể.”  Điều đó có nghĩa là tình yêu cứu độ mà chúng ta gặp gỡ trong Bí Tích Thánh Thể phải hướng dẫn tư tưởng, lời nói, và các quyết định của chúng ta, kể cả những quyết định có liên quan đến trật tự xã hội.  Đức Thánh Cha mời gọi tất cả phần tử của Hội Thánh phải tìm “sự kiên định Thánh Thể”:

Điều quan trọng là phải kể đến điều mà các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng diễn tả là kiên định Thánh Thể, một đặc tính mà đời sống của chúng ta được mời gọi một cách khách quan để biểu hiện.  Việc thờ phượng làm đẹp lòng Thiên Chúa không phải chỉ là vấn đề thuần túy riêng tư, không ảnh hưởng gì đến liên hệ của chúng ta với tha nhân: nó đòi hỏi việc làm nhân chứng cho đức tin của chúng ta giữa quần chúng.  Hiển nhiên là điều này đúng cho tất cả những ai đã nhận Bí Tích Thánh Tẩy, nhưng là trách nhiệm đặc biệt của những người mà vì địa vị xã hội và chính trị của họ, họ phải quyết định những gì liên quan đến những giá trị căn bản, như là tôn trọng sự sống con người, bảo vệ nó từ khi thụ thai đến lúc chết tự nhiên, bảo vệ gia đình được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, sự tự do trong việc giáo dục con cái và quảng bá công ích dưới mọi hình thức. . . . (Scaramentum Caritatis, số 83).

39.  Đức Thánh Cha, đã kêu gọi cách đặc biệt các nhà chính trị và lập pháp Công Giáo hãy nhận ra nhiệm vụ tối quan trọng của họ trong xã hội là ủng hộ những luật lệ và chính sách được hình thành bởi những giá trị căn bản này, và thúc đẩy họ chống lại những luật lệ và chính sách vi phạm đến sự sống và phẩm giá con người ở bất cứ giai đoạn nào của đời sống từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên.  Ngài xác quyết nhiệm vụ của các Giám Mục là phải dạy một cách kiên định những giá trị này cho dân chúng của các ngài.[5]

Hội Thánh Nói Gì về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo ở Nơi Công Cộng? - Bảy Đề Tài Chính

40.  Đạo lý kiên định về sự sống cung cấp một khuôn mẫu luân lý cho những cam kết chính của người Công Giáo trong đời sống chính trị, hiểu cho đúng, không bao giờ coi tất cả mọi vấn đề đều có giá trị luân lý như nhau hay rút gọn giáo huấn Công Giáo vào một hay hai vấn đề.  Đạo lý này nối kết quyết tâm bảo vệ sự sống con người từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên của Công Giáo với nhiệm vụ luân lý căn bản là phải tôn trọng phẩm giá của mỗi người như là con cái Thiên Chúa.  Đạo lý này liên kết chúng ta lại với nhau như “một dân của sự sống và cho sự sống” (Evangelium Vitae, số 6) cùng thề hứa sẽ xây dựng điều mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi là “nền văn hóa sự sống” (Evangelium Vitae, số 77).  Nền văn hóa sự sống này bắt đầu bằng nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ sự sống của những người vô tội chống lại những xâm phạm trực tiếp và lan sang đến việc bảo vệ sự sống bất cứ khi nào nó bị đe dọa hay bị coi thường.

41.  Các cử tri Công Giáo phải dùng khuôn mẫu của giáo huấn Công Giáo để nghiên cứu các lập trường của các ứng cử viên về những vấn đề có ảnh hưởng đến sự sống và phẩm giá con người, cũng như những vấn đề về công lý và hòa bình, và họ phải nghĩ đến nhân cách, triết lý và thành tích của các ứng cử viên.  Điều quan trọng cho tất cả các công dân là “phải có cái nhìn vượt trên chính trị đảng phái, để phân tích những bài nói chuyện tranh cử cách kỹ lưỡng, và để chọn các nhà lãnh đạo chính trị của họ theo nguyên tắc, chứ không theo đảng phái hay chỉ vì tư lợi” (Sống Tin Mừng Sự Sống, số 33).

42.  Là người Công Giáo, chúng ta không phải là những cử tri chỉ chú trọng đến một vấn đề duy nhất.  Lập trường của một ứng cử viên về một vấn đề không đủ để đảm bảo sự ủng hộ của các cử tri.  Nhưng lập trường của ứng cử viên về một vấn đề duy nhất liên quan đến sự dữ từ bản chất, như ủng hộ việc phá thai hay cổ võ kỳ thị chủng tộc, cũng có thể làm cho cử tri quyết định không ủng hộ ứng cử viên này là một điều chính đáng.

43.  Như đã ghi nhận trước đây, phương pháp của Công Giáo để thành công dân chân chính dựa vào những nguyên tắc luân lý tìm thấy trong Thánh Kinh và trong giáo huấn của Hội Thánh về luân lý và xã hội cũng như ngay trong lòng những người thiện tâm.  Bây giờ chúng tôi sẽ trình bày những đề tài chính và lâu đời của học thuyết xã hội Công Giáo, là những đề tài có thể cung cấp một khuôn mẫu luân lý cho các quyết định trong đời sống công cộng.[6]

Quyền Sống và Phẩm Giá của Con Người

44.  Sự sống con người là thánh thiêng.  Phẩm giá của một người là nền tảng cho cái nhìn về luân lý đối với xã hội.  Trực tiếp làm hại những người vô tội không bao giờ được chấp nhận theo luân lý, ở bất cứ giai đoạn hay hoàn cảnh nào.  Trong xã hội của chúng ta, sự sống con người đặc biệt bị tấn công bởi việc phá thai.  Những đe dọa khác đối với sự thánh thiêng của sự sống gồm có giết chết êm dịu, sao người, và hủy hoại phôi thai con người trong các việc nghiên cứu [khoa học].

45.  Giáo huấn của Hội Thánh về phẩm giá con người kêu gọi chúng ta chống lại việc tra tấn,[7] chiến tranh bất chính, và việc sử dụng án tử hình; tránh giết người và tấn công những người không chiến đấu; chống kỳ thị chủng tộc; cùng khắc phục nạn nghèo đói và đau khổ.  Các quốc gia được mời gọi để bảo vệ quyền sống bằng cách tìm kiếm những phương pháp hữu hiệu để chống lại sự dữ và khủng bố mà không cần dùng đến chiến tranh trừ khi đó là biện pháp cuối cùng, trước hết luôn luôn tìm cách giải quyết các xung đột bằng những phương thế hòa bình.  Chúng tôi tôn trọng sự sống của các trẻ em còn trong bụng mẹ, của những người đang chết trong chiến tranh, và chết đói, và đương nhiên là mạng sống của mọi người như là con cái Thiên Chúa.

Mời Gọi vào Gia Đình, Cộng Đồng, và Tham Gia

46.  Con người không những chỉ thánh thiêng mà còn có tính xã hội.  Việc phát triển toàn bộ con người xảy ra trong sự liên hệ với người khác.  Gia đình - đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ - là đơn vị đầu tiên và căn bản của xã hội, đồng thời cũng là tổ ấm cho việc tạo dựng và nuôi nấng con cái.  Chúng ta phải bảo vệ và củng cố gia đình, chứ không được định nghĩa lại hay hạ giá nó bằng cách cho phép phối hợp đồng tính (same-sex union) hay những loại bóp méo gia đình khác.  Việc tôn trọng gia đình phải được phản ảnh trong mọi chính sách và chương trình.  Việc bảo trì quyền lợi và nhiệm vụ của cha mẹ trong việc chăm sóc con cái, kể cả việc chọn lựa cách giáo dục con cái phải là điều quan trọng.

47.  Cách thức chúng ta tổ chức xã hội – về kinh tế và chính trị, về luật pháp và chính sách - ảnh hưởng trực tiếp đến công ích và khả năng của mỗi cá nhân để có thể phát triển toàn diện.  Mỗi người và mỗi đoàn thể có quyền và bổn phận phải tham gia tích cực vào việc cải tiến xã hội và hạnh phúc của tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và cô thế.

48.  Nguyên tắc hỗ trợ nhắc nhở chúng ta rằng những cơ quan lớn hơn trong xã hội không được áp đảo hay can thiệp vào những cơ quan nhỏ hơn hay địa phương, nhưng các cơ quan lớn hơn này có nhiệm vụ thiết yếu khi các cơ quan địa phương không đủ khả năng bảo vệ nhân phẩm, thỏa mãn nhu cầu con người, và phát huy công ích.

Quyền Lợi và Nhiệm Vụ

49. Nhân phẩm chỉ được tôn trọng và công ích chỉ được duy trì khi mà quyền làm người được bảo vệ và các nhiệm vụ căn bản được chu toàn.  Mọi người đều có quyền sống, là quyền căn bản phát sinh ra các quyền khác, và quyền sở hữu những gì cần thiết để sống xứng đáng - thức ăn và chỗ ở, giáo dục, việc làm, y tế, nhà cửa, tự do tôn giáo và đời sống gia đình.  Cần phải luôn bảo vệ quyền thực thi tôn giáo cách công cộng cũng như riêng tư của các cá nhân hay các cơ quan cùng với quyền tự do làm theo lương tâm.  Theo nghĩa cơ bản, quyền tự do diễn tả niềm tin tôn giáo che chở tất cả các quyền khác.  Liên quan đến các quyền này là nhiệm vụ và trách nhiệm - với nhau, với gia đình, và với xã hội rộng lớn hơn. Quyền phải được hiểu và sử dụng trong khuôn khổ luân lý được bắt nguồn từ phẩm giá con người.

Thương Yêu Người Nghèo

50.  Trong lúc công ích bao gồm mọi người, nhưng những người yếu đuối, cô thế, và thiếu thốn cần được chú thâm nhất.  Một thử nghiệm căn bản về luân lý cho xã hội chúng ta là chúng ta đối xử với những người yếu thế nhất ở giữa chúng ta thế nào.  Trong một xã hội bị băng hoại bởi hố chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng sâu, Thánh Kinh kể cho chúng ta câu chuyện Phán Xét Chung (Xem Mt 25:31-46) và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta sẽ bị xét xử theo cách chúng ta đối xử với “những người thấp hèn nhất giữa chúng ta.”  Sách Giáo Lý Công Giáo giải thích:

Ngay từ đầu, Hội Thánh đặc biệt ưu ái những người cùng khổ để nâng đỡ, bảo vệ và giải phóng họ, mặc dù vẫn có nhiều phần tử đã không làm như vậy.  Hội Thánh đã thực hiện điều này qua vô số công cuộc từ thiện mà thời nào và ở đâu cũng không thể thiếu (số 2448).

51.  Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dạy rằng: “tình yêu đối với cô nhi, quả phụ, tù nhân, bệnh nhân và những người nghèo khổ đủ loại là điều cần thiết cho [Hội Thánh] như là thừa tác viên của các bí tích và rao giảng Tin Mừng” (Deus Caritas Est, số 22).   Việc đặc biệt thương yêu người nghèo và người yếu thế này bao gồm cả những người sống ngoài lề xã hội ở trong và ngoài quốc gia chúng ta – các thai nhi, các người tàn tật, người già và đang đau bệnh tử vong, cùng tất cả các nạn nhân của bất công và đàn áp.

Giá Trị của Lao Động và Quyền Lợi của Công Nhân

52.  Kinh tế phải phục vụ dân chúng chứ không phải ngược lại.  Làm việc không phải chỉ có nghĩa là kiếm ăn; nó là một hình thức tiếp tục cộng tác vào việc tạo dựng của Thiên Chúa.  Chủ nhân tham gia công ích qua những dịch vụ và sản phẩm mà họ cung cấp, và qua việc tạo ra các việc làm nâng cao phẩm giá và quyền lợi của công nhân - việc làm có hiệu suất, lương bổng tử tế và công bằng, đầy đủ trợ cấp và an toàn khi về già, quyền chọn lựa tổ chức và tham gia vào công đoàn, công nhân di dân có cơ hội làm ăn hợp pháp, có tư sản, và các sáng kiến kinh tế.  Công nhân cũng có nhiệm vụ - làm việc cách công bằng trọn ngày xứng với đồng lương công bằng, đối xử với chủ nhân và đồng nghiệp cách kính trọng, thi hành công việc của mình cách nào để góp phần vào công ích.  Công nhân, chủ nhân và công đoàn không được quyền chỉ tranh đấu cho ích lợi riêng tư của mình, nhưng cũng phải hợp tác với nhau để phát huy công bằng về kinh tế và hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Đoàn Kết

53.  Chúng ta là một gia đình nhân loại, mặc dù có những khác biệt về dân tộc, màu da, chủng tộc, kinh tế, và lý tưởng.  Chúng ta là những người “coi sóc anh chị em mình” dù họ ở bất cứ nơi nào.  Thương yêu tha nhân có một diện toàn cầu và đòi hỏi chúng ta phải xóa tan nạn kỳ thị chủng tộc, và lên tiếng về sự nghèo đói cùng cực và bệnh tật đang lan tràn quá nhiều nơi trên thế giới.  Đoàn kết cũng phải bao gồm lời mời gọi của Thánh Kinh để đón chào những người lạ giữa chúng ta - kể cả những người di dân đang tìm việc làm, nơi cư trú an toàn, giáo dục con em, và một đời sống tử tế cho gia đình họ.  Theo lời mời gọi của Tin Mừng để làm những người kiến tạo hòa bình, quyết tâm đoàn kết với người lân cận chúng ta – trong cũng như ngoài nước – cũng đòi hỏi chúng ta phải cổ võ hòa bình và theo đuổi công lý trong một thế giới đang bị băng hoại vì bạo lực và xung đột khủng khiếp.  Các quyết định về việc sử dụng vũ lực phải được hướng dẫn bởi những nguyên tắc luân lý truyền thống và chỉ sử dụng như là một giải pháp cuối cùng.  Như Đức Thánh Cha Phaolô VI dạy: “Nếu muốn hòa bình, hãy làm việc cho công lý” (Thông điệp ngày Hòa Bình Thế Giới, Tháng 1, năm 1972).

Chăm Sóc cho Các Tạo Vật của Thiên Chúa

54.  Chúng ta chứng tỏ lòng kính trọng đối với Tạo Hóa bằng cách chăm sóc cho các tạo vật của Ngài.  Chăm sóc cho trái đất là nhiệm vụ của đức tin của chúng ta và là dấu chỉ sự quan tâm của chúng ta đối với mọi người.  Chúng ta phải cố gắng sống làm sao để đơn thuần đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai khi đáp ứng nhu cầu của chính họ.  Bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sống là nhiệm vụ luân lý của chúng ta - tức là phải tôn trọng các tạo vật của Thiên Chúa và đảm bảo một môi trường an toàn và hiếu khách cho nhân loại, đặc biệt là trẻ em ở giai đoạn phát triển yếu đuối nhất của chúng.  Như những người quản lý được Thiên Chúa mời chia sẻ nhiệm vụ đối với tương lai của trái đất, chúng ta phải làm sao để có một thế giới mà trong đó người ta tôn trọng và bảo vệ tất cả mọi tạo vật cùng tìm cách sống đơn giản phù hợp với chúng vì thế hệ tương lai.

*  *  *  *  *

55.  Những đề tài trên từ giáo huấn xã hội Công Giáo cung cấp cho chúng ta một khuôn khổ không dễ dàng phù hợp với những ý thức hệ “thiên hữu” hay “thiên tả”, “phóng túng” hay “bảo thủ”, hoặc cương lĩnh của bất cứ đảng phái nào.  Các đề tài này không theo đảng phái hay phe nhóm, nhưng phản ảnh những nguyên tắc đạo đức cơ  bản chung cho mọi người.

56.  Như những người lãnh đạo Hội Thánh ở nước Hoa Kỳ, chúng tôi, các Giám Mục, có nhiệm vụ áp dụng những nguyên tắc luân lý này vào những quyết định chính về các chính sách chung mà quốc gia chúng ta đang gặp phải, để vạch ra các đường hướng về những vấn đề có những chiều kích luân lý và đạo đức quan trọng.  Những chi tiết về các đường hướng về chính sách được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận có thể được tìm thấy trong Phần Thứ Hai của tài liệu này.  Chúng tôi hy vọng rằng người Công Giáo và những người khác sẽ xem xét cách nghiêm chỉnh những áp dụng về chính sách này khi họ quyết định về đời sống công cộng.

Kết Luận

57.  Việc xây dựng một thế giới tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, nơi mà hòa bình và công lý lan tràn, đòi hỏi chúng ta nhiều hơn là chỉ có quyết tâm về chính trị.  Các cá nhân, các gia đình, các cơ sở thương mại, các tổ chức cộng đồng, và chính quyền, tất cả đều đóng vai trò quan trọng.  Việc tham gia vào đời sống chính trị theo ánh sáng của những nguyên tắc luân lý cơ bản là nhiệm vụ thiết yếu của mọi người Công Giáo và tất cả mọi người thiện tâm.

58.  Hội Thánh can thiệp vào tiến trình chính trị, nhưng không phải đảng phái.  Hội Thánh không thể cổ võ cho một ứng cử viên hay một đảng phái nào.  Mục tiêu của chúng tôi và bảo vệ sự sống và phẩm giá con người và che chở những người yếu đuối và cô thế.

59.  Hội Thánh can thiệp vào tiến trình chính trị, nhưng không được để bị lạm dụng.  Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với các nhà lãnh đạo chính trị và các ứng cử viên; chúng tôi tìm cách tiếp xúc và thuyết phục các nhân viên chính phủ.  Các buổi lễ hay “các cơ hội chụp hình (photo-ops)” không thể thay thế cho những đối thoại nghiêm chỉnh.

 60.  Hội Thánh theo nguyên tắc, nhưng không theo ý thức hệ.  Chúng tôi không thể vi phạm những nguyên tắc căn bản hay giáo huấn về luân lý.  Chúng tôi quyết tâm nói rõ ràng và hòa nhã về giáo huấn luân lý của chúng tôi.  Trong đời sống công cộng, điều quan trọng là thực thi nhân đức công bằng và bác ái, là điều nòng cốt của Truyền Thống của chúng tôi.  Chúng tôi phải cộng tác với những người khác bằng nhiều cách để cổ võ những nguyên tắc luân lý của chúng tôi.

61.  Dựa theo những nguyên tắc này và những ơn lành mà chúng tôi chia sẻ như một phần tử của một quốc gia tự do và dân chủ, chúng tôi, các Giám Mục, mạnh mẽ nhắc lại lời kêu gọi của chúng tôi để có một loại chính trị đổi mới:

·  Chú tâm vào những nguyên tắc luân lý hơn là vào những thăm dò dư luận quần chúng.

·  Chú tâm vào nhu cầu của kẻ yếu hơn là quyền lợi của kẻ mạnh

·  Chú tâm vào việc theo đuổi công ích hơn là đòi hỏi của những tư lợi hẹp hòi.

62.  Loại tham gia vào chính trị này phản ảnh học thuyết xã hội của Hội Thánh chúng tôi và những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc chúng ta. 


PHẦN II

ÁP DỤNG GIÁO HUẤN CÔNG GIÁO VÀO CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH

TÓM TẮT LẬP TRƯỜNG CHÍNH SÁCH CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC HOA KỲ  

63. Chính trị liên quan đến giá trị và các vấn đề, mà cũng liên quan đến các ứng cử viên và những người giữ chức vụ trong chính phủ.  Trong phần tóm tắt ngắn này, chúng tôi, các Giám Mục, kêu gọi mọi người chú tâm vào những vấn đề có chiều kích luân lý đáng kể mà chúng ta phải xem xét cẩn thận trong mỗi cuộc tranh cử và những quyết định được thực hiện trong những năm xắp đến.  Như được trình bày sau đây là có những vấn đề liên quan đến các nguyên tắc mà chúng ta không bao giờ được phép vi phạm, như là quyền sống căn bản.  Những việc khác phản ảnh những phán đoán của chúng tôi về những cách tốt nhất để áp dụng những nguyên tắc Công Giáo vào các vấn đề liên quan đến chính sách.  Không một tóm tắt nào có thể phản ảnh đầy đủ chiều sâu và chi tiết của những lập trường được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) đưa ra trong khi làm việc.  Mặc dù những người thiện tâm đôi khi có thể chọn những cách khác nhau để áp dụng và hành động dựa theo một số nguyên tắc của chúng ta, người Công Giáo không được làm như không biết gì đến những thách đố về luân lý không thể tránh được của mình hay coi thường những hướng dẫn, hoặc chỉ dẫn về chính sách Hội Thánh đề ra dựa theo những nguyên tắc này.  Muốn biết đầy đủ hơn về những chỉ dẫn về chính sách và những nền tảng luân lý của những chính sách ấy, xin xem những văn kiện liệt kê ở cuối tài liệu này.

Sự Sống Con Người

 64.  Văn kiện Sống Tin Mừng Sự Sống (Living the Gospel of Life) của chúng tôi năm 1998 công bố rằng, “Phá thai và giết chết êm dịu đã trở thành mối đe dọa trầm trọng nhất đối với sự sống và phẩm giá con người bởi vì chúng tấn công trực tiếp chính sự sống, là một sự tốt lành căn bản nhất và là điều kiện cho tất cả những sự việc khác” (số 5).  Phá thai, là việc cố tính giết một người trước khi sinh ra, theo luân lý thì chúng ta không bao giờ được chấp nhận, và luôn phải chống lại nó.  Việc sao ngườiphá hủy phôi thai người để nghiên cứu hoặc ngay cả để tìm những cách có thể chữa bệnh luôn luôn là sai.  Việc cố ý cất mạng sống con người bằng cách giết chết êm dịu không phải là một việc làm thương xót, mà là một việc xâm phạm đến sự sống con người không có gì có thể bào chữa được.  Giết người, tra tấn, và gián tiếp nhắm đến những người không chiến đấu trong chiến tranh hoặc tấn công khủng bố cũng luôn luôn là điều sai.

65.  Các luật lệ hợp thức hóa những điều trên đều là những luật hoàn toàn bất công và vô luân.  Hội Đồng chúng tôi ủng hộ  những luật lệ và chính sách nhằm bảo vệ sự sống con người đến mức tối đa có thể được, kể cả việc bảo vệ những thai nhi theo hiến pháp và các cố gắng của nghành lập pháp để chấm dứt nạn phá thai và giết chết êm dịu.  Chúng tôi cũng cổ võ cho nền văn hóa sự sống bằng cách ủng hộ các điều luật hay chương trình khuyến khích sinh con và nhận con nuôi thay vì phá thai, đề cập đến nạn nghèo đói, cung cấp các phương tiện y tế, và trợ giúp các phụ nữ đang mang thai, các trẻ em và các gia đình.

66.  HĐGMHK kêu gọi trợ cấp nhiều hơn cho những người đau ốm và lâm tử, qua chương trình săn sóc sức khỏe cho tất cả mọi người và săn sóc tạm thời làm dịu bớt đau đớn.  Chúng tôi ý thức rằng muốn nói lên vấn đề phức tạp này cách hiệu quả cần những cố gắng chung giữa hai lãnh vực công và tư cùng vượt qua tất cả những lằn ranh đảng phái.  Các chính sách và quyết định liên quan đến kỹ thuật sinh hóa (biotechnology) và làm thí nghiệm trên con người phải biết kính trọng sự sống và phẩm giá con người được di truyền từ nguyên thủy, bất kể hoàn cảnh và nguồn gốc của nó.  Việc tôn trọng sự sống và phẩm giá con người cũng là nền tảng cho những cố gắng căn bản để giải quyết và khắc phục nạn đói, bệnh tật, nghèo khổ và bạo lực đang giết hại mạng sống của quá nhiều người vô tội.

67.  Người Công Giáo phải hoạt động để tránh chiến tranh và cổ võ hòa bình.  Các quốc gia phải bảo vệ phẩm giá của con người và quyền sống bằng cách tìm nhiều phương thế hữu hiệu để tránh xung đột, và giải quyết chúng bằng những phương thức hòa bình, cùng đẩy mạnh việc tái thiết và hòa giải sau những xung đột ấy.  Các quốc gia có quyền bảo vệ sự sống con người và công ích chống lại khủng bố, và những đe dọa tương tự.  Nhiệm vụ này đòi hỏi phải có cách đối phó hữu hiệu với khủng bố, phải biết lượng giá và hạn chế theo luân lý về những phương tiện được sử dụng, tôn trọng việc dùng vũ lực cho phù hợp với đạo lý, chú trọng đến căn nguyên của khủng bố, và phân chia gánh nặng chống lại khủng bố cách công bằng.  Hội Thánh đã đưa ra những quan tâm chính về luân lý đối với việc sử dụng vũ lực như biện pháp phòng ngừa.[8]  Hội Thánh của chúng tôi tôn trọng quyết tâm và sự hy sinh của những người phục vụ trong quân đội của quốc gia chúng tôi, và cũng nhìn nhận quyền luân lý chống lại chiến tranh theo lương tâm cách tổng quát, một cuộc chiến nào đó, hay một thủ tục quân sự.

68.  Ngay cả khi có lý do để chứng minh rằng việc dùng vũ lực là một giải pháp cuối cùng, thì cuộc chiến này cũng không được bừa bãi và thiếu cân xứng.  Cố tình và trực tiếp tấn công vào những người không trực tiếp chiến đấu trong chiến tranh và những hành động khủng bố không bao giờ được chấp nhận về mặt luân lý.  Việc dùng vũ khí có sức tàn phá tập thể hay những phương tiện chiến tranh khác không phân biệt giữa thường dân và quân đội là vô luân tận gốc.  Nước Hoa Kỳ có nhiệm vụ làm việc để đảo ngược lại sự bành trướng của các vũ khí nguyên tử, hoá học, và vi trùng, và giảm thiểu sự lệ thuộc của chính mình vào những vũ khí có sức phá tập thể bằng cách theo đuổi những cuộc giải giới vũ khí nguyên tử cách lũy tiến.  Hoa Kỳ cũng phải chấm dứt việc dùng mìn chống người và giảm bớt vai trò ưu thế của mình trong việc buôn bán vũ khí trên thế giới.  Chiến tranh Iraq làm cho chúng ta phải đương đầu với những chọn lựa về luân lý khẩn trương.  Chúng tôi ủng hộ việc “chuyển tiếp có trách nhiệm” để chấm dứt chiến tranh bằng cách nào mà vẫn ý thức được sự đe dọa tiếp tục của những phe quá khích cuồng tín và nạn khủng bố trên thế giới, giảm thiểu sự thiệt hại về nhân mạng, và đương đầu với khủng hoảng về nhân đạo ở Iraq, khủng hoảng về tỵ nạn trong vùng, và điều cần thiết phải bảo vệ nhân quyền, nhất là quyền tự do tôn giáo.  Chuyển tiếp này phải chuyển tài nguyên từ chiến tranh sang những nhu cầu cấp bách của người nghèo.

69.  Xã hội có nhiệm vụ bảo vệ sự sống chống lại bạo tàn và giúp đỡ những nạn nhân của tội ác.  Nhưng chúng ta không thể biện minh được cho việc quốc gia chúng ta vẫn còn dùng án từ hình.  Bởi vì chúng ta có những phương thế khác tốt hơn để bảo vệ xã hội mà vẫn tôn trọng sinh mạng con người, HĐGMHK ủng hộ những cố gắng để chấm dứt việc sử dụng án tử hình, đồng thời cũng giới hạn việc dùng nó bằng cách sử dụng rộng rãi những bằng chứng về DNA, việc dùng cố vấn khuyên bảo có hiệu lực, và những cố gắng  nêu lên sự bất công và bất chính liên quan đến việc áp dụng án tử hình.

Đời Sống Gia Đình

70.  Gia đình là tế bào căn bản của xã hội.  Vai trò, các nhiệm vụ, và các nhu cầu của các gia đình phải là những ưu tiên trọng yếu của quốc gia.  Hôn nhân phải được định nghĩa, công nhận, và bảo vệ như là một quyết tâm suốt đời giữa một người nam và một người nữ, và nguồn gốc cho thế hệ sau cùng là thiên đường an toàn cho trẻ em.  Các chính sách về thuế khóa, lao động, ly dị, di dân, và trợ cấp an sinh phải giúp bảo toàn các gia đình, và phải khuyến khích việc [cha mẹ] nhận trách nhiệm và hy sinh cho con cái.  Lương bổng phải giúp công nhân nuôi gia đình, và trợ cấp của chính phủ phải sẵn sàng để giúp các gia đình nghèo sống xứng đáng.  Những trợ cấp như thế phải được cung cấp cách nào để giúp họ từ từ tiến đến tự lập.

71.  Phải coi trọng, bảo vệ và nuôi nấng trẻ emLà một Hội Thánh, chúng tôi xác nhận quyết tâm của chúng tôi trong việc bảo vệ trẻ em và hạnh phúc của của các em trong những cơ chế của chúng ta và tất cả mọi nơi trong xã hội.  Chúng tôi chống lại việc bắt buộc sử dụng các phương tiện ngừa thai trong các chương trình chính phủ và các chương trình y tế, là việc làm phương hại đến quyền hành động theo lương tâm và xâm phạm đến quyền của phụ huynh trong việc hướng dẫn và đào luyện lương tâm của con cái họ.

72.  Phụ huynh – là những nhà giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất – có quyền căn bản để chọn lựa việc giáo dục thích hợp nhất cho con cái họ, bao gồm cả việc chọn các trường công lập, tư thục, và tôn giáo.  Chính phủ, qua những phương tiện như thưởng thuế (tax credit) và các học bổng được chính phủ tài trợ, phải giúp phụ huynh, đặc biệt là những người thiếu phương tiện, có tài nguyên để thực thi quyền căn bản này mà không bị kỳ thị.  Học sinh ở bất cứ môi trường giáo dục nào cũng phải có dịp để được đào luyện về luân lý và tính khí.

73. Các phương tiện truyền thông trên báo chí, truyền thanh truyền hình hay điện tử hình thành nền văn hóa của chúng ta.  Để bảo vệ trẻ em và gia đình cần có những điều luật có trách nhiệm mà trong đó quyền tự do ngôn luận được tôn trọng, nhưng cũng phải quan tâm đến những chính sách đã hạ thấp các tiêu chuẩn, cho phép những tài liệu tồi bại, và giảm bớt dịp cho những chương trình tôn giáo không có quảng cáo thương mại.

74.  Các luật lệ phải giới hạn việc tập trung nắm quyền làm chủ các phương tiện truyền thông, chống lại các cách quản trị chỉ nhắm vào lợi tức, và khuyến khích những chương trình phát xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau, kể cả những chương trình tôn giáo.  Hệ thống xắp hạng các chương trình truyền hình và những kỹ thuật thích hợp có thể giúp phụ huynh giám sát những gì mà con cái họ coi.

75.  Internet đem đến cả những ích lợi lẫn nhiều vấn đề đáng kể.  Tất cả mọi học sinh, không cần biết đến lợi nhuận, phải được hưởng ích lợi của nó.  Nhưng vì càng ngày càng dễ vào những chương trình khiêu dâm và hung bạo, cần phải  thi hành triệt để những luật chống đồi trụy và dùng trẻ em để khiêu dâm, cũng như phổ biến các kỹ thuật giúp phụ huynh, trường học, và thư viện ngăn chặn những tài liệu mà họ không muốn hay không ưa thích.

Công Bằng Xã Hội

76.  Phải lượng giá các quyết định và các cơ quan kinh tế theo việc chúng có bảo vệ hoặc làm tổn thương đến nhân phẩm hay không.  Các chính sách về xã hội phải nuôi dưỡng việc tạo ra công ăn việc làm cho những người có khả năng làm việc với điều kiện lao động hợp lý và đồng lương công bằng.  Phải khắc phục những chướng ngại trong việc trả lương cách bình đẳng cho phụ nữ và những người đang phải đương đầu với nạn kỳ thị bất công.  Giáo huấn về xã hội Công Giáo ủng hộ quyền của công nhân để chọn lựa tổ chức và gia nhập công đoàn, thương lượng tập thể, và quyền thực thi các quyền này mà không sợ bị trả thù.  Giáo huấn này cũng xác quyết quyền tự do về kinh tế, sáng kiến, và tư hữu.  Công nhân, chủ nhân, chủ hãng, và công đoàn phải cộng tác với nhau để tạo ra công ăn việc làm xứng đáng, xây dựng một nền kinh tế công bình hơn, cùng đề cao công ích.

77.  Chính sách về an sinh xã hội phải giảm thiểu sự nghèo đói và lệ thuộc, củng cố đời sống gia đình, và giúp các gia đình từ bỏ cảnh nghèo qua việc làm, huấn nghệ, và giúp đỡ trong việc coi trẻ, ý tế, nhà cửa, và phương tiện di chuyển.  Chính sách này cũng phải cung cấp một mạng lưới an toàn cho những người không thể làm việc được.  Việc hoàn bị hoá thưởng thuế (tax credit) và thưởng vì có con (child tax credit) dưới hình thức trả lại tiền thuế cho những gia đình cần đến chúng nhất, sẽ giúp đưa những gia đình lương bổng thấp ra khỏi cảnh nghèo đói.

78.  Các nhóm từ thiện tôn giáo phải được thừa nhận và hỗ trợ, không phải như những cơ quan thay thế cho chính phủ, nhưng là những cộng sự viên đắc lực, nhất là trong những cộng đoàn và quốc gia nghèo nhất.  HĐGMHK tích cực ủng hộ “những điều khoản theo lương tâm” chống lại những cố gắng hạ giá khả năng của các nhóm từ thiện tôn giáo để bảo tồn căn tính và sự toàn vẹn của họ như những cơ quan hợp tác với chính phủ, cùng quyết tâm bảo vệ quyền công dân bình đẳng lâu dài và những bảo vệ khác cho cả các nhóm tôn giáo và dân chúng mà họ phục vụ.  Cơ quan chính quyền không được đòi hỏi các cơ sở Công Giáo phải vi phạm những xác tín về luân lý của họ để tham gia vào các chương trình y tế hay phục vụ con người của chính phủ.

79.  Chương Trình An Sinh Xã Hội phải cung cấp lương bổng đầy đủ, liên tục và vững chắc một cách bình đẳng cho các công nhân có lương thấp và lương trung bình cùng gia đình của họ khi những công nhân này về hưu hay bị tàn phế, và cho những người còn sống sót khi người đi làm mãn phần.

80.  Chương trình săn sóc sức khỏe vừa khả năng là điều thiết yếu để bảo đảm sự sống con người và là một nhân quyền căn bản.  Với khoảng 47 triệu người Hoa Kỳ không có bảo hiểm sức khỏe, điều này cũng là một ưu tiên cấp bách của quốc gia.  Việc cải tổ hệ thống y tế của quốc gia cần bắt nguồn từ những giá trị tôn trọng nhân phẩm, bảo vệ sự sống con người, và đáp ứng nhu cầu của người nghèo và những người không có bảo hiểm, nhất là những trẻ em đã được sinh ra cũng như chưa sinh ra, các phụ nữ mang thai, các người di dân, và những người cô thế khác.  Các nhóm tôn giáo phải được phép cung cấp nhu cầu y tế mà không phải vi phạm đến những xác tín về tôn giáo của họ.  HĐGMHK ủng hộ những biện pháp nhằm củng cố chương trình Medicare và Medicaid.  Hội đồng chúng tôi cổ võ một sự chăm sóc có hiệu quả và nhân từ phản ảnh các giá trị luân lý của Công Giáo đối với những người mắc bệnh HIV/AIDS và những người đang phải đương đầu với chứng nghiện ngập.

81.  Việc thiếu những đơn vị gia cư an toàn và hợp khả năng đòi hỏi một quyết tâm mới trong việc gia tăng cung cấp đơn vị gia cư có phẩm chất cùng duy trì, bảo trì và tân trang những đơn vị gia cư đang có qua sự hợp tác cả công lẫn tư, đặc biệt là với những nhóm tôn giáo và các đoàn thể cộng đồng.  HĐGMHK tiếp tục phản đối việc kỳ thị bất công trong vấn đề gia cư và ủng hộ những biện pháp nhằm giúp tài trợ những cộng đoàn có lương thấp và thiểu số.

82.  Một ưu tiên đầu tiên cho chính sách canh nông phải là sự bảo đảm thực phẩm cho mọi người.  Bởi vì không một ai lại phải nhịn đói trong một xứ sung túc, chương trình Phiếu Thực Phẩm (Food Stamps), Chương Trình Dinh Dưỡng Đặc Biệt cho Phụ Nữ, Nhi Đồng và Trẻ Em (Special Nutrition Program for Women, Infants and Children -WIC), và những chương trình dinh dưỡng khác cần phải được chắc chắn và hiệu quả.  Các nông dân và những nhân công trồng trọt, gặt hái, và biến chế thực phẩm đáng được hưởng một sự số lợi tức tương xứng với lao công của họ, cùng với điều kiện làm việc công bằng, an toàn, và gia cư đầy đủ.  Việc ủng hộ những cộng đồng nông thôn duy trì một cách sống có thể phong phú hóa quốc gia chúng ta.  Chăm sóc cẩn thận trái đất và các tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi những chính sách ủng hộ nền canh nông có thể tồn tại được như những nguyên lý sống còn của chính sách canh nông.

83.  Mệnh lệnh “đón chào khách lạ” của Tin Mừng đòi buộc người Công Giáo phải chăm lo cho và đứng về phía những người di dân, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, kể cả con em của những người di dân này.  Việc cải tổ toàn diện là điều cấp bách để sửa chữa lại hệ thống di dân đã bị hư hại, và cần phải bao gồm chương trình làm việc tạm thời với việc bảo vệ nhân công và một đường lối đưa tới tình trạng di trú vĩnh viễn; các chính sách đoàn tụ gia đình; một chương trình hợp thức hóa quy mô và công bình; việc được che chở về luật pháp, kể cả quyền tố tụng và các chương trình chính phủ thiết yếu; cung cấp nơi tỵ nạn cho những người chạy trốn ngược đãi và lạm dụng; cùng chính sách nhắm vào nguyên nhân của việc di dân.  Quyền hạn và nhiệm vụ kiểm soát biên giới và duy trì quy luật pháp định của các quốc gia phải được mọi người công nhận.

84.  Tất cả mọi người đều có quyền nhận được một nền giáo dục có phẩm chất.  Những người trẻ, gồm cả những người nghèo và những người tàn tật, cần được có cơ hội để phát triển về trí tuệ, luân lý, tâm linh và thể lý, để họ có thể trở thành những công dân tốt là những người có thể quyết định có trách nhiệm về xã hội và luân lý.  Điều này đòi hỏi phụ huynh được quyền chọn lựa trong việc giáo dục.  Nó cũng đòi hỏi các các cơ sở giáo dục phải có một môi trường trật tự, công bằng, kính trọng, và bất bạo động, là nơi có đầy đủ các nhà giáo chuyên nghiệp và các tài liệu.  HĐGMHK nhiệt liệt ủng hộ việc tài trợ đầy đủ, kể cả học bổng, thưởng thuế, và những phương tiện khác, để giáo dục tất cả mọi người bất kể điều kiện cá nhân và họ theo học trường nào – công lập, tư thục, hay tôn giáo.  Tất cả mọi giáo chức và nhân viên điều hành nhà trường đáng được hưởng lương bổng và quyền lợi phản ảnh những nguyên tắc công bằng về kinh tế, đồng thời cũng cần phải có thêm những phương tiện cần thiết để các thầy cô sửa soạn cho công tác quan trọng của họ.  Theo lẽ công bình thì các học sinh và các thầy cô ở các trường tư thục và tôn giáo phải được quyền hưởng các dịch vụ nhằm cải tiến giáo dục - đặc biệt là cho những người thiếu may mắn nhất - hiện đang có sẵn cho các thầy cô và học sinh ở các trường công lập.

85.  Việc cổ võ trách nhiệm luân lý và đáp ứng hữu hiệu với những tội ác hung bạo, kiềm chế bạo tàn trong truyền thông, ủng hộ những giới hạn hợp lý trong việc sở hữu các vũ khí tấn công và súng cầm tay, cùng chống lại việc sử dụng án tử hình là những điều rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của “nền văn hóa bạo lực.”  Phải lấy một nền đạo đức dựa vào trách nhiệm, cải hóa, và phục hồi làm nền tảng cho việc sửa chữa lại hệ thống hình pháp đã bị hư hỏng.  Cần phải đưa ra một phương pháp điều trị thay vì nghiêm phạt đối với các phạm nhân.

86.  Việc tiếp tục chống kỳ thị dựa trên màu da, tôn giáo, phái tính, chủng tộc, điều kiện tàn tật, hay tuổi tác cũng là điều rất quan trọng trong xã hội chúng ta, vì những điều này là những bất công trầm trọng và sỉ nhục cho nhân phẩm.  Ở đâu mà hậu quả của nạn kỳ thị trong quá khứ còn tồn tại, thì xã hội phải tích cực khắc phục những tàn tích của bất công, kể cả những việc táo bạo để tháo gỡ những rào cản về giáo dục và bình đẳng hoá về việc làm cho phụ nữ và người thiểu số.

87.  Chăm sóc cho trái đất và cho môi sinh là một vấn đề luân lý.  Bảo vệ đất, nước, và không khí mà chúng ta cùng chia sẻ là một nhiệm vụ quản lý thuộc về tôn giáo, và phản ảnh trách nhiệm của chúng ta đối với các trẻ em được sanh ra và chưa được sanh ra, là những người dễ bị tổn thương nhất đối với những tấn công của môi sinh.  Cần phải có những sáng kiến có hiệu lực để bảo tồn năng lượng và để phát triển những nguồn năng lượng khác, có thể được phục hồi và không gây ô nhiễm.  Hội Đồng [Giám Mục] chúng tôi đặc biệt kêu gọi hãy đương đầu cách nghiêm chỉnh với vấn đề thay đổi thời tiết toàn cầu, bằng cách chú tâm vào nhân đức khôn ngoan, theo đuổi công ích, và ảnh hưởng của nó trên những người nghèo, nhất là trên các nhân công và những quốc gia nghèo đói nhất.  Nước Hoa Kỳ phải dẫn đầu trong việc đóng góp vào công tác phát triển trường kỳ của những quốc gia nghèo nhất và cổ võ sự công bằng hơn nữa trong việc chia sẻ gánh nặng sương mù [do ô nhiễm gây ra], bỏ bê, và phục hồi môi sinh.

Đoàn Kết Toàn Cầu

88.  Một thế giới công bằng hơn chắc chắn sẽ là một thế giới hòa bình hơn, cùng khó bị tấn công hơn bởi nạn khủng bố và những bạo tàn khác.  Nước Hoa Kỳ có nhiệm vụ dẫn đầu trong việc đương đầu với mối nhục nghèo đói và kém mở mang.  Quốc gia chúng ta phải giúp vào việc toàn cầu hóa cách nhân đạo, bằng cách đương đầu với những hậu quả tiêu cực của nó, và phổ biến những ích lợi của nó, nhất là trong các nước nghèo đói trên thế giới.  Hoa Kỳ cũng có một cơ hội đặc biệt để dùng khả năng của mình mà hợp tác với các quốc gia khác mà xây dựng một thế giới công bình và hòa bình hơn.

  • Nước Hoa Kỳ phải đóng vai trò lãnh đạo trong việc giúp làm giảm bớt nạn nghèo đói trên thế giới bằng cách gia tăng một cách đáng kể viện trợ phát triển cho các quốc gia nghèo nhất, bằng chính sách ngoại thương công bằng hơn, và tiếp tục những cố gắng để đập tan gánh nặng nợ nần và bệnh tật.  Những cố gắng giảm thiểu nghèo đói của quốc gia chúng ta không được đi kèm với những chương trình kiểm soát dân số hạ cấp và đôi khi có tính cách bắt buộc; thay vào đó, những cố gắng này phải chú tâm vào việc làm việc với những người nghèo để giúp họ xây dựng một tương lai hứa hẹn và cơ hội cho họ và con cháu họ.

  • Chính sách của Hoa Kỳ phải cổ võ tự do tôn giáonhững quyền căn bản khác của con người.  Phải loại bỏ việc tra tấn như một điều trên căn bản không phù với phẩm giá của con người và chung cuộc chỉ phương hại đến những cố gắng chống khủng bố.

  • Nước Hoa Kỳ phải ủng hộ về chính trị và tài chánh cho những chương trình và những cải tổ của Liên Hiệp Quốc, cùng những cơ quan quốc tế khác, và luật quốc tế, để các cơ quan này cùng nhau trở nên những tác nhân có trách nhiệm và có khả năng hơn trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu.

  • Việc tạm trú phải dễ dàng hơn đối với những người tỵ nạn thực sự có lý do để lo sợ bị ngược đãi ở quê hương họ.  Quốc gia chúng ta phải ủng hộ việc che chở những người chạy trốn bắt bớ qua những nơi an toàn ở các quốc gia khác, kể các nước Mỹ, đặc biệt là những trẻ em đi một mình, các phụ nữ, các nạn nhân của nạn buôn người, và những người thuộc các tôn giáo thiểu số.

  • Quốc gia chúng ta phải là một nước lãnh đạo – trong việc hợp tác với cộng đồng quốc tế - để đương đầu với những xung đột miền ở Trung Đông, Ban-kan, Công-gô, Su-đăng, Côlumbia và Tây Phi.

  • Việc lãnh đạo trong vụ tranh chấp giữa Israel và Palestine là điều cấp bách đặc biệt.  Nước Hoa Kỳ phải tích cực theo đuổi những cuộc đàm phán toàn diện đưa đến một giải pháp công bình và hòa bình mà trong đó tôn trọng những đòi hỏi cùng những nguyện vọng chính đáng của cả dân Israel lẫn người Palestine, đảm bảo an ninh cho Israel, và một quốc gia vững chắc cho người Palestine, tôn trọng chủ quyền của nước Li-băng, và đem lại hòa bình cho toàn vùng.

  • Trong khi Tòa Thánh và Hội Đồng [Giám Mục] chúng tôi đã đưa ra những vấn đề luân lý nghiêm trọng về chiến tranh Iraq, với tư cách là các Giám Mục, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quốc gia chúng ta làm việc với cộng đồng quốc tế để tìm một “sự chuyển tiếp có trách nhiệm” ở Iraq và đương đầu với những hậu quả liên quan đến con người của chiến tranh Iraq và A-phú-hãn.

  • Bảo vệ sự sống con người, xây dựng hòa bình, chống lại nghèo đói và tuyệt vọng, cùng bảo vệ tự do và nhân quyền không phải chỉ là những điều khẩn thiết về luân lý – chúng cũng là những ưu tiên của toàn thể dân tộc và sẽ làm cho quốc gia chúng ta và thế giới an toàn hơn.


PHẦN III

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ:

NHỮNG THÁCH ĐỐ ĐỐI VỚI CÁC ỨNG CỬ VIÊN VÀ NHÂN VIÊN CHÍNH PHỦ   

89.  Là những người Công Giáo, chúng ta được hướng dẫn để đặt ra một câu hỏi về chính trị khác hẳn với câu hỏi: “Bạn có khá giả hơn so với bốn năm trước đây không?”  Mục tiêu của chúng ta không phải là tham gia đảng phái, ý thức hệ, kinh tế, hoặc ngay cả thi thố tài năng hay khả năng chu toàn bổn phận của mình, dù những vấn đề đó quan trọng thế nào đi nữa.  Ngược lại, chúng ta đặt trọng tâm vào những gì bảo vệ và những gì đe dọa sự sống và phẩm giá con người.

90.  Giáo huấn Công Giáo thách thức các cử tri và các ứng cử viên, công dân và những viên chức được dân bầu hãy nghĩ đến bình diện luân lý và đạo đức của những vấn đề thuộc chính sách quốc gia.  Theo những nguyên tắc đạo lý, chúng tôi, các Giám Mục đề ra những mục đích về chính sách sau đây mà chúng tôi hy vọng rằng sẽ hướng dẫn người Công Giáo khi họ đào luyện lương tâm và suy nghĩ về những bình diện luân lý của những chọn lựa công cộng của họ.  Không phải tất cả mọi vấn đề đều ngang hàng với nhau; mười mục tiêu này đề cập đến những vấn đề có những giá trị luân lý và sự khẩn thiết khác nhau.  Có một số vấn đề liên quan đến những sự dữ tự bản chất mà chúng ta không bao giờ được phép ủng hộ.  Những vấn đề khác liên quan đến những nhiệm vụ tích cực để tìm công ích.  Những mục tiêu này và những mục tiêu tương tự có thể giúp các cử tri và ứng cử viên hành động dựa theo các nguyên tắc đạo lý thay vì tư lợi hoặc vì trung thành với đảng phái.  Chúng tôi hy vọng rằng người Công Giáo sẽ chất vấn các ứng cử viên xem họ dự định giúp đỡ quốc gia chúng ta bằng cách theo đuổi những mục tiêu quan trọng này thế nào:

  • Giải quyết vấn đề quan trọng hàng đầu là bảo vệ những người yếu đuối nhất ở giữa chúng ta - những trẻ em vô tội chưa sinh ra - bằng cách giới hạn và đưa đến chấm dứt việc hủy diệt các trẻ em chưa sinh ra bằng nạn phá thai.

  • Gìn giữ nước chúng ta khỏi trở thành bạo tàn trong việc giải quyết những vấn đề căn bản - một triệu vụ phá thai mỗi năm để giải quyết vấn đề thụ thai ngoài ý muốn, giết chết êm dịu và trợ giúp tự vận để giải quyết gánh nặng bệnh tật và tật nguyền, phá hủy các phôi thai của con người nhân danh nghiên cứu khoa học, dùng án tử hình để chống lại tội ác, và thiếu khôn ngoan khi dùng chiến tranh để giải quyết những xung khắc quốc tế.

  • Định nghĩa cơ chế căn bản của hôn nhân là việc phối hợp giữa một người nam và một người nữ, và giúp đỡ nhiều hơn cho đời sống luân lý, xã hội và kinh tế của gia đình, để quốc gia có thể giúp phụ huynh nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái biết kính trọng sự sống, có những giá trị luân lý vững chắc, cùng một tinh thần đạo đức trong việc quản lý và tinh thần trách nhiệm.

  • Đạt được một cuộc cải tổ về di dân trong đó ranh giới được bảo đảm an toàn, đối xử công bằng với những công nhân di dân, đưa ra một đường lối để họ có thể xứng đáng được trở thành công dân, tôn trọng luật lệ, và giải quyết những căn nguyên thúc đẩy người ta từ bỏ quê hương họ.

  • Giúp đỡ các gia đình và trẻ em khắc phục nạn nghèo đói: bằng cách bảo đảm việc họ có thể chọn lựa trong giáo dục, cũng như có việc làm hợp lý với đồng lương công bằng và đủ sống, cùng có đầy đủ trợ giúp cho những người yếu thế trong quốc gia chúng ta, trong khi giúp đỡ khắc phục nạn đói và nạn cơ bần khắp nơi trên thế giới, nhất là những vùng cần viện trợ phát triển, miễn trả nợ, và thương giao quốc tế.

  • Cung cấp phương tiện y tế cho một số đông những người chưa có, trong khi tôn trọng sự sống, phẩm giá, và tự do tôn giáo của con người trong hệ thống y tế của chúng ta.

  • Tiếp tục chống lại những chính sách phản ảnh thành kiến, thù nghịch đối với dân di cư, thù ghét cách mù quáng về tôn giáo, và những hình thức kỳ thị khác.

  • Khuyến khích các gia đình, các nhóm trong cộng đoàn, các cơ sở kinh tế, và chính phủ cùng nhau làm việc để khắc phục nạn nghèo đói, theo đuổi công ích, và chăm sóc cho tạo vật, đồng thời hoàn toàn tôn trọng các nhóm tôn giáo và quyền nói lên những nhu cầu xã hội theo những xác quyết căn bản về luân lý của họ.

  • Thiết lập và tuân theo những giới hạn luân lý trong việc dùng vũ lực - bằng cách điều nghiên xem nó được dùng với mục đích gi, dưới quyền bính nào, giá phải trả về nhân mạng ra sao – và tìm một cách “chuyển tiếp có trách nhiệm” để chấm dứt chiến tranh Iraq.

  • Cộng tác với các quốc gia khác trên thế giới để theo đuổi hòa bình, bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo, đẩy mạnh sự công bình về kinh tế và chăm sóc cho tạo vật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Chúng tôi xin để nguyên bằng Tiếng Anh)

Catechism of the Catholic Church (2nd ed.). Washington, DC: Libreria Editrice

Vaticana—United States Conference of Catholic Bishops (USCCB), 2000.

Pope Benedict XVI. Deus Caritas Est (God Is Love). Washington, DC: USCCB, 2006.

Pope Benedict XVI. Sacramentum Caritatis (The Sacrament of Charity). Washington, DC: USCCB, 2007.

Pope John XXIII. Pacem in Terris (Peace on Earth). Washington, DC: USCCB, 1963.

Pope John Paul II. Christifideles Laici (On the Vocation and the Mission of the Lay Faithful in the Church and in the World). Washington, DC: USCCB, 1989.

Pope John Paul II. Evangelium Vitae (The Gospel of Life). Washington, DC: USCCB, 1995.

Pope John Paul II. Veritatis Splendor (The Splendor of Truth). Washington, DC: USCCB, 1993.

Second Vatican Council. Dignitatis Humanae (Declaration on Religious Liberty). In Vatican

Council II: Volume 1: The Conciliar and Post Conciliar Documents. Edited by Austin

Flannery. Northport, NY: Costello Publishing, 1996.

Second Vatican Council. Gaudium et Spes (Pastoral Constitution on the Church in the Modern World). In Vatican Council II: Volume 1: The Conciliar and Post Conciliar Documents.

Edited by Austin Flannery. Northport, NY: Costello Publishing, 1996.

Congregation for the Doctrine of the Faith. Doctrinal Note on Some Questions Regarding the Participation of Catholics in Political Life. In Readings on Catholics in Political Life. Washington, DC: USCCB, 2006.

USCCB. Living the Gospel of Life: A Challenge to American Catholics. Washington, DC: USCCB, 1998.

CÁC VĂN KIỆN CHÍNH CỦA CÔNG GIÁO VỀ

ĐỜI SỐNG CÔNG CỘNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LUÂN LÝ

Những tài liệu dưới đây của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) khai triển chi tiết những vấn đề liên quan đến chính sách công được thảo luận trong Forming Consciences forFaithful Citizenship.  Dưới một số đề tài, các tài liệu được liệt kê theo đề tài, rồi theo năm.

Muốn biết thêm chi tiết về những tài liệu này xin thăm Web site của HĐGMHK: www.usccb.org.  Các tài liệu được đánh dấu hoa thị (*) không có trên Internet.

Bảo Vệ Sự Sống Con Người

A Matter of the Heart: A Statement on the Thirtieth Anniversary of Roe v. Wade, 2002 (www.usccb.org/prolife/heart.shtml)

Pastoral Plan for Pro-Life Activities: A Campaign in Support of Life, 2001 (www.usccb.org/prolife/pastoralplan.shtml)

Living the Gospel of Life: A Challenge to American Catholics, 1998 (www.usccb.org/prolife/gospel.shtml)

Faithful for Life: A Moral Reflection, 1995 (www.usccb.org/prolife/tdocs/FaithfulForLife.pdf)

Resolution on Abortion, 1989 (www.usccb.org/prolife/tdocs/resabort89.shtml)

Documentation on the Right to Life and Abortion, 1974, 1976, 1981*

Statement on Iraq, 2002 (www.usccb.org/bishops/iraq.shtml)

A Pastoral Message: Living with Faith and Hope After September 11, 2001 (www.usccb.org/sdwp/sept11.shtml)

Sowing the Weapons of War, 1995  www.usccb.org/sdwp/international/weaponsofwar.shtml)

The Harvest of Justice Is Sown in Peace, 1993 (www.usccb.org/sdwp/harvest.shtml)

A Report on the Challenge of Peace and Policy Developments, 1983-1888, 1989*

The Challenge of Peace: God’s Promise and Our Response, 1983 (www.usccb.org/sdwp/international/TheChallengeofPeace.pdf)

Welcome and Justice for Persons with Disabilities, 1999 (www.usccb.org/doctrine/disabilities.htm)

Nutrition and Hydration: Moral and Pastoral Reflections, 1992 (www.usccb.org/prolife/issues/euthanas/nutindex.shtml)

Statement on Euthanasia, 1991 (www.usccb.org/prolife/issues/euthanas/euthnccb.shtml)

Pastoral Statement of U.S. Catholic Bishops on Persons with Disabilities, 1984 (www.ncpd.org/pastoral_statement_1978.htm)

A Culture of Life and the Penalty of Death, 2005 (www.usccb.org/sdwp/national/penaltyofdeath.pdf)

Confronting a Culture of Violence, 1995  (www.usccb.org/sdwp/national/criminal/ccv94.shtml)

Statement on Capital Punishment, 1980 (www.usccb.org/sdwp/national/criminal/death/uscc80.shtml)

Thăng Tiến Đời Sống Gia Đình

National Directory for Catechesis, 2005 (www.usccb.org/education/ndc/index.shtml)

Renewing Our Commitment to Catholic Elementary and Secondary Schools in the Third Millennium, 2005 (www.usccb.org/bishops/schools.pdf)

Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions, 1998 (www.usccb.org/sdwp/projects/socialteaching/socialteaching.shtml)

Principles for Educational Reform in the United States, 1995 (www.usccb.org/education/parentassn/reform.shtml)

To Teach as Jesus Did: A Pastoral Message on Catholic Education, 1972*

hen I Call for Help: A Pastoral Response to Domestic Violence Against Women, 2002 (www.usccb.org/laity/help.shtml)

A Family Perspective in Church and Society, 1998  www.usccb.org/laity/marriage/family.shtml)

Always Our Children: A Pastoral Message to Parents of Homosexual Children and Suggestions for Pastoral Ministers, 1997 (www.usccb.org/laity/always.shtml)

Statement on Same-Sex Marriage, 1996  (www.usccb.org/laity/marriage/samesexstmt.shtml)

Between Man and Woman: Questions and Answers About Marriage and Same-Sex Unions, 2003 (www.usccb.org/laity/manandwoman.shtml)

Walk in the Light: A Pastoral Response to Child Sexual Abuse, 1995 (www.usccb.org/laity/walk.shtml)

Follow the Way of Love: A Pastoral Message to Families, 1993 (www.usccb.org/laity/follow.shtml)

Putting Children and Families First: A Challenge for Our Church, Nation and World, 1992*

Theo Đuổi Công Bình Xã Hội

For I Was Hungry and You Gave Me Food”: Catholic Reflections on Food, Farmers and Farmworkers, 2003 (www.usccb.org/bishops/agricultural.shtml)

Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope, 2003 (www.usccb.org/mrs/stranger.shtml)

A Place at the Table: A Catholic Recommitment to Overcome Poverty and to Respect the Dignity of All God’s Children, 2002 (www.usccb.org/bishops/table.shtml)

Ethical and Religious Directives for Catholic Health Care Services (Fourth Edition), 2001 (www.usccb.org/bishops/directives.shtml)

Global Climate Change: A Plea for Dialogue, Prudence, and the Common Good, 2001 (www.usccb.org/sdwp/international/globalclimate.shtml)

Responsibility, Rehabilitation, Restoration: A Catholic Perspective on Crime and Criminal Justice, 2000 (www.usccb.org/sdwp/criminal.shtml)

A Commitment to All Generations: Social Security and the Common Good, 1999 (www.usccb.org/sdwp/national/commitment.shtml)

In All Things Charity: A Pastoral Challenge for the New Millennium, 1999 (www.usccb.org/cchd/charity.shtml)

One Family Under God, 1995*

Confronting a Culture of Violence: A Catholic Framework for Action, 1995 (www.usccb.org/sdwp/national/criminal/ccv94.shtml)

Moral Principles and Policy Priorities for Welfare Reform, 1995*

The Harvest of Justice Is Sown in Peace, 1993 (www.usccb.org/sdwp/harvest.shtml)

A Framework for Comprehensive Health Care Reform, 1993*

Renewing the Earth: An Invitation to Reflection and Action on the Environment in Light of Catholic Social Teaching, 1992 (www.usccb.org/sdwp/ejp/bishopsstatement.shtml)

Putting Children and Families First: A Challenge for Our Church, Nation and World, 1992*

New Slavery, New Freedom: A Pastoral Message on Substance Abuse, 1990*

Brothers and Sisters to Us: Pastoral Letter on Racism in Our Day, 1989 (www.usccb.org/saac/bishopspastoral.shtml)

Called to Compassion and Responsibility: A Response to the HIV/AIDS Crisis, 1989 (www.usccb.org/sdwp/international/ctoresp.shtml)

Homelessness and Housing: A Human Tragedy, A Moral Challenge, 1988*

Economic Justice for All, 1986  (www.usccb.org/sdwp/international/EconomicJusticeforAll.pdf)

Thực Thi Đoàn Kết Toàn Cầu

A Call to Solidarity with Africa, 2001 (www.usccb.org/sdwp/africa.shtml)

A Jubilee Call for Debt Forgiveness, 1999 (www.usccb.org/sdwp/international/adminstm.shtml)

Called to Global Solidarity: International Challenges for U.S. Parishes, 1998 (www.usccb.org/sdwp/international/globalsolidarity.shtml)

Sowing the Weapons of War, 1995 (www.usccb.org/sdwp/international/weaponsofwar.shtml)

One Family Under God, 1995*

The Harvest of Justice Is Sown in Peace, 1993 (www.usccb.org/sdwp/harvest.shtml)

The New Moment in Eastern and Central Europe, 1990*

Toward Peace in the Middle East, 1989 (www.usccb.org/sdwp/international/TowardPeaceintheMiddleEast.pdf)

Statement on Central America, 1987 (www.usccb.org/sdwp/international/cenamst.shtml)

 

* * * * *
 

Tài liệu Đào luyện Lương Tâm để Thành Công Dân Chân Chính: Một Lời Kêu Gọi về Trách Nhiệm Chính Trị từ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ được soạn thảo bởi các chủ tịch, cùng sự tham khảo với các thành viên, của các Ủy Ban về Chính Sách Quốc Nội, Chính Sách Quốc Tế, Các Hoạt Động Phò Sự Sống, Truyền Thông, Tín Lý Đức Tin, Giáo Dục, và Di Dân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK).  Được toàn thể Hội Đồng Giám Mục chuẩn y trong Buổi Họp Định Kỳ vào Tháng 11, năm 2007, và đã được ủy quyền ấn hành bởi vị ký tên dưới đây.

Msgr. David J. Malloy, STD

Tổng Thư Ký, HĐGMHK

 

* * * * *

Copyright © 2007, United States Conference of Catholic Bishops, Washington, D.C. All rights reserved. No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying, recording, or by any information storage and retrieval system, without permission in writing from the copyright holder.

To obtain a catalog of USCCB titles, visit www.usccbpublishing.org or call toll-free 800-235-8722. In the Washington metropolitan area or from outside the United States, call 202-722-8716.

Para pedidos en español, llame al 800-235-8722 y presione 4 para hablar con un  representante del servicio al cliente en español.

* * * * *

Bản tiếng Việt Nam do Giáo Lý Viên Phaolô Phạm Xuân Khôi, webmaster Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ, phiên dịch.
 


[1] Công ích là “toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn.” (GLCG 1906).

[2] “Những lệch lạc trong phán đoán luân lý có thể xuất phát từ thiếu hiểu biết về Ðức Kitô và Tin Mừng; gương xấu của người khác; nô lệ các đam mê; nghĩ sai lạc về tự do lương tâm; khước từ quyền bính và giáo huấn của Hội Thánh; thiếu hoán cải và bác ái” (GLCG số 1792).

[3] “Khi hoạt động chính trị chống lại những nguyên tắc luân lý, là những nguyên tắc không thể có luật trử, thỏa hiệp, hay giảm thiểu, quyết tâm của người Công Giáo trở nên rõ ràng hơn và chồng chất trách nhiệm. Khi đối diện với những đòi hỏi luân lý căn bản và bất khả xâm phạm, người Kitô hữu phải nhận thức rằng điều đang bị đê dọa là chính bản chất của luật luân lý, là luật có liên quan đến sự tốt đẹp toàn diện của con người.  Đó là những trường hợp phải đương đầu với các luật về phá thaigiết chết êm dịu. . . . Những luật như thế phải bảo vệ quyền sống căn bản của con người từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên.” (Chú giải về Tín Lý liên quan đến một số vấn đề về việc người Công Giáo tham gia vào đời sống chính trị, số 4).

[4] Xem Giáo Lý  Công Giáo, số 2297.

[5] Về các công bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về người Công Giáo phục vụ đời sống công cộng và về việc Rước Lễ, xin xem Catholic in Political Life (2004) và Happy Are Those Whose Are Called to His Supper: On Preparing to Receive Christ Worthily in the Eucharist (2006).

[6] Các đề tài này được rút ra từ truyền thống phong phú của các nguyên tắc và tư tưởng được trình bày đầy đủ hơn trong sách Compendium of the Social Doctrine of the Church - Toát Yếu Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo do Ủy Ban Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình (Washington DC: Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 2005).

[7] Xem Giáo Lý Công Giáo, câu 2297

[8] Xem Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh, số 501

Tác giả:  Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!