Cha nhấn mạnh khá nhiều về mối
liên hệ của đức tin Kitô giáo với lịch sử và với thế giới. Thế nhưng tại sao
kinh “Lạy Cha” lại cho chúng ta thấy rằng
Thiên Chúa ở rất rất cao trên đó, khá là xa cách với chúng ta…khi lời kinh ấy
được bắt đầu với lời thân thưa : “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” ? Các vị thần
ngoại giáo cổ xưa sống trong trần gian và ở giữa con người, đồng thời can thiệp
vào sinh hoạt của con người. Chẳng phải là Thiên Chúa của người Kitô giáo trừu
tượng và xa cách quá sao ?
Câu trả lời đầu tiên của tôi sẽ là chuyện
phải chấp nhận rằng tôn giáo độc thần hình thành từ sự tách biệt thế giới tâm
linh ở bên trên và thế giới vật chất ở bên dưới…Và câu trả lời thứ hai của tôi
sẽ là sự cố gắng để để chứng minh rằng đức tin Kitô giáo – căn cứ vào mối liên
hệ cố hữu giữa Thiên Chúa và Đức Giêsu – đã nhiều ít chi đó đưa Thiên Chúa trở
lại với thế giới vô hình tách khỏỉ lịch sử của chúng ta…
Làm thế nào để tôn giáo độc thần đã có thể
thoát khỏi tôn giáo đa thần vốn là hình thức kỳ cựu của tôn giáo ? Thưa, người
ta đã rời bỏ tất các thần minh. Tất cả…trừ một Vị - Vị quyền lực hơn cả - mà
người ta đã cho rằng Vị ấy không nhiễm những yếu tố trần gian…Người ta đã tôn
vinh Vị ấy trên các tầng trời…để công bố rằng: Người ở bên trên chúng ta, ở bên
ngoài chúng ta, Người vô cùng bí hiểm, con người sẽ không thể tiếp nhận Người nếu
Người không đích thân đến với chúng ta…Và cái “người ta” này muốn nói đến những
ai ? Thưa…cái “người ta “ này được hiểu tùy vào những thời gian và những nơi chốn
khác nhau: một đàng, nhờ vào sự nỗ lực của triết học Hy lạp – thứ triết học đi
đầu trong nỗ lực suy tư về tính duy nhất và tính tinh thần của hữu thể thần
linh; đàng khác, qua sự rao giảng của
các ngôn sứ Israel – là những con người có sứ mệnh mạc khải và thể hiện Giao Ước
của Thiên Chúa với dân Israel nhỏ bé -
qua đó, Thiên Chúa chuẩn bị công cuộc hòa giải của Người với tất cả các
dân tộc trên mặt đất này…và Người đã hoàn tất công cuộc hòa giải ấy nơi Đức
Giê-su…
Công cuộc hòa giải của Thiên Chúa với con
người này – qua một hành vi đơn phương của ý chí Người - là một hành vi liên tục mang tính đời đời của
Thiên Chúa, một hành vi không ngừng được tái thể hiện nhằm mục đích cứu vớt con
người khỏi sư chết : Thiên Chúa đã nối kết với lịch sử con người để dẫn đưa con
người đến với Ngài và ở trong Ngài…mà hiện hữu chính là hành động tự hiến mạng
sống, tự hiến vì yêu, vì hạnh phúc và vì sự hiệp nhất với toàn thể tạo dựng của
mình…
Đấy là sự thật về tôn giáo độc thần mà tín
điều Thiên Chúa Ba Ngôi diễn tả theo phong cách riêng của minh…khi trình bày
Thiên Chúa ngôi Cha như nguyên lý và cùng đích của giòng lịch sử hòa giải với
mình qua Ngôi Con và hoàn toàn hiệp nhất với Ngài nhờ Thánh Thần…Thế nhưng lý
trí của đức tin này luôn luôn được thể hiện và không ngừng xảy ra trong tương
lai…
Xin lỗi Cha cho con ngắt lời
hơi đột ngột…để có thể hiểu cách cụ thể hơn : phải tin vào ai để có thể là người
Công giáo – tin vào huấn giáo của Thẩm Quyền Giáo Hội hay tin vào suy nghĩ của
Cha ?
Bạn có vẻ như muốn giả thiết rằng tầm nhìn
của tôi không cùng tầm nhìn với Đức Giáo Hoàng, phải không ? Điều đó đương
nhiên rồi, bởi suy tư về đức tin luôn luôn là công việc đang được khai phá và
trên đường để xây dựng…Tiên vàn, xin bạn đừng hỏi “với cái gì ?”, nhưng là “với
ai ?” – ta phải tin đây ? Bởi ta không thể tin vào những sự thật trừu tượng rơi
xuống từ trời, nhưng ta tin vào Thiên Chúa – Đấng đã tự mạc khải và còn tiếp tục
để hiển hiện cách này hay cách khác…
Tôi tin nơi Thiên Chúa – Đấng đã tự nguyện
liên kết với con người, với lịch sử của con người nơi Đức Giêsu-Kitô…Và tôi cảm
nhận được điều đó từ đâu ? Từ Tin Mừng…Cho nên tôi xin trả lời rằng : tiên
vàn, xin bạn hãy tin vào Tin Mừng – vốn là lời Thiên Chúa ngỏ với chúng ta
qua Đức Giêsu và nối kết chúng ta với Thiên Chúa qua Thánh Thần là sự thật của
Thiên Chúa dàn trải trong tâm hồn chúng ta…Chính Chúa Giêsu cũng đã từng kêu gọi
chúng ta “tin vào Tin Mừng”, hay là “tin vào vương quyền hoặc triều đại của Thiên
Chúa”…Thế nhưng đấy là cái gì ? Tôi không rõ lắm…Có lẽ không là gì khác ngoài
chuyện vương quyền này chính là mầu nhiệm của Thiên Chúa – Đấng đến gần chúng
ta, ở với chúng ta và trong chúng ta, bởi chính Đức Giêsu đã từng tuyên bố : “ triều
đại của Thiên Chúa ở giữa anh em”…Huyền nhiệm này, triều đại của Thiên Chúa
này đã không bị hạ thấp trong thế giới các tư tưởng, Người ở đó, Người hiển hiện
ngay trong môi trường chúng ta đang sống. Và một cách nào đó đấy chính là điều
những người Kitô hữu chúng ta phải bảo trì từ tôn giáo đa thần : một đàng để đề
cao mối liên quan của Thiên Chúa với thế giới này đây – thế giới của những dữ
kiện và những trình bày; và đàng khác, về phía Do Thái giáo…thì có thể giữ được
mối tương quan giao ước của Thiên Chúa với lịch sử mà chúng ta sống và phải chấp
nhận…
Mầu nhiêm của Thiên Chúa và của chúng ta với
Người vốn rất xa với việc tự giới hạn trong lãnh vực của tôn giáo. Tin ở Thiên
Chúa không phải như tin vào Giáo Hoàng, tin vào điều Giáo Hoàng nói, tin vào điều
này hay điều khác…Tin vào Thiên Chúa là tự dấn thân theo Đức Giêsu để sống
trong thế giới này cách phù hợp với Tin Mừng và tạo nên lịch sử qua việc liên kết
với tất cả anh chị em con người của chúng ta…
Chắc chắn là có những điều chính xác hơn để
nói, nhưng lúc này tôi chưa thể có được mọi thứ chính xác.Tầm quan trọng của đức
tin đấy là tin vào lời của Thiên Chúa, bởi
Thiên Chúa đã nói như vậy…chứ không phải vì Giáo Hoàng đã nói thế…Chẳng hạn như
Giáo Hoàng dạy rằng : điều ấy đã được mạc khải…Tôi rất muốn tin lời Ngài tuy
nhiên rất có thể sau này tôi sẽ có những lý do để tự đặt vấn đề với chính mình
: có thực sự điều ấy đã được mạc khải không ? Và đấy cũng là lúc lý trí phê
phán hoạt động, đồng thới cũng là lúc tôi phải chạy đến với nghành chú giải lịch
sử của Kinh Thánh vốn cũng là một tiêu chí của sự thật mà nhà thần học không có
quyền để bỏ qua…
Thưa Cha, trong con mắt của
nhiều người, người Công Giáo là một ai đó tin vào Đức Giáo Hoàng, tin vào tất cả
những gì Đức Giáo Hoàng công bố, bởi vì chính Đức Giáo Hoàng vẫn dạy rằng : “
Đây là những gì Giáo Hội tin, những gì Giáo Hội vẫn tin, những gì tất cả các
Kitô hữu đều tin như nhau dù họ ở bất cứ đâu”…Cha thấy không : rất đơn giản và
rất rõ ràng !
Đương nhiên là nhà thần học phải lo lắng để
duy trì sự duy nhất đức tin giữa những người Kitô hữu với nhau rồi, và để có thể
duy trì tính duy nhất ấy thì không thể tự giam hãm mình trong những kiếm tìm
thông thái mà đa số bà con tín hữu cảm thấy xa lạ…Chính vì vậy nên không bao giờ
tôi muốn viết một tác phẩm nào kiểu như “ đây là điều tôi tin”…Trên
nguyên tắc, tôi cố gắng để tin và để nói về điều mà Giáo Hội tin và công bố,
nghĩa là điều nhằm để định nghĩa xem là Kitô hữu nghĩa là gì, chứ không
phài là để công bố định nghĩa cũng như hiểu biết của bản thân tôi về đức tin…Thế
nhưng điều đó cũng không ngăn cản tôi trình bày đức tin của Giáo hội như tôi vẫn
nghĩ, như tôi vẫn nghiệm thấy sự thật về đức tin nơi tôi một cách hoàn toàn
không giống như cách đức tin được dạy do
huấn quyền…
Chính vì vậy mà tôi không thể giam hãm trí
khôn của mình trong tất cả các công thức đức tin do Huấn Quyền…Vào cái thời mà
Huấn Quyền đã đặt để đức tin trong tình trạng yên ổn vì những nguyên nhân phù hợp
với một công thức rõ ràng – cái công thức cho thấy có một sự suy tính nào đó về
đức tin cho phù hợp với những vấn nạn được đặt ra cùng với những sai lầm cần phải
được loại trừ vào lúc đó, kể cả vấn đề văn hóa đương thời và những tiêu chuẩn
suy tư cũng như về sự thật…Thế nhưng – như các bạn biết đấy – việc suy tư đã
liên tục được duy trì từ thời đó…Chỉ là việc suy tư thôi – vâng, ngắn gọn chỉ
là thế...Và tôi muốn nói đến cái cách mà con người tự định vị bản thân đối với
thế giới, trong lịch sử cũng như trong vũ trụ - và , tội nghiệp , suy tư về đức
tin cũng vẫn cứ dịch chuyển…Thế rồi –
vào lúc mà lý trí đã có được sự xác tín cách khoa học – người ta nhận ra rằng
không phải là Mặt Trời xoay quanh Trái Đất, nhưng là ngược lại, thì niềm tin
vào Thiên Chúa đã phải trải qua một cú “xốc”
rất mạnh…Nó cho thấy có vẻ như tương quan giữa con người và thế giới với
Thiên Chúa trở nên tương đối hơn…Và quả thực - ở một điểm nào đó – tình trạng ấy
là thật…Vấn đề là sẽ phải đón nhận cái dữ kiện khoa học ấy như thế nào đây - một
dữ kiện đã rất sớm trở thành phổ biến – trong việc suy tư về đức tin…Người tín
hữu từ trước đến giờ không thể có được một sự hiểu biết nào về Vũ Trụ khác với
sự hiểu biết mà khoa học trong hôm nay đề cập đến…Tôi không chỉ muốn nói đến sự
khám phá mới mẻ ấy của khoa học, bởi vì khoa học luôn luôn có những khám phá mới
mẻ khác nữa – đương nhiên rồi…Có cần phải tiếp tục đeo đuổi và chấp nhận những
khám phá mới mẻ khác của khoa học để khỏi
trở thành lỗi thời không…Tôi cũng muốn nói đến một điều như thế đối với các vấn
đề mà người ta đang tranh luận vào lúc này, chẳng hạn như những vấn đề trong chủ
thuyết của Darwin…
Vấn đề vâng phục trong lãnh vực đức tin
tiên vàn và trên hết là vâng phục Tin Mừng, vâng phục Thiên Chúa…Vâng phục Đức
Giáo Hoàng là chuyện đi sau…khi Ngài công bố sự thật của Tin Mừng hay của Kinh
Thánh, khi Ngài nhắc lại và tái công thức hóa những gì mà tất cả bà con tín hữu
đã từng tin và đã giữ qua mọi thời…Đức Thánh Cha là Đấng bảo vệ truyền thống…Thế
nhưng truyền thống đức tin thì luôn cùng tiến triển với văn hóa…Một sự thật đức
tin nào đó đã từng được công bố với những công thức này/khác ở một giai đoạn
nào đó trong lịch sử mà - ở giai đoạn ấy – việc công thức hóa điều phải tin là
điều có thể hiểu được cách chính xác đồng thời hoàn toàn không đụng chạm gì với
khoa học hay tư duy ở cái thời ấy, thế nhưng công thức đức tin ấy sẽ không còn có cùng một ý nghĩa hay có thể hiểu
được đối với nền văn hóa ở thời đại sau đó…Tôi không bảo rằng những định tín phải
được thay đổi, bởi chúng vẫn là những tiêu chí lịch sử rất lợi ích và luôn có
thể giải thích chúng hoàn toàn ăn ý với khoa học hay văn hóa hiện thời…Tuy
nhiên thẩm quyền Roma vẫn phải để cho các nhà thần học và chú giải sự tự do để
xây dựng và giải thích những định tín ấy cách khác với những thế kỷ đã qua…Họ hoàn
toàn không phải là những người chủ trương bãi bỏ việc sùng bái ảnh tượng cũng
không tim cách để viết lại những định nghĩa của đức tin bằng những ngôn ngữ mới,
nhưng vẫn phải có sự thay đổi nào đó theo thời gian khi mà khoa học và văn hóa
có những phát triển khá mau và không cho phép bất cứ ai có thể bãi bỏ những
công thức không vừa ý họ và khai triển những công thức mới...mà rất có thể những
người khác chung quanh họ cũng sẽ ngay lập tức bãi bỏ những công thức này cách
quyết liệt…Cho nên không phải là chuyện không thể giữ lại thứ ngôn ngữ truyền
thống trong khi vẫn có thể diễn tả với một lối suy tư khác về những sự thật ấy
trong một ngôn ngữ khác…
Đức Giáo Hoàng là Đấng bảo vệ truyền thống,
có nhiệm vụ để duy trì sự thật và sự duy nhất đức tin, nhưng như thế không có
nghĩa là bảo rằng Ngài có nhiệm vụ bảo vệ đức tin mãi mãi đồng điệu và bất khả
đổi thay trong ngôn ngữ diễn tả đức tin, bởi vì Ngài phải lo đến chuyện đức tin
luôn luôn được những đầu óc mới mẻ có thể hiểu như đã từng được hiểu qua mọi thời
đại…Hơn nữa, Giáo Hội ý thức về khó khăn mình có thể gặp…cho nên Giáo Hội đã
triệu tập các Công Đồng khi có những vấn đề mới đụng chạm đến những điều khoản
đức tin mà các Công Đồng trước đã từng quyết định…Đồng thời cũng không ngăn cản
chuyện khi đưa ra những quyết định mới, Giáo Hội yêu cầu các Kitô hữu vẫn tán
thành những gì Giáo Hội đã tin và đã dạy qua mọi thời đại nhưng được diễn ta
qua một cách thế hoàn toàn khác…Cho nên phải phân biệt rõ về điều đã từng được
mọi người tin với điều đã từng được công bố, tìm lại được điều người
ta muốn tin khi người ta nói đến việc này việc khác hoặc là một sự thật nào đó
hay tìm cách để loại trừ một sai lỗi chẳng hạn ; đấy là cách người ta suy tư với lý trí như thế đó về đức tin giữa
sự tiến triển cũng như phê phán của ngôn ngữ đã và vẫn tìm cách để diễn tả đức
tin…
Và vì vậy vai trò của Đức Giáo Hoàng sẽ vô
cùng cần thiết để có thể ngăn cấm rất rất nhiều những công thức đức tin đưa đến
tình trạng xé vụn đức tin đến độ chính người Kiô hữu cũng không thể hiểu nổi về
chính mình nữa – và dĩ nhiên là sẽ có nguy cơ họ không cùng chung chia một đức
tin…Cho nên vai trò của Đức Giáo Hoàng là can thiệp như một người cầm trịch chứ
không là một con người dưa ra những mạc khải…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch…